Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trong Con Người Cái Gì Là Quan Trọng Nhất?

23 Tháng Mười 201705:09(Xem: 11693)
Trong Con Người Cái Gì Là Quan Trọng Nhất?
Trong Con Người Cái Gì Là Quan Trọng Nhất?

Thích Đạt Ma Phổ Giác
Trong Con Người Cái Gì Là Quan Trọng Nhất

Lời nguyện chân chính luôn giúp cho ta đem lại rất nhiều năng lượng có ích, để mình không thất chí, nản lòng mà vững niềm tin hơn mỗi khi gặp việc không được tốt đẹp theo ý muốn. Người tu là người có chí nguyện cao cả vì sự sống còn của nhân loại, ta bình yên, hạnh phúc mà không an phận hưởng nhàn, luôn vì lợi ích tất cả chúng sinh. Đó là tâm Bồ Đề kiên cố của những con người đi theo con đường hiểu biếtthương yêu, để được chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

   Mẹ chúng tôi khi còn sống thường đố rằng, “cái gì quan trọng nhất trong cơ thể?” Khi còn nhỏ, chúng tôi thường cho rằng, âm thanh là quan trọng nhất của con người, nên nghĩ tai là số một.

   Mẹ tôi nói, “không phải đâu con ạ. Nếu con nói tai là quan trọng, vậy tại sao rất có nhiều người điếc trên thế gian này. Thôi con hãy chịu khó suy nghĩ tiếp đến khi nào trả lời được chính xác câu hỏi của mẹ”.

   Khi tôi lớn lên một chút, bao nhiêu hình ảnh thân thương đều hiện ra rõ ràng trước mắt, nên tôi cho rằng mắt là quan trọng. Tôi liền tìm đến bên mẹ, quả quyết rằng mắt là hơn hết.

   Mẹ âu yếm nhìn tôi và nói, “thời gian đã giúp cho con tiến bộ thêm quá nhiều, nhưng câu trả lời của con cũng chưa hoàn toàn đúng, vì trên thế gian này còn cả một khối người mù”.

   Rồi thời gian cứ thế trôi qua, tôi lại nghĩ miệng là quan trọng hơn hết, nên lần này khẳng định với mẹ.

   Nhưng lần nào cũng vậy, mẹ tôi đều nói “chưa đúng đâu, con ạ”. Tôi mới nói với mẹ, “miệng nói năng, giao tiếp để giữ mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống và ăn, nhằm để nuôi sống bản thân, tiếp thêm năng lượng cho các bộ phận khác trong cơ thể cùng hòa hợp với nhau hoạt động và làm việc, nên miệng là quan trọng nhất”.

    Mẹ nói, “con càng ngày lớn khôn, có thêm sự hiểu biết, nhưng hãy suy nghĩ thêm một chút nữa đi con, để rồi một ngày nào đó, con sẽ nhận ra phần nào là quan trọng nhất trong cơ thể?”

    Cứ như thế, lần nào tôi đến bên mẹ để trình bày đều không được mẹ đồng ýchấp nhận. Mẹ chỉ khuyên tôi, “hãy nên dùng trí tuệ để soi sáng thì con sẽ từ từ thấu rõ, con sẽ biết cái gì là quan trọng nhất trong cơ thể?”

    Rồi đầu năm nay, mẹ tôi sau cơn bạo bịnh và mất tại chùa Giác Ngộ, tôi và một vài người trong gia đình khóc. Lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận ra, đôi vai là phần quan trọng nhất trong cơ thể. Vì khi mẹ còn sống, mẹ thường dùng đôi vai để bao bọc và che chở, nâng đỡ cho các con, nhờ thế chúng tôi có cơ hội khôn lớn và trưởng thành.

   Bây giờ, sau khi được tu học tại Thiền Viện Thường Chiếu, tôi càng thấy rõ hơn sự san sẻ, giúp đỡ để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh là quan trọng hơn hết; vì trong thân, đôi vai chịu trách nhiệm để nâng đỡ đầu, mình, tay, chân và gánh vác toàn thân, cộng với sự ý thức của tâm biết bao dung, độ lượng, biết nâng đỡ, sẻ chia bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.

    Nói cho dễ hiểu hơn, mỗi người chúng ta ai cũng có đôi bàn tay và khối óc, cùng với sự mầu nhiệm của hiểu biếttu tập. Cho nên, cuộc sống lúc nào cũng cần có sự yêu thương chân thành, biết chia vui, sớt khổ trong mọi hoàn cảnh. Giờ thì chúng ta thử luận bàn về thân có đầu, mình, tay, chân, mắt, tai, mũi, lưỡi, cùng với sự hiểu biết của tâm ý thức.

    Để duy trì cho thân được làm việc có lợi ích, chúng ta phải biết sắp xếp hài hòa, cái nào là bộ phận chủ đạo, và cứ như thế theo thứ tự sinh hoạt nhịp nhàng. Nếu trong ta chỉ một bộ phận chống trái lại thì mọi cái cũng đều bị đình trệ theo.

    Chỉ đạo điều hành chính là anh ý thức, cộng với nhận thức sáng suốt do biết tu tập, chuyển hóa, thì mọi việc sẽ dung thông, tốt đẹp; còn nếu ta chỉ sử dụng bằng ý thức thôi thì sẽ sinh ra lòng tham đắm, rồi chấp trước, bám vào đó mà muốn chiếm hữu, từ đó phát sinh ra tranh chấp, phân định, rồi dẫn đến chiếm giữ vì ta và của ta.

    Do đó, cảm thông nỗi đau của người khác và biết san sẻ cho nhau là quan trọng hơn hết; vì trên thế gian này, còn người cần đôi vai che chở, nhiều người đói tình thương, khát khao sự sống, họ bị đau thương và mất mát bởi sự tác động của nhân quả quá khứ.

    Chính vì vậy, ta không thể làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh, mà cần phải biết mở rộng tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ, bao dungđộ lượng, biết cảm thông nỗi đau của người khác.

    Bản thân tôi đã từng sống trong si mê, sa đọa hơn 20 năm, vì hiểu biết sai lầm. Tôi có được người mẹ giúp đỡ, tạo điều kiện làm lại cuộc đời nhờ tấm lòng bao dung, độ lượng rộng lớn của bà. Nhờ vậy, tôi được xuất giatu học tại Thiền Viện Thường Chiếu cho đến ngày hôm nay.

    Nhớ về quá khứ khổ đau do thấy biết sai lầm, nên tôi cảm thấy xót xa não nề, bởi đứng giữa dòng đời nghiệt ngã, nhiều người đã chìm đắm trong si mêtội lỗi. Họ đáng thương hơn là đáng ghét, bởi họ đã đánh mất đi trái tim hiểu biết, nên họ nói lời thô lỗ, cộc cằn, khó nghe, họ làm những việc mà xã hội không thể chấp nhận được; vì mất lương tâmđạo đức, họ làm cho gia đình, người thân bị liên lụy và ảnh hưởng.

    Phật dạy, họ là những người đang sống trong cảnh tối tăm, mờ mịt, họ đang làm mất dần tình yêu thương của nhân loại. Nếu không có ai giúp đỡ và cứu vớt họ, cuộc đời của họ càng đi xa hơn chỗ ánh sáng yêu thương, và cuối cùng chỉ lẫn quẫn trong vòng tối tăm, mờ mịt, biết chừng nào mới ra khỏi.

    Phật dạy, đó là những người từ trong chỗ tối đi vào chỗ tối, nhưng tại sao họ phải nên nông nỗi như thế? Vì họ không có đủ niềm tin, hiểu biết về cuộc sống. Niềm tin ở đây không phải là niềm tin đối với thần linh thượng đế mà là niềm tin đối với Tam Bảo, niềm tin đối với nhân quả, và niềm tin đối với chính mình. Ta phải có niềm tin như thế nào để ta có hiểu biết bằng tình yêu thương chân thật, mà không bị rơi vào hố sâu của tội lỗi.

   Niềm tin đối với thần linh thượng đế chỉ phù hợp khi con người còn ăn lông, ở lỗ; vì khi đó, ta cảm thấy con người quá nhỏ bé với bầu vũ trụ bao la này. Ta cứ nghĩ rằng, cuộc đời của ta có một bàn tay sắp đặt, định đoạt; và cứ như thế, ta an phận nơi niềm tin đó mà không cần tìm hiểu.

    Bây giờ, chúng ta thử suy nghĩ cho chín chắn, nếu thượng đế có đủ quyền năng ban phước thì phải cho đều hết, vì cớ sao có người được, có người không? Rõ ràng niềm tin này không còn phù hợp nữa; vì hiện nay, khoa học đã khám phá ra mọi sự hình thành trong bầu vũ trụ bao la này do nhiều nhân duyên kết hợp, không có gì do một nhân mà tồn tại được. Khám phá của khoa học phù hợp với lời dạy của Phật khi xưa đã cách nay trên 2600 năm.

    Vậy niềm tin đó là gì? Trước nhất, ta phải có niềm tin đối với Tam Bảo, tức tin vào Phật-Pháp-Tăng. Phật là một con người giác ngộ, có tình thương yêu bình đẳng bằng trái tim hiểu biết, có trí tuệ, có từ bi và sẵn sàng chia vui, sớt khổ với tất cả muôn loài chúng sinh. Vì thế, chúng ta gọi là Phật Bảo; và ta phải tin rằng, nếu ta thực tập những lời dạy chân chính đó, ta sẽ mở rộng được sự hiểu biết, yêu thương, để tiếp nhận bình an, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

   Ta phải tin chính mình có Phật tính sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng, không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Nếu ai không có niềm tin đó thì không bao giờ có đủ khả năng, để trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh.

   Con người của ta có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, nên mình dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có sự van xin, cầu cạnh từ bên ngoài. Niềm tin này không phải là sự mê tín, mà là niềm tin bằng sự giác ngộ, do trí tuệ khai mở và phát sáng, ta thấy trong mình có khả năng mở rộng sự hiểu biết, làm lớn thêm lòng thương yêu bình đẳng, không phân biệt người thân hay kẻ thù.

   Nhờ vậy, ta biết cách chuyển hóa tất cả mọi phiền não, khổ đau, và ta có quyền làm chủ bản thân để tạo dựng một đời sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ mà chẳng phải tìm cầu đâu xa.

    Đó là ta tin vào tính biết sáng suốt ngay nơi thân của mỗi người, mà trong kinh gọi là Phật tánh. Niềm tin này không phải là niềm tin mù quáng bằng lý thuyết suông, mà là một thực tại nhiệm mầu, có sự tu tậpthường xuyên quán chiếu, xem xét rõ ràng. Nhờ vậy, ta thấy ai có hiểu biết, có yêu thương, có trí tuệ, có từ bi và hay làm lợi ích cho nhiều người mà không bao giờ tính toán, so đo tốt xấu, đúng sai, thì mình biết người đó có bình yên và hạnh phúc thật sự.

    Niềm tin của ta được trải nghiệm qua cuộc sống thực tế bằng cách tu học và dấn thân, chứ không phải ngồi không mà hưởng nhàn, với quan niệm ta là thầy của thiên hạ. Khi ta có ý chí, có niềm tin, có lý tưởng vì lợi ích tha nhân bằng trái tim yêu thương, hiểu biết, thì mình sẽ có đủ sức mạnh để đi tới phương trời cao rộng, cho đến khi nào đạt được chí nguyện đó mới thôi.

    Lời nguyện chân chính luôn giúp cho ta đem lại rất nhiều năng lượng có ích, để mình không thất chí, nản lòng mà vững niềm tin hơn mỗi khi gặp việc không được tốt đẹp theo ý muốn. Người tu là người có chí nguyện cao cả vì sự sống còn của nhân loại, ta bình yên, hạnh phúc mà không an phận hưởng nhàn, luôn vì lợi ích tất cả chúng sinh. Đó là tâm Bồ Đề kiên cố của những con người đi theo con đường hiểu biếtthương yêu, để được chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

   Ta phải sống làm sao để cho chí nguyện của mình ngày thêm lớn mạnh, vững vàng.  Ta càng lớn tuổi thì chí nguyện càng thêm bền bỉ, chắc thật, không bị mọi thế lực bên ngoài làm suy giảm. Nếu chí nguyện của ta bị lung lay bởi những danh vọng, lợi dưỡng, sắc đẹp, tiếng tăm chi phối, thì mình sẽ không thành công trên con đường tu tập, và  có khi bỏ cuộc nửa chừng. Ta phải giữ vững ý chílập trường, theo đuổi chí nguyện không một giây phút nào lơ là trong hiện tại, và phải biết sử dụng những giây phút đó để làm tròn ước nguyện.  

    Thế gian này là một dòng đời nghiệt ngã với vô vàn khổ đau, bởi do tham đắm, luyến ái, thương tiếc, nhớ nhung; vì yêu thươngxa lìa nên khổ, oán ghét mà gặp nên khổ, nên ta tu là chuyển khổ thành vui, chuyển mê thành ngộ, chuyển xấu thành tốt. Ta học hỏi Phật pháptu tập để giúp mọi người cùng nhau sống, có yêu thương bằng trái tim hiểu biết.

   Tâm nguyện hay chí nguyện là một nguồn năng lượng rất lớn không thể thiếu trong ta. Không có tâm nguyện đó thì mình khó bề vượt qua cạm bẫy cuộc đời, bởi sự hấp dẫn của lợi dưỡng, danh vọng, sắc đẹp và sự cung kính.

   Ta hãy nên tự hỏi rằng, mình có đủ sức mạnh và nguồn năng lượng đó hay chưa? Nếu chưa đủ thì ta vẫn phải thường xuyên quán chiếu, xem xét từng ý nghĩ, lời nói và hành động của mình; bằng không, chỉ cần một ngọn gió thổi tới, ta lại sẽ ngã quỵ như thường.

    Vậy chí nguyện của ta là gì? - Trên cầu thành Phật, dưới cứu độ tất cả chúng sinh. Ta có thật sự muốn đạt được những chí nguyện đó hay không? Nếu thật sự muốn hoàn thành chí nguyện lớn lao và cao cả đó, thì tại sao mình cứ dễ duôi buông trôi theo ngày tháng?

    Vậy chí nguyện của ta là biết kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống và mong mỏi tất cả mọi người cùng muôn loài đều được sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1401)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1816)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1571)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1344)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1636)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2153)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1899)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1261)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1441)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1433)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1722)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1481)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1343)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1486)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1429)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1755)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1453)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1412)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1430)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1499)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1686)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1587)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1525)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1404)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1492)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1206)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1969)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1387)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1539)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2902)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1541)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1733)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1587)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2033)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1572)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1774)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1975)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2165)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1638)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2606)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1704)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1885)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1846)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1610)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2355)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1789)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1842)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1717)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2089)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2062)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant