Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Xuân, Đón Xuân

25 Tháng Giêng 201807:58(Xem: 10446)
Tìm Xuân, Đón Xuân

TÌM XUÂN, ĐÓN XUÂN

 

Vĩnh Hảo

 

Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút.

Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.

Tình cảm, tư duy, tri kiến và sự biểu đạt của con người cũng dần dà, vô tình trôi theo dòng chảy của thời gian.

Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay. Tuổi càng trẻ, càng nói nhiều, nói mạnh; tuổi càng cao, càng trầm lặng ít nói.

Các định kiến, thành kiến thời trẻ cũng bị rạn vỡ qua những trận ma-xát trường kỳ của tư duy, đối chiếu, phân loại và trải nghiệm thực tế trong đời sống; để rồi, từ một thiếu niên tự hào, nông nổi, giờ đã thành cụ lão chín chắn, chững chạc, nghĩ điều gì cũng ba lần bảy lượt, nói điều gì cũng rào trước đón sau...

Không có cách thế sinh diệt nào như nhau. Không có những trật tự hay trình tự cố định của vạn hữu. Nên chi, mùa xuân của người nầy lại là mùa thu của người kia, mùa đông của nơi nầy là mùa hạ của chỗ khác. Trong mùa đông, có những lá vàng khô rơi rụng, cùng lúc, cũng có những nụ hoa còn khoe sắc thắm; mà vào mùa xuân, khi muôn hoa rộ nở thì cũng có những chiếc lá xanh lìa cành. Có những người trẻ khóc người lão niên, và cũng có tre già khóc măng non. Niềm đau nhân thế, nói sao cho cùng.

Lặng nhìn trời đất xoay vần, nhân gian dịch chuyển, lòng vời vợi nhớ về cố quận quê xa. Chệch một bước đi, thần tiên nghìn năm lạc lối. Chuếnh choáng bước vào cõi trần, mắt xanh đổi màu mây xám. Trăng soi đường, trời mở lối, mà ngày đêm cứ quàng xiên đi mãi như cùng tử lang thang. Thương mình lao đao, thương người thống khổ, mà có làm, có nói được gì đâu!

Quả tình đôi lúc muốn được một lần như Không Lộ năm xưa:

“Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ

Vui thú tình quê quen sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chóp núi

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.” (1)

Một tiếng kêu dài hay một tràng cười cất lên từ đầu non, khi ngôn ngữ không thể trực chỉ bản thể, không thể biểu đạt được chí nguyện ban đầu, không thể trải phơi được tấm lòng, không diễn bày hết nỗi phù du chóng vánh của cuộc đời trong chuỗi dài trùng điệp tử-sinh.

Có khi cô đơn cùng tận giữa trần thế lao xao, trong phố hội đông đúc nói cười; mà lòng tạnh như nước trong giếng cổ (2).

Phế-hưng bao lớp sóng dồn. Người người lần lượt đến-đi.

Ai chẳng bao phen đi tìm mùa xuân.

Ai chẳng một lần đi qua thuở xuân thì.

Tìm mùa xuân cho nỗi điêu linh thống khổ của cuộc đời. Tìm mùa xuân cho vạn vật hồi sinh.

Ôi là nhớ, cây rừng, hốc đá ven suối. Tiếng chim kêu, một sáng tinh mơ khi sương sớm chưa tàn trên cánh hoa rừng. Củi thông đã tắt trong lò, hương trà cũng đã nguội lạnh. Lòng tịnh yên. Giấc mộng mùa xuân vừa tàn (2).

Nhưng mùa lộc mới cũng vừa về trên những cành khô. Cỏ thơm xanh rợp núi đồi. Ngàn hoa rực rỡ dưới trời xanh biêng biếc. Chim oanh lại hót trên cành. Lòng cũng rộn ràng nao nức như trẻ thơ đón Tết.

Xuân, thêm một lần vui đón xuân sang.

California, ngày 24.01.2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

____________________

(1) Bản dịch của Nguyễn Lang, (trích từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Saigon, nxb Lá Bối 1973), nguyên văn bài kệ Ngôn Hoài của Thiền Sư Không Lộ như sau:

“Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.”

 

(2) Ý và hình ảnh được mượn từ bài thơ Xuân Đán của Chu Văn An ( ? – 1370) thời nhà Trần:


Xuân đán

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn, 

Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. 

Bích mê vân sắc thiên như túy, 

Hồng thấp hoa tiêu lộ vị can. 

Thân dữ cô vân trường luyến tụ, 

Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. 

Bách huân bán lãnh trà yên yết, 

Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

 

Dịch nghĩa:

Sớm xuân 

Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi, 

Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ. 

Màu biếc át cả sắc mây, trời như say, 

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô. 

Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi, 

Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng. 

Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt, 

Một tiếng chim bên suối làm tỉnh mộng xuân.

(Thơ Văn Lý Trần, Tập III, trang 61. NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1978)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 89)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 105)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 129)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 146)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 147)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 149)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 260)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 202)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 272)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 223)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 255)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 327)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 316)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 437)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 309)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 463)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 623)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 345)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 436)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 425)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 362)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 477)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 815)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 808)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 671)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 975)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 438)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 561)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 712)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 758)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant