Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Nghĩa – Ba La Úm Ba La

30 Tháng Giêng 201805:54(Xem: 7939)
Tâm Nghĩa – Ba La Úm Ba La
TÂM NGHĨA – BA LA ÚM BA LA

Tâm Thường Định

Tam Nghia


Nam Cali nắng ấm, nhưng bỗng nhiên lạnh lẽo hơn mọi khi mình đến. Nghe tin anh bệnh nặng và đang hấp hối, nhưng vì vẫn còn làm công tác giáo dục ở xa nên không đến bệnh viện niệm Phật cầu gia bị cho anh. Nhưng mừng vì đã có Thượng Tọa Thích Từ Lực, Ni Sư Thích Nữ Tiến Liên, Htr. Cấp Dũng Tâm Duy Phan Duy Chiêm và đầy đủ quý anh chị huynh trưởng, lớn có, nhỏ có và những người thân đã đến hộ niệm vãng sanh cho anh. Vì tuổi già sức yếu, Huynh trưởng cấp Dũng – Tâm Nghĩa – Lê Hữu Đàng đã mãn phần vào lúc 4 giờ 30 sáng, ngày 23 tháng 01 năm 2018 tại bệnh viện ở thành phố San Jose, California.  Anh thong dong tự tại ra đi giữa đêm khuya tịch mịch như ánh trăng vẫn chiếu sáng khắp cõi muôn trùng.
Huynh trưởng Tâm Nghĩa – Lê Hữu Đàng là một vị huynh trưởng cao niên và thâm niên của Tổ chức GĐPT; anh cũng là cháu ruột của Đức Đệ Nhất Tăng Thống – Thích Tịnh Khiết. Trưởng Tâm Nghĩa, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1934 tại làng Dưỡng Mong, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên, là thành viên của Ban Cố Vấn BHD GĐPT Miền Liễu Quán và Thành viên Hội Đồng Cố Vấn Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Sự ra đi của anh là sự nối tiếc của biết bao nhiêu lam viên, trong đó có anh Tâm Tuệ Cái Ngọc Văn, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Phước Huệ, trong khi nhìn tuyết rơi, nghe tin anh Đàng mất mà lòng se lạnh để rồi anh bất chợt cảm xúc truông trào:
Một sát na tĩnh lặng 
Nguyện cầu chơn linh anh
Thong dong cùng chiếc gậy 
BA LA ÚM BA LA
Anh Tâm Tuệ kể: “một lần anh Đàng đang chống gậy bước vào Chùa, nhướng cặp mắt đeo kính nhìn vừa cười vừa hỏi?
 - Rứa em đi mô?  
  * Ba La Yết Đế 
 -  Chưa được, anh em mình nghiệp còn nặng. Hai anh em cùng cười và hát. ÚM BA LA... Bùm.
Chữ Ba la mật đa 
Um, Án, Om
Chữ đó, thì không thể nghĩ bàn. Không thể diễn đạt. Anh Đàng lúc còn trẻ từng Chết trong mỗi sát na, mà vẫn không rời bỏ chiếc Ao Lam. Đến lúc sắp từ giã cõi đời, vẫn nụ cười hoà dịu trong tình Áo lam.” Anh lại nhắc: “Sao anh em chúng mình tỉnh thức ở mô? Mà không cùng nhau lắng động... ngồi lại với nhau. Suy gẫm và hát vang lên, không gian cũng vang lên ÚM BA LA. Cười với nhau thật là Cười. Rỗng rinh không có chi hết! Cười...”
Đó. Ba La Úm Ba La là thế; nó là bài hát anh Đàng thường chia sẻ. Còn vợ chồng anh chị Htr. Nguyên Phú và Nguyên Nhơn thức khuya để tìm hình cũ để tỏ lòng tri ânthương tiếc: “Em xin gửi đến quý AC một ít hình ảnh của Anh Đàng thay cho lời tri ân và thương tiếc! (Xin xem ở đây)
https://photos.app.goo.gl/f8TlRwyVsE5GE6On2

1. Chu Niên 30 GĐPT KQ 8/2008
2. Lễ Hiệp Kỵ và Thọ Cấp Tập, TX Ngọc Hoà, 4/2009
3. Trại HL A Dục Lộc Uyển Miền LQ, KQ 12/2010
4. ĐH HTr Miền Liễu Quán, 2/2012
5. Lễ Thọ Cấp Tín, KQ 11/2014
6. HT Thái Hoà thăm HTr Bắc Cali, Phổ Từ, 11/2014
7. Lễ Chúc Thọ, NPĐ Fremont 3/2017
Nhìn những hình ảnh này, chúng ta sẽ xúc động hơn vì tuổi già, tóc bạc phơ, đi đứng với chiếc gậy, nhưng vẫn luôn đồng hànhsinh hoạt với đàn em thân yêu. Anh rất duyên dáng, hiền lành và kể chuyện thật hay. Con người anh đôn hậu, ung dungthanh thản. Anh có giọng điệu trầm ấm, những câu chuyệnchúng tôi thích nhất từ anh là Đàn Vịt Trời, Con Voi, Hai Con Ếch, và Rừng Mắm. 
Thế là từ nay không còn nghe được giọng nói ngọt ngào và nhìn thấy nụ cười hiền từ trên môi anh. Nhưng chúng tôi biết và anh sẽ rất vui và hạnh phúc, khi đàn em của mình vẫn còn sinh hoạtthương yêu nhau. Thôi tì em xin ghi lại và chuyển dịch chuyện Rừng Mắm của anh như là một kỷ niệm khó quên. Nguyện cầu Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp độ cho anh, Vãng sanh Tịnh Độ. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
RỪNG MẮM
Đất nước Việt Nam cứ mỗi năm dài thêm ra được độ chừng 20 thước vì được bồi bởi đất phù sa của giòng sông Cửu-Long tại vùng Năm Căn, Cà Mau...
Vùng đất mới được bồi thêm vì quá gần Biển Đông nên đất còn chứa nhiều "nước mặn phèn chua" vì vậy không một loại cây nào có thể sống được ngoại trừ cây Mắm.
Cây Mắm làm nhiệm vụ hút hết "nước mặn phèn chua" rồi gục chết và làm phân bón cho một loài cây khác là cây Tràm.
Cây Tràm làm tiếp nhiệm vụ được giao là hút sạch "nước-mặn + phèn-chua còn sót lại" và giữ nước do những cơn mưa mùa và nước ngọt từ giòng sông Cửu-long + biển-hồ Tonlésap chảy ngang qua trước khi xuôi giòng ra biển.
Vài trăm năm sau những người di dân đã đến vùng đất này, thấy đất đã thuần có thể trồng trọt được nên kéo nhau đến định cư và bắt đầu khai-hoang chặt bỏ cây Tràm để trồng trọt sinh sống.
Dân khai hoang lúc đầu lưa thưa, năm ba người, nhưng càng về sau càng đông và những Ruộng Lúa + Vườn Cây ăn trái đã thành Trù-phú như hôm nay chúng ta đã thấy...
Trước năm 1975, khi đi hành quân ngang qua cánh đồng mênh mông lúa chín và xa xa là những vườn cây ăn quả, tôi lặng người sửng sờ trước một cái trũng nước rộng đường kính độ chừng vài chục thước, và thấy còn sót lại năm ba cây Mắm bên cạnh  gần chục cây Tràm dưới đáy trũng nước u buồn, xa xa là vườn cây xanh mát, xung quanh là cánh đồng lúa chín reo vui và tôi ngậm ngùi cất bước.
Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng
THE FRONTIER FOREST
Viet Nam, our beloved homeland, gets a bit longer every year, about 20 meters or so because of alluvial deposits from the Mekong River in Ca Mau- the Southern most part of the country.
Due to its close proximity to the East Sea, the new land contains high level of "alum salt water" or salinity level and thus is unable to sustain plant life, except for Cây Mắm.
Cây Mắm extracts the “alum salt” or salinity from the water and then dies to become fertilizer for other crops – Cây Tràm.
Cây Tràm then does the remaining task of cleaning up the leftover salty water.  It also holds rain water and stores fresh water from the Mekong River. This fresh water originates from Tibet and runs through Biển Hồ - Tonlesap in Cambodia before flowing out to the sea in Vietnam.
For hundreds of years afterwards, immigrants encountering this land saw that it was tillable, settled there and began chopping down the Cây  Tràm for more profitable farming.
The settlers were few at first being four or five persons but many went later to plant prosperous rice fields and orchards seen today.
Before 1975, when marching through the vast fields of grains and viewing the orchards from a distance, I was stunned to see a still pond that had a few Cây Mắm with a dozen or so Cây Tràm side by side- standing endless in time.  Nowadays, the land is as green as a mat, surrounded by orchards and dancing rice fields. I mournfully walk by- such is the way of life.
Translated by Phe Bach
Có lẽ anh đã là hiện thân của Cây Mắm, Cây Tràm để giữ đất và vun bồi phù sa cho đàn em áo Lam, rồi anh ung dung sinh hoạt dưới cội Bồ Đề đem tiếng cười, tin yêu và hy vọng giữa bao nhiêu áo Lam để rồi anh ra đi thong thả trong câu kinh tiếng kệ và trong niềm thương yêu của biết bao nhiêu người. Anh Tâm Nghĩa đó; anh chính là:
CỘI TÙNG GIỮA RỪNG LAM
Bao nhiêu năm sinh hoạt
Với Phật tử áo Lam
Vẫn miệt mài tận tụy
Vun bồi hạt giống Lam
Vẫn nhẹ nhàng thư thái.
Vẫn từ tốn thảnh thơi
Trung kiên với đạo pháp
Bốn tâm lớn để đời.
Ung dung về cõi Phật
Trong tiếng kệ câu kinh
Tình thương Ba La Mật
Quyện lời Kim Quang Minh
Anh đi Mây qua núi
Anh đi Hạc qua sông
Tâm có trước trời đất
Thân có sau đất trời
Anh về miền Vô sự 
Thân tâm hoá đất trời!
Kính tiễn anh về Cõi Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Tâm Thường Định
Sacramento, Ngày 24 tháng 1, 2018.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2209)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1709)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2020)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1736)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1719)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1891)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1904)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1557)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1730)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2066)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1816)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2385)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1712)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1714)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1672)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2121)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1944)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2084)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1625)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2239)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1594)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1873)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1755)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1818)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1657)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2400)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2114)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2060)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1862)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2215)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1791)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1913)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2142)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1675)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1935)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1931)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2146)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1922)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1765)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1748)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1753)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1863)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2153)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1706)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1679)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2245)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1955)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1773)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2348)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1950)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant