Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Cánh Hoa Cuối Năm

09 Tháng Giêng 201806:43(Xem: 7471)
Những Cánh Hoa Cuối Năm

 Những Cánh Hoa Cuối Năm

 
Mặc Phương Tử

                           
Những Cánh Hoa Cuối Năm                         

 

Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Thành phố Saigon, không khí sinh hoạt trông nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh, cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt.

 

Cảm giác đầu tiên làm cho tôi không ít suy tư đến cường độ lao động của con người hôm nay, khi mà nền công nghiệp hóa đang trên đà phát triển và mỗi lúc càng tiến dần đến lộ trình hội nhập cùng với các nước trên thế giới. Những công trình đầu tư xây dựng nhà máy xí nghiệp ở các khu công nghiệp, những công trình dự án mở rộng đường giao thông, những khu đô thị mới với những chung cư cao tầng mô hình kiến trúc kiểu mẫu, khu vui chơi giải trí.v.v...

 

Nói chung, toàn bộ tổng thể được lên quy hoạch trông là như thế, có những biểu mẫu hài hòa mang đậm nét văn hóa dân tộc vừa là mang tính hiện đại đang được thi công, để kịp thời gian đưa vào sinh hoạt, nhưng cũng được biết có những công trình chỉ thực hiện được bấy nhiêu từng giai đoạn, bởi nhiều lý do còn lại...dỡ dang, nên phải treo lững theo với thời gian, cũng đành gối đầu cho năm sau, hay năm sau nữa… rồi sẽ tiếp.

 

Quang cảnh ở Thành phố lớn vào những ngày chuẩn bị đón Xuân đón Tết,  phần lớn được phơi bày một bộ mặt rạng rỡ, sạch đẹp, lịch sự hơn lúc nào hết. Từ khu vực chợ Bến Thành, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi đến khu vực Bến Bạch Đằng, công viên Văn hóa Tao Đàn, công viên Thảo Cầm Viên, Văn Thánh.v.v... Những tiếng sập sình vang ra từ những quán đèn mờ, đèn tỏ đâu đó, những tiếng hô to "Zo" những lon (ly) bia cụng nhau, vui mừng cho một ngày Tất niên, tất cả như gợi cảm trong tôi nhớ về thời tuổi trẻ, những ngọt ngào của dòng cảm xúc đã qua đi, đã lan chảy trong tâm tưởng, và đã nhạt nhòa đi tự bao giờ.

 

Dạo qua khu vực hoa trái, bánh mứt, rượu bia, những thực phẫm tiêu dùng để phục vụ cho ba ngày Tết, được trưng bày đầy ắp nơi những gian hàng trông rất hấp dẫn, người mua người bán họ mặc cả nhau nghe ỏm tỏi, những trang phục thời trang "mốt" cũng được diễu hành dọc theo những dãy phố đầy hoa lệ, với những sắc màu muôn vẻ của thời nay, đi đâu rồi cũng thấy "đủ thứ" trên đời, nhìn chung thì không ngoài những quan yếu cấp bách cho mọi sinh hoạt ăn mặc tiêu xài, thậm chí có cả hoang phí, vung vải trong cuộc sống của lớp người ở giai cấp nào đó.

 

Khi nói đến cuộc sống, chúng ta liền nghĩ đến sự diễn biến vô cùng phức tạp của nó, và trong bất cứ thời đại xã hội nào, dù đã đi qua, đang là hay chưa đi đến. Tuy nhiên, phía sau tầm nhìn ấy là một sự thật cố nhiên, như cái lồng vô hình được dành cho những thân phận kiếp người, khi họ đang ở trong mức sống eo hẹp, thiếu thốn, không có cơ hội may mắn, tuồng trông thấy như  nhẹ tênh nào đó, để rồi phải cam chịu nhận lấy không ít tủi cực, khi chính bản thân đang đối diện giữa lòng cuộc sống muôn mặt nầy. Không ai dễ chấp nhận ai, nếu hiểu một cách khác đi, đó chính là lực hấp dẫn và đã được chấp nhận bởi một từ trường cùng sở thức với nhau, nên có sự cảm thụ, hay so sánh, phân biệt khi có mặt với nhau cùng trong cuộc sống.

Trở lại chuyện những ngày cuối năm, ta thấy ở phía trước hay bề mặt của một bức tranh được phối thức bởi những nghệ sĩ tài hoa trong cuộc sống, thì ở phía đằng sau đó, sự phản ánh một hình thái nhân tố cũng không ngoài một thực tế tất yếu cho bất cứ một xã hội hay bất cứ một thời đại nào.

 

Điều mà chúng ta có thể nói rằng : Không có cuộc vui nào kết thúc toàn mãn, khi mà con người còn dẫm đạp lên cái bóng của mình và cái bóng ấy vẫn còn đổ dài về phía trước. Và nếu :

 

                                           " Khi ta để mắt nhìn về phía trước…

                                          Phía sau ta còn lắm kẻ đau thương !".

 

Ở sau ta, chung quanh ta, trước đây và bây giờ, vẫn còn bao người gánh lấy một thân phận không ít phũ phàng đáng thương và cô độc, nếu để mắt nhìn sâu lắng vào cuộc sống, thì ta sẽ thấy ngay điều đó như : một người bị vỡ nợ vì chuyện làm ăn, chuyện tất bật tối mặt vì cơm áo, chuyện hụt hẫng bởi bao lợi dưỡng danh vị riêng tư đã bị sụp đổ, hay bị bào mòn theo tháng năm, chuyện nhẫn nhục của kẻ làm thuê mướn nơi xứ người, chuyện một cơn bệnh ngặt làm tiêu hết tiền của, chuyện phá sản sau một canh bạc, hình ảnh một em bé côi cúc, một cảnh già nua cô độc, một nạn nhân thời cuộc dị tật do chất độc dioxin.v.v... Tất cả những hoàn cảnh ấy, những mảnh đời và tâm hồn ấy, những nỗi đau ấy, phải chăng ở nơi đó có một mùa xuân đích thực, khi :

 

                                       "Bên góc phố, vỉa hè, ngõ đời chật hẹp

                                     Ai mang cho giọt nắng vào chiều đông!"

 

Với đạo lý của con người, với bao tâm tư từ ái, với tinh thần "lá lành đùm lá rách" đó chính là cái hồn tươi mát, sạch thơm của mùa xuân, và còn nhiều hơn thế nữa, cho nên : “dù mặt đất chưa có màu hoa nở, nhưng ta vẫn đi giữa mùa xuân”. Đi giữa mùa xuân đầy những cảm thông, cảm niệm những yêu thương, một hành động cụ thể, thiết nghĩ ở nơi đó có cánh hoa nào đẹp hơn, tuyệt diệu hơn ? ở nơi đó chỉ có hơi thở và hương vị của trái tim, nó luôn lan tỏa về mọi phía của cuộc đời. Bởi :

 

                                           “Mỗi ngày đến cung hoa  

                                             Vụt thoáng cong Ong

                                             Vẽ ngàn hương lộ,

                                             Báo tin xuân về mọi phía trời xa”.

 

Từ một bộ mặt được trang hoàng hoành tráng, sang trọng với những sắc màu diễm lệ, cùng với sự ấm no, những lạc thú thường tình, những tư duy gầy guộc cùng khi ấy, ánh sáng văn minh, đỉnh cao của lương tâmlương tri, tưởng nghĩ điều ấy cũng phải được tỏa sáng đến với mọi lớp người còn kém phần may mắn hơn, vì họ cũng được có mặt, được quyền sống, và được quyền cảm nhận, uớc muốn như bao người trong cộng đồng nhân loại, bởi :

 

                                              "Phải đâu xuân của mênh mông

                                             Trên màu lá vẫn xanh lòng bao la".

 

Hôm nay, một chiều cuối năm, một chiều có nhiều ấn tượng trong tôi từ lâu, cứ mỗi năm có dịp vào những buổi chiều nầy, tôi thường lên phố để xem cái cảnh rộn rịp, trưng bày, kẻ mua người bán.v.v… và cũng để thấy cái cảnh kết thúc của những ngày cuối năm, một hình ảnh lẫn lộn giữa nỗi vui buồn, được thua, còn mất, hạnh phúc hay đau khổ.v.v... không thể dấu được trong ánh mắt tâm tư.

 

Vẫn biết rằng trong những khoảnh khắc nầy, mỗi mỗi gia đình sum hợp với nhau bên bàn thờ gia tiên, với làn hương thơm phảng phất giữa tâm linh siêu hình và thực tại, bên chậu cúc, chậu hồng, những đóa hướng dương, những giò phong lan, những cành mai vàng, với mâm trái cây, bánh mứt, rượu bia, thịt cá, và ôi thôi là những thứ tiêu dùng phục vụ cho ba ngày Tết.

 

Thế nhưng, đối với tôi vẫn trông thấy có những ai đó đang lặng thầm bên bàn thờ Tổ tiên, đơn sơ với cành hoa vạn thọ ta, phong bánh in, với thẻ nhang loại rẻ tiền mà khấn nguyện ông bà ở đâu đó về vui Tết với cháu con trong những ngày đầu năm.

 

Và hơn thế nữa, hắt hiu những cơn gió chiều nay, tôi còn thấy những cánh hoa cỏ dại vẫn nở tươi bên đường, ở ngoài hàng giậu, nơi góc tường rêu nhạt, tất cả dường như đang gửi chút sắc hương vào đêm trừ tịch ;

 

                                         “…Ước mơ chi ảo tưởng xa xôi…

                                            Có khi một sắc hương hoa cỏ

                                            Chở cả mùa xuân đến với đời”.

 

                                                     Saigon, Một ngày cuối năm.

                                                              Mặc Phương Tử.

 

 

 

       

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8259)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9451)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10196)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9036)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9133)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11197)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9933)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17405)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8046)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8270)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8452)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8108)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9988)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8117)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9591)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8394)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8238)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8520)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9741)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11108)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10124)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9294)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9440)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11718)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8530)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9105)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8807)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9214)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10778)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9895)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8473)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9852)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9945)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8794)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13296)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10008)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9135)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26755)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9864)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12713)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10737)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9840)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10131)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11014)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9749)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10059)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9489)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9853)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8690)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8434)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant