Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tất Cả Pháp Đều Là Phật Pháp

12 Tháng Mười 201705:19(Xem: 8164)
Tất Cả Pháp Đều Là Phật Pháp

TẤT CẢ PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP

Nguyễn Thế Đăng


Tất Cả Pháp Đều Là Phật Pháp


Kinh Kim Cương nói: “Phật bảo: Như vậy! Như vậy! Tu-bồ-đề! Thật không có pháp gì Như Lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao thế? Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp.

Nếu có người nói: Như Lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải biết lời ấy không chân thật. Tu-bồ-đề! Thật không có pháp gì Phật đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Như Lai đắc, trong ấy không thật không hư. Thế nên Như Lai nói: Tất cả các pháp đều là Phật pháp”.

Câu đầu tiên nói về tánh Không; câu thứ hai nói về tánh Như. Như vậy, tánh Không và tánh Như đi cùng với nhau. Đây là điều kinh Đại Bát-nhã nói, và những kinh Đại thừa khác đều nói, như kinh Duy-ma-cật, kinh Hoa Nghiêm. Không những tánh Không, tánh Như mà ánh sáng, như huyễn cũng đi cùng với nhau, nghĩa là Ba Thân là một. Lục tổ Huệ Năng cũng giảng như thế trong phẩm Sám Hối. Đại Toàn Thiện (Dzogchen) cũng nói ba thân là một.

Sau đây chúng ta tìm hiểu những nghĩa chính của Như:

1

“Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”: tất cả các pháp đồng một nghĩa Như, và nghĩa Như ấy cũng tức là Như Lai.

“Như Lai là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi”, Như Lai là không đến không đi. Ở đây còn nói đến một tính chất khác:

“Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Như Lai đắc, trong ấy không thật không hư”, không thật không hư là không phải hữu (có), không phải vô (không có).

Như vậy, nghĩa Như đồng nhất với tánh Không, như trong bài kệ mở đầu Trung luận: chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng đến chẳng đi, chẳng một chẳng khác. Tóm lại, Như là không sanh không diệt, không đến không đi, không hữu không vô… và Như Lai này phải được trực tiếp thấy, trực tiếp ngộ; nếu không thì chỉ là những lý luận vô ích của ý thức, mà kinh điển gọi là hý luận.

2

Như là “tất cả các pháp tánh tướng vốn thanh tịnh”. Đây là điều được kinh Đại Bát-nhã và các kinh Đại thừa khác nói. Kinh Kim Cương cũng nói sự thanh tịnh này là do lìa tướng: “Chẳng giữ lấy tướng, như như chẳng động”.

Các pháp là nghĩa Như, nghĩa là các pháp bổn lai thanh tịnh. Vì lý do này, ngài Long Thọ nói trong Trung luận rằng sanh tử bất tịnh và Niết-bàn thanh tịnh không có mảy may sai khác:

Niết-bàn cùng thế gian
Không có chút sai khác
Thế gian cùng Niết-bàn
Cũng không chút sai khác.
Thật tế của Niết-bàn
Cùng với tế thế gian
Cả hai tế như vậy
Không mảy may sai khác.
(Quán Niết-bàn; phẩm XXV; 19,20)

Nghĩa Như này là “thật tướng của tất cả các pháp”: “Nếu lại có người nghe kinh này, tín tâm thanh tịnh liền sanh thật tướng. Phải biết người ấy thành tựu công đức hy hữu đệ nhất”.

3

“Tất cả các pháp đều là Phật pháp”. Phật là sự hoàn hảo, viên mãn, thanh tịnh, toàn thiện. Tất cả các pháp đều là Phật pháp, đều là viên mãn, thanh tịnh, hoàn hảo, toàn thiện, không thiếu không dư như vậy. Kinh Viên Giác nói: “Tánh Giác tròn đầy sáng suốt đã hiện ra nên hiển bày tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì căn trần thức thanh tịnh, sắc thanh hương vị xúc pháp cho đến bốn đại đều thanh tịnh. Tất cả thế giới và tất cả các pháp xuất thế gian đều thanh tịnh. Tất cả đều là thật tướng, tánh vốn thanh tịnh, cho đến mười phương chúng sanh đều là Viên Giác thanh tịnh… Vì sao thế? Vì tất cả vốn là Giác vậy”.

Tánh Như, sự thanh tịnh, toàn thiện bổn lai của tất cả các pháp vốn có sẵn, như kinh Đại Bát-nhã nói, “Hoặc có Phật ra đời hay không, có thuyết pháp hay không thuyết pháp, pháp tánh luôn thường trụ không khác, chẳng sai chẳng mất” (Phẩm Vô tác). Tánh Như luôn luôn thường trụ trước mắt chúng ta, nhưng chúng ta không thấy, vì “mắt bị bệnh nhặm, vì cái thấy sai lầm hư vọng” của chúng ta. Cho nên tu hành không phải là làm ra, tạo tác ra tánh Như ấy, mà là lột bỏ những che chướng phiền nãosở tri, sửa đổi cái nhìn thấy sai lầm hư vọng của chúng ta.

Một văn bản gốc của Đại Toàn Thiện được dịch sang tiếng Tây Tạng là Kunjed Gyalpo (Nguồn Tối Thượng):
Không gian toàn thể của Vajrasattva
Là chiều kích bao la của hiện hữu trong đó mọi sự luôn luôn toàn thiện
Vì nó là con đường phổ quát hoàn hảo giải thoát tất cả
Nó vượt khỏi sanh diệt hay tư tưởng.
Tất cả mọi hiện tượngthực tại tự nhiên bất biến
Hãy để cho nó là, không hành động, nó tự giải thoát.
Năm nguyên tố là Phật, Phật an trụ trong bản tánh của chúng sanh chính là tâm toàn thểthanh tịnh.

Tâm ấy tỏa khắp mọi sự, biểu lộ trong hình tướng: Không chuyển động; Và an trụ trong tất cả một cách bình thản như không gian vô biên.

Lời dạy của Thiền về tánh Như hoàn hảo, toàn thiện có thể thấy qua những lời dạy chỉ thẳng của các Thiền sư:

Suốt hơn một tháng, Sư Văn Ích (Khai tổ tông Pháp Nhãn) trình kiến giải cho Thiền sư Quế Sâm vẫn bị ngài bác bỏ: Phật pháp không phải thế ấy.

Sư thưa: Con đã hết lời cùng lý rồi.

Quế Sâm nói: Nếu luận Phật pháp thì tất cả hiện thành. Ngay dưới câu nói ấy, Sư đại ngộ

Nguyễn Thế Đăng
(Văn Hóa Phật Giáo số 282 ngày 1-10-2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7685)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11681)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21829)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7909)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9403)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14170)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9171)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8916)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8314)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8630)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9778)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9508)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9408)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8717)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9527)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8196)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9118)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9474)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8926)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9260)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21324)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8894)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9375)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8723)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9106)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10608)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9009)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10084)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9468)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8750)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8653)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9147)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8413)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9758)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10111)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17024)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10499)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9700)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11060)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22122)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8652)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8072)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7908)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8878)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15730)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9426)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8915)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9037)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9421)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9181)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant