Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

23 Tháng Năm 201808:54(Xem: 5664)
Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

 

Nguyên Giác

 

Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.

Một câu thắc mắc là, có cần giác ngộ hay không? Câu này người viết không dám trả lời bằng thể khẳng định. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh, và trong các tích truyện Nikaya đều cho biết có một thời điểm xảy ra trong tâm của người tu, từ lúc đó người này biết rằng sanh đã tận, và mọi chuyện đã khác. Thí dụ, trong Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha), có rất nhiều trường hợp đắc quả A La Hán sau khi nghe Đức Phật đọc một bài kệ, hay khi nhìn thấy nước chảy xuôi từ bắp đủi, hay khi dùng kim nhấn ngọn bấc đèn xuống dầu… Thí dụ, trong Pháp Cú Tích Truyện, các trường hợp tức khắc đắc quả A La Hán có ghi lại tích của 500 vị tăng trong bài Kệ 170 sau khi nghe Đức Phật đọc một bài kệ, hay về chàng làm xiếc Uggasena còn lơ lửng trên cây đã tức khắc tự biết sanh đã tận sau khi nghe Đức Phật dạy “buông bỏ cả quá, hiện, vị lai,” hay như Kệ 142 về quan đại thần Santati vừa mới gây nghiệp sát và nghiệp sắc dục nhưng đã giải thoát tức khắc sau khi Đức Phật đọc bài kệ tương tự về “vô sở trụ” và rất nhiều trường hợp khác. Tương tự, nhiều trường hợpKinh Tập. Nghĩa là, có một khoảnh khắc như thế của tâm thức, muốn gọi là gì cũng được. Tốt nhất, chớ nên bận tâm chuyện đốn ngộ hay không đốn ngộ, chỉ cần lặng lẽ phòng hộ sáu căn trọn ngày là đủ. 

Một câu thắc mắc rằng, có phải Tứ Niệm Xứ (niệm thân, thọ, tâm, pháp) là pháp duy nhất để giải thoát hay không? Bất kỳ ai đọc kinh cẩn trọng, cũng thấy chữ “duy nhất” là sai. Thí dụ, trong Trung Bộ có hai kinh dạy về Không Tam Muội, hay “an trú Không.” Tương tự, trong Tương Ưng Bộ cũng có nhiều kinh về Không (Emptiness), đặc biệt Đức Phật từng cảnh báo trong Kinh SN 20.7 rằng trong tương lai (không xác định thời lượng, nhưng có lẽ thời này tới rồi vậy) sẽ tới lúc nhiều vị sư không chịu lắng nghe, không chịu hiểu, không chịu học thuộc các kinh sâu thẳm, vi diệu về pháp Không (in a future time there will be mendicant who won’t want to listen when discourses spoken by the Realized One—deep, profound, transcendent, dealing with emptiness—are being recited. They won’t pay attention or apply their minds to understand them, nor will they think those teachings are worth learning and memorizing- bản dịch Sujato). Hay như Kinh AN 11.10, Đức Phật nói rằng trong hàng đệ tử của Ngài có những tu sĩ giỏi như tuấn mã, khi thiền tư mà không dựa vào đất-nước-gió-lửa và cũng không dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết… Tương tự, nhóm Kinh Tậpngôn ngữ của Bát Nhã, của Long Thọ. Hay như Kinh Bahiya, dạy về an tâm với pháp Như Thị. Hay như trong Trưởng Lão Ni Kệ, có Ni Trưởng Sona, và một số vị khác đắc quả bằng Định Vô Tướng (không niệm bất kỳ một tướng nào của ngũ uẩn, nghĩa là nghịch hướng với niệm theo bốn đối tượng). Nghĩa là, có nhiều pháp giải thoát không phải Tứ Niệm Xứ. Trong khi đó, Tứ Niệm Xứ là niệm có đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp) và là niệm “ở đây và bây giờ,” trong khi đọc trở ngược đoạn văn trên về Pháp Cú Tích Truyện, sẽ thấy rằng Đức Phật dạy pháp niệm không-đối-tượng, nghĩa là “xa lìa quá, hiện, vị lai.” Nghĩa là, mỗi người tùy nhân duyên nhiều đời, sẽ gặp pháp thuận lợi riêng cho mình.  

Tới đây sang câu hỏi khác. Một ý thắc mắc rằng, Đức Phậtmột lần nói rằng thấy Pháp chính là thấy Như Lai. Như vậy, Pháp là gì? Chỗ này không dám nói ý riêng, chỉ xin dẫn kinh ra. Xem như đây là một cơ hội đọc lại lời Đức Phật dạy.

Trong kinh, chữ Pháp (Dhamma, viết theo Nam Tông; Dharma, viết theo Bắc Tông) có nghĩa rất mênh mông. Có khi chữ Pháp là lời Đức Phật dạy, có khi là chiếc bè để vượt qua dòng sông sanh tử, có khi là Luật Duyên Khởi, có khi là sự thật của vũ trụ (Tứ Diệu Đế, trong đó Bát Chánh Đạo nằm trong Đạo Đế), có khi là Tam Học (Giới Định Huệ), có khi là đối tượng của tâm, có khi là vận hành của ba cõi (12 xứ, gồm 6 nội xứ và 6 ngoại xứ), có khi là toàn thể 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức), có khi là những yêu cầu tu học (như Kinh AN 5.73, yêu cầu phải học các đoạn đối thoại, học các chuyện kể, học các giải thích về pháp nghĩa, học các vần thơ…) và vân vân. Nghĩa là mênh mông. Nghĩa là, có nói gì đi nữa, cũng không đầy đủ.

Nơi đây sẽ tìm hiểu sơ lược một số kinh ngắn để xem Pháp đã được tuyên thuyết như thế nào. Tuy rằng kinh ngắn, nhưng đều siêu xuất tuyệt vời. Đức Phật từng nói trong kinh AN 4.113 rằng, tuấn mã chỉ cần thấy bóng roi là biết hướng để đi, không cần gì dài dòng phức tạp; do vậy, có khi kinh ngắn nhưng lại đầy đủ cho một đời tu học. Nơi đây sẽ chủ yếu chọn đọc một số kinh ngắn trong tiếng Anh có cú pháp dơn giản, để tiện cho độc giả tham khảo các bản Anh dịch, để thấy một pháp tu tiện dụngthích nghi. Nơi đây sẽ đọc một góc rất nhỏ trong cánh rừng Phật pháp, không dẫn các kinh Trường Bộ, Trung Bộ và nhiều kinh Tương Ưng Bộ vì độ dài khó tóm lược, và cũng không dẫn ra nhóm Kinh Tập vì khó dịch và khó tóm lược trong vài dòng. Như vậy, Pháp là gì?

 Kinh SN 22.87: Đủ rồi Vakkali! Thân bất tịnh này (của ta) có gì đâu mà ngó? Vakkali, ai thấy Pháp là thấy ta; ai thấy ta là thấy Pháp. Thực sự thấy Pháp, sẽ thấy ta; thấy ta, sẽ thấy Pháp. (1)

Kinh AN 3.52: Với thế giới như thế đang bốc cháy với già, bệnh và chết, bất kỳ phòng hộ thân, khẩu và ý được tu tập nơi đây sẽ là hầm trú, hang động, hải đảo và nơi tỵ nạn sau khi chết sau thế giới này. (2) 

Kinh AN 3.71: Có con đường Bát Chánh Đạo này: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. (3)

Kinh AN 4.37: Trang bị bốn phẩm chất này, một vị sư không có thể rơi ngã và sẽ đi trong hiện diện của Niết Bàn… Khi một vị sư (a) giữ gìn giới luật, (b) phòng hộ các căn, (c) ăn điều độ, và (d) tận lực tỉnh giác… Làm sao phòng hộ các căn? Đó là khi mắt thấy một hình thể, nhà sư không nắm giữ bất kỳ đặc tướng nào (của hình thể đó) hay nắm giữ bất kỳ các biến thể của hình thể đó (on seeing a form with the eye, does not grasp at any theme or variations by which)… tương tự với tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm… (4) 

Kinh AN 5.73: Có trường hợp khi một  nhà sư học Pháp: các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn trong đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời. Vị này không dùng cả ngày để học Pháp. Vị này không rời bỏ sự cô tịch. Vị này tự an tĩnh nội tâm. Đó gọi là một vị sư an trú trong Pháp. (5)

Kinh AN 7.64: Có trường hợp khi một nhà sư biết Pháp: các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn nói đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời. Nếu vị này không biết Pháp -- các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn nói đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời  -- vị này không gọi được là người có cảm nhận về Pháp (he wouldn't be said to be one with a sense of Dhamma). (6)

Kinh AN 8.63. Trong kinh này, Đức Phật dạy về những cách tu tập Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả) và Tứ Niệm Xứ (niệm thân, thọ, tâm, pháp) như là căn bản pháp tu định. Định này không có nghĩa là ngồi nhập định như nhiều người nghĩ, nhưng chính là định trong đi đứng nằm ngồi. Kinh viết, “Khi định này được thiết lập như thế, được tăng thượng như thế, rồi bất kỳ nơi đâu người đi, ngươi sẽ đi trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi đứng, ngươi sẽ đứng trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi ngồi, ngươi sẽ ngồi trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi nằm, ngươi sẽ nằm trong thoải mái.” (…wherever you go, you will go in comfort. Wherever you stand, you will stand in comfort. Wherever you sit, you will sit in comfort. Wherever you lie down, you will lie down in comfort.)(7)

Kinh AN 10.60. Trong kinh này, ngài Ananda trình với Đức Phật rằng nhà sư Girimananda đau bệnh nguy kịch. Đức Phật nói rằng ngài Ananda hãy tới nói với nhà sư bệnh về 10 pháp tưởng, có thể rằng đau bệnh sẽ tức khắc hết. Sau khi nghe ngài Ananda nói (tức là, chỉ mới nghe Pháp thôi), nhà sư Girimananda tức khắc hết đau bệnh (Then after Girimānanda heard these ten perceptions his illness died down on the spot.). Kinh viết, “(1) Tưởng về vô thường, (2) tưởng về vô ngã, (3) tưởng về bất tịnh, (4) tưởng về nguy hiểm (của thân tâm trong cõi này), (5) tưởng về xả ly, (6) tưởng về từ bỏ tham luyến, (7) tưởng về tịch diệt, (8) tưởng về nhàm chán toàn bộ thế giới, (9) tưởng về vô thường trong tất cả hiện tượng hữu vi, và (10) niệm về hơi thở (tức là, niệm 16 pháp hơi thở).” (8)

Kinh Ud 1.9. Trong kinh này, Đức Phật nói rằng sự thanh tịnh không thể đạt được vì nghi lễ xuống tắm sông Gaya và vì nghi thức hỏa tịnh, mà “trong người nào có sự thật và Pháp, người đó mới thanh tịnh.” (9)

Kinh Ud 1.10. Trong kinh này, ẩn sĩ Bahiya được một vị thiên, bạn từ nhiều kiếp xưa, hiện tới yêu cầu tìm Đức Phật để học Pháp. Bahiya đi liên tục nhiều ngày, gặp Đức Phật đang đi khất thực, chận lại ba lần xin dạy Pháp (Let the Gracious One preach the Dhamma to me)… Đức Phật nói, “Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy, trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe… Đó là con đường, Bahiya, ngươi hãy tự tu luyện.” Thời gian ngắn sau, Bahiya bị một con bò tông chết. Đức Phật cho làm nghi thức hỏa táng, nói Bahiya đã trở thành A La Hán, “nơi đất nước gió lửa không có chỗ bám.” (10)

Kinh Ud 7.7. Đức Phật nhớ lại khi ngài rời bỏ tưởng (và khách thể hóa để thành phân biệt giữa tôi/thế giới), và do vậy xa lìa kiến. Đây là nhóm chữ khó dịch. Bản dịch Anandajoti là "giving up of signs of conceptual diversification." Bản dịch Thanissaro là "abandoning of the perceptions & categories of objectification." Bản dịch của Dawsonne Melanchthon Strong là “on his own abandonment of consciousness and reasoning in connection with the hindrances.”  Bản dịch Ireland (bản giấy, sách 'The Udana and the Itivuttaka' ấn bản 2007, trang 92-3) là "abandonment of perceptions and concepts born of proliferation." Còn chữ kiến (no standing-place), hay lập trường về tôi/thế giới hay về có/không là sinh khởi từ thế giới tâm phan duyên của tưởng. Lẽ ra trong tâm người tu phải tịch lặng hết các tưởng. Kinh viết, "Đức Phật nhớ lại thời ngài xa lìa tưởng và việc phân biệt thế giới khách thể... Người đã không còn khách thể hóa, không còn kiến sanh khởi trong tâm, người đã vượt qua xa (One who has no objectifications, no standing-place, who has gone beyond... – bản dịch Thanissaro)." (11)

Kinh Iti 1.7. Đức Phật dạy, hiểu Cái Tất Cả, xa lìa tham luyến Cái Tất Cả (the All), sẽ giải thoát. Cái Tất Cả là sáu căn và sáu trần, có nghĩa là tất cả thế giới chúng ta kinh nghiệm trong/ngoài thân tâm.(12)

Kinh Iti 43. Đức Phật dạy, "Các sư, có một cái vô sanh, một cái không bị đưa tới sanh khởi, môt cái không bị làm ra, một cái không bị điều kiện hóa. Các sư, nếu không có một cái vô sanh, một cái không bị đưa tới sanh khởi, môt cái không bị làm ra, một cái không bị điều kiện hóa như thế, sẽ không thể có giải thoát được nhận ra từ cái được sanh ra, cái bị đưa tới sanh khởi, cái bị tạo tác, cái bị điều kiện hóa. Nhưng bởi vì có cái vô sanh, cái không bị đưa tới sanh khởi, cái không bị làm ra, cái không bị điều kiện hóa cho nên giải thoát được nhận ra từ cái được sanh ra, cái bị đưa tới sanh khởi, cái bị tạo tác, cái bị điều kiện hóa." (13)

Kinh SN 1.1. Một vị thiên hỏi rằng làm thế nào vượt qua trận lụt (của sinh tử). Đức Phật nói rằng, không đứng lại, không dấn bước tới (bản dịch Sujato dịch là không đứng lại, không bơi đi), là sẽ tới bờ bên kia. Kinh này có thể hiểu là khi tâm hành tịch diệt (hay là khi xa lìa các niệm hữu/vô, khi xa lìa tranh cãi đúng/sai), trận lụt sinh tử tức khắc biến mất. Cả 3 bản Anh dịch đều xuất sắc, có link ở (14).

Kinh SN 1.2. Giải thoát là gì? Đức Phật giải thích là khi xóa sổ tưởng và thức, khi tịch diệtvắng lặng các thọ. (Bản Sujato là: the finishing of perception and consciousness, and the cessation and stilling of feelings; Bản Bodhi là: By the extinction of perception and consciousness, By the cessation and appeasement of feelings...) (15)

Kinh SN 1.27. Ba câu hỏi là: Từ đâu, dòng sông (sinh tử) trở ngược? Từ đâu, vòng (sinh tử) không còn xoay? Từ đâu, danh và sắc (tức, thân và tâm) ngưng với không gì còn lại? Đức Phật trả lời rằng nơi đất nước gió lửa không còn thấy chỗ trụ nữa, nơi đó dòng sông sẽ trở ngược, vòng chu kỳ sẽ hết xoay, và nơi đó danh và sắc không còn để lại gì nữa.(16)

Kinh SN 1.41. Kinh này dạy bố thí, cúng dường. Chư thiên đọc thơ trước Đức Phật. Rằng thế giới này bốc cháy với giá và chết, chúng sinh nên tự cứu bằng cách bố thí, vì những gì được trao tặng là những gì được cứu... Thân này sẽ chết cùng với tất cả tài sản, biết như thế, người trí huệ sẽ sống biết đủ, cùng lúcbố thí. Sau kh bố thí và sống biết đủ, họ sẽ lên cõi trời. (17)

Kinh SN 2.26. Đức Phật trả lời một vị thiên rằng không có thể nào du hành để tới nơi nào gọi là tận cùng thế giới, nơi người đó sẽ không sinh ra, già đi, hấp hối, từ trần, hay tái sinh... Giải thoát phải từ nơi tấm thân này, với tưởng và tâm (with its perception and mind) mà ta nói về thế giới, về cội nguồn (thế giới), về tịch diệt (thế giới), và về pháp tu dẫn tới sự tịch diệt.(18)

Kinh SN 4.19. Kinh này nghe y hệt Pháp Bảo Đàn Kinh. Nơi đây, hình ảnh con  trâu lại là hiển lộ của tâm (mắt, tai...). Ma Vương giả làm một nông dân mang chiếc cày trên vai, tới gặp Đức Phật và hỏi xem có thấy con trâu của y ở đâu không. Sau vài câu nói chuyện, Đức Phật trả lời Ma Vương rằng, "Cái riêng của ngươi chính là mắt, của ngươi là cái được thấy, của ngươi là cánh đồng nhãn thức. Ma Vương, nơi không có mắt (căn), không có cái được thấy (trần), không có nhãn thức (thức) -- ngươi không có chỗ nơi đó. Cái riêng của người chính là tai... mũi... lưỡi... thân... tâm, của ngươi chính là niệm, của ngươi chính là cánh đồng ý thức. Nơi không tâm, không niệm, không ý thức -- ngươi không có chỗ nơi đó, hỡi Ma Vương!" (Yours alone, ascetic, is the eye, yours are sights, yours is the field of eye contact consciousness. Where there is no eye, no sights, no eye contact consciousness—you have no place there, Wicked One! Yours alone is the ear … nose … tongue … body … mind, yours are thoughts, yours is the field of mind contact consciousness. Where there is no mind, no thoughts, no mind contact consciousness—you have no place there, Wicked One!”) (19)

Kinh SN 8.4. Hai nhà sư Vangisa và Ananda vào thành Savatthi khất thực. Ngài Vangisa đột nhiên thấy tâm tham đắm khởi lên, mới nói với ngài Ananda rằng xin giúp vì tâm ngài bốc cháy lửa dục. Ngài Ananda đưa ra một loạt pháp đối trị, trả lời rằng tâm của bạn bốc cháy, vì tưởng bị hỏng rồi, "Hãy tránh nhìn những gì quyến rũ vì tham đắm sẽ gợi lên. Hãy xem tất cả pháp hữu vi như cái khác, như khổ đau và vô ngã. Hãy dập tắt lửa dục, chớ để bốc cháy nữa. Hãy thiền tập về những gì xấu xí, những gì nhất tâm, những gì an tĩnh; với pháp niệm thân, hãy xa lìa các ảo ảnh. Hãy thiền tập về vô tướng, buông xả hết cái [tâm] chấp ngã; và khi bạn hiểu cái [tâm] chấp ngã đó, bạn sẽ sống an bình." (Bản dịch Sujato: Meditate on the signless, give up the underlying tendency to conceit; and when you comprehend conceit, you will live at peace. Bản dịch Thanissaro: Develop the theme-less. Cast out conceit. Then, from breaking through conceit, you will go on your way at peace.) (20)

Nghĩa là, ngài Vangisa vào thành và thấy tâm bốc lửa vì những hình thể xinh đẹp, được ngài Ananda đưa ra một loạt lời khuyên: hãy thiền với đề mục bất tịnh, rồi định tâm, rồi niệm thân, sau cùng là niệm vô tướng. Chữ vô tướng (signless) theo Thanh Tịnh Đạo có nghĩa là "không có tướng năm uẩn."  (Signless, being secluded from the sign of the five aggregates, taken as having no graspable entity (aviggaha)." Comm. to VM [Visuddhimagga] XVI, 23 (quoted, PP [The Path of Purification, by Ven. Ñanamoli, Colombo 1956] p. 564n.) Có một giải thích khác, rằng vô tướng là “không có tướng tham sân si,” nhưng giải thích này có lẽ không đúng, vì như thế là xong rồi, đâu cần tu nữa. Nghĩa là, các luận sư suy đoán, và có khi bất đồng. Pháp định vô tướng ít được giải thích trong kinh, có nghĩa là thời đó, pháp này Đức Phật đã dạy rất cặn kẽ (cho nên không bị thắc mắc nhiều).

Nơi đây, nên dẫn ra Kinh SN 22.80, Đức Phật nói có ba loại tâm bất thiện, và bứng gốc rễ hoàn toàn tâm bất thiện là, hoặc tập pháp Tứ Niệm Xứ, hoặc tập pháp Định Vô Tướng.

(Bốn bản Anh dịch SN 22.80 trích như sau. Bản dịch Sujato: ...where do these three unskillful thoughts cease without anything left over? In those who meditate with their mind firmly established in the four kinds of mindfulness meditation; or who develop signless immersion. Bản dịch Bodhi: ...For one who dwells with a mind well established in the four establishments of mindfulness, or for one who develops the signless concentration. Bản dịch Maurice O'Connell Walshe: ...And these three unskilled states disappear utterly in him whose heart is well established in the four foundations of mindfulness, or who practices concentration on the signless. Bản dịch Thanissaro: ...unskillful thinking cease without remainder in one who dwells with his mind well established in the four frames of reference or who develops the themeless concentration.) (21)

Cần ghi nhận rằng Pháp Định Vô Tướng đã được Thiền Tông giải thích bằng nhiều phương tiện, như ngài Bồ Đề Đạt Ma (nói về 5 ngoại xứ và 6 nội xứ: ngoài, dứt hết các duyên; trong, không tư lường dính mắc) hay ngài Huệ Năng (Tịch tịch đoạn kiến văn, đảng đảng tâm vô trước); hay như Tín Tâm MinhChứng Đạo Ca, và rất nhiều lời dạy khác của Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ. Chúng ta có thể nói gọn rằng, vì vô tướngxa lìa tướng ngũ uẩn, nên tịch diệt gốc rễ [của hành] phải là nơi thức uẩn (khi danh-sắc bị phá hủy chính là nơi thức vô tướng, vô tận và toàn sáng, “Where consciousness is signless, boundless, all-luminous.”). Xem đối chiếu Kinh DN 1 và Kinh MN 49 ở link (22).

Kinh SN 40.9. Mục Kiền Liên, đừng quên an trú trong pháp định vô tướng của tâm. Hãy chú tâm vào pháp định vô tướng của tâm; vào nhất tâman trú trong định vô tướng. (Moggallāna! Don’t neglect the signless immersion of the heart, brahmin! Settle your mind in the signless immersion of the heart; unify your mind and immerse it in the signless immersion of the heart.’ - bản dịch Sujato) (23)

Kinh AN 6.13. Đức Phật nói rằng có nhà sư nói là đã tu pháp vô tướng nhưng thức vẫn còn trôi chạy theo tướng (still my consciousness follows the drift of signs). Đức Phật nói rằng như thế là sai rồi, vì nếu đã tu được pháp vô tướng thì không thể nào thức trôi theo các tướng được nữa (It's impossible, there is no way that — when the signless has been developed, pursued, handed the reins and taken as a basis, given a grounding, steadied, consolidated, and well-undertaken as an awareness-release — consciousness would follow the drift of signs.- bản dịch Thanissaro) (24)

Kinh 41.7. Cư sĩ Citta nói: thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Đó là khi một nhà sư, không chú tâm vào bất kỳ tướng nào, vào và an trú trong định vô tướng của tâm. (Bản dịch Sujato: And what is the signless heart’s release? It’s when a mendicant, not focusing on any signs, enters and remains in the signless immersion of the heart. This is called the signless heart’s release. Bản dịch Bodhi, trang 1326, sách "The Connected Discourses of the Buddha": Here, with nonattention to all signs, a bhikkhu enters and dwells in the signless concentration of mind. This is called the signless liberation of mind.) (25)

Kinh AN 10.2. Chỉ cần giữ giới thanh tịnh, và không cần khởi lên ước muốn gì hết (tâm hành xứ diệt) rồi sẽ tự động đắc quả A La Hán. (Bản dịch Bodhi: Bhikkhus, for a virtuous person, one whose behavior is virtuous, no volition need be exerted... Thus, bhikkhus, one stage flows into the next stage, one stage fills up the next stage, for going from the near shore to the far shore.) (26)

Trong Trưởng Lão Tăng Kệ Thag 8.1, ngài Maha-Kaccana có bài thơ hai đoạn, nơi đây viết như văn xuôi cho gọn (có thể đối chiếu với bài kệ của Bồ Đề Đạt Ma: Ngoài dứt hết các duyên, trong không tư lường dính mắc, tâm hệt như tường vách...):  

“Người này nghe tất cả với tai, Người này thấy tất cả với mắt, Người trí không nên kình chống tất cả những gì được thấy và được nghe.

Người có mắt nên như mù, Người có tai nên như điếc, Người có trí nên như câm, Người có sức khỏe nên như mong manh. Rồi thì, khi mục tiêu đạt tới, Người này có thể nằm trên giường ra đi an ổn.” (Bản Bodhi: One with eyes should be as if blind, One with ears as if deaf, One with wisdom as if mute, One with strength as if feeble. Then, when the goal has been attained, One may lie upon one's death bed.) (27)

Nơi đây xin ngưng bút. Vì nói tới Pháp là vô cùng tận. Nhưng vốn thật như chư tổ viết: Pháp pháp bổn vô pháp… 

Nguyên Giác

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 22.87: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.087x.wlsh.html

(2) Kinh AN 3.52 – https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an03/an03.052.than.html

(3) Kinh AN 3.71 - https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an03/an03.071.than.html

(4) Kinh AN 4.37: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an04/an04.037.than.html

(5) Kinh AN 5.73: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an05/an05.073.than.html

(6) Kinh AN 7.64: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an07/an07.064.than.html

(7) Kinh AN 8.63:  https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an08/an08.063.than.html

(8) Kinh AN 10.60: https://suttacentral.net/an10.60/en/sujato

(9) Kinh Ud 1.9: In whom there is truth and Dhamma, he is pure -- https://suttacentral.net/ud1.9/en/anandajoti

(10) Kinh Ud 1.10: In what is seen there must be only what is seen, in what is heard there must be only what is heard, in what is sensed there must be only what is sensed, in what is cognized there must be only what is cognized. This is the way, Bāhiya, you should train yourself. - https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti

(11) Kinh Ud 7.7: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.7.07.than.html

(12) Kinh Iti 1.7: https://suttacentral.net/iti7/en/ireland

(13) Kinh Iti 43: “There is, bhikkhus, a not-born, a not-brought-to-being, a not-made, a not-conditioned. If, bhikkhus, there were no not-born, not-brought-to-being, not-made, not-conditioned, no escape would be discerned from what is born, brought-to-being, made, conditioned. But since there is a not-born, a not-brought-to-being, a not-made, a not-conditioned, therefore an escape is discerned from what is born, brought-to-being, made, conditioned.” - https://suttacentral.net/iti43/en/ireland

(14) Kinh SN 1.1. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.1/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/sn1.1/en/bodhi

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn01/sn01.001.than.html

(15) Kinh SN 1.2. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.2/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/sn1.2/en/bodhi

(16) Kinh SN 1.27. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.27/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/sn1.27/en/bodhi

(17) Kinh SN 1.41: https://suttacentral.net/sn1.41/en/sujato

(18) Kinh SN 2.26. https://suttacentral.net/sn2.26/en/sujato

(19) Kinh SN 4.19. https://suttacentral.net/sn4.19/en/sujato

(20) Kinh SN 8.4. https://suttacentral.net/sn8.4/en/sujato

(21) Kinh SN 22.80. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn22.80/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.80/en/bodhi

Bản MOW: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.080.wlsh.html

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.080.than.html

(22) Bản đối chiếuhttp://www.leighb.com/dn11_85.htm

(23) Kinh SN 40.9 - https://suttacentral.net/sn40.9/en/sujato

(24) Kinh AN 6.13 - https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an06/an06.013.than.html

(25) Kinh 41.7. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn41.7/en/sujato- Bản Bodhi: https://tinyurl.com/ybwlaqxv

(26) Kinh AN 10.2 - https://suttacentral.net/an10.2/en/bodhi

(27) Thag 8.1 - https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/thag/thag.08.01.bodh.html

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8860)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11132)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11238)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9476)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8134)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9443)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9677)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9080)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9593)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9589)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8057)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8978)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22360)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9252)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17711)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10021)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10531)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10766)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9643)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9279)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10262)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9363)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10510)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9546)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15310)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8446)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11065)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9194)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8496)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8707)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14442)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12625)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9544)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9185)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9765)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14628)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9005)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10435)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10351)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9525)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9381)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10233)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9699)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9216)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10680)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10182)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9761)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11144)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18736)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9579)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant