Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Đức Người Phật Tử

03 Tháng Năm 201804:54(Xem: 8084)
Đạo Đức Người Phật Tử
Đạo Đức Người Phật Tử 

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Đạo Đức Người Phật Tử

Người Phật tử chân chínhnếu không biết tu thì mình sẽ đụng chạm tới rất nhiều người, bởi thế gian này luôn tranh giành, sát phạt lẫn nhau; nhưng khi chúng ta có tu, quý vị dám bảo đảm là mình sẽ không đụng chạm gì đến mọi người hay không?

Khi mình tin Phật thì sẽ làm cho các loài ma rất lấy làm khó chịu, bởi chúng mất đi một bạn đồng minh và làm những người theo ma cũng ghét lây. Chúng ta thấy rõ ràng giữa đời này ma nhiều vô sốkể, chúng ta chỉ tin Phật thôi là đã đụng chạm đến nhiều người lắm rồi; nhưng ma ở đây là gì? Ma là những gì làm hại cho người và vật, cả vật chất lẫn tinh thần.

Mình tin pháp Phật là những lời dạy chân chính thì sẽ đụng đến các tà thuyết bất chính làm mê hoặc lòng người. Vì thế, mình nói đúng Chánh pháp và thực hành đúng Chánh pháp là đã đụng chạm đến các người tuyên truyền tà thuyết và mê tín dị đoan, để làm mờ mắt thiên hạ.

Chúng ta tin chư Tăng những người tu hành chân chính thì sẽ đụng chạm tới các thầy tà, bạn ác đội lốt tu sĩ nắm quyền điều hành giáo hộiChúng ta nếu thật sự chỉ biết đi chùa tụng kinhlễ Phật, làm công quả,ngồi thiền và buông xả các tạp niệm xấu ác thì ta đâu có thời gian, để đi nói xấu người này người kia, ấy thế mà vẫn đụng chạm tới quyến thuộc của “ma”.

Chúng ta tin giới pháp của Phật và áp dụng tu hành là đã đụng chạm tới những sinh hoạt phi đạo đức, gây ra các tệ nạn xã hội, làm khổ đau cho nhân loạiThế cho nên, việc mình có niềm tin vững chắc đối với Tam bảo thôi, thì mình đã đụng chạm tới  những người không tin sâu nhân quả và cho rằng chết là hết.

Người đời vì không hiểu nên thích giết hại sinh vật để ăn, tranh giành nhau để sống, tàn hại, huỷ hoại người khác để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Người Phật tử chân chính, khi đã tin Phật rồi thì lại không thích làm tổn hại đến người vật, vì đó là nhân dẫn đến oán giận thù hằn, làm khổ đau cho nhau. Đại đa sốđều cho rằng “vật dưỡng nhơn” nên họ mặc tình sát sinh hại vật, họ công khai giết và còn khuyến khích nhiều người khác giết. Người Phật tử không giết hại mà còn khuyên nhủ mọi người phóng sinh giúp người cứu vật, thế là càng đụng chạm lớn đến họ. Suy cho cùng có cuộc sống là có đụng chạm, dù ta không thích đụng chạm nhưng vẫn cứ phải đụng chạm hoài.

Chúng ta ưa tôn trọng công bằnglẽ phải, muốn sự sống này đều được bình đẳng, để ta cùng đóng góp giúp đỡ cho nhau nhưng đâu có được, vì có những người luôn lợi dụng quyền cao chức trọng để bóc lột, chèn ép kẻ dưới. Phật dạy: mong muốn mà không được như ý là khổ. Tiền bạc tài sản do công sức mình làm ra phải tiết kiệm lắm mới dư chút đỉnh, giờ lại bị kẻ khác lấy đi thì ai chẳng buồn khổ, vậy mà vẫn cómột số người vì lười biếng, ham hưởng thụ nhiều, hoặc kẻ có chức quyền đã bớt sén của người khác; thế là cuộc sống phải chịu đụng chạm, cọ xát đủ thứ hết khó mà tránh khỏi. Người khôn ngoan, sáng suốt biết tạo nhân lành thì ít bị tai hoạ, còn số đông phải chịu nhiều đau khổ lầm mê, do không có hiểu biết chân chính.

Phật dạy người Phật tử không ngoại tình mà còn hay sống chung thủy một vợ, một chồng, nhưng những người có thói quen đuổi bướm bắt hoa ham mê của lạ, thích sắc đẹp thì lại thích như vậy, nên ta phải đụng chạm tới họ.

Người đệ tử Phật chỉ thích nói lời chân thậtnói đúng chân lý, không nói dối để lừa gạt người khác; nhưng hễ nói lời ngay thẳng thì sẽ đụng chạm kẻ điêu ngoa, xảo trá, hễ nói sự thật thì sẽ đụng chạm đến người nói dóc, nói láo, nói dối. Người Phật tử chân chính, ai lại đi nói dối để lừa gạt người khác phải không quý vị, chỉ cần mình nói thiệt thôi là đã đụng chạm đến người khác rồi, chúng ta thà mích lòng trước, đặng lòng sau còn hơn là sống trên sự giả dốilừa đảo lẫn nhau.

Rượu thuốc, xì ke, ma tuý tác hại đến chừng nào, nhưng thế gian lại tiêm nhiễm nặng những thứ ấy, gâybệnh hoạn, làm mất an ninhtrật tự, bạo lực gia đình, rồi dẫn đến hiếp dâm, trộm cướp, lừa đảo, làm gia đình chia ly, tan nhà nát cửa, và cuối cùng là tù tội. Chúng ta đâu có muốn như vậy mà vẫn bị nhiều người phê phán, chỉ trích kẻ đó ngu, không biết hưởng thụ gì hết. Mình đâu có giành bia ôm, rượu thịt của họ mà ăn nhưng vẫn cứ bị đụng chạm hoài.

Thế cho nên, quý vị thấy, mình thật tu thì cũng bị đụng chạm tới những người không chịu tu, vậy hỏi làm sao để thế gian này thật sự được hoà hợp vui vẻ sống với nhau. Không thể có chuyện đó được, ai khôn thì nhờ, ai ngu thì chịu sống trong đau khổ làm mê  từ đời này qua kiếp khác thôi.
Thiên ma ba tuần khi nghe tin Phật đang thiền định dưới cội Bồ-đề, nó tìm đủ mọi cách quấy nhiễu để ngăn Phật thành đạo,  nhưng không làm gì được Phật. Tại vì sao? Đức Phật dùng cây cung thiền định và lưỡikiếm trí tuệ để quét sạch chúng ma. Đến khi thành Phật rồi, Thiên ma lại muốn Ngài mau nhập Niết Bànsớm, để họ được quyền làm nhiễu loạn thế gian, tất cả đều là chúng ma hết dưới nhiều hình thức. Bởi vậy, người tu theo Phật là đụng chạm tới sự tham lamích kỷ của thế giới loài ma. Người Phật tử chân chính, cũng muốn dìu dắt họ đi lên để chuyển hoá cõi ma thành cõi Phật, nhưng chúng có chịu nghe đâu, chúng cứ bày trò níu kéo lẫn nhau, để kích thích lòng tham lam của con người.

Thế cho nên, sống giữa cuộc đời, người biết gìn giữ giới đức để không bị rơi vào hố sâu của tội lỗi, rất là khó. Chúng ta phải can đảm, mạnh dạn, quyết tâm lắm mới có thể vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời, vì chúng ma đông vô số. Nếu chúng ta không tu thì đụng đâu chửi đó, đánh đấm, mạ luỵ lẫn nhau, đụng chạmliên miên không có ngày thôi dứt.

Người có tu thì khéo sắp xếp hơn, tuy có đụng chạm đôi ít nhưng cũng không sao. Vì mình có sự kham nhẫn, sức chịu đựng trong suốt quá trình tu học để chuyển hoá chúng ma, quay về nương tựa Phật.Chúng ta thường tự hào rằng, mình tu rồi thì ai cũng thương, cũng kính, cũng mến và quý trọng? Không có chuyện đó đâu quý vị, chúng ta đừng có mơ mộng ảo huyền. Ta càng tu thì càng bị nhiều người khảo hạch, chống đối; ví như muốn biết mình không còn nóng giận nữa thì bị người trách mắng, đánh chửi, coi ta có động tâm hay không?

Hiểu được như vậy, chúng ta mới cố gắngkiên trì, bền bỉ trong từng phút giây để có cơ hội sống đượctrọn vẹn với niềm tin không thối chuyển của mình trên bước đường tu tậpchuyển hoá. Thật ra, cuộc đờirất đẹp và trong sáng như những vì sao lấp lánh ban đêm, chỉ có tâm ma của con người mới tạo ra oan tráicuộc đời.

Thế gian này, người biết quy hướng về Phật pháp rất là ít, vì họ bị bộn bề công việc, mắc lo cơm áo gạo tiền, chúng ma đồng hóa nên không có thời gian tìm hiểu tu theo đạo Phật, nên đa số rơi vào si mê lầm lạc, khổ đau. Phật thấy rõ sự tác hại của nó nên vì lòng từ bi mà khuyên nhủ mọi người hãy sống có ý thức vàtrách nhiệmthương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Khi ta có niềm tin vững chắc thì bước đi càng rộng mở, không có gì có thể ngăn cản bước ta đi. NgườiPhật tử cần phải nuôi dưỡng và xây dựng niềm tin chân chính, tin sâu nhân quả, tin mình là chủ của bao điều họa phúc và tin tâm mình là Phật nhờ biết cách buông xả. Trong cuộc sống, Đức Phật luôn nhấn mạnhvề lòng tin sau khi có trí tuệ, xem đó là động lực thúc đẩy mọi sự tiến bộ của con người trong suốt quá trìnhtu tập và chuyển hoá hướng đến mục tiêu giác ngộgiải thoát.

Đức Phật dạy có 10 điều chớ vội tin:

1-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
5-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
6-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7-Chớ vội tin một điều gì khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
8-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
9-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10-Chớ vội tin một điều gì chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên. 

Bài kinh trên Phật dạy cho người Kalmala, sau khi họ thỉnh cầu như sau: Kính bạch đức Thế Tôn, có rất nhiều vị đạo sư đã đến thăm chúng con, người nào cũng tuyên truyền rằng đạo của họ là chân lý. Kính bạch Ngài, chúng con không biết lời chỉ dạy của ai là đúng để tin theo và áp dụng hành trì.

Phật không trả lời ngay câu hỏi mà hỏi lại họ: Người hay sát sinh hại vật có từ bi hay không? Dạ thưa không. Người hay gian tham, trộm cướp, lường gạt của người có từ bi hay không? Dạ thưa không. Người hay uống rượu say sưa làm não hại thân tâm có từ bi hay không? Dạ thưa không. Đức Phật của chúng tarất khéo léo dẫn dụ, bắt buộc mọi người phải cân nhắcsuy nghĩ và thể nghiệm lời dạy đó rồi mới tin.

Một niềm tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì lòng tin ấy mới là chánh tín.Chúng ta đến với đạo Phật, tin Phật mà không hiểu Phật tức là phỉ báng Phật, và vô tình làm lu mờ chánh pháp Phật-đà.

Vậy niềm tin và lập trường vững chắc của người Phật tử là gì? Nói chung, niềm tin chân chính rất quan trọng và tối cần thiết trong đời sống con người, nếu niềm tin không đúng chân lý sẽ dẫn chúng ta rơi vàomê tín dị đoan, hoặc tin sau khi chết là hết làm cho nhân loại dễ dàng rơi vào hố sâu tội lỗiThế cho nên, trước khi tin bất cứ điều gì, ta phải cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, coi lời dạy của học thuyết đó có gìlợi ích cho nhân loại hay không? Đây là cách thức xây dựng niềm tin chân chính cho người Phật tử, sau khi phát sinh trí tuệ nhờ văn, tư, tu theo lời Phật dạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13946)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12657)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12730)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12435)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13417)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13614)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13767)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14198)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12596)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13671)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13759)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13633)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13289)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15929)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15982)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13763)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16682)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14261)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12976)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13410)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13362)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17466)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13123)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13899)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12516)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12458)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12666)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12848)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15272)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15083)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13406)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12764)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14132)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14441)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12826)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12177)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13655)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15039)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21390)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14528)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14812)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13803)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16674)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12760)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12208)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11466)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13875)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15722)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14012)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16071)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant