Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tóm Tắt

08 Tháng Năm 201807:03(Xem: 9300)
Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tóm Tắt

Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tóm Tắt 

Thích Trừng Sỹ


Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tóm Tắt

Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), một con người lịch sử, một thái tử thuộc dòng họ Thích Ca(Sakya), con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana), sống tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) cách đây gần ba nghìn năm. Tất Đạt Đa sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, tương ứng với tháng năm thường lịch, năm 624 trước công nguyên dưới gốc cây Vô Ưu (Ashoka tree) tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nước Nê-pan (Nepal) ngày nay. Siddhartha có nghĩa là con người toại nguyện có đầy đủ phước đức và trí tuệ

Sau khi thái tử sinh ra được 7 ngày, mẹ ngài, tứcthánh Mẫu Ma-da (Māyādevī) mất. Người mẹ kế của ngài là Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di (Mahāpajāpatī Gotamī) chăm lo. Khi tới tuổi 16, thái tử lập gia đình với công chúa Da-du-đà-la (Yasodharā) và có một người con trai duy nhất tên là La Hầu La (Rāhula).

Sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và sung sướng, nhưng thái tử vẫn cảm thấy không tự do và thoái mái, cùng với người thân cận của mình tên là Sa Nặc (Channa), thực hiện một chuyến đi ra khỏi 4 cửathành hoàng cung để thăm các cảnh thật bên ngoài. Ra khỏi cửa thành, đi về hướng Đôngthái tử và Sa Nặc gặp người già; đi về hướng Tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết; và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ. Một trong bốn cảnh thật mà thái tử chứng kiến, cảnh thật thứ tư không những là đề tài thiền quán cho thái tử, mà còn tạo nguồn cảm hứng cho thái tử sau này trở thành vịẩn sĩ không nhà, sống không gia đình và không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái.

Xuất gia năm 29 tuổi, học đạo với hai vị đạo sĩ Ālāra Kalāma và Uddaka Rāmaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em của ông Kiều Trần Như (Kondañña), nhà tu Tất Đạt Đa xét thấy rằng việc tu khổ hạnhvà cực đoan của họ đã làm chướng ngại cho việc chứng đạo. Người quyết định chọn cho mình lối tukhông tham đắm dục lạc và không khổ hạnh ép xác, tức là hướng thực hành Trung Đạo(majjhimāpaipadā) với con đường Thánh có tám làn xe chạy: Chánh Kiến (Sammā Diṭṭhi)Chánh Tư Duy(Sammā Sakappa)Chánh Ngữ (Sammā Vācā)Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta), Chánh Mạng(Sammā Ājīva), Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma)Chánh Niệm (Sammā Sati), và Chánh Định (Sammā Samādhi).[1]   

Sau khi dùng bát cháo sữa do nàng Su Dà Ta (Sujatacúng dường, nhận bó cỏ Kiết tường (Kusa) của người nông phu, đến Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Bồ tát Tất Đạt Đa kiên quyết ngồi thiền định dưới cộiBồ đề 49 ngày đêm cho tới khi thành chánh quả. Ngài thực tập thiền định từ thấp tới cao, quán niệm hơi thở ra vào đều đặn (Anapana Sati), an trú Sơ Thiền (Jhāna), Nhị ThiềnTam ThiềnTứ ThiềnKhông Vô Biên Xứ Định (Akasanantya Yatana), Thức Vô Biên Xứ Định (Vijnanantya Yatana), Vô Sở Hữu Xứ Định(Akincanna Yatana), Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định (N'evasanna Nasanna Yatana), Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha Samapatti).[2]

Đêm thứ 49, canh đầuBồ Tát chứng Túc Mạng Minh (Pubbe nivāsānussati māna), biết rõ nhân quả nhiều đời trước của Ngài; canh giữa, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh (Cutūpapāta māna), biết rõ nghiệp báo nhiều đời trước của chúng sanhcanh cuối, khi sao mai vừa mọc, Ngài chứng Lậu Tận Minh (Āsavakkhaya māna), giác ngộ viên mãn (Anuttara samma sambodhi) – phát hiện ra bốn sự thật: Khổ (Dukkha), Khổ tập(Dukkha samudaya ariya sacca), Khổ diệt (Dukkha nirodha ariya sacca), Con đường đưa đến khổ diệt(Dukkha nirodha gāmini  patipadā ariya sacca). Cuối cùngBồ tát thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni(Sakyamuni) tại Bồ Đề Đạo Tràng lúc 35 tuổi.

Sau khi Bồ Tát thành PhậtPhạm thiên Sahampati thưa thỉnh đức Phật ba lần để đi hoằng pháp và giáo hóachúng sanhCuối cùngđức Phật đồng ý những lời thỉnh mời của Phạm thiên, và tìm đến hai vị đạo sĩ trước đây để truyền đạo, nhưng cả hai vị đều qua đời. Đi đến vườn Lộc Uyển (Migadava) ở Sarnathđức Phật nói bài Pháp đầu tiên (Dhamma Cakka Pavattana) cho năm người bạn đồng tu. Cả năm người này đều thấm nhuần diệu pháp và chứng quả A La Hán (Arhanta). Như vậy, Phật, Pháp và Tăng được hình thành tại đây.

Đức Phật và Tăng chúng chủ yếu nương vào thiền định để nuôi dưỡng tâm, nương vào của bố thí của người đàn việt để nuôi dưỡng thân, thích an trú vào môi trường thiên nhiên, và đạt được sự tu chứngan lạc và hạnh phúc của tự thân để giáo hóa tha nhân. Sống đời sống không gia đình, quý Ngài có nhiều thời gian để tu tập và phục vụ chúng sanh, nương vào tình thầy trò, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình hộ pháp vàhoằng pháp để làm lợi lạc cho quần sanh.

Tiếp theo, nhà giàu có Da Xá (Dasa), gia đình Da Xá, các bạn, và các người thân quen của Da Xá đượcđức Phật giáo hóa và làm đệ tử của Người. Trong số đó, những vị đệ tử đức hạnhtài đức, và nổi tiếngnhất của Người được liệt kê dưới đây là:

Tôn giả Xá-lợi-phất (Sāriputta) – Vị có trí tuệ đệ nhất,

Tôn giả Mục-kiền-liên (Moggallana) – Vị có tấm lòng hiếu thảo và thần thông đệ nhất,

Tôn giả Ma Ha Ca-diếp (Maha Kassapa) – Vị Tổ Sư gương mẫu có khả năng thu nhiếp đại chúnglãnh đạoTăng đoàn, và tu hành khổ hạnh đệ nhất,

Tôn giả Tu-bồ-đề (Subhuti) – Vị quán chiếu tánh không (Suññatā) đệ nhất,

Tôn giả Phú-lâu-na (Purana) – Vị giảng Sư tài giỏi thuyết pháp đệ nhất,

Tôn giả Ca-chiên-diên (Kaccayana) – Vị luận Sư tài giỏi luận giải Phật pháp đệ nhất,

Tôn giả A-na-luật (Anurudha) – Vị có cái nhìn không chướng ngại, tức Thiên nhãn đệ nhất,

Tôn giả Ưu-ba-li (Upali) – Vị luật Sư gương mẫu trùng tuyên Luật tạng và trì Luật đệ nhất,

Tôn giả A-nan (Ananda) – Vị có khả năng nghe nhiều, tiếp thu, nhớ kỹ, trùng tuyên Kinh tạng, cũng là vị thị giả tướng hảotrung thànhtận tâm, chu đáo, và khéo léo đệ nhất,

Tôn giả La-hầu-la (Rahula) – Vị có hạnh nhẫn nhục, lắng nghe, chuyển hóa, và thực hành oai nghitế hạnh đệ nhất.

Nữ Tôn giả Kiều-đàm-di (Mahàpajàpati Gotami) – Vị Tổ Sư gương mẫu có khả năng thu nhiếp đại chúng,lãnh đạo Ni đoàn, và tu hành khổ hạnh đệ nhất,

Nữ trưởng giả Tỳ-xá-khư (Visakha) – Vị thí chủ hảo tâm bố thícúng dường, và hộ trì Phật pháp đệ nhất

Nam trưởng giả Cấp-cô-độc (Anathapindika) – Vị thí chủ hảo tâm bố thícúng dường và hộ trì Phật pháp đệ nhất

Vua A-dục (Ashoka) – vị hoàng đế thánh Phật tử có công truyền bá đạo Phật trong và ngoài nước Ấn Độđệ nhất.

 

Khi các đệ tử của đức Phật càng ngày càng đông, đức Phật động viên và khuyên bảo: “Này các Thầy Tỳ Kheo! Hãy ra đi nhiều hướng khác nhau để hoằng dương chánh pháp và cứu độ chúng sanh, hãy đem sựtu tậpan lạc và hạnh phúc của tự thân để giáo hóa tha nhân. Vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người, các vị hãy truyền bá chánh pháp cho muôn loài. Giáo pháp của Như Lai toàn hảo ở chặn đầu, chặn giữa, và chặn cuối, cả tinh thần lẫn văn tự. Các vị hãy công bố đời sống thánh thiện và hòa bình cho số đông trên khắp hành tinh này.”(Xem Mahāvagga 19 – 20).

Về sau, đức Phật giáo hóa rất nhiều hạng người khác nhau trong mọi tầng lớp xã hội, như các vua quan, quần thần, thương gia, tôi tớ, thậm chí những kẻ hốt phân, kẻ sát nhân và kỷ nữ. Giáo pháp và Tăng đoàncủa đức Thế Tôn đều có khả năng dung nhiếp những người đến từ các giai cấptôn giáo, màu da, chủng tộc… khác nhau. Những ai có đủ duyên tu, học, hiểu, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đờisống hằng ngày của mình một cách chánh niệm và tỉnh giác, thì họ có thể đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Các đệ tử của đức Phật chủ yếu bao gồm hai Chúng: xuất gia và tại gia. Cả hai chúng này đều hỗ trợ với nhau như hình với bóng làm yếu tố then chốt để cùng nhau đem đạo Phật đi vào cuộc đời và giúp đời thêm vui bớt khổ.

Hoằng dương chánh pháp trong 45 năm, tất cả những gì đức Phật dạy như nắm lá cây trong lòng bàn tay nhằm giúp con người nhận diện và chuyển hóa khổ đau, và giúp họ sống đời sống an vui và hạnh phúcngay tại thế gian này.

Trước khi nhập Niết Bànđức Phật khuyên dạy các đệ tử: “Hỡi các đệ tử! Các pháp hữu vi đều vô thườngvà biến đổi. Các vị hãy tinh tấn tu học và thực hành phật pháp nhiều hơn nữa, để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân. Đây là những lời giáo huấn tối hậu của Ta cho các người.” [Xem Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna sutta) II số 16].

Trụ thế ở đời 80 năm, khoảng năm 544 trước công nguyên, lúc 80 tuổi, đức Phật nhập diệt tĩnh lặng, nằm nghiêng mình về hông phải, chân trái duỗi thẳng trên chân phải, đầu quay về hướng Bắc dưới hai cây song thọ tại rừng Sa La (Sala) tại quận Câu Thi Na (Kushinagar), Ấn Độ ngày nay.

Để tỏ lòng tôn kính và tri ân sâu sắc đối với đức Thế Tôn, mỗi người đệ tử của Ngài phải tự mình sống đúng với chánh pháp bằng cách không làm các việc ác, hãy làm các việc lành, giữ thân tâm thanh tịnh. Mỗi người chúng ta phải là món quà tu tập, hòa bình, an vui, và hạnh phúc đích thực để hiến tặng cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. 

 

Kính chúc quý vị thân tâm thường an lạc và thấm nhuần giáo pháp của đức Thế Tôn.

                           Thích Trừng Sỹ Trú trì Chùa Pháp Nhãn Austin[3]

 

                                                              



[1]  Xem Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta) thuộc Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, 56: 11).

[2]  Xem S. III. 28. Sāriputtasaṃyutta;  CDB. III. Chap. VII. 1018.

[3] http://www.phapnhan.net/ http://phapnhantemple.com/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2064)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2212)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1710)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2020)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1737)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1720)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1893)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1905)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1557)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1730)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2070)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1823)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2385)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1714)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1714)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1673)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2122)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1945)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2086)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1626)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2244)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1594)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1873)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1757)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1823)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1666)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2401)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2115)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2067)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1868)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2218)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1792)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1916)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2148)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1680)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1936)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1931)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2148)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1925)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1766)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1749)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1755)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1864)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2157)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1708)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1683)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2248)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1956)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1774)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2349)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant