Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nơi Cánh Chim Bay Về

29 Tháng Sáu 201807:41(Xem: 11271)
Nơi Cánh Chim Bay Về

NƠI CÁNH CHIM BAY VỀ


Lam Khê

Nơi Cánh Chim Bay Về

Sáng sớm, đàn chim thức giấc đã ríu rít gọi bầy làm khuấy động cả khu vườn yên tịnh. Một lúc… từng đàn rồi từng đàn, lần lượt vỗ cánh bay cao rồi mất hút trên bầu trời mênh mông xanh thẳm.       

 Sau thời tụng kinh sáng, bà Hậu ra sân đi dạo và ngắm đàn chim trời tung mây lướt gió. Như mọi lần, bà nhìn từng gốc cây xem có con chim nào bị thương hay nằm gục đâu đó để mang vào nhà chăm sóc hoặc đem chôn sau vườn. Bà đã an táng nhiều con chim thoát nghiệp như thế và không quên chú nguyện cho chúng được thác sanh về một thế giới an lành tịnh lạc.   

Mưa gió vần vũ suốt nhiều ngày rồi cũng tạnh. Bầu trời trong xanh báo hiệu một ngày chan hòa nắng ấm. Cành cây rung nhẹ, vài chiếc lá vàng rơi khẽ theo bước chân người đi qua. Cuối khu vườn có vài ngôi mộ mới được cải táng về chôn nên cảnh trí có phần u trầm thanh vắng. Hai ngôi mộ đôi có mái che là của ông bà thân sinh. Một ngôi mộ bằng đá hoa cương nằm giữa hai hàng trúc xanh, phía trên dựng phiến đá tạc chân dung cùng khắc tên họ người từng là chồng của bà. Ngôi mộ do mấy người con của ông từ phương xa về thiết kế tạo lập để gọi là báo hiếu cho người cha nổi tiếng một thời.

Ngôi mộ đá ong cũ kỹ nằm khuất sau gò đất cao là nơi an nghỉ đứa con trai của họ mất cũng đã lâu. Hai cha con… lúc sống chưa từng thấy mặt nhau, chết lại nằm chung khu nhà mồ. Số phận quả thật trớ trêu. Bà từng đau đớn trầm cảm suốt thời gian dài vì để mất những người thân yêu nhất của mình. Sau này khi đã thắm nhuần đạo pháp… bà hiểu rõ nghiệp lực nhân duyên trong vòng sanh tử luân hồi. Vợ chồng cha con, gặp gỡ thương yêu rồi xa cách oán hờn… là cơ duyên gắn kết và cũng là nghiệp báo trả vay qua lại trong nhiều đời.

Sương tan dần rồi nắng cũng lên cao. Khu vườn cây xanh rộn ràng với ngàn muôn âm thanh đón chào ngày mới. Các loài chim sống theo bầy đàn thường di chuyển tìm thức ăn vào buổi sáng, đến chiều tối chúng mới bay về tổ ấm nghỉ ngơi. Các loài chim sống riêng lẻ thì thích thong thả tự tại trong rừng cây quen thuộc hằng ngày. Những chú chim với bộ cánh rực rỡ đang nhảy nhót trên cành hoặc dưới thảm cỏ đồng loạt cất tiếng hót vang theo âm điệu ngôn ngữ của chúng. Đám cư dân này vốn dạn dĩ và cũng rất thông minh để nhận ra đây là trụ xứ của những người giàu lòng từ mẫn, là mảnh đất hiền hòa để muôn loài chim thú tìm về chung sống.

Khi mua lại khu vườn làm chốn tịnh cư an dưỡng, bà cho xây tường thành bao quanh để bọn săn bắt không có cơ hội đột nhập. Nhà cửa vườn hoa cùng khu mộ được xây dựng nhưng rừng cây vẫn giữ nguyên làm nơi cư trú cho đàn chim. Những người bạn cũng là đồng nghiệp của bà ngày trước, thường lui tới đây nghỉ ngơi thư giản ít ngày. Họ ấn tượng với vườn chim và ưa thích bàn chuyện người mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau:   

- Ông bà mình nói “ Đất lành chim đậu” quả không sai. Chủ nhân khu vườn không chỉ có tâm mà cũng có tầm nhìn xa. Đời nghệ sĩ không chồng không con, có một nơi như thế này thì cũng gọi là chốn an thân lý tưởng cuối đời.

- Chị ấy còn cưu mang nhiều chị em đồng cảnh ngộ về chung sống nữa đấy. Họ tu tại giathường xuyên đi làm từ thiện, quyên góp giúp đỡ nhiều nghệ sĩ đơn thân, những người già cô độc bệnh hoạn. Bà không con nhưng có nhiều con nuôi, không kể những đứa con riêng của chồng.   

- Ngẫm lại thấy ông Phương Ngàn thật có phước, khi sống thì đào hoa, nhân tình nhân ngãi khắp nơi. Lúc nợ nần phá sản, bà vợ sau bỏ đi, nhân tình cũng dứt áo thì bà này dù đã ly hôn nhiều năm vẫn nhận nuôi cả đàn con chồng đến khôn lớn. Ổng lâm bệnh cũng một tay bà lo lắng chăm sóc, chết được mồ yên mả đẹp, hương khói sớm chiều. Ngày trước họ thôi nhau chỉ vì bà không có con.

- Bà từng có một đứa con trai. Nhưng thằng bé mất sớm. Ổng cho rằng đứa nhỏ không phải con mình khiến bà rất đau khổ oán hận. Ấy vậy mà… về sau bà lại mở lòng tha thứ tất cả. Không biết vì tình yêu còn sâu nặng hay nợ nần với nhau từ nhiều kiếp. Nhưng chính nhờ bà đã quy y Phật pháp nên lòng cũng nhẹ nhàng buông bỏ tất cả.  

Bà cười khi nghe đứa cháu kể lại cuộc nói chuyện của những người bạn. Bóng ma quá khứ thỉnh thoảng vẫn hiện về… nhưng mặt hồ phẳng lặng tịnh yên nên những chuyện đã qua không đủ để khuấy thành sóng gió não phiền. Để có được sự nhẹ nhàng thanh thản hiện tại, bà đã trải qua những ngày tháng đau khổ hận tình của một kiếp hồng nhan nhiều hệ lụy.    

Tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, bà lại là một diễn viên trẻ xinh đẹp đang lên nên được nhiều chàng trai săn đón ngỏ lời. Nhưng bà chỉ đến với Phương Ngàn, một kịch sĩ kiêm đạo diễn nổi tiếng. Sau thời gian quen nhau, hai người kết hôn với một đám cưới hoành tráng. Trong giới nghệ sĩ lúc bấy giờ, vợ chồng bà được cho là một cặp đôi trời sinh, có cuộc sống hạnh phúc sung túc đủ đầy. Ông nhận kịch bản liên tục. Bà có nhiều vai diễn, tuy không thuộc dạng tầm cỡ nhưng cũng có tiếng tăm. Sự nghiệp thăng hoa lại được chồng thương yêu chiều chuộng, bà thấy đời mình tràn ngập những gam màu lung linh tươi sáng.  

Nhưng cuộc đời có bao giờ được trọn vẹn như ý. Mười năm nên duyên chồng vợ, ngoài ba mươi tuổi bà vẫn không thể sanh nở, còn ông thì ngày đêm mong mỏi có mụn con để vui cửa ấm nhà. Bà đi chùa cầu nguyệntrị liệu đủ các thứ thảo dược đông tây nhưng tin vui vẫn không đến. Lúc này bà có nghe ông lăng nhăng này nọ nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn thắm thiết nên bà không mảy may lo lắng nghi ngờ. Rồi một hôm ông nói với bà:

- Anh có tâm sự và xin Mai Thủy một đứa con. Nó đã ưng thuận. Sau này sanh con, nó giao lại cho em nuôi nấng. Đứa bé sẽ là con của vợ chồng mình.

Mai Thủy là học trò của ông từ dưới quê mới lên. Con bé mới mười tám tuổi nhưng diễn xuất rất chững chạc. Bà ngạc nhiên trước sự thuận tình dễ dãi của cô ta. Hẵn là muốn trả ơn người thầy đã đào tạo nâng đỡ bấy lâu. Nghe chồng thố lộ, bà chạnh lòng nhưng nghĩ như vậy cũng tốt. Ông có đứa con sẽ yên tâm hơn, hạnh phúc gia đình sẽ bền vững hơn. Đứa con trai ra đời đúng như mong đợi của chồng. Ngày đầy tháng bé… ông bồng con và dẫn luôn mẹ nó về nhà rồi nói thẳng với bà:  

- Chúng ta hết duyên, cũng không còn nợ, thôi thì ly dị vậy. Anh muốn con có một mái ấm gia đình đầy đủ mẹ cha.

 Bà chỉ biết lặng thinh khóc thầm, hận chồng phụ bạc, giận mình sao quá ngu xuẩn dễ tin. Rời khỏi ngôi nhà đã có hơn mười năm gắn bó vun đắp, bà lao vào công việc để trút nỗi sầu duyên số. Chỉ mới vài tuần mà bà đã xuống sức tiều tụy đến thảm hại. Một buổi tối sau khi hoàn tất vai diễn thì bà té xỉu và được đưa vào bệnh viện. Rồi bà ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo mình có thai. Nó là giọt máu của người đàn ông mà bà vừa ký giấy ly hôn. Tâm trạng của người phụ nữ lần đầu biết mình sắp làm mẹ… có cả niềm vui xen lẫn nỗi ngậm ngùi chua xót. Hạnh phúc muộn màng sao lại quá nhiều đắng cay buồn tủi.  

Cáo bệnh về quê, bà không cho ai biết chuyện mình đã mang thai. Đến ngày khai hoa nở nhụy, bà sanh con trong cảnh đơn lẻ nhưng đầy niềm kiêu hãnh tự hào. Người mẹ ôm đứa con trai vừa chào đời vào lòng, vui lắm mà sao dòng nước mắt cứ tuôn trào.

Nghe bạn bè nói bà sanh con và thằng bé là giọt máu của mình, người chồng khoát tay lạnh lùng:

- Cô ta đang diễn vở kịch có con để níu kéo mà mọi người cũng tin à. Con cái gì với người đã mất khả năng sanh đẻ. Chắc kiếm được đứa bé bị bỏ rơi nào đó rồi hô hoán lên là con của tôi. Thấy vậy mà cũng biết giở chiêu trò đấy chứ.  

 Sợ bà bị sốc, bạn bè không nói lại nhưng bà cũng nghe cũng biết. Bà cười nhạt rồi tuyên bố đanh thép:

- Nó là con ai, thời gian sẽ trả lời. Tôi thề là trong kiếp này đời này, sẽ không cho ông ta có cơ hội gặp chính con ruột của mình. Con tôi không cần một người cha vô tâm vô cảm đó đâu.

Đến bây giờ… bà vẫn luôn tự hỏi, có phải vì lời thề cay nghiệt năm xưa mà đứa con trai bé bỏng của mình phải nhận lấy hậu quả. Cho đến bây giờ, bà vẫn luôn tự trách mình… vì công việc và cũng vì oán hận người đàn ông bội bạc, bà gởi con cho người thân ở quê trông nom, dấu kín tung tích đứa bé. Ngày cúng thôi nôi giáp năm con, bà mời nhiều bạn bè và họ đã ngạc nhiên thốt lên:

- Ôi! Thằng bé giống Phương Ngàn như đúc. Bà nên chụp hình đăng ảnh bé lên báo để ông ta tới nhận con. Biết đâu giương vỡ lại lành.

Bà lắc đầu dứt khoát: - Không bao giờ có chuyện đó.

Sau này biết chuyện, Phương Ngàn cũng vài lần đi tìm con nhưng bà nhất quyết không cho gặp. Rồi một ngày, đứa bé bị sốt cao, người nhà nhắn tin song bà mẹ đang bận quay phim ở xa chưa thể về ngay. Con được đưa tới bệnh viện, bà hớt hải chạy vào thì chỉ kịp nhìn mặt bé lần cuối. Đứa con mất trên tay bà khi chưa tròn ba tuổi.

Trong suốt nhiều tuần lễ, cứ tầm đầu giờ chiều, bất kể ngày nắng ngày mưa, người ta lại thấy bà đến khu nghĩa trang với bó hoa trắng cùng nén hương nhỏ. Bà thắp nhang cắm hết các ngôi mộ rồi ngồi lại bên mộ phần của con, yên lặng và cứ như thế cho tới chập tối. Bà ngồi đó với ý nghĩa… hương hồn con cảm nhận khói hương sẽ trở về, có mẹ ngồi một bên, nó cũng ấm lòng đỡ tủi thân nơi thế giới bên kia. Bà ngồi đó cũng là để gặm nhấm nỗi đau, giằng xé tâm hồn đầy tội lỗi của mình. Bà đã sanh con ra đời, sao không cho con có được một mái ấm gia đình trọn vẹn, sao không biết chắt chiu những ngày tháng ngắn ngủi bên con, sao không ở bên con những giây phút cuối đời trong cơn đau đớn bệnh hoạn.

Trời tối dần. Cơn mưa nhỏ thấm ướt bờ vai người mẹ. Đang định quay về, bất chợt bà nghe tiếng chuông chùa vang lên. Bà biết trong khu nghĩa trang có một ngôi chùa. Bà cũng nghe tiếng chuông ấy vào mỗi buổi chiều. Nhưng hôm nay có điều gì đó thôi thúc bà đi về nơi phát ra âm thanh nhẹ nhàng như để xua tan nỗi u ám chất chứa trong lòng người.

- Ngày mai là đúng bảy tuần thất… Con nghe nói qua bốn mươi chín ngày, vong linh người chết hoặc sẽ đầu thai trở lại làm người, hoặc sẽ bị đọa vào chốn ác đạo làm thú làm quỷ. Đứa con vắn số của con chỉ mới ba tuổi, chưa gây tội nghiệp gì thì sao có thể đọa lạc được. Nhưng nếu được sanh làm người… cũng là con của người khác. Con thật không cam lòng như vậy. Con chỉ muốn đứa bé mãi ở bên mình… dù chỉ là hồn phách phiêu diêu. Bạch Thầy! Tâm trí con chất đầy sự đau khổ oán hận. Cuộc đời này đối với con sao quá nhiều bất công tàn nhẫn.

Lắng nghe để chia sẻ với nỗi đau trần thế. Dùng lời đạo từ để thức tỉnh một tâm hồn đang khổ lụy trầm mê. Những lời vị ân sư huấn thị ngày ấy đã mở ra một cánh cửa mới để bà bước vào, dứt bỏ hết mọi quá khứ đau thương dằn vặt. Bà vẫn nhớ như in những lời thầy đã dạy ngày ấy.

- Vào thời Phật tại thế cũng có người mẹ trẻ mất đi đứa con trai duy nhất của mình. Bà ôm xác con tới xin Phật nhờ ngài dùng thần thông quảng đại cứu sống đứa bé. Phật dạy bà đi xin một nắm tro trong gia đình nào ba đời chưa từng có người mất thì mới cứu được. Bà mẹ ôm con tới mỗi nhà gõ cửa để xin tro. Nhưng ai cũng lắc đầu ái ngại nhìn bà: “Nhà tôi tro thì sẵn đó nhưng làm gì xưa nay trong gia đình giòng tộc không có người mất bao giờ”. Thất vọngmệt mỏi, bà bỗng ngộ ra rằng… mọi người sanh ra trên cõi đời đều không ai thoát khỏi quy luật sống chết.  

- Quy luật sống chết vốn không bỏ sót một ai. Con quỹ vô thường… nào đợi ta đến khi đầu bạc răng long mới tìm đến. Nhân duyên mẹ con ngắn ngủi chỉ bấy nhiêu. Níu kéo trong vô vọng, khóc than thương tiếc một hình hài không còn, chỉ khiến tâm trí ta thêm nặng nề sầu thảm mà người chết cũng không thể sống lại được.  

- Con người vốn dĩ sanh ra đã bị bủa vây với muôn ngàn nỗi khổ. Yêu thương xa lìa đã khổ, oán thù gặp gỡ càng khổ hơn. Khổ vì cầu không như ý. Khổ vì mong muốn chẳng thành. Sự chết chóc tang thương là nỗi khổ sâu nặng bi thiết hơn cả. Ai cũng tham sống sợ chết. Ai cũng mong được thọ mạng dài lâu. Cuối cùng rồi cũng phải từ bỏ xác thân này ra đi dù sớm hay muộn.

- Hối tiếc khóc than cho những bóng ma dĩ vãng… chi bằng hãy mở vòng tay cứu giúp và nở nụ cười đón nhận những mảnh đời còn đau khổ bất hạnh quanh mình. Có biết bao đứa trẻ ra đời trong hoàn cảnh mất mẹ xa cha, có biết bao hài nhi không được thừa nhận bị vất bỏ bên đường. Nếu ta biết đón nhận yêu thương, biết mở lòng chia sẻ… chính là ta đang gieo vào mảnh ruộng của mình những hạt mầm an vui thiện mỹ. Khi tình yêu thương lan tỏa thì mọi oán thù sẽ được hóa giải, bao mặc cảm tội lỗi cũng tan biến.

- Danh vọng bạc tiền, lao tâm khổ trí một đời tạo dựng… khi vô thường ghé đến, ta ra đi chỉ với hai bàn tay trắng, chẳng mang theo được gì ngoài nghiệp lực đã gây tạo. Sống thì mê muội nắm giữ tìm cầu, chết cũng đâu có nghĩa là hết. Xả bỏ xác thân này chỉ là xong một đời, còn oan khiên nghiệp báo sẽ dắt dẫn ta vào chốn đọa đầy sanh tử không dứt. Chỉ có người biết hướng thiện tu thân, biết buông bỏ những ràng buộc cố chấp thì mới ngăn chặn sự đau khổ triền miên trong nẻo luân hồi…

*****

Một ngày lại trôi qua, vầng thái dương đỏ rực khuất dần sau rặng cây cao. Nơi phía chân trời, những cánh chim xuất hiện đang bay về khu vườn sau chặng đường dài mưu sinh mệt nhọc. Bức tranh thiên nhiên trong buổi hoàng hôn toát lên muôn vẻ đẹp diệu kỳ yên ả như thế. Cảnh sắc chiều tàn rồi cũng nhanh chóng chìm sâu vào bóng đêm tĩnh lặng.    

     Bình thản an lạc với hiện tại, buông xả tha thứ với những việc đã qua. Đó là cuộc sống của người đã nương đức từ bi, hướng lòng về với Phật pháp./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1251)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1559)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1286)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1204)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1229)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1318)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1464)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1384)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1347)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1208)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1314)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1075)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1738)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1294)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1366)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2576)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1373)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1533)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1435)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1808)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1596)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1796)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 1998)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1418)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2423)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1556)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1732)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1678)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2180)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1599)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1652)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1539)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1902)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1873)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2023)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1513)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1851)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1544)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1684)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1686)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1381)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1550)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1888)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1627)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2152)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1524)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1550)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant