Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôi Học Phật

01 Tháng Sáu 201805:10(Xem: 7223)
Tôi Học Phật

TÔI HỌC PHẬT 

Bác sĩ
 Đỗ Hồng Ngọc


Thoảng Hương Sen

… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu:
- “Này các Tỳ khưu, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”.
- “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”.
- “Này các Tỳ khưu, cũng giống như thế...

Cho nên, với tôi, “lõm bõm” học Phật cũng là quá đủ rồi vậy!

1. La-hầu-la là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-đạt-đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến. Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm vua cha thì La-hầu-la đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La-hầu-la cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hãy coi Phật đã dạy La-hầu-la những gì… để học lóm cũng hay!
Trước hết, Phật giao La-hầu-la cho… ông “thầy dạy kèm” là Xá-lợi-phất. Sao lại Xá-lợi-phất mà không phải ai khác như Mục-kiền-liên chẳng hạn? Xá-lợi-phất thì mới đúng là một ông giáo, kiến thức uyên bácđệ tửtrí tuệ bậc nhất của Phật mà. Phật giao cậu bé La-hầu-la cho Xá-lợi-phất dạy dỗ là muốn La-hầu-la đi vàocon đường tu tập bằng trí tuệ trước hết. Nếu Mục-kiền-liên mà làm thầy có khi La-hầu-la mê… thần thông mất! Phật không trực tiếp
dạy La-hầu-la vì cha mà dạy con không dễ, nhứt là ông con có máu làm vua!
Và bài học đầu tiên Xá-lợi-phất dạy La-hầu-la là thở. Tức là dạy kỹ năng đầu tiên của thiền định. Bởi đây cũng chính là con đường khai mở trí huệ. Có chánh định rồi mới mong có chánh kiếnchánh tư duy… chớ, phải không? Cuộc sống càng căng thẳng, càng đam mê, càng nhiều  tham sân si mạn nghi tà kiến… thì người ta càng dễ quên thở. Người ta chỉ thoi thóp thở, khò khè thở, hời hợt thở, cà giựt thở, cà hước thở cho qua ngày đoạn tháng! Cho nên phải dạy thở trước hết cho La-hầu-la là đúng. Nhưng thở không chỉ là thở. Thở để thấy một kiếp người. Thở để thấy vô thườngvô ngã. Thở để thấy duyên sinh, thấy thực tướng vô tướng
Rồi khi La-hầu-la lớn dần lên, Phật dạy những bước tiếp theo. Hãy học hạnh của đất. Hãy như đất. Đất ở khắp nơi. Đất trong ta. Đất trong vũ trụ. Không có đất, ta không nên hình nên dạng. Không có đất, nhựanguyên không thành nhựa luyện. Điều quan trọng: đất không hề phân biệt. Ném một thỏi vàng hay một đống rác, đất vẫn “như như bất động”…  

Hãy học hạnh của nước. Hãy như nước. Nước ở khắp nơi. Nước ở trong ta chiếm đến ba phần tư thể trọng. Cũng như biển cả sông ngòi chiếm ba phần tư mặt địa cầu. “Nước trôi ra biển lại tuôn về nguồn” (Tản Đà). Chẳng thêm chẳng bớt…

Hãy học hạnh của gió. Hãy như gió. Gió ở khắp nơi. Gió trong ta. Trong bầu khí quyển. “Gió không có nhà/ Gió đi muôn phương…”. Đâu cũng là nhà của gió. “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...” (TCS).

Hãy học hạnh của lửa. Hãy như lửa. Lửa ở khắp nơi. Lửa trong ta. Lửa trong vũ trụ. Lửa ở mặt trời. Lửa giữa lòng đất. Lửa ở trong cây. Không có lửa sao cọ xát thì cây bốc lửa? Lửa đốt cháy hết tham sân si.Lửa tam muội ngùn ngụt trong chánh định…
Tứ đại “đất, nước, gió, lửa”, chính là những chất liệu, như Nitrogen (đất), Hydrogen (nước), Oxygen (gió), Carbon (lửa) tạo nên protein. Từ đó mà có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…

Và Phật đã không quên nhắc đi nhắc lại với La-hầu-la: “không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta”. Giới Định Huệ chính là thuốc đặc trị cho Tham Sân Si.

2.“… 30 năm trước khi chưa tu thấy núi là núi, sông là sông. Sau nhân được thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông. Rồi nay thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh lại thấy núi là núi, sông là sông…”
Cái thấy của 30 năm trước là cái thấy của nỗi lo âu vì vô thường:

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai…
(Tú Xương)

Cái thấy của 30 năm trước là cái thấy của nỗi sợ hãi vì chấp ngã:
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi…
(Vũ Hoàng Chương)

Ta sống trong vô thường vô ngã mỗi phút giây mà chẳng biết. Mỗi ngày Trái đất bay vòng quanh Mặt trời2,5 triệu cây số; mỗi giây hàng trăm triệu tế bào hồng cầu tự hủy đi để hàng trăm triệu tế bào hồng cầu mới sanh ra… Ta vẫn cứ tưởng còn ngồi lại bên cầu để than thở: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”.  Cho đến lúc thảng thốt nhận ra: “Con sông là thuyền/ mây xa là buồm/ từng giọt sương thu hết mênh mông…” (TCS). 
Người thiện tri thức đã chỉ cho chỗ vào? Vào đâu? Vào cái thấy “như thực”: thấy mọi thứ và cả cái ta nữa, luôn biến dịch, luôn đổi thay, bởi nó từ duyên mà khởi, từ duyên mà sinh. Ta thì từ đất nước gió lửa. Núi thì từ đá, đá thì từ cát, cát thì từ gió...  Nhìn cho rõ ngọn nguồn. Thấy cái thực tướng vô tướng. Rồi mừng rỡ reo lên: À, thì ra là Không
Núi chẳng phải núi. Sông chẳng phải sông!… Nhưng  chấp Không còn tệ hơn chấp Có

May thay, khi thể nhập vào chốn yên vui tịch tĩnh thì núi vẫn cứ là núi, sông vẫn cứ là sông. Núi là núi mà còn đẹp hơn xưa. Sông là sông mà còn đẹp hơn xưa. Chơn không mà Diệu hữu.

3. Làm sao nghe tiếng vỗ của một bàn tay ư? Một bàn tay làm sao vỗ cho ra tiếng được?
Phật bảo đánh một tiếng chuông. Hỏi có nghe không, Anan? Dạ, có nghe. Nghe gì? Nghe tiếng chuông.Tiếng chuông dứt, Phật hỏi có nghe không, A-nan? Dạ không. Không nghe gì? Không nghe tiếng chuông. Phật cho đánh lại tiếng chuông lần nữa. Nghe không? Dạ có nghe. Nghe gì? Nghe tiếng chuông. Phật cười: Tôi hỏi ông có nghe không chớ đâu có hỏi ông có nghe tiếng chuông không?
Giữa hai lần gióng chuông ông vẫn nghe đó chứ, ông nghe sự im lặng, nghe sự “không-có-tiếng” đó chứ. Vậy cái sự “nghe” của ông đâu có mất dù cái tiếng chuông kia khi có khi không.
Tiếng là thanh trần, từ bên ngoài, luôn thay đổi. Còn “nghe” –  “tánh nghe” – là tự bên trong, không hề thay đổi, luôn có đó.

4. “Ngày nào còn một chúng sanh…, thì quyết không thành Phật.
Đó là lời thệ nguyện của một vị Bồ-tát. Mà có lẽ cũng là của tất cả các vị Bồ-tát. Ngày nào còn một chúng sanh… nghĩa là Bồ-tát muốn thành Phật thì phải “độ” cho tất cả các “loài” chúng sanh vào Niết bàn sạch trơn mới xong. Bồ-tát phải giúp cho ‘’vô lượng vô số vô biên chúng sanh được… diệt độmà thiệt ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả’’(Kim Cang). Vậy chúng sanh là gì mà ngày nào còn một chúng sanhthì Bồ-tát chưa thể thành Phật? Chúng sanh là mọi người trên hành tinh này ư? Là mọi loài sinh vật, cỏ cây, muôn thú ư? Vậy đưa hết chúng sanh vào Niết bàn thì ta… thành Phật để làm chi? Bởi ước nguyệnthành Phật là để mang lại hạnh phúcan lạcgiải thoát cho mình và cho chúng sanh kia mà! Kim Cang nói rõ: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danhchúng sanh). Nghe thiệt điếc con ráy! Nhưng điếc con ráy là tại ta hiểu lầm thôi, chớ chúng sanh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúngyếu tố tạo thành (sanh) thì gọi là chúng sanh. “Chúng duyên nhi sanh” thế thôi.

Cũng với 3 nguyên tố C (Carbon), H (hydrogen) và O (Oxygen), với những điều kiện nhiệt độ, áp suất nào đó và với tác dụng của một enzym nào đó thì kết hợp với nhau, khi thì cho ra dấm, khi cho ra đường, ra rượu… Đường, dấm, rượu là những “chúng sanh” do ‘’duyên’’ (điều kiện) sanh đó vậy. Một lời nói xúc phạm của ai đó, lúc đầu lời qua tiếng lại, lát sau động tay động chân, cũng sẽ tạo ra vô lượng vô số vô biên… “chúng sanh” đó thôi! Lòng tham, nỗi giận, sự si mêtà kiếnkiêu căng, ngạo mạn…đều là nhữngchúng sanh dắt díu nhau xuất hiện trong ta.   
Chúng sanh đầy dẫy trong tâm. Nó không từ ngoài vào. Cho nên phải: Thức tự tâm chúng sanh/ Kiến tự tâm Phật tánh (Lục tổ Huệ Năng). 
Và, như thế, Bồ-tát nguyện “ngày nào còn một chúng sanh… quyết không thành Phật” là có lý quá chớ!

5. Một hôm Phật nói ta sắp nhập Niết bàn rồi, ai muốn hỏi gì thì hỏi ngay đi.
Các vị Bồ-tát nhao nhao hỏi:
– Thế Tôn, có pháp môn nào giúp cho mau thành Phật không? (kinh Pháp Hoa)
Ối trời! Thành Phật đã là chuyện hy hữutu hành nhiều đời nhiều kiếp chưa ăn thua gì mà bây giờ còn muốn cho mau thành Phật nữa ư?
Vậy mà, Phật tủm tỉm cười:
– Có đó. Có một pháp môn giúp cho mau thành PhậtPháp môn này gọi là Vô Lượng Nghĩa”!
– Sao gọi là Vô Lượng Nghĩa?

– Vô Lượng Nghĩa này từ một pháp sanh ra, một pháp ấy là “Vô tướng”.
– Sao gọi là Vô tướng?

– Vô tướng đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướng mà vô tướng, nên gọi làThật tướng.
Thì ra để thấy được Thật tướng thì phải tu pháp Vô tướng. Vì còn thấy có tướng, còn dính mắc vào tướng, còn loay hoay trong tướng – cái trình hiện, cái biểu kiến bên ngoài – thì không thể thấy Tánh.

6. Phật hỏi Duy-ma-cật: “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai như thế nào?”. Duy-ma-cật thưa:“Như tự quán cái ‘thật tướng’ của thân, quán Phật cũng như vậy”.
Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật. Phật là Như Lai bởi Phật luôn sống trong Như Lai, sống với Như Lai, nói khác đi, Phật luôn sống trong pháp thân, trong thật tướng.  
Thấy được cái pháp thân của Phật, cái thực tướng của Phật thì mới thấy... Như Lai. Còn nếu chỉ nhìn vào 80 vẻ đẹp hay 32 tướng tốt thì còn lâu mới thấy Như Lai. Dùng âm thanh chũm chọe, ánh sáng chớp lòe... thì chẳng những không thấy Như Lai mà còn bị Phật chê là “hành tà đạo”. Bởi Như Lai không có cái gì để thấy cả!
Phổ Hiền Bồ-tát bảo khi gặp Phật thì phải kính lễ (Lễ kính chư Phật), còn khi gặp Như Lai thì chỉ còn có cách xưng tán (Xưng tán Như Lai!), tức khen ngợi, trầm trồthán phụcgật gùú ớ, bởi vì “nói không được”!
Duy-ma-cật giải thích thêm: Như Lai thì vô danhvô tướng; không sạch, không nhơ; không phải hữu vicũng không phải vô vi...; không định, không loạn; không trí cũng không ngu; không đến không đi; khôngvẩn đục, không phiền não, không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, không mừng, không chán...; không thể lấy trí để biết; không thể lấy thức để nhận ra; dứt tuyệt tất cả con đườngngôn thuyết; không thể bằng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt...
Do vậy, muốn thấy Như Lai thì phải quán, mà trước hết là quán cái “thực tướng” của chính thân mình.  Cho nên Phật dạy: “Hãy nương tựa chính mình!”.

 

7. Rồi học hạnh Chân thành của Dược Vương, vị Bồ-tát “Nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến”, ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng. Dược Vương tự “đốt thân” (Thiền định) để vào Chánh định, đạt “nhân vô ngã”, rồi đốt cả hai cánh tay, giải trừ chấp pháp, đạt ‘’pháp vô ngã’’, từ đó mới ung dung tự tạichân thànhtrung thực...Thân khẩu ý là một. Nụ cười toát ra tự bên trong, không làm bộ làm tịch, vẽ vờitrau chuốt, không mang mặt nạ, không nói một đằng làm một nẻo...

Rồi học hạnh Thấu Cảm của Quán Thế Âm, vị Bồ-tát có khả năng “nghe được tiếng kêu của trần thế!”. Với lòng đại từ đại bi, với vô úy thí, nghìn mắt nghìn tay, nước cam lồ rưới mát cõi nhân sinh đầy thù hận, sợ hãi. Sợ gì? Sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ xấu xí, sợ bệnh hoạn, sợ già nua… Cho nên làm cho hết sợ là đủ để mang lại an lạc, đủ để “cứu vớt chúng sanh” thoát biển trầm luân. Nhưng vì đâu mà sợ? Vì tưởng.Vô thường tưởng là thường. Vô ngã tưởng là ngã…Nuôi mộng muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ...
Quán Thế Âm không đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong của người “hành thâm Bát Nhã”.

Rồi học hạnh Thường Bất Khinh, vị Bồ-tát chỉ làm mỗi việc: chắp tay xá lạy mọi người, bất kể là ai và nói với họ rằng: Tôi không dám coi thường ngài. Ngài là một vị Phật tương lai. Nghe ông nói, ai cũng nổi giận. Phật ư? Giỡn chơi sao chớ. Chế giễu hả? Và người ta đánh đuổi ông, nguyền rủa ông, ném đá ông. Mặc kệ, ông vẫn kiên trì, không một chút nao lòng. Nghe một lần hai lần thì khó chịu, nghe trăm lần ngàn lần thì giật mình, ơ hay, cũng dám lắm chớ. Ai cũng có hạt giống Phật mà, chịu khó tưới tẩm có ngày dám mọc lên một cây Bồ đề lắm chớ.
Cho nên Tôn trọng, đức tính thứ nhất để thiết lập truyền thông hiệu quả. Thiếu tôn trọng thì truyền thông lập tức gẫy đổ. 

Chân Thành (Genuine), Thấu Cảm (Empathy), Tôn Trọng (Respect)... là những hạnh cốt lõi của Bồ-tát đó vậy./.

Trích: Thoảng Hương Sen, Đỗ Hồng Ngọc, 2018

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười 201921:23
Khách
Cam on BS Do Hong Ngoc, da day cho 1 bai hoc ve Phat phap quy gia
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7679)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11673)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21821)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7904)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9398)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14162)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9163)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8913)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8308)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8619)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9774)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9505)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9405)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8713)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9524)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8193)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9111)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9472)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8923)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9255)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21322)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8883)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9367)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8718)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9103)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10604)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9008)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10078)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9463)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8744)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8645)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9144)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8409)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9753)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10108)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17023)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10498)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9697)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11057)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22119)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8648)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8070)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7901)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8876)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15725)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9417)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8911)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9033)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9414)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9176)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant