Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sóng Vỗ Xa Bờ

Monday, July 2, 201808:37(View: 9562)
Sóng Vỗ Xa Bờ

 SÓNG VỖ XA BỜ


Lam Khê

 
Sóng Vỗ Xa Bờ


Mùa xuân tôi trở về. Khu vườn chùa vàng rực một màu mai. Sư phụ bảo mai ra hoa nhiều và rạng rỡ hơn mọi năm là để bày tỏ chút tình với người phương xa. Mùa xuân quê hương với tôi đâu chỉ có mai vàng nắng ấm mà còn có cả một bầu trời bình yên trải rộng.

 Ngày ấy… sau mấy mùa trồng khoai đậu chẳng thu hoạch là bao, sư phụ quyết định biến khoảnh đất quanh chùa thành vườn mai. Cả tháng trời, mấy thầy trò cặm cụi làm cỏ cuốc đất, đào thành những hố nhỏ, ủ phân lá rồi trồng lên đó những cây mai còn bé xíu. Đợt mai đầu tiên lá vừa xum xuê thì huynh đệ chúng tôi cũng rời xa mái chùa đi du phương cầu học.  

- Các con đi học dăm ba năm sau… khu vườn mai khi ấy cũng rợp bóng rồi. Khi mùa xuân đến, mai sẽ ra hoa chào đón mấy sư huynh trở về.

Tôi thuộc lớp đệ tử đầu tiên được sư phụ cho đi học. Năm năm. Mười năm. Và hơn thế nữa. Thời gian như dòng sông trôi và mỗi người ra đi là một con thuyền độc mộc cứ mải miết xuôi theo chiều gió nên chưa thể quay đầu.

                                

… Tôi trở về khi mấy ngày Tết cổ truyền vừa đi qua, xác mai rụng đầy ngoài sân trước ngõ, chỉ có hương vị xuân là còn phảng phất bên ngôi chùa cổ kính yên bình. Không mất nhiều thời gian, tôi thích ứng ngay với giờ giấc cùng nếp sinh hoạt vốn dĩ đã thân quen từ thời còn để chỏm. Trở về để mỗi sáng thức dậy, vừa bước ra sân đã nghe hơi ấm nồng nàn từ ấm chè xanh đặt trên chiếc bàn đá. Dưới gốc mai già, Sư phụ vẫn ngồi trên chiếc ghế nhỏ, vừa uống trà vừa ngắm những bông mai vàng nở muộn. Cũng đã hơn mười năm trôi dạt tha phương, cảnh vật đã nhiều thay đổi, chỉ có người trở lại vẫn thấy mình là một chú đạo nhỏ ngày nào. Chú đạo thích hầu trà thầy mỗi sáng, thích được nghe những lời dạy bảo đạo tình. Sư phụ thường nói mình chỉ là người làm vườn trồng hoa cho đời thưởng ngoạn. Người làm vườn nay đã là bực trưởng lão đạo cao đức trọng, hằng ngày vẫn chống gậy đi lại ngắm hoa nhặt lá và chờ đợi những cánh chim xa quy hồi Bổn Tự.

Ngày đầu tiên trở về, Sư phụ dẫn tôi đi dạo khắp khu vườn rồi dừng lại bên cội mai già:

- Gốc mai to lớn này đã cho hết một đợt hoa sung mãn rồi đấy. Nhưng con để ý xem… từ trong những nách lá vẫn còn lưu lại vài nụ xanh đang chờ hé nở. Thân cây càng già cỗi thì hương sắc càng nhẹ nhàng đằm thắm. Mai già có sức sống thanh cao mà cũng mạnh mẽ là vậy.

Lúc tôi vào chùa đã nhìn thấy cây mai to lớn này rồi. Khi tạo dựng lại khu vườn, mấy huynh đệ thường nói cội mai già là sư phụ, là điểm tựa cho những cây mai vừa ươm mầm hé nụ. Thầy thường sách tấn chúng đệ tử qua những lời dạy dỗ ân cầnẩn dụ sâu xa như thế.

- Thầy đã gieo nơi mảnh đất này những hạt giống đầu tiên để hôm nay những mầm non ấy đã vươn lên thành những cây to cao lớn, cùng đơm hoa kết quả và lan rộng khắp nơi. Hành trình tu học của các con cũng được gieo trồng và nuôi dưỡng trong khu vườn đạo tâm thánh thiện. Mai này khi đạo lực đã vững vàng, mỗi huynh đệ tùy cơ duyên tìm đến một trụ xứ nào đó để hành đạo. Hoằng pháp lợi sanhtrách nhiệm nhưng cũng là tâm nguyện mà hàng xuất gia chúng ta luôn hướng đến trong suốt cuộc hành trình tu tập giải thoát.

********

Ngày từ giả sư phụ lên thành phố nhập học, tôi đã nói một câu đầy khí khái:

- Học xong con nhất định sẽ quay về chùa…

Sư phụ cười: - Đệ tử nào được thầy cho đi học đều nói vậy cả. Nhưng vài năm khi đã quen với môi trường mới, thì suy tư và định hướng cũng thay đổi. Để rồi coi… lúc ấy dù có đem lộng rước, chắc gì mấy chú chịu trở về với ngôi chùa quê vắng vẻ này.

Tôi vẫn tự tin:

- Con sẽ trở về. Sư phụ nói vậy… thì con không muốn đi học nữa.

Sư phụ nghiêm nghị lắc đầu:

- Người tu phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Tu mà không học là tu mù. Học không tu chẳng khác gì cái đãy đựng sách. Có tu có học, các con mới đủ năng lực làm thầy chúng sanh, đủ nguyện lực đem lại lợi ích cho muôn loài những nơi mình đến. Thầy là người lái đò, đưa đệ tử qua dòng sông tâm thức buổi đầu, khi đã được truyền trao đầy đủ giới luật thì các con phải tự léo lái con thuyền đạo nghiệp của mình. Sư phụ không mong gì hơn là thấy các chú biết lo tu học, giữ trọn oai nghi phẩm hạnh. Được như thế thì sau này thuận duyên hành đạo ở đâu cũng tốt.  

Sư phụ chỉ vào hàng cây xanh hằng ngày Người vẫn chăm sóc rồi nói tiếp:

- Thầy không làm ra những hạt giống mà chỉ là người gieo trên mảnh đất này những mầm cây xanh tốt. Dù gió có đưa những cây xanh đó về đâu thì khi gặp đất lành duyên thuận, nó sẽ phát triển thành những thân cây cao lớn để ra hoa kết trái ngọt cho đời.

Những lời dạy chí tình chí lý của sư phụ ít nhiều đã ứng nghiệm vào cuộc đời tu học của tôi sau này. Lên thành phố, vào trường Phật học, bồi dưỡng thêm các chương trình ngoại khóa… tôi thấy mình vẫn là con suối nhỏ cố vươn ra dòng đại dương tri thức trải dài đến vô tận. Theo xu hướng xuất ngoại của Tăng sĩ lúc bấy giờ, tôi cũng chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ để dự thi vào một trường Phật học ngay tại đất Phật.  

Dự định vậy nhưng cơ duyên lại đưa đẩy đến một nơi xa xôi tận bên kia bán cầu. Những tưởng ra đi rồi sẽ trở về. Ấy vậy mà… nhịp sống nơi xứ người như thỏi nam chân cứ cuốn hút mọi bước chân lạ tìm đến. Hàng tu sĩ tha phương cầu đạo thời nào cũng có, khoảng cách thời gian có khác nhưng tâm nguyện sở cầu thì hẵn là vẫn tương đồng. Hành trạng du phương của chư Tổ đức chính là kim chỉ nam dẫn lối, là ngọn hải đăng soi đường cho hậu thế bao đời noi dấu chân xưa, tiếp nối con đường hoằng pháp độ sanh. Đem lại sự lợi ích an vui cho người cũng chính là đang vun bồi đạo nghiệp, tu tập giải thoát cho mình cho đời.

 

***************** 

 

Qua mấy ngày vui xuân đón tết, tôi theo Sư phụ đi hành hương về thăm ngôi chùa của sự đệ ở một tỉnh duyên hải miền Trung, nơi vừa trải qua cơn bão lũ tàn phá khốc liệt. Huynh đệ lâu ngày gặp nhau, niềm vui chuyện vãn suốt đêm vẫn chưa hết. Sáng sớm sư đệ lại đưa tôi ra trước sân chùa ngắm biển:

- Mặt tiền chùa hướng ra biển thế là hứng trọn cả trận bão đầu tiên ập đến. Ngôi chùa mới xây khá kiên cố nên đứng vững được, chỉ có gian nhà bếp nhà ăn phía sau bị bão đánh sập hoàn toàn. Đêm ấy có mấy em Phật tử về dự khóa tu rồi lưu lại ngủ bên chái hiên nhưng rất may là không ai bị thương.

Khu vườn chùa vẫn còn nguyên dấu tích tan hoang khi bão đổ bộ. Cây cối ngã rạp, gạch ngói ngỗn ngang nhưng sắc hoa xuân vẫn tươi tắn rạng rỡ.

- Suốt mấy tháng liền… đệ bận việc cứu trợ nên đến tận cuối năm mới rảnh tay dọn dẹp cho sân chùa có được chút hương xuân ngày Tết. Hàng cây kiểng trước sân đã bị gió bão quật trốc hết cả gốc. Ấy vậy mà, cây mai đệ mang từ chùa sư phụ về trồng lại không hề hứng gì. Mấy ngày Tết vừa qua… mai ra hoa vàng rực cả cây. Khách thập phương đến chùa ai cũng phải trầm trồ chiêm ngưỡng.

Chú Tiểu bưng ra một khay trà đặt trên bàn, sư đệ vừa tự tay châm trà vừa tiếp tục câu chuyện về bão biển:

 - Mời Sư huynh dùng chung trà nóng cho ấm bụng.

Tôi cầm lấy chung trà nhưng mắt vẫn hướng ra biển:

- Huynh đang đợi sư phụ...

- Sư phụ cũng sắp lên rồi. Dù tuổi cao nhưng mỗi lần ra đây, Sư phụ vẫn thích xuống ngâm nước biển vào lúc sáng sớm như thế. Người bảo nhờ vậy mà thân thể khang kiện, tinh thần cũng nhẹ nhàng minh mẫn.

Tôi vẫn trầm ngâm tư lự theo dòng suy nghĩ của mình:

-  Nãy giờ huynh đếm cả mấy chục chiếc tàu đánh cá trở về. Cuộc sống của ngư dân một ngày như mọi ngày. Chiều đi sáng về. Nếu biển mãi yên lặng thế này thì với họ cũng là mãn nguyện lắm rồi. Nhưng biển làm gì không có những lúc dậy sóng ba đào…

Sư đệ tiếp lời:

- Đời biển cả là vậy đó sư huynh à. Có sóng gió có bình yên thì mới là cuộc đời. Nếu cuộc sống mãi bình yên thì con người ta lại cứ đắm chìm vào những đam mê hưởng thụ. Hồi đệ mới ra ra đây hành đạo… mọi người chỉ đến chùa thắp hương cầu bình an cho những chuyến tàu ra khơi. Khi những tàu thuyền trở về đầy ắp cá tôm, có tiền họ lại mặc sức ăn chơi tiêu xài hoang phí. Người ta hối hả sống cho hiện tại chứ không hề lo nghĩ đến ngày mai, cũng không biết cúng dường làm từ thiện. Đệ có mời quý thầy về giảng pháp và tổ chức khoá tu niệm Phật tại chùa để khuyến hóa bà con nhưng chỉ có Phật tử ở trên xóm chợ là về dự tu thôi.

Giọng sư đệ chợt chùng xuống:

- Vùng biển này xưa nay nổi tiếng là sóng yên gió lặng.. Vậy mà, vài tháng trước… một cơn bão mạnh đã ập vào. Thế là cả làng chài tan hoang chỉ sau một đêm. Tàu thuyền bị nhấn chìm, người chết giữa biển, người may mắn sống sót trở về thì lâm cảnh màn trời chiếu đất khi nhà cửa tài sản chỉ còn là đống đổ nát. Mất mát tang thương nhưng rồi mọi người cũng phải gượng dậy để làm lại những gì có thể. Những ngày sau bão, nhiều đoàn từ thiện đổ về cứu trợ lương thực, tiền bạc cùng các vật dụng cần thiết. Nhờ vậy mà Tết đến dù không sung túc như mọi năm nhưng họ cũng có cơm ăn áo mặc, lợp được mái nhà để che mưa nắng. Chính quyền cũng hỗ trợ cho bà con vay vốn để sửa chữa đóng lại tàu bè. Vừa qua mấy ngày xuân, sóng yên biển lặng, những đoàn tàu lại ra khơi. Nhịp sống xóm chài lại nhộn nhịp. Bến cá tập nập người mua kẻ bán…

Cũng rất lâu rồi hai huynh đệ mới có dịp ngồi đối ẩm cùng nhau, câu chuyện đạo tình cứ thế mặc sức tuôn ra:

-  Ngôi chùa bị hư hại… đệ cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ của Phật tử, của các nhà mạnh thường quân và của sư huynh quyên góp ở Hải ngoại gởi về. Tất cả số tiền đó đệ dành hết hỗ trợ cho bà con, giúp họ sửa chữa lại nhà cửa để ổn định cuộc sống. Điều đáng mừng là bây giờ mọi nhà đều biết hướng tâm về Phật pháp. Họ đến chùa không chỉ để lễ Phật cầu may mắn bình yên mà còn ở lại tụng kinh mỗi đêm cùng tham dự các khóa tu để tâm tư nhẹ bớt nỗi ưu phiền lo lắng.   

Tôi gật đầu chia sẻ:

- Hành đạo ở những vùng xa xôi này thường phải đối mặt với nhiều gian nan thử thách là vậy đó. Con người ta khi lâm vào hoàn cảnh bế tắc đau khổ mới bắt đầu hướng cầu tìm kiếm những giá trị tâm linh thiết thực.

Sư phụ vừa tắm biển lên, Người bước tới đón nhận ánh nắng đầu tiên vừa chiếu qua sân chùa:

- Buổi sáng được ngâm mình trong nước biển vừa khỏe khoắn thân thểtinh thần cũng nhẹ nhàng thư thái…

Tôi cười:- Vậy sư phụ phải thường xuyên ra thăm sư đệ để được hòa mình cùng biển nước.

Sư phụ xoa xoa tay sưởi ấm rồi mỉm cười thật tươi:

- Vậy thì sư huynh cũng phải thường xuyên về thăm để đưa sư phụ ra đây chứ. À! Hai huynh đệ nói chuyện tiếp đi. Đã bao năm rồi mới gặp nhau, có biết bao chuyện để hàn huyên tâm sự.

- Chúng con nói chuyện cũng nhiều rồi, thưa sư phụ. Sư huynh đang kể về việc hoằng pháp chuyên tu nơi xứ người. Con thì đang lắng nghe và học hỏi…

Sư phụ gật đầu, tiếp nối cuộc đàm đạo của mấy thầy trò từ đêm hôm trước:

- Việc hành đạo dấn thân của các con cũng như một dũng sĩ trên đường hành hiệp, phải có nội lực thâm hậu thì mới vượt qua bao được giông bão giữa đời thường. Mỗi bước đi, những nơi ta tìm đến… phải sử dụng thanh gươm trí tuệ mình luôn sẵn có để chặt đứt hết những vòng vây tham ái lợi danh. Thuyền to thì không còn sợ sóng lớn. Tay chèo vững thì ngại gì chốn phong ba. Vượt qua chính mình thì mỗi nơi đến cũng là bến đổ an lành…

***

 Mùa xuân đi qua, tôi lại trở về với nơi mình từng đến. Hành trang mang theo chỉ là chút hương xuân còn vương vấn chốn quê nhà. Ngày ra đi, sư phụ trao cho tôi một nhánh mai nhỏ để mang đến trồng trên miền đất lạ. Nơi góc trời tha phương viễn xứ… rồi đây cũng sẽ rực rỡ muôn sắc hoa vàng khi nắng ấm xuân về./. 

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1452)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1789)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1445)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1633)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1812)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2206)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1876)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1964)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1706)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1545)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1533)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1596)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1374)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2233)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2051)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 1983)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1842)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 1963)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2044)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2163)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1928)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1821)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1901)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 1965)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1920)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2070)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 1972)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 1957)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2135)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1920)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 1957)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2057)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3001)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2095)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2095)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1889)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2239)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2192)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1896)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1851)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 1946)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1902)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2011)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1763)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1748)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 1727)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 1915)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 1928)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 1635)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant