Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

16 Tháng Giêng 201804:28(Xem: 6735)
Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

TỨ THÁNH QUẢ QUA KINH TẠNG PĀLI

Thích Trung Định


Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình. Người chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của bậc Thánh, có Thánh tính, có giá trị làm Thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường các vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của họ. Tiêu chuẩn để đánh giá các quả vị Thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo quả qua việc phá trừ các Kiết sử (samyojana). Có mười kiết sử bao gồm Ngũ hạ phần kiết sử ‘orambhāgiya-samyojana’ (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục và sân) chúng trói buộc chúng sinh trong phạm vi dục giới; và Ngũ thượng phần kiết sửuddhambhāgiya-samyojana’ (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cửvô minh), chúng trói buộc chúng sinh trong cõi sắc giớivô sắc giớiHành giả áp dụng tu tập ngang qua Tam vô lậu học (giới, định, tuệ) sẽ dần dần đoạn trừ sạch chúng. Tiến trình tu tập đoạn trừ các kiết sửchứng đắc các thánh quả sẽ được tuần tự trình bày như sau.

1. Thánh quả Dự lưu-Tu đà hoàn (Sotāpanna)

Thánh quả Dự lưu-Tu đà hoàn (Sotāpanna) là bậc Thánh đầu tiên trong bốn Thánh quả. Thánh quả này được gọi là đã ‘Mở con mắt của Pháp’ (dharmacakkhu), chứng đắc pháp nhãn, tức là nhận ra rằng bất cứ điều gì sinh ra điều sẽ hoại diệt (vô thường). Niềm tin của họ trong giáo pháp thực sự sẽ là không thể lay chuyển hay gọi là ‘bất hoại tín’. Bậc thánh này cũng được gọi là Thánh quả ‘Thất lai’, tức  là còn bảy lần sanh tử nữa mới chứng Thánh quả A La Hán.  Vị ấy đã đoạn trừ ba kiết sử đầu là: thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), nghi (vicikicchā), và giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa). Kinh tạng Nikāya định nghĩa như sau: “Ở đây Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không đọa ác thú, chắc chắn đạt quả Bồ-đề.”[1]

Tăng chi bộ kinh mô tả vị hành giả tu tập dần dần theo giới, định, và tuệ để đoạn trừ các kiết sử, chứng đắc thánh quả dự lưu như sau: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy không có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.[2]

Như vậy thánh quả Dự lưu (Stream-winner): Thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì một phần, tuệ, hành trì một phần, đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và chứng đắc sơ quả. Ở đây, bậc dự lưu chưa thể loại bỏ toàn bộ góc rễ bất thiện (akusalamula) như tham (loba), sân (dosa) và si (moha). Tuy nhiên, vị ấy là một trong những người đã muội lược những góc rễ bất thiện, đi vào dòng thánh, thành tựu phạm hạnh đoạn trừ tất cả những ác pháp, đạt được hạnh phúc tột cùng (parama sukha) là Niết-bàn và không còn thối đọa.

2. Thánh quả Nhất lai - Tư đà hoàn (Sakadāgāmi)

Thánh quả Nhất laiquả vị thánh thứ hai trong tứ thánh quả. Sao gọi là nhất lai? Bởi vì thánh quả này phải còn trở lại một lần sanh tử nữa mới chấm dứt khổ đau, đạt đến quả vị vô sanh. Những ai đoạn tận ba kiết sử như trong trường hợp của Thánh quả dự lưu, và làm muội lược hai kiết sử tiếp theo, đó là, Dục (kāmacchando) và Sân (byāpāda), được gọi là Thánh quả Nhất lai - Tư đà hoàn (Sakadāgāmi). Trường Bộ Kinh định nghĩa: “Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử và làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhứt lai, còn phải sanh lại trong đời này một lần nữa trước khi diệt hẳn khổ đau.”[3]

Với tam vô lậu học, Thánh quả Nhất lai (Once-returner) thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ, hành trì một phần, đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và làm muội lược tham, sân, si.

3. Thánh quả Bất lai-A Na Hàm (Anāgami)

Thánh quả Bất lai-A Na Hàm là Thánh quả thứ ba, vị ấy đã đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử (orambhagiya saṃyojana), sau khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sinh cõi Phạm thiên, và không bao giờ tái sinh trở lại nữa. Đức Phật dạy: “Vị Tỷ-kheo đã đoạn dứt năm hạ phần kiết sử, thành vị hóa sanh, nhập Niết-bàn tại đây, không còn phải trở lại thế giới này nữa.”[4]

Thánh quả bất lai (Non-returner): Thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ hành trì một phần, đoạn tận năm hạ phần kiết sử được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa.

Như vậy, bậc A Na Hàm chỉ loại bỏ năm hạ phần kiết sửđặc biệt là tận diệt ham muốn nhục dục (kāmacchando) và sân (byāpāda), còn ba kiết sử dưới (thân kiến, nghi và giới cấm thủ) đã được loại bỏ từ trước.

4. Thánh quả A La Hán (Arahant)

Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, tức hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo hốivô minh, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần Thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán được nữa.

Với tam vô lậu học, Thánh quả A La Hán (Arahant), thực hành trọn vẹn về giới, định hành trì toàn phần, tuệ hành trì toàn phần đoạn tận 10 kiết sử.

Thanh Tịnh đạo giải thích: “Lý do đắc quả Dự lưuNhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Định và quả A-la-hán là Tuệ. Vì bậc Dự lưu được gọi là người ‘thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới’, bậc Nhất lai cũng vậy, bậc Bất hoàn được gọi là ‘viên mãn định’ và A-la-hán là bậc ‘tuệ viên mãn’.[5] Giải thoát hoàn toàn khổ đau sinh tử luân hồi là bậc A la hán, vị ấy: “sanh đã tận, phạm hạnh dĩ thành, bất thọ hậu hữu.” (‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’)[6]

Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán cũng đã thành tựu xong bốn mức thiền. Khi công phu tu hành dần tiến bộ, ta có thể làm suy yếu các kiết sử này, để rồi cuối cùng chế ngự và hủy diệt được chúng ở từng giai đoạn thiền định. Sau mỗi giai đoạn vị ấy đạt đến một tầng cao hơn của sự giác ngộ. Khi chế ngự được ba kiết sử đầu tiên, hành giả đạt được sơ thiền. Làm suy yếu được hai kiết sử kế tiếp, hành giả đạt đến nhị thiền. Tuy nhiên dư phần của dục tham và sân vi tế hơn tất cả những gì đã được diệt bỏ. Khi hành giả cuối cùng vượt qua được các dư phần này, thì đạt đến tam thiền. Năm kiết sử cuối cùng rất vi tế. Khi diệt trừ được chúng, hành giả đạt đến tầng thiền thứ tư và là tầng cuối cùng của giác ngộ (final stage of enlightenment). Tứ thiềnTứ Thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.

Trong Trung Bộ kinh đức Phật định nghĩa về Tứ thánh quả qua việc đoạn trừ các lậu hoặc như sau: “Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.”[7]

Tất cả của bốn quả vị trên đều có thể xuất nhập trong Thánh quả mà họ đã đạt được một cách dễ dàng. Vị ấy an trụ trong thiền và tận hưởng pháp lạc mà mình đã chứng đạt, hoàn toàn thoát ly mọi tham ái, chấp thủ, nhận chân được rằng tất cả pháp hữu vi là huyển mộng, do vậy không còn tham luyến gì trên đời này nữa.[8]Tứ Thánh quả ấy, Đức Phật gọi là cuộc sống Thánh thiện: “Và này các Tỳ kheo, là hoa trái của đời sống thánh thiện? Thánh quả Dự lưu, Thánh quả Nhất lai, Thánh quả Bất lai, và Thánh quả A La Hán. Chúng được gọi là cuộc sống thánh thiện.”[9]

A La Hán được gọi là Bậc lậu tận: ngoài việc đoạn trừ mười kiết sử như trình bày ở trên, vị A La Hán cũng đoạn trừ sạch tất cả các lậu hoặc, bao gồm: dục lậu, hữu lậuvô minh lậu. Lậu hoặc (āsava), là những thứ bất tịnh rĩ chảy ra. Nó là yếu tố làm dơ bẩn tâm, trói buộc tâm và nhấn chìm chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử. Lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn chỉ diễn ra ở một vị chứng ngộ quả vị A La hán. Một bậc đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát tất cả mọi lậu hoặc được gọi là A La hán, bậc lậu tận. Trong kinh tạng định nghĩa một vị A La Hán như sau: “Thông qua sự đoạn tận tất cả các lậu hoặc (Āsavakkhaya), vị ấy đã đạt đã đạt đến trạng thái của tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chứng đắc lậu tận, tự mình hiểu và nhận ra.”[10]

Như vậy, bậc A La Hán được xác định không phải là một trong những người chỉ loại bỏ các triền cái, nhưng là một người khi đoạn trừ các lậu hoặc đã trở thành bậc Lậu tận (āsavānaṃkhayā anāsavaṃ). Theo kinh điển truyền thống, bậc Thánh quả Dự Lưu Thất Lai (Sotāpatti), đoạn trừ hoàn toàn kiến lậu; Thánh quả Nhất lai (Anāgāmī), đoạn trừ hoàn toàn dục lậu, và thánh quả A la hán đoạn trừ hoàn toàn tất cả các lậu hoặc (bao gồm dục lậu, hữu lậu, kiến lậuvô minh lậu).[11]

Thuật ngữ A La Hán ‘là một sự kết hợp của hai từ cụ thể là, ‘ari’ (thù địch) và, ‘hana’ (giết hay phá hủy). Theo bản dịch trung quốc, A la hán có ba nghĩa: nhất phá Tam độc tặc; nhị ứng Nhơn Thiên cúng; Tam lai thế bất sanh. Vị ấy được gọi là ‘tất cả việc cần làm đã làm xong, không còn vướng bận bất cứ điều gì nữa, do đó không còn tái sanh trở lại trên thế gian này nữa.’ A La hán cũng được gọi là Bậc vô học (asekha) khác biệt với các bậc hữu học (sekha) vì họ vẫn phải còn tu học để đạt đến ‘vô học’.

A-la-hán được gọi là Sandhicchedo, nghĩa đen, người đã phá dỡ nhà, nghĩa là người đã chặt đứt mọi ràng buộc, tức là người đã phá tan căn nhà do tham ái thiết kế và do nghiệp xây dựng. Do vậy, Sau khi chứng đắc lậu tận trí dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thốt lên bài kệ pháp với ý nghĩa tương tự: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lặp đi lặp lại đời sống quả thậtphiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan! Như Lai đã chứng quả vô sanh bất diệtNhư Lai đã tận diệt mọi ái dục” (Kinh Pháp Cú)

A-la-hán cũng được gọi là Hatāvakāso, nghĩa đen, người bỏ lỡ mọi cơ hội hay những dịp may có thể được lợi v.v... Bởi lẽ các Bậc A-la-hán không tạo cơ hội cho sự kéo dài mãi của hệ lụy, nên các Ngài được gọi là người hủy diệt mọi cơ hội. Sau khi đã tẩy trừ mọi tham ái bằng đạo tuệ Siêu Thế cao nhất (A-la-hán đạo), và nhờ đó trở thành một Bậc không tin tưởng mù quáng, Bậc thông hiểu vô sanh, Bậc phá hủy ngôi nhà gọi là luân hồi, và Bậc đã giết chết mọi cơ hội; vị ấy xứng đáng là Bậc tối thượng nhân (Uttamapuriso), Bậc vô dục (Vitaraga), tức là người không còn đi tìm bất cứ cái gì để làm thỏa mãn các giác quan.[12]

Đức Phật cũng là bậc A La Hán, nhưng là A La Hán chánh đẳng giác. Ngài đã đoạn tận mọi lậu hoặc. Tưng Ưng Bộ Kinh III, phẩm ‘Tham Luyến’, phần ‘Chánh Đẳng giác’ định nghĩa: “Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Đẳng Giác.”[13]

Theo Bhikkhu Bodhi, Phật giáo Bắc tạng có sự phân biệt lớn giữa quả vị A la hán và Phật. Nhưng trong kinh tạng Pāli sự khác biệt này là không nhiều. Một mặt, Đức Phật là một vị A la hán, như là điều hiển nhiên từ câu tiêu chuẩn của sự kính trọng với Đức Thế Tôn (iti pi so bhagavā araham sammā sambuddho ...); mặt khác, vị A La Hán là Phật, trong ý nghĩa rằng vị ấy đã đạt tới sự toàn giác, tam miệu tam bồ đề (Sambodhi), bằng cách giác ngộ các chân lý tương tự mà chính Đức Phật đã nhận ra. Có sự khác biệt nhỏ ở đây là giữa thuật ngữ Tam Miệu Tam Bồ Đề (Sambuddha Samma) và Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác. Một vị A la hán đã đạt được giác ngộgiải thoát như một người đệ tử (savaka) của một vị Phật Hoàn Hảo Giác Ngộ. Và vị Phật là người phát hiện ra con đường giác ngộ ấy rồi chỉ dạy cho hàng đệ tử tuân thủ thực hành theo. Tuy nhiên, để tránh sự phức tạp thêm, chúng ta nên phân biệt về mặt giải thoát chứng đắctuệ giác giữa một vị Phật và A la hán.

Về mặt giải thoát, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Những điều này, tuy nhiên, những khía cạnh của con đườngĐức Phật đã hoàn thành chung với các đệ tử A La Hán. Tức đồng đẳng về mặt giải thoát.

Kinh tạng Nikāya đề cập đến sự khác biệt như giữa Như Lai Thế tôn, các vị A La Hán, là “Một bậc Thế Tôn Giác Ngộ’ và ‘một Tỷ kheo giải thoát bởi trí tuệ’: Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.”

Một vị Phật có chức năng phát hiện và giảng giải con đường mà mình đã chứng ngộ. Vị ấy đã chứng ngộ giáo lý thậm thâm vi diệu và giảng dạy sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp cho chúng đệ tử. Tức chư vị đệ tử điều dưới sự hướng dẫn của Phật.[14]

Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A-la-hán như vầy“Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn này, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo).”[15]

Tóm lại, theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Tứ quả Thanh văn mà đỉnh cao nhất là thánh quả A La Hánquả vị tu chứng cuối cùng và là mục tiêu cuối cùng trên lộ trình tu tập giải thoát. Trong khi đó, truyền thống Phật giáo Bắc tạng cho rằng, Phật quả hay quả vị Phật mới là mục tiêu cuối cùng. Lộ trình tu hành đến Phật quả phải ngang qua con đường thực hành Bồ tát đạo, mà cụ thểLục độ ba la mật. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng. Mục đích của Phật giáo là đoạn tận khổ đau và chứng đắc thánh quả giải thoát. Kinh tạng Pāli đưa ra một biểu đồ cụ thể đó là mười kiết sử và các lậu hoặc được đoạn trừ dần thông qua việc áp dụng Tam vô lậu học giới, định tuệ, giúp cho hành giả nắm bắt vững chắc mục tiêupháp hành để đạt đến mục tiêu. Từ đó, việc thẩm định các mức độ thánh quả là rất rõ ràng, và minh bạch. Hành giả có thể tự mình kiểm nghiệm, xem mình đã đoạn trừ được những kiết sử, lậu hoặc nào, từ đó biết được cấp độ tu trì của mình đến đâu trên lộ trình tu học giải thoát, giác ngộ.
Thích Trung Định
Thư Viện Hoa Sen

Ghi chú:

[1] Maurice Walshe (trans.),  Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145

[2] E.M. Hare, The Book of the Gradual Sayings (Aṅguttara Nikāya), Vol.1, Motilal Banarsidass Publishers, Delhi, 2006, pp. 211-212. (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 3 pháp, IX. Phẩm Sa-Môn, Hữu học 2.)

[3]Maurice Walshe (trans.),  Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145.

[4]Ibid, p. 145.

[5] Thích Nữ Trí hải, Thanh Tịnh Đạo, Chương Giảng Về Giới.

[6]Bhikhu Bodhi, (trans.) Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publication,Boston, 2000, p. 912.

[7] Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya, The Middle Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2009, p. 942-43.

[8] See, Bhikkhu Isidatta, Theravadin Essay, Vol. 1, United States of America, 2009, p. 51.

[9] Bhikhu Bodhi, (trans.), SaṃyuttaNikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 1541.

[10]Maurice Walshe, (trans.), Dīgha nikāyaThe Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2012, p. 145-46.

[11] Cf. Nyanatiloka, Buddhist Dictionary: Manual of Buddhist Terms and Doctrines (4threvised edition; Kandy, Śri Lanka: Buddhist Publication Society [1980]), pp. 27-28.

[12] Acharya Buddharakkhita, Mind Overcoming Its Cankers, Buddhist Publication Society, Kandy, Srilanka, 2004, p. 218.

[13] Bhikkhu Bodhi (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 900.

[14] Bhikkhu Bodhi (ed.), In the Buddha’s words An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom Publications, Boston, 2005, p. 382.

[15] Bhikkhu Bodhi (trans.), Saṃyutta nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, Boston, 2000, p. 901.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 63)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 98)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 126)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 145)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 146)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 146)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 244)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 201)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 271)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 222)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 254)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 326)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 315)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 423)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 308)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 462)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 621)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 343)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 435)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 424)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 359)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 476)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 814)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 803)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 669)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 974)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 436)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 560)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 710)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 757)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant