Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõi Nước Tây Phương Cực LạcThật Không

10 Tháng Tư 201804:54(Xem: 10181)
Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không
Cõi Nước Tây Phương Cực LạcThật Không

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Tâm Hồng Danh Chiếu Ra Miền Cực Lạc 1


Trong cái thấy biết mọi hình ảnh sự vật, chúng ta chạy theophân biệt là gốc vô minh; trong cái thấy biết, thấy chỉ là thấy không phân biệt là Niết-bàn.

Đứng trên phương diện thực tế trong cuộc sống, chưa có ai từng biết rõ thế giới Tây phương cực lạc ra sao? Và cũng chưa có ai dám xác định rõ ràng hoặc đã từng sinh hoạt ở cõi đó? Một ví dụ rất thực tế, tôi chưa từng đến đất nước Ấn Độ, nhưng tôi có thể biết qua phim ảnh sách báo hoặc truyền thông Internet toàn cầu. Nhờ vậy tôi có thể biết rõ đất nướcẤn Độ mà không cần đến nơi, đó là một sự thật không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, nếu quan niệm thế giới Cực lạc là thế giới lý tưởng, thì chúng ta phải y cứ vào kinh văn dođức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng hơn ba mươi ngànbài kinh. Từ đó chúng ta có thể đối chiếu và so sánh, để tìm ra tiếng nói chung và đây là suy nghĩ của riêng cá nhân chúng tôi. Sau đây chúng tôi trích nguyên văn trong Kinh A Di Đà ở phẩm Điện kiện vãng sanh:

Điều kiện vãng sinh: Này Xá-lợi-phất, bất luận nữ nam, muốn được vãng sanh, thì hãy chuyên cần, khởi lòng  khát  ngưỡng,  nhớ  nghĩ  không  quên, thực  tập  quán  niệm,  “nhất  tâm  bất  loạn,” trong  vòng  một  ngày,  cho  đến  bảy  ngày. Trong giờ  phút  này,  tâm  ý  người  ấy  phải thật  yên  tĩnh,  như  vào  thiền  định,  không còn  tán  loạn,  đảo  điên  mộng  tưởng. Đến lúc qua đời, Phật A-di-đà, thánh chúng hà sa, dang tay tiếp dẫn, khiến được vãng sanh, dự hàng chúng thánh, không hề chia phân.  Này Xá-lợi-phất, vì nhìn thấy được lợi lạc hà sa do niệm Di-đà, ta khuyên các vị, hãy nên chuyên tâmniệm Phật vãng sanh.

Lời bàn: Trong phần này nội dung chính để quyết định vãng sanh đó là câu “nhất tâm bất loạn” Có lẽ các nhà Phật học cũng đã từng bàn luận về câu này rất nhiều tức là một tâm không loạn. Một tâm không loạn phải từ một ngày cho đến bảy ngày thì Phật A Di Đà và Thánh chúng sẽ rước về cõi Tây phươngCực lạc? Một câu hỏi được đặt ra, tâm không loạn là gì? Các nhà nghiên cứu thường lầm lẫn chỗ này, tâm không loạn và nhất niệm tương ưng khác nhau một trời một vực. Một đàng là còn niệm, một đàng là vô niệm, tuy vô niệm nhưng vẫn thường biết rõ ràng nói không thể đến. Nhất niệm tương ưng tức là câu niệm Phật đó đã thành phiến, thành đá rồi tức là còn niệm, nhưng mà thuần nhất chỉ một niệm. Chữ niệm ở đây có hai nghĩa, một là nhớ, một là niệm danh từ đại khái giống như đọc thần chú vậy! Mà còn niệm là còn luân hồivô niệm tức vô sinh an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh vì không còn đến đi.

Giải thích ý nghĩa Cực lạc tức là không còn khổ còn vui, như vậy sẽ đồng nghĩa với Niết-bàn tức vô sinhVô sinh là không còn khổ vui mà vẫn thường biết. Ai biết? Thì rõ ràng đây là cảnh giới Niết-bàn chứ không phải là cõi nước nữa….Học Kinh Phật chúng ta biết ý sâu xa ở chỗ nào? Nếu luận trên ngôn ngữ thì càng bị ngôn ngữ trói buộc, các nhà Phật học cần phải thoát ra….

-Kế đến chúng ta sẽ luận về tâm, tâm thì có hai phần tâm vọng và tâm chơn. Tâm là một danh từ ai cũng có thể nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết rõ ràng. Cái gốc của Phật pháp chính là tâm. Người học Phật pháp phải biết rõ nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải tìm cầu nơi khác mà được. Trong thực tế cuộc sống, Phật giáo là nền giáo dục nhân bản, giúp cho con người nhận ra tâm pháp để giác ngộgiải thoát và thành Phật ngay nơi thân này.

Nhưng tâm chia ra làm hai phần: Tâm chơn còn gọi là tâm thường biết rõ ràng, tâm vọng còn gọi là tâm phân biệt hư dối. Tâm chơn thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay ý thức suy nghĩ mà được, chỉ thấy nghe hay biết mà không vọng động, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Tâm vọng hư dối là hay suy nghĩ phân biệt tốt xấu, đúng sai, ta người…..

Tâm vọng hư dối là "cái hiểu biết phân biệt tốt xấu, đúng sai", hay còn gọi là phần tinh thầnTâm khôngcó hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, nâu. Chúng ta không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn sờ mó rờ đụng được tâm; chỉ thấy cái tác dụng của nó qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên biết có tâm.

Tâm chân thật được hiển lộ qua sự thấy và nghe, khi thấy chỉ là thấy mà vẫn thường biết rõ ràng mọi hình ảnh sự vật, màu sắc xanh, trắng, đỏ, vàng. Khi nghe chỉ là nghe mà không dính mắc vào âm thanhlớn nhỏ, dễ chịu hay không dễ chịu, nhờ vậy ta luôn sống với tính nghe thường hằng.

Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào bóng đèn thì thấy đèn sáng, cho điện vào quạt thì thấy quạt xoay, cho điện vào bàn ủi thì thấy nóng, cho điện vào tủ lạnh thì thể lỏng đông đặc lại v.v…. Chính vì vậy mà người ta biết là có điện. Tâm Phật cũng lại như thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe hay biết nương nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không dấy niệm phân biệt tốt xấu, đúng sai v.v… nên chúng ta biết là có tâm Phật sáng suốt ngay nơi thân này.

Đây mới là vấn đề quan trọng trong việc tu hành, ai có tu sẽ có lúc thể nhập được tâm Phật ngay nơi thân của mỗi người. Chỗ này người tu thiền gọi tâm đang tan hòa vào hư không mà vẫn thường biết rõ ràngHành giả chuyên tu thiền sẽ thể nhập chỗ này rất nhiều, nhưng chỉ lóe lên rồi hết hoặc chỉ là một thời gian ngắn vài ba phút…..?

Ở đây Phật dạy phải nhất tâm bất loạn từ một ngày đến bảy ngày thì Phật sẽ rước về Cực lạc….? Cho đến tận bây giờ chưa có ai dám xác nhận cõi Cực lạc ở đâu, trong văn kinh nói vô số ức kiếp về hướng Tây. Nhưng thể nhập tâm trong vài ba phút hoặc một hai giờ thì các hành giả tu thiền….có thể trải nghiệm được. Bàn đến đây chúng ta đã tìm ra yếu chỉ của một tâm không loạn. Hành giả tu thiền muốn tâm không loạn phải làm sao?

Đối chiếu kinh Lăng Nghiêm: Mắt của chúng ta thấy tất cả mọi hình ảnh sự vật, biết được rõ ràng các màu sắc xanh, đỏ, trắng, đen, nâu, vàng v.v… Cái biết này không thuộc về con mắt mà nương nơi mắt để thấy biết rõ ràng hình ảnh màu sắc một cách không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó, nên gọi là nhãn thức, cái biết nương nơi mắt, tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế.

Trong Kinh Lăng Nghiêm vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: Con xưa nay chưa từng nghe sự chỉ dạy của Phật, gặp bọn Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói: “Thân này sau khi chết không còn gì nữa, gọi là Niết-bàn.” Nay con tuy gặp Phật vẫn còn hồ nghi “làm sao phát huy chứng biết chỗ tâm này chẳng sanh chẳng diệt”?

Phật hỏi: Đại vương! Sắc thân hiện tại của ông là thường trụ chẳng hoại hay là biến hoại? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay sinh diệt thay đổi liên tụcPhật bảo: Đại vương! Ông chưa từng diệt làm sao biết nó diệt? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân biến hoại vô thường của con tuy chưa từng diệt, song con xem hiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng, như lửa tàn thành tro dần dần tiêu mất, nên con có thể biết thân này sẽ từ từ bị tiêu diệt.

Phật bảo: Đại vương! Đúng thế. Nay ông đã già đi theo thời gian, nhan mạo đâu giống lúc còn trẻ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn! Thuở xưa con còn trẻ da dẻ tươi nhuận, đến lúc trưởng thành khí huyết sung mãn, nay con già cả suy yếu hình sắc khô khan, tinh thần mờ tối, tóc bạc mặt nhăn không còn bao lâu sẽ chết, làm sao sánh được với lúc khỏe mạnh sung mãn?

Phật bảo: Đại vương! Hình dung của ông đâu có thể già liền? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Nó thầm biến hóa đổi dời thật con chẳng biết, nóng lạnh đổi thay dần dần đến như thế. Vì sao? Khi con hai mươi tuổi tuy nói còn trẻ, hình tướng mặt mũi đã già hơn lúc mười tuổi, đến ba mươi tuổi lại suy hơn hai mươi tuổi, nay con đã sáu mươi hai tuổi rồi nhìn lại khi mới năm mươi tuổi rõ ràng cường tráng khỏe mạnh.

Kính bạch Thế Tôn! Sự thầm đổi dời tuy đặt thời hạn mười năm, song con suy xét kỹ nó biến đổi đâu những mười năm hai mươi năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉ từng năm, mà dời đổi từng tháng, đâu những từng tháng mà dời đổi từng ngày. Nhưng nếu suy xét chín chắn tế nhị hơn thì khoảng mỗi sát-na, mỗi niệm luôn đổi dời. Vì thế, nên con biết thân này trọn theo sự biến diệt.

Phật bảo: Đại vương! Ông thấy sự biến hóa đổi dời chẳng dừng, ngộ biết thân ông tiêu diệt; cũng chính khi diệt đó, ông biết trong thân có cái chẳng diệt chăng? Vua chấp tay bạch Phật: Thật con chẳng biết.

Phật bảo: Nay tôi chỉ cho ông biết cái tánh chẳng sanh diệt đó. Đại vương! Ông khi mấy tuổi được thấy sông Hằng? Vua thưa: Khi con được ba tuổi mẹ bồng đi yết kiến Thần Kỳ Bà Thiên ngay nơi sông này, khi ấy con mới biết sông Hằng.

Phật bảo: Đại vương! Như ông đã nói, khi hai mươi tuổi già hơn mười tuổi, cho đến sáu mươi tuổi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi dời, ắt khi ông ba tuổi thấy sông Hằng đến năm mười ba tuổi thấy sông Hằng, vậy cái thấy ấy ra sao?

Vua thưa: Như lúc ba tuổi rõ ràng không đổi, cho đến hiện nay sáu mươi hai tuổi cái thấy ấy vẫn không có khác. Phật bảo: Nay ông tự lo tóc bạc mặt nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, song hiện nay ông thấy sông Hằng cùng với cái thấy sông Hằng thuở xưa có trẻ, có già chăng?

Vua thưa: Kính bạch Thế Tôn! Dạ không ạ. Phật bảo: Đại vương! Mặt ông tuy nhăn, song tánh thấy của ông chưa từng nhăn; nhăn thì biến đổi, chẳng nhăn thì không biến đổibiến đổi thì bị sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt, tại sao ở trong ấy chịu sanh tử với ông, mà ông dẫn lời Mạc-dà-lê... đều nói thân này sau khi chết là diệt hết?

Rồi cũng trong kinh Lăng Nghiêm Phật ở trong đại chúng đưa tay lên nắm lại xoè ra, nắm lại xoè ra, hỏi A-nan: "Nay ông thấy cái gì?" A-nan thưa: "Con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai ở trong chúng xòe nắm". Phật bảo A-nan: "Ông thấy tay ta ở trong chúng xòe nắm, hay cái thấy của ông có xòe nắm"? A-nan thưa: "Tay trăm báu của Thế Tôn ở trong chúng xòe nắm, con thấy tay Như Lai tự xòe nắm, chẳng phải tánh thấy của con có xòe nắm". Phật hỏi: "Cái nào động, cái nào tịnh”? A-nan thưa: "Tay Phật động, tánh thấy của con còn không có tịnh, huống là động". Phật khen: "Đúng thế".

Khi đọc đoạn kinh trên, chúng ta thấy Phật chỉ rõ ràng ngay nơi thân này cái nào sanh diệt, cái nào chẳng sanh diệt. Thân là dòng biến động thay đổi từng phút giây, từ khi mở mắt chào đời cho đến khi khôn lớn trưởng thành rồi già, bệnh, chết tức là thân này không thật có cho nên vô thường hoại diệtTánh thấy nương nơi mắt xưa nay chưa từng thay đổi, thì làm gì có vô thường hoại diệt, bởi vì khi thấy mọi hình ảnh sự vật như thế nào, thì biết rõ như thế ấy mà vẫn thường biết rõ ràng.

Kinh Lăng Nghiêm Phật bảo ngài A Nan đánh tiếng chuông rồi hỏi ngài có nghe không, ngài A Nan trả lời có. Đợi khi tiếng chuông im bặt một hồi lâu, Phật hỏi lại: “Ông có nghe không?”. Ngài A Nan trả lời: “Không nghe!”, liền bị Phật quở: “Tại sao ông quên mình theo vật?” Phật nói tiếp: “khi có tiếng, nghe có tiếng, khi không tiếng, nghe không tiếng”. Tính nghe luôn thường hằng nên có tiếng biết có tiếng, không tiếng biết không tiếng, vậy mà chúng ta không chịu thừa nhận nên luôn sống trong đau khổ lầm mê bởi vì chạy theo âm thanh lớn nhỏ, vừa ý hay không vừa ý.

Trong cái thấy biết mọi hình ảnh sự vật, chúng ta chạy theo phân biệt là gốc vô minh; trong cái thấy biết, thấy chỉ là thấy không phân biệt là Niết-bàn. Đó là con đường trở về thể tánh chân thật hằng tri, hằng giác. Đó là sự chỉ dạy trong kinh Lăng Nghiêm và các thiền sư đồng một điểm, không có chỗ nào sai khác.

-Đối chiếu thiền sưThiền sư Sùng Tín là con nhà bán bánh bao gần chùa, mỗi ngày đem bánh đến cúng dường Thiền sư Đạo Ngộ. Mỗi lần nhận bánh, thiền sư Đạo Ngộ để lại một cái cho sư và nói: "Ta cho ngươi lại một cái, để dành ân huệ cho con cháu về sau." và cứ như thế một thời gian dài. Thầy rất ngạc nhiên nên mới hỏi thì được thiền sư trả lời: "Bánh của ngươi đem đến, ta cho lại ngươi một cái, có lỗi lầm gì"?

Sùng Tín từ đó mới thắc mắc mà không tìm ra đáp số, một hôm ông đến tìm gặp thiền sư hỏi cho biết rõ sự thậtThiền sư nói: Nếu nhà ngươi muốn biết thì hãy phát tâm xuất gia học đạo đi, ta sẽ vì ông nói. Sùng Tín nghe nói vậy thu xếp việc gia đình xong xuôi, sau đó xuất gia học đạoTuy nhiên khi vào Thiền viện đã hơn 3 năm mà sư phụ chẳng chỉ dạy điều gì, làm cho ngài càng thêm thắc mắc hơn, nên tâm mới thành một khối?

Một hôm sư thưa: "Từ ngày con đến đây chưa từng được thầy chỉ dạy tâm yếu". Đạo Ngộ đáp: "Từ ngày ngươi đến đây, ta chưa từng chẳng dạy ngươi". Sư hỏi lại: "Chỉ dạy ở chỗ nào"? Đạo Ngộ bảo: "Ngươi dâng trà, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi bưng cơm đến, ta vì ngươi mà nhận. Ngươi xá lui, ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu"? Sư cuối đầu lặng thinh giây lâu. Đạo Ngộ bảo: Thấy thì thẳng đó liền thấy suy nghĩ liền sai. Nghe câu nói này sư có chút tỏ ngộ, rồi lại hỏi thêm: "Con làm sao gìn giữ"? Đạo Ngộ bảo: "Mặc tính tiêu daotuỳ duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm, chẳng có thánh giải khác". Ngay nơi câu nói này thầy triệt ngộ. Sau thầy đến trụ tại Long Đàm, dạy đồ chúng tu học.

Nói tánh thấy tức là chỉ cái thấy biết thường xuyên ngay nơi mắt chúng ta, khi chưa khởi niệm phân biệtđể so sánh đẹp xấu, hơn thua. Thiền sư Sùng Tín lúc còn cư sĩ mỗi ngày phát tâm cúng dường mười cái bánh bao, khi nhận xong thiền sư cho lại Sùng Tín một cái, làm cho ông cư sĩ này phải thắc mắc và ấp ủ trong lòng vì sao có chuyện kỳ lạ như thế! Ngài tự nghĩ thầm, chắc có ý chỉ cao siêu gì đây? Sau nhiều lần gặp thiền sư mong được giải đáp thắc mắc trên, nhưng thiền sư không trả lời mà chỉ nói: “Bánh ngươi cúng, ta cho lại một cái có lỗi lầm gì”?

Hằng ngày ông ta làm bánh bao vừa bán, vừa cúng dườngchúng ta lưu ý, cái gì thấy mà biết là bánh bao. Chính chỗ này, thiền sư muốn chỉ tánh thấy nương nơi mắt để ông nhận ra ông chủ của mình là chơn tâm Phật tính mà sau này chỉ dạy lại cho con cháu về sau. Khi Sùng Tín nhận lại một cái bánh bao, cái gì thấy, cái gì biết, thấy biết cái bánh bao mà chưa khởi niệm phân biệt, vậy ngay khi ấy là gì? Thiền sư quá từ bi cho nên dồn đệ tử vào đường cùng, bắt buộc đệ tử phải chú tâm cao độ vào đó mà không còn nhớ những chuyện gì khác, nhờ vậy lâu ngày trở thành một khối.

Và một giải pháp cuối cùng muốn biết được điều đó thì anh cư sĩ này phải xuất gia. Nhưng khi được xuất gia rồi ông thầy bắt làm thị giả mà chẳng có lời nào chỉ dạy. Mỗi khi hỏi đến thì thiền sư gạt ngang chẳng thèm trả lời. Đây là chiêu thuật của các thiền sư muốn làm cho đệ tử chỉ thắc mắc một vấn đề đó thôi, nhờ vậy bao nhiêu tạp niệm khác, lần hồi rơi rụng theo thời gian vì sự chuyên nhất vào một chỗ.

Đợi cho đến lúc vị đệ tử của mình quá khát khao, thiền sư chỉ nói: Ta lúc nào cũng chỉ dạy tâm yếu? Ông cúng dường bánh cho ta! Ta cho lại ông một cái đó, ông mắt thấy tai nghe rõ ràng như vậy chỗ nào không phải là tâm yếu? Đến chỗ này thì trời đất mênh mông vô cùng tận cũng không ngoài cái thấy biết thanh tịnh như như.

Cho đến khi chúng ta mở hay nhắm mắt, nó cũng luôn luôn hiển lộ. Nó không lệ thuộc hoàn toàn vào mắt, cơ quan mắt tốt thì nó hiện sáng tỏcơ quan mắt xấu thì nó hiện lu mờcho đến cơ quan mắt hoại nó cũng không bị hoại theo. Người bị mù thì nhắm mắt thấy tối, đồng như người sáng mắt vào trong nhà tối đều vẫn thấy như nhau.

Đó là đặc tính thường biết rõ ràng nói không thể đến của tánh thấy nương nơi mắt, thiền sư Sùng tín nhận được tâm yếu từ tánh thấy, nên sau này giáo hóa mọi người cũng bằng phương pháp này. Cũng trong Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: "sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc Niết-bàn". Người muốn trở về chân tánh thường biết rõ ràng, không có cách nào khác hơn là phải nương vào mắt tai mũi lưỡi thân ý. Sáu căn là gốc luân hồi sinh tử, sáu căn cũng là gốc giải thoátnguyên nhân vì sao lại có sai biệtnhư thế? Trong cái thấy biết mọi hình ảnh sự vật, chúng ta chạy theo phân biệt là gốc vô minh; trong cái thấy biết, thấy chỉ là thấy không phân biệt là Niết-bàn. Đó là con đường trở về thể tánh chân thật hằng tri, hằng giác. Đó là sự chỉ dạy trong kinh Lăng Nghiêm và các thiền sư đồng một điểm, không có chỗ nào sai khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12854)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11534)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16739)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 19805)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15792)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13026)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 12970)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13004)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15444)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12168)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13000)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15630)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13737)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 14961)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13684)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13656)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 12869)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13559)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13425)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15119)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14575)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13730)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14048)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13261)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13271)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14498)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13724)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14825)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17544)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14265)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16678)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 17864)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15354)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15240)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 16875)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29171)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16138)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 17892)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19143)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21272)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19613)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22808)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17129)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17524)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16071)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15844)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21569)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19659)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20031)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19293)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant