Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chiếc Áo Diệu Mầu

25 Tháng Sáu 201807:24(Xem: 7063)
Chiếc Áo Diệu Mầu

  CHIẾC ÁO DIỆU MẦU

Lam Khê 


Chiếc Áo Diệu Mầu




… Một thời chiến tranh khói lửa lan tràn.

Cuộc sống yên bình của dân lành thoáng chốc biến thành nỗi kinh hoàng chết chóc. Gót giày xâm lược đi qua, những ngôi làng ngập chìm trong bom đạn, nhà cửa vườn ruộng chỉ còn lại đống tro tàn tang thương đổ nát.

Theo đoàn người chạy loạn có đôi vợ chồng trẻ. Họ không kịp mang theo gì và do phải chờ nhau nên bị bỏ rơi lại. Người chồng bế đứa con trai chưa đầy ba tuổi lặng lẽ đi trước, thỉnh thoảng anh dừng lại chờ cô vợ bụng mang dạ chửa đang lê bước theo sau. Hai vợ chồng đi suốt đêm, hết băng rừng lại cắt ruộng trong tiếng đạn réo cùng cái lạnh chớm đông se sắt nặng lòng.

Gần sáng họ ra khỏi cánh rừng. Nhìn xa xa người chồng nói để trấn an vợ:

- Chỉ một đoạn nữa chúng ta sẽ ra tới đường lộ. Hy vọng gặp được xe của quân đội đón.

Quay lại phía sau khói lửa ngút trời, bom đạn chát chúa. Sau một đêm trầm lắng, cuộc giao tranh trở nên ác liệt hơn. Hai vợ chồng cố đi mau cho thoát khỏi chốn hiểm nguy này. Bỗng họ nghe có tiếng khóc nấc trong túp lều tranh ven đường. Anh dừng lại khẻ nói:

-  Em giữ con để anh vào xem sao?

Người vợ lo lắng níu tay chồng:- Đừng anh…

- Không sao. Anh sẽ ra ngay.

Một lúc sau anh bước ra, trên tay dắt theo bé gái khoảng năm sáu tuổi. Đứa bé đưa tay áo quẹt dòng nước mắt trong nỗi hoảng loạn sợ hãi. Trên mình nó mặc tới mấy bộ đồ, bên ngoài khoác thêm chiếc áo phủ dài đến gót chân, kiểu áo của thầy tu.

Anh chồng mím chặt môi cố che dấu niềm xúc động, một lúc mới cất giọng ngắn gọn:

- Mẹ nó nằm trong lều. Đã chết. Con bé thì ngồi khóc một bên. Phải mang nó theo thôi.  

Chị vợ nhẹ lời phản đối: - Chúng ta còn chưa biết sống chết thế nào, mang theo nó thêm vướng bận.

- Mình đã gặp nó thì không thể bỏ mặc được. Bỏ lại đây, con bé không chết vì súng đạn thì cũng chết đói. Thôi thì đành phó mặc số trời vậy.

Anh chồng bế con, chị vợ tay dắt bé gái tiếp tục cuộc hành trình trong bom đạn. Không bao lâu họ ra đến đường lớn và may mắn gặp được chuyến xe đang chở người tỵ nạn. Ngồi trên xe, con bé vẫn thút thít khóc, thỉnh thoảng nó quay nhìn lại phía sau như cố chờ mẹ. Nhưng nó hiểu, người mẹ thân yêu của mình mãi mãi nằm lại nơi này, trong túp lều tranh lạnh lẽo không người hương khói nguyện cầu.

Cuối cùng cả nhà họ cũng về tới thành phố. Được người bà con cưu mang cho ở nhờ, không bao lâu anh chồng cũng kiếm được công việc để nuôi sống gia đình. Chị vợ gần ngày sanh nở lại thêm một con nhỏ nên không thể làm gì. Điều mà anh chị lo nhất là đứa bé gái. Vì chưa tìm được người thân nên nó phải sống chung với anh chị. Thân ăn nhờ ở đậu lại cưu mang thêm người quả là không dễ dàng gì. Anh chị đã định đem nó cho ai đó hoặc gởi vào trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhưng rồi họ lại tặc lưỡi bảo nhau:

- Thôi thì nó có duyên gặp mình… nếu khôngthân nhân đến nhận thì vợ chồng mình cứ nuôi nấng tử tế. Khó khăn vất vả thật, nhưng anh tin mọi thứ rồi sẽ ổn.

Cú sốc về cuộc chạy loạn, mẹ mất, người thân không còn… khiến con bé bị trầm cảm gần như không nói năng gì. Mặc cho anh chị gặng hỏi về tên họ, cha mẹ … trước sau nó chỉ lặng lẽ khóc hoặc nói một tiếng duy nhất “Chết”.   

Tuy không chịu mở lòng với ai nhưng con bé lại tỏ ra biết thân biết phận và rất hiểu chuyện. Sau vài ngày lạ lẫm bỡ ngỡ, con bé bắt đầu chú ý những công việc chị làm rồi nó cũng mò mẫn làm theo. Chị đi chợ, con bé ở nhà vừa giữ em vừa quét dọn nhà cửa, thau áo quần cũng được giặt xong. Thấy chị vo gạo, nó mom men đi nhúm lửa, chị làm cá thì nó lặt rau. Ăn cơm xong nó tự động dọn chén bát đem rửa mà không đợi sai bảo chỉ dẫn.

 Ngày đầu tiên tản cư về nơi ở mới, sau khi tắm rửa thay đồ cho con bé, chị định vứt cái áo nâu sòng cũ kỹ thì nó cố giữ chặt, mếu máo khóc. Thấy vậy anh nói:

- Cái áo… có thể là di vật của mẹ nó. Thôi con để dì giặt sạch rồi hãy đem cất.  

Con bé đã cất di vật trong túi xách của mình. Lâu lâu chị thấy nó mang ra ngắm nhìn giây lát rồi xếp lại cẩn thận. Tuổi thơ sớm chịu cảnh mất mát chia lìa cốt nhục, ánh mắt con bé ẩn chứa cả bầu trời đau thương u khuất.

Một buổi tối… anh chị đưa các con đến ngôi chùa gần nhà để dự lễ cầu siêu cho những vong linh đã mất trong cuộc chiến. Vừa nhìn thấy chú tiểu, mắt con bé sáng lên rồi bước lại nắm lấy vạt áo ra vẻ xúc động nhưng nó vẫn không nói gì. Anh kể lại câu chuyện rồi thưa với thầy trụ trì:

- Khi con gặp thì nó đang khoác bên ngoài chiếc áo rộng của thầy tu. Chắc của ai cho và người mẹ đã mặc cho con trước khi qua đời. Đến nay con bé vẫn giữ cái áo mà không chịu bỏ đi. Mới tí tuổi song con bé rất ngoan lại hiểu chuyện. Nhưng nó không chịu nói gì nên con không biết gia thế nó thế nào. Cũng đã đưa tin tìm thân nhân trên các báo nhưng vẫn chưa thấy ai đến tìm.

Chị vợ tiếp lời: - Dù cuộc sống khó khăn nhưng vợ chồng con rất muốn nhận bé làm con nuôi. Bé cũng tới tuổi đến trường rồi nhưng lại không có giấy tờ khai sinh thì làm sao nhập học. Là dân tản cư về thành phố, chúng con không biết làm thế nào cho hợp pháp.

Người chồng trầm ngâm:

- Chúng con nhận thấy con bé rất có duyên với nhà chùa. Vợ chồng con xin gởi cho thầy. Ở chùa bé cũng sẽ được học hànhchắc chắn sẽ giải tỏa niềm u uẩn mất mát trong lòng. Chúng con xin làm ba mẹ nuôi của bé… sẽ lui tới thăm viếngthương yêu nó như con mình.

Thầy nhìn con bé một lúc rồi chậm rãi nói:

- Con bé rất có duyên với anh chị, nếu không thì đã không gặp nhau trong hoàn cảnh này. Anh chị cứ nuôi nó. Còn chuyện học hành, thầy sẽ nhờ hội bảo trợ trẻ em giúp cho. Anh chị đừng lo nghĩ nhiều. Duyên lành ngày sau ắt sẽ đến…

Vị thầy quay qua nói với con bé:

- Bây giờ thầy đặt pháp danh cho con là Phước Duyên. Phước là phước đức. Duyên là nhân duyên. Do thời cuộctuổi thơ con gặp điều bất hạnh nhưng con vẫn có chút duyên lành phước đức nên mới gặp được người tử tế hết lòng thương yêu bảo bọc mình. Chiến tranh là nỗi đau thương mất mát… không ai muốn nhưng nó đã xảy ra. Đó là do nghiệp sát của chúng ta từ nhiều đời, nay phải lãnh lấy hậu báo. Quan trọng là mình vẫn còn sống và hiểu nguyên nhân để chuyển hóa nỗi đau thương thành lẽ sống tình người, vun đắp thiện nghiệp, đoạn trừ tai ương. Các con phải ghi nhớ điều đó.

****

… Ngồi ở góc sân chùa, bà giáo Lâm vừa lần chuỗi niệm Phật vừa lắng tai nghe quý thầy tụng kinh từ trên chánh điện vọng ra. Hôm nay là ngày kỵ ông bà thân sinh Ni sư trụ trì và cũng là ngày giỗ chung những người đã mất trong thời chiến loạn. Những ngôi làng gần biên giới gần như nhà nào cũng có người thân tử nạn nên vào tháng này hằng năm, các chùa đều khai khóa lễ tụng kinh cầu siêu, có chùa còn lập trai đàn chẩn tế. Suốt mấy ngày liền, dân làng về chùa dự lễ tụng kinh và làm công quả. Cuối tuần, đám trẻ trong thôn cũng rũ nhau đến chùa. Sống trong cảnh hòa bình no đủ, song chúng vẫn tỏ ra quan tâm tìm hiểu những biến động từng xảy ra trên quê hương mình. Là chứng nhân thời cuộc, bà giáo trở thành chiếc cầu nối để truyền tải lại những thước phim đời đã trôi xa cùng năm tháng.   

Ông giáo mất đã lâu nhưng mọi người vẫn quen gọi bà theo tên của chồng. Hòa bình lập lại, gia đình họ cùng dân làng lục tục về lại quê nhà. Ông giáo tiếp tục nghề gõ đầu trẻ. Trường lớp không còn. Người ta phải che tạm những căn chòi hoặc mượn không gian cửa chùa làm nơi cho con em đến học chữ. Bà thì buôn bán lặt vặt ở chợ kiếm thêm chút đỉnh tiền nuôi con. Cuộc sống thiếu thốn trăm bề. Nhưng so với những người may mắn trở về… gia đình nhỏ của bà có thêm vài nhân khẩu khiến cảnh nhà lúc nào cũng đông vui đầm ấm. 

Ngày tản cư về, đứa con trai lớn mới vào lớp một. Thằng em kế ra đời lúc chạy loạn cũng được đi nhà trẻ. Cô con gái nuôi Phước Duyên gần mười tuổi nhưng chưa thể học chính quy vì không có giấy tờ. Lúc còn trên thành phố, con bé có học qua lớp bổ túc do quý sư ở chùa dạy. Về quê chưa bao lâu thì đến ngày giỗ kỵ chung của cả làng, hai vợ chồng bà dẫn Phước Duyên đến ngôi chùa ngày trước mẹ con nó từng ghé qua.

Ngôi chùa mang di chứng nặng nề sau cuộc chiến. Điều kỳ diệu là vị sư cô lớn tuổi vẫn bình yên vô sự và người nhận ra con bé ngay khi vừa nhìn thấy. Phước Duyên khóc nức nở trước chân dung của mình đặt trên bàn linh, bên cạnh là di ảnh của ba mẹ, cùng rất nhiều bà con láng giềng quen biết. Hôm ấy họ hàng nội ngoại của bé cũng có mặt ở chùa. Ngày nhận tổ nhận tông cũng là ngày tưởng niệm đại tang của cả làng. Những giọt nước mắt bi thương, những lời kể lể ai oán uất nghẹn. Họ khóc vì thương cảm cho những người nằm xuống bởi tai bay vạ gửi, thân xác mồ mả vẫn chưa yên; họ khóc cho những người trở về phải chịu cảnh côi cút bơ vơ, cha mẹ không còn, cửa nhà tan nát, anh em thân quyến đoạn lìa chia cắt…

Họ hàng xa gần … người tha phương, người trở về đều lâm cảnh khó khăn nên khi ông bà giáo ngỏ lời muốn nuôi Phước Duyên liền nhận được cái gật đầu ưng thuận. Nhà ông bà giáo ở ngay thị trấn, không giàu nhưng điều kiện kinh tế vẫn tốt hơn và quan trọng là họ rất thương yêu con bé. Phước Duyên bằng lòng về với ba mẹ nuôi, ai cũng tưởng con bé đã quen với cuộc sống bên gia đình mới. Chỉ ông bà giáo là hiểu rõ… những việc làm những suy nghĩ của con bé hoàn toàn không phải cho riêng mình…

Dù học muộn nhưng cuối cùng Phước Duyên cũng hoàn tất chương trình phổ thông với học lực khá. Cha mẹ nuôi khuyến khích cô thi vào đại học để có tương lai sau này. Nhưng đến ngày thi, thấy con vẫn ở nhà, ông bà ngạc nhiên gặng hỏi thì cô quỳ xuống thưa:

- Thưa ba mẹ… ngày tản cư, ba mẹ đã có ý gởi con cho sư phụ. Khi ấy sư phụ bảo duyên lành ngày sau ắt sẽ đến. Con chờ đợi duyên lành ấy… là muốn làm theo lời mẹ con đã dặn dò trước khi nhắm mắt. Nay con muốn đi làm một vài năm để phụ với ba mẹ lo cho hai em ăn học. Chờ đủ duyên… con sẽ xin sư phụ được xuất gia tu học…

Ông bà chưa kịp nói gì thi Phước Duyên đã mở túi xách lấy chiếc áo cũ mà cô cất giữ lâu nay:

- Chiếc áo không chỉ là di vật để lại của mẹ mà còn là động lực giúp con hoàn thành tâm nguyện... Con đi xuất gia cũng là mong muốn trả hiếu song thân quá vãng và đền đáp thâm ân của ba mẹ đã nuôi nấng yêu thương con bao năm qua.

   … Trong đêm tối, giấc ngủ còn chưa sâu thì cả ngôi làng hoảng hốt bật dậy khi nghe tiếng bom đạn chát chúa kinh trời. Tiếng la thét thất thanh đã đánh thức con bé, người mẹ vơ vội mấy bộ đồ của con rồi dắt tay tung cửa sau bỏ chạy. Ba cùng mấy người bác chú của bé đã gục chết ngay khi loạt súng đầu tiên bắn xối xả vào nhà. Thất lạc…  mò mẩn trong đêm, cuối cùng hai mẹ con mới đến được ngôi chùa ở làng bên. Thấy mẹ chỉ mặc chiếc áo ngắn tay mỏng manh, vị sư cô già đưa cho bà cái áo vạt khách và nói:

- Cô mặc thêm chiếc áo này vào cho đỡ lạnh rồi hai mẹ con nhanh chóng chạy lên thị xã may ra có xe đưa đi tỵ nạn. Dân trong xóm cùng mấy sư cô đã di tản hết rồi. Sư đã già lại bệnh hoạn không thể đi được nên ở lại trông chùa… chưa biết ngày mai sống chết ra sau. Cầu Phật gia hộ che chở cho mọi người thoát khỏi tai ách này.

Hai mẹ con chạy suốt đêm rồi trú lại trong căn chòi lá bên đường. Người mẹ mới bị hư thai, sức cùng lực kiệt nên không thể tiếp tục. Bà cởi chiếc áo của vị sư mặc vào cho con rồi thều thào nói:

- Mẹ không thể sống… để đưa con đi hết đoạn đường hiểm nguy này. Đây là chiếc áo diệu mầu. Mẹ tin… nhờ chiếc áo mà con sẽ gặp được người tốt đưa đến một nơi an toàn. ngày sau nếu con được người ta nuôi nấng khôn lớn… con phải sống cho thật tử tế. Phải yêu thương những người đã cưu mang mình… xem họ như là cha mẹ như là gia đình mình vậy.  

***

Chiến tranh rồi cũng lùi xa. Vết thương cũ dần khép lại. Dòng người tản cư trở về gầy dựng lại cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng. Thời gian trôi qua nhanh chóng, làng quê bị tàn phá giờ đã thay da đổi thịt. Thôn xóm phát triển, nhà cửa trường học cho đến chùa chiền đều được xây dựng khang trang mới mẻ. Đường xá mở rộng tới tận vùng ven. Người dân giao lưu buôn bán qua lại cũng dễ dàng thoải mái. Ranh giới hận thù không còn thì cuộc sống tâm linh được mọi người đặc biệt quan tâm chia sẻ. Ngày giỗ chung của cả làng… những người từ bên kia biên giới lại mang hoa quả nhang đèn đến cúng bái tạ lỗi với vong linh người khuất. Cuộc sống ấm no an lạcước nguyện của người dân hiền lành chất phát. Kết sâu mối giao tình hòa khí với những người bạn láng giềng cũng là điều họ luôn mong muốn hướng đến.   

Bà giáo lại tiếp tục câu chuyện…

 - Phước Duyên xuất gia, được sư phụ gởi tu học nhiều nơi, giới pháp đầy đủ rồi mới trở về đảm nhận ngôi chùa này khi Ni sư trụ trì viên tịch. Về lại quê hương với bao hồi ức, sư cô tâm nguyện thừa hành các Phật sự, khuyến hóa dân làng cùng hướng về đạo pháp để hàn gắn lại bao nỗi đau thương mất mát. Sư cô thường nói… những gì chúng ta đón nhận trong hiện đời là do nhân thiện ác đã gây tạo từ vô lượng kiếp. Chúng ta biết tu tập tức là đang chuyển hóa những điều xấu xa trở nên tốt đẹp. Xóa bỏ ranh giới hận thù, trải lòng yêu thương chia sẻ là con đường tịnh hóa… đưa mọi người đến bờ an vui thiện nghiệp ngay trong cuộc sống hiện tại.   

- Ông nhà mất rồi… hai thằng con có gia đình đều lập nghiệp trên thành phố. Mình tui sớm ngày vào ra trong căn nhà rộng lớn. Sư cô bảo tui về chùa sớm hôm nghe kinh niệm Phật và người cũng tiện chăm sóc. Lúc ấy tui chưa chịu đi vì còn luyến tiếc ruộng vườn nhà cửa không ai trông nom. Nhưng rồi ngày qua ngày tôi lại suy ngẫm… con cái nhà cửa cũng đâu phải là của mình mãi khi mọi sự họp tan được mất sẽ thuận theo lý vô thường sanh diệt. Thế là tôi buông bỏ tất cả. Tôi về chùa không chỉ tâm an mà thân cũng khỏe hẵn ra. Mỗi ngày dạo quanh sân chùa với tràng chuỗi niệm Phật, tôi cảm nhận như bước sang một thế giới an lành tự tại, lại được làm quyến thuộc với chư đạo hữu trong ngôi nhà Phật pháp.

Câu chuyện thời sự kết thúc, bọn trẻ tản hết ra ngoài khi thời kinh cúng thí hoàn mãn. Sự tĩnh lặng bị khuấy động bởi một chú chim con vừa được phóng sanh liền sà xuống đậu ngay trên cánh tay áo của bà giáo.

-A! Chiếc áo vạt khách này sư cô may cho bà mặc để gieo duyên đó, đừng làm bẩn nghe con. Bà giáo mỉm cười nói khẻ với chim.

Chú chim hẵn cảm nhận rõ sự an nhiên diệu mầu với chiếc áo vừa tìm đến. Sau vài giây định vị, chim cất cánh bay lên nhập với đồng bạn cất tiếng hót líu lo trên những táng cây cao. Tiếng chim tiếng pháp hòa điệu âm vang trong cảnh chiều tàn của làng quê yên ả./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2292)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2609)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2384)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3192)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2261)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2353)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2482)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2433)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2487)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2147)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2512)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2994)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2601)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2648)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2919)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2500)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2540)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3990)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2747)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2991)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3260)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2255)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2470)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2759)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2950)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2825)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2580)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2590)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3148)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2560)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2242)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2350)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2450)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2554)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2643)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2682)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3214)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2512)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2102)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2552)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2018)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2772)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2859)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2886)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2674)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2459)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2746)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2321)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3241)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2513)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant