Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái Nhìn Mùa Xuân

13 Tháng Hai 201804:33(Xem: 7331)
Cái Nhìn Mùa Xuân
CÁI NHÌN MÙA XUÂN

Nguyễn Thế Đăng

Cái Nhìn Mùa Xuân

Lời tuyên bố của đức Phật "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" đã được xiển dương trong các kinh Bắc Tạng thành một công thức vĩnh hằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đó là cánh cửa mở vào đời sống Phật giáo. Khi nhìn người khác như một vị Phật sẽ thành, chúng ta sẽ không nói dối với người ấy, sẽ không trộm cắp của người ấy, không tà dâm với người ấy, không thể nào giết hại người ấy. Trái lại chúng ta sẽ vun bồi mọi đức hạnh trong cuộc sống chung (thân hòa đồng trú) với người ấy: tâm từ bi, nhẫn nhục, sự tôn trọng, bố thí cúng dường, sự phát tâm tự mình Bồ đề thành Phật để đưa mọi người thành Phật... Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đó là tất cả giới luật cuả đại Thừa,sự mở đầu và kết thúc của con đường tự mình trở nên toàn vẹn và làm cho mọi người trở nên toàn vẹn. Tất cả mọi đức hạnh đều do đó mà có trong tương quan với tất cả mọi người: con đường tự giác, giác tha giác hạnh viên mãn. Nếu khôngchân lý "Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh", làm sao chúng ta có thể nhẫn nhục một cách rốt ráo, nhẫn nhục ba la mật? Làm sao Thường Bất Khinh Bồ Tát, một tiền thân của đức Phật, khi bị người khác giễu cợt, ném đá, mắng chưởi, vẫn một mực chắp tay thưa rằng: tôi không dám khinh người các người, vì trưóc sau gì các người cũng thành Phật.

Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đó là cội gốc của mọi đức tánh tốt lành nhờ đó mà chúng ta có thể xâm nhập mọi đức hạnh trên con đường đưa tới sự tròn vẹn. Trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm địa, đức Phật nói: "Ta đến cõi Diêm Phù đề, vì tất cả chúng sanh phàm phu ở cõi đất này, thuyết giới tâm địa của Phật Tỳ Lô Giá Na. Lúc mới phát tâm ta thường tụng một giới, đó là nguồn gốc của tất cả Phật, là hột giống Phật Tánh của tất cả Bồ Tát, đó là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Tất cả mọi loài đều có ý thức, có sắc tâm, dầu tình dầu tâm, đều vào trong Phật Tánh Giới, xưa nay thường có chánh nhân Phật tánh này, xưa nay thường trụ nơi Pháp thân Tỳ Lô Giá Na. Ta đây vì đại chúng đây, thuyết lại giới phẩm vô tận, đó là bổn nguyện tự tánh thanh tịnh, giới cuả tất cả chúng sanh:

Lóng nghe ta chánh tụng
Giới tạng trong Phật Pháp
Ba la đề mộc xoa
Dại chúng hãy nghe kỹ
Ngưoi là Phật sẽ thành
Ta là Phật đã thành
Thường tin chắc như thế
Giới phẩm đã thành đủ

Nhìn thấy mọi người đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều là những hoa sen dầu cho còn nằm trong bùn đất, "Thường tin chắc như thế" "đầu đội vâng giữ giới ấy" (kinh Phạm Võng), đó là giới định Huệđại từ bi của đại thừa.

Thiền tông VN xưa nay cũng có cái thấy (Kiến) như vậy, tu hành (Hành) như vậy:

Ai ai đạt giả đồng đồ (đường)
Mỗi người đều có minh châu trong nhà
Mùa xuân vạn thụ khai hoa
Cành cao cành thấp vậy hòa chứng nên

Chúng ta hẳn phải suy diễn ra trong một xã hội mà ai ai cũng nhìn nhau như là hoa sen, dầu đã nở dầu chưa nở thì xã hội ấy có đủ mọi điều tốt đẹp, có tất cả nhân đức, có tất cả giới định huệ, và xã hội đó biến thành một Tịnh độ nhân gian, một quốc độ thanh tịnh của Phật. Bởi vì một trong những mục tiêu cao cả của đại thừa là biến đất nước mình thành một quốc độ thanh tịnh của Phật, thực tịnh độ ngay ở nơi mình sống, như câu nói được lặp đi lặp lại trong kinh đại thừa "Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh" (làm thanh tịnhtrang nghiêm cõi Phật, thành tựu chúng sanh bằng cách làm cho mỗi con người thanh tịnhtrang nghiêm)

Một trong những nguyên lý nền tảng của đạo Phật-mà về sau đã tạo ra tông Duy Thức-là: chúng ta như thế nào thì chúng ta thấy thế giới như thế đó. Và ngược lại chúng ta nhìn thấy cái gì thì chính chúng ta là cái đó. Một khi nhìn thấy toàn bộ cuộc đời và tất cả chúng sanh là một hồ sen vô tận với vô lượng đóa sen là mỗi một chúng sanh, chúng ta đã tiến đến gần cái nhìn của Phật và đang bước vào thế giới hoa sen của Phật, thế giới Liên Hoa đài Tạng nói theo kinh Phạm Võng hay Pháp giới Hoa Tạng nói theo kinh Hoa Nghiêm. Khi nhìn thấy mỗi một người là một đóa hoa sen thì chính tự thân ta cũng là một đóa hoa sen đang nở:

Cái nhìn của Thiền Tông là:

Toàn thể vũ trụ trọn là một con mắt của Sa Môn
Toàn thể vũ trụ trọn là một điểm linh quang trong chính mình
Toàn thể vũ trụ trọn ở trong một điểm linh quang ở chính mình

Khi ấy, vẫn nói theo Thiền Tông, tất cả đều là sắc Phật, tất cả đều là thanh Phật, chim chóc cỏ cây đều là A Di đà Phật tuyên lưu biến hóa làm nên. Đó là Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, pháp giới Hoa Tạng.

Đức đạt Lai Lạt Ma đời thứ 2, trong tập "Những vần thơ huyền bí của một đạt Lai Lạt Ma", viết:

Kinh nghiệm của một hành giả thành tựunhư vầy:

Toàn thể vũ trụ là một mạn đà la linh thánh

Và mỗi chúng sanh là một Hoá thân Phật.

Đó là cái nhìn thâm nhập pháp giới nói trong kinh Hoa Nghiêm:

Nhẫn đến Pháp Giới các chúng sanh
Không ai chẳng hiện trong thân Phật

(Phẩm Nhập Pháp Giới)

Trong mỗi cực vi các đầu lông
Xuất hiện cõi trang nghiêm ba thuở

(Phổ Hiền Hạnh)

Đó là điểm của cái nhìn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh" hay nói theo kinh Hoa Nghiêm "thân Phật không ngằn mé trụ khắp trong thân của tất cả chúng sanh" (phẩm Thăng đâu Suất thiên cung). Đó cũng là kết luận của kinh Hoa Nghiêm: "Tâm, Phật, Chúng Sanh, cả ba không sai khác"

Khi ấy, bổn môn và tích môn hợp nhất, sanh tử tức Niết Bàn, tất cả chỉ là một Hiện Tại vĩnh cửu, một mùa xuân vĩnh cửu của nước Phật, như vua Trần Nhân Tông, Tổ thứ nhất trongTrúc Lâm Tam Tổ, viết trong bài kệ thâu tóm cuộc đời mình:

Số đời một hơi lặng
Tình trần hai biển trong
Cung ma đâu còn nữa
Nước Phật, Xuân vô cùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9966)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9243)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8865)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11142)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11239)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9482)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8136)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9447)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9682)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9082)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9605)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9592)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8061)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8980)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22370)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9257)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17712)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10025)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10539)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10771)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9644)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9283)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10265)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9365)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10527)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9549)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15316)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8455)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11080)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9204)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8503)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8729)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14457)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12631)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9547)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9190)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9772)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14641)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9009)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10441)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10361)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9526)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9385)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10238)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9709)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9220)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10690)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10192)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9763)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11150)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant