Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

16 Tháng Giêng 201804:28(Xem: 6998)
Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

TỨ THÁNH QUẢ QUA KINH TẠNG PĀLI

Thích Trung Định


Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình. Người chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của bậc Thánh, có Thánh tính, có giá trị làm Thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường các vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của họ. Tiêu chuẩn để đánh giá các quả vị Thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo quả qua việc phá trừ các Kiết sử (samyojana). Có mười kiết sử bao gồm Ngũ hạ phần kiết sử ‘orambhāgiya-samyojana’ (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục và sân) chúng trói buộc chúng sinh trong phạm vi dục giới; và Ngũ thượng phần kiết sửuddhambhāgiya-samyojana’ (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cửvô minh), chúng trói buộc chúng sinh trong cõi sắc giớivô sắc giớiHành giả áp dụng tu tập ngang qua Tam vô lậu học (giới, định, tuệ) sẽ dần dần đoạn trừ sạch chúng. Tiến trình tu tập đoạn trừ các kiết sửchứng đắc các thánh quả sẽ được tuần tự trình bày như sau.

1. Thánh quả Dự lưu-Tu đà hoàn (Sotāpanna)

Thánh quả Dự lưu-Tu đà hoàn (Sotāpanna) là bậc Thánh đầu tiên trong bốn Thánh quả. Thánh quả này được gọi là đã ‘Mở con mắt của Pháp’ (dharmacakkhu), chứng đắc pháp nhãn, tức là nhận ra rằng bất cứ điều gì sinh ra điều sẽ hoại diệt (vô thường). Niềm tin của họ trong giáo pháp thực sự sẽ là không thể lay chuyển hay gọi là ‘bất hoại tín’. Bậc thánh này cũng được gọi là Thánh quả ‘Thất lai’, tức  là còn bảy lần sanh tử nữa mới chứng Thánh quả A La Hán.  Vị ấy đã đoạn trừ ba kiết sử đầu là: thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), nghi (vicikicchā), và giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa). Kinh tạng Nikāya định nghĩa như sau: “Ở đây Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không đọa ác thú, chắc chắn đạt quả Bồ-đề.”[1]

Tăng chi bộ kinh mô tả vị hành giả tu tập dần dần theo giới, định, và tuệ để đoạn trừ các kiết sử, chứng đắc thánh quả dự lưu như sau: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy không có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.[2]

Như vậy thánh quả Dự lưu (Stream-winner): Thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì một phần, tuệ, hành trì một phần, đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và chứng đắc sơ quả. Ở đây, bậc dự lưu chưa thể loại bỏ toàn bộ góc rễ bất thiện (akusalamula) như tham (loba), sân (dosa) và si (moha). Tuy nhiên, vị ấy là một trong những người đã muội lược những góc rễ bất thiện, đi vào dòng thánh, thành tựu phạm hạnh đoạn trừ tất cả những ác pháp, đạt được hạnh phúc tột cùng (parama sukha) là Niết-bàn và không còn thối đọa.

2. Thánh quả Nhất lai - Tư đà hoàn (Sakadāgāmi)

Thánh quả Nhất laiquả vị thánh thứ hai trong tứ thánh quả. Sao gọi là nhất lai? Bởi vì thánh quả này phải còn trở lại một lần sanh tử nữa mới chấm dứt khổ đau, đạt đến quả vị vô sanh. Những ai đoạn tận ba kiết sử như trong trường hợp của Thánh quả dự lưu, và làm muội lược hai kiết sử tiếp theo, đó là, Dục (kāmacchando) và Sân (byāpāda), được gọi là Thánh quả Nhất lai - Tư đà hoàn (Sakadāgāmi). Trường Bộ Kinh định nghĩa: “Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử và làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhứt lai, còn phải sanh lại trong đời này một lần nữa trước khi diệt hẳn khổ đau.”[3]

Với tam vô lậu học, Thánh quả Nhất lai (Once-returner) thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ, hành trì một phần, đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và làm muội lược tham, sân, si.

3. Thánh quả Bất lai-A Na Hàm (Anāgami)

Thánh quả Bất lai-A Na Hàm là Thánh quả thứ ba, vị ấy đã đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử (orambhagiya saṃyojana), sau khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sinh cõi Phạm thiên, và không bao giờ tái sinh trở lại nữa. Đức Phật dạy: “Vị Tỷ-kheo đã đoạn dứt năm hạ phần kiết sử, thành vị hóa sanh, nhập Niết-bàn tại đây, không còn phải trở lại thế giới này nữa.”[4]

Thánh quả bất lai (Non-returner): Thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ hành trì một phần, đoạn tận năm hạ phần kiết sử được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa.

Như vậy, bậc A Na Hàm chỉ loại bỏ năm hạ phần kiết sửđặc biệt là tận diệt ham muốn nhục dục (kāmacchando) và sân (byāpāda), còn ba kiết sử dưới (thân kiến, nghi và giới cấm thủ) đã được loại bỏ từ trước.

4. Thánh quả A La Hán (Arahant)

Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, tức hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo hốivô minh, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần Thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán được nữa.

Với tam vô lậu học, Thánh quả A La Hán (Arahant), thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ hành trì toàn phần đoạn tận 10 kiết sử.

Thanh Tịnh đạo giải thích: “Lý do đắc quả Dự lưuNhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Định và quả A-la-hán là Tuệ. Vì bậc Dự lưu được gọi là người ‘thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới’, bậc Nhất lai cũng vậy, bậc Bất hoàn được gọi là ‘viên mãn định’ và A-la-hán là bậc ‘tuệ viên mãn’.[5] Giải thoát hoàn toàn khổ đau sinh tử luân hồi là bậc A la hán, vị ấy: “sanh đã tận, phạm hạnh dĩ thành, bất thọ hậu hữu.” (‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’)[6]

Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán cũng đã thành tựu xong bốn mức thiền. Khi công phu tu hành dần tiến bộ, ta có thể làm suy yếu các kiết sử này, để rồi cuối cùng chế ngự và hủy diệt được chúng ở từng giai đoạn thiền định. Sau mỗi giai đoạn vị ấy đạt đến một tầng cao hơn của sự giác ngộ. Khi chế ngự được ba kiết sử đầu tiên, hành giả đạt được sơ thiền. Làm suy yếu được hai kiết sử kế tiếp, hành giả đạt đến nhị thiền. Tuy nhiên dư phần của dục tham và sân vi tế hơn tất cả những gì đã được diệt bỏ. Khi hành giả cuối cùng vượt qua được các dư phần này, thì đạt đến tam thiền. Năm kiết sử cuối cùng rất vi tế. Khi diệt trừ được chúng, hành giả đạt đến tầng thiền thứ tư và là tầng cuối cùng của giác ngộ (final stage of enlightenment). Tứ thiềnTứ Thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.

Trong Trung Bộ kinh đức Phật định nghĩa về Tứ thánh quả qua việc đoạn trừ các lậu hoặc như sau: “Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.”[7]

Tất cả của bốn quả vị trên đều có thể xuất nhập trong Thánh quả mà họ đã đạt được một cách dễ dàng. Vị ấy an trụ trong thiền và tận hưởng pháp lạc mà mình đã chứng đạt, hoàn toàn thoát ly mọi tham ái, chấp thủ, nhận chân được rằng tất cả pháp hữu vi là huyển mộng, do vậy không còn tham luyến gì trên đời này nữa.[8]Tứ Thánh quả ấy, Đức Phật gọi là cuộc sống Thánh thiện: “Và này các Tỳ kheo, là hoa trái của đời sống thánh thiện? Thánh quả Dự lưu, Thánh quả Nhất lai, Thánh quả Bất lai, và Thánh quả A La Hán. Chúng được gọi là cuộc sống thánh thiện.”[9]

A La Hán được gọi là Bậc lậu tận: ngoài việc đoạn trừ mười kiết sử như trình bày ở trên, vị A La Hán cũng đoạn trừ sạch tất cả các lậu hoặc, bao gồm: dục lậu, hữu lậuvô minh lậu. Lậu hoặc (āsava), là những thứ bất tịnh rĩ chảy ra. Nó là yếu tố làm dơ bẩn tâm, trói buộc tâm và nhấn chìm chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử. Lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn chỉ diễn ra ở một vị chứng ngộ quả vị A La hán. Một bậc đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát tất cả mọi lậu hoặc được gọi là A La hán, bậc lậu tận. Trong kinh tạng định nghĩa một vị A La Hán như sau: “Thông qua sự đoạn tận tất cả các lậu hoặc (Āsavakkhaya), vị ấy đã đạt đã đạt đến trạng thái của tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chứng đắc lậu tận, tự mình hiểu và nhận ra.”[10]

Như vậy, bậc A La Hán được xác định không phải là một trong những người chỉ loại bỏ các triền cái, nhưng là một người khi đoạn trừ các lậu hoặc đã trở thành bậc Lậu tận (āsavānaṃkhayā anāsavaṃ). Theo kinh điển truyền thống, bậc Thánh quả Dự Lưu Thất Lai (Sotāpatti), đoạn trừ hoàn toàn kiến lậu; Thánh quả Nhất lai (Anāgāmī), đoạn trừ hoàn toàn dục lậu, và thánh quả A la hán đoạn trừ hoàn toàn tất cả các lậu hoặc (bao gồm dục lậu, hữu lậu, kiến lậuvô minh lậu).[11]

Thuật ngữ A La Hán ‘là một sự kết hợp của hai từ cụ thể là, ‘ari’ (thù địch) và, ‘hana’ (giết hay phá hủy). Theo bản dịch trung quốc, A la hán có ba nghĩa: nhất phá Tam độc tặc; nhị ứng Nhơn Thiên cúng; Tam lai thế bất sanh. Vị ấy được gọi là ‘tất cả việc cần làm đã làm xong, không còn vướng bận bất cứ điều gì nữa, do đó không còn tái sanh trở lại trên thế gian này nữa.’ A La hán cũng được gọi là Bậc vô học (asekha) khác biệt với các bậc hữu học (sekha) vì họ vẫn phải còn tu học để đạt đến ‘vô học’.

A-la-hán được gọi là Sandhicchedo, nghĩa đen, người đã phá dỡ nhà, nghĩa là người đã chặt đứt mọi ràng buộc, tức là người đã phá tan căn nhà do tham ái thiết kế và do nghiệp xây dựng. Do vậy, Sau khi chứng đắc lậu tận trí dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thốt lên bài kệ pháp với ý nghĩa tương tự: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lặp đi lặp lại đời sống quả thậtphiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan! Như Lai đã chứng quả vô sanh bất diệtNhư Lai đã tận diệt mọi ái dục” (Kinh Pháp Cú)

A-la-hán cũng được gọi là Hatāvakāso, nghĩa đen, người bỏ lỡ mọi cơ hội hay những dịp may có thể được lợi v.v... Bởi lẽ các Bậc A-la-hán không tạo cơ hội cho sự kéo dài mãi của hệ lụy, nên các Ngài được gọi là người hủy diệt mọi cơ hội. Sau khi đã tẩy trừ mọi tham ái bằng đạo tuệ Siêu Thế cao nhất (A-la-hán đạo), và nhờ đó trở thành một Bậc không tin tưởng mù quáng, Bậc thông hiểu vô sanh, Bậc phá hủy ngôi nhà gọi là luân hồi, và Bậc đã giết chết mọi cơ hội; vị ấy xứng đáng là Bậc tối thượng nhân (Uttamapuriso), Bậc vô dục (Vitaraga), tức là người không còn đi tìm bất cứ cái gì để làm thỏa mãn các giác quan.[12]

Đức Phật cũng là bậc A La Hán, nhưng là A La Hán chánh đẳng giác. Ngài đã đoạn tận mọi lậu hoặc. Tưng Ưng Bộ Kinh III, phẩm ‘Tham Luyến’, phần ‘Chánh Đẳng giác’ định nghĩa: “Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Đẳng Giác.”[13]

Theo Bhikkhu Bodhi, Phật giáo Bắc tạng có sự phân biệt lớn giữa quả vị A la hán và Phật. Nhưng trong kinh tạng Pāli sự khác biệt này là không nhiều. Một mặt, Đức Phật là một vị A la hán, như là điều hiển nhiên từ câu tiêu chuẩn của sự kính trọng với Đức Thế Tôn (iti pi so bhagavā araham sammā sambuddho ...); mặt khác, vị A La Hán là Phật, trong ý nghĩa rằng vị ấy đã đạt tới sự toàn giác, tam miệu tam bồ đề (Sambodhi), bằng cách giác ngộ các chân lý tương tự mà chính Đức Phật đã nhận ra. Có sự khác biệt nhỏ ở đây là giữa thuật ngữ Tam Miệu Tam Bồ Đề (Sambuddha Samma) và Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác. Một vị A la hán đã đạt được giác ngộgiải thoát như một người đệ tử (savaka) của một vị Phật Hoàn Hảo Giác Ngộ. Và vị Phật là người phát hiện ra con đường giác ngộ ấy rồi chỉ dạy cho hàng đệ tử tuân thủ thực hành theo. Tuy nhiên, để tránh sự phức tạp thêm, chúng ta nên phân biệt về mặt giải thoát chứng đắctuệ giác giữa một vị Phật và A la hán.

Về mặt giải thoát, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Những điều này, tuy nhiên, những khía cạnh của con đườngĐức Phật đã hoàn thành chung với các đệ tử A La Hán. Tức đồng đẳng về mặt giải thoát.

Kinh tạng Nikāya đề cập đến sự khác biệt như giữa Như Lai Thế tôn, các vị A La Hán, là “Một bậc Thế Tôn Giác Ngộ’ và ‘một Tỷ kheo giải thoát bởi trí tuệ’: Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.”

Một vị Phật có chức năng phát hiện và giảng giải con đường mà mình đã chứng ngộ. Vị ấy đã chứng ngộ giáo lý thậm thâm vi diệu và giảng dạy sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp cho chúng đệ tử. Tức chư vị đệ tử điều dưới sự hướng dẫn của Phật.[14]

Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A-la-hán như vầy“Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn này, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo).”[15]

Tóm lại, theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Tứ quả Thanh văn mà đỉnh cao nhất là thánh quả A La Hánquả vị tu chứng cuối cùng và là mục tiêu cuối cùng trên lộ trình tu tập giải thoát. Trong khi đó, truyền thống Phật giáo Bắc tạng cho rằng, Phật quả hay quả vị Phật mới là mục tiêu cuối cùng. Lộ trình tu hành đến Phật quả phải ngang qua con đường thực hành Bồ tát đạo, mà cụ thểLục độ ba la mật. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng. Mục đích của Phật giáo là đoạn tận khổ đau và chứng đắc thánh quả giải thoát. Kinh tạng Pāli đưa ra một biểu đồ cụ thể đó là mười kiết sử và các lậu hoặc được đoạn trừ dần thông qua việc áp dụng Tam vô lậu học giới, định tuệ, giúp cho hành giả nắm bắt vững chắc mục tiêupháp hành để đạt đến mục tiêu. Từ đó, việc thẩm định các mức độ thánh quả là rất rõ ràng, và minh bạch. Hành giả có thể tự mình kiểm nghiệm, xem mình đã đoạn trừ được những kiết sử, lậu hoặc nào, từ đó biết được cấp độ tu trì của mình đến đâu trên lộ trình tu học giải thoát, giác ngộ.
Thích Trung Định
Thư Viện Hoa Sen

Ghi chú:

[1] Maurice Walshe (trans.),  Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145

[2] E.M. Hare, The Book of the Gradual Sayings (Aṅguttara Nikāya), Vol.1, Motilal Banarsidass Publishers, Delhi, 2006, pp. 211-212. (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 3 pháp, IX. Phẩm Sa-Môn, Hữu học 2.)

[3]Maurice Walshe (trans.),  Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145.

[4]Ibid, p. 145.

[5] Thích Nữ Trí hải, Thanh Tịnh Đạo, Chương Giảng Về Giới.

[6]Bhikhu Bodhi, (trans.) Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publication,Boston, 2000, p. 912.

[7] Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya, The Middle Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2009, p. 942-43.

[8] See, Bhikkhu Isidatta, Theravadin Essay, Vol. 1, United States of America, 2009, p. 51.

[9] Bhikhu Bodhi, (trans.), SaṃyuttaNikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 1541.

[10]Maurice Walshe, (trans.), Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145-46.

[11] Cf. Nyanatiloka, Buddhist Dictionary: Manual of Buddhist Terms and Doctrines (4threvised edition; Kandy, Śri Lanka: Buddhist Publication Society [1980]), pp. 27-28.

[12] Acharya Buddharakkhita, Mind Overcoming Its Cankers, Buddhist Publication Society, Kandy, Srilanka, 2004, p. 218.

[13] Bhikkhu Bodhi (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 900.

[14] Bhikkhu Bodhi (ed.), In the Buddha’s words An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom Publications, Boston, 2005, p. 382.

[15] Bhikkhu Bodhi (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 901.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13897)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14364)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15161)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18059)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15152)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14664)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17867)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20698)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19502)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17069)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15721)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17141)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15876)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15185)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14946)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14969)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17993)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15740)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16706)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14399)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14314)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16535)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17395)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18617)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16962)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16363)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15647)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16433)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15404)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14236)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15388)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14786)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7535)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17163)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12278)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12199)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16498)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14631)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14503)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13813)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12433)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13811)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12271)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15315)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13757)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13642)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13140)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14029)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13659)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13778)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant