Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Hoang Vu

Monday, July 2, 201808:42(View: 6266)
Tâm Hoang Vu
TÂM HOANG VU 

Nguyên Kim


tan hoang vu


Trong kinh Tâm hoang vu thuộc Trung Bộ Kinh,Đức Thế Tôn nhắc nhở các Tỷ-kheo:


“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừnăm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâmtriền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiệnnày không xảy ra”.

Lời của bậc Giác ngộ xác nhận rất rõ rằng điều kiện tiên quyết cho việc tu học có kết quả của người xuất gia là phải diệt trừ năm tâm hoang vu và đoạn tận năm tâm triền phược. Nói khác đi, người xuất gia muốn có được sự tiến bộlợi íchvà an lạc trong sự nghiệp tu học giáo pháp giác ngộ của Phật thì cần phải xem xét tâm tư của mình có rơi vào cảm giác hoang mang trống trải và có bị dục vọng chi phối trói buộc hay không để mà khắc phục và vượt qua. Bài viết này chỉ nói về năm tâm hoang vu và giải pháp khắc phục.
 
Thế nào là tâm hoang vu? Trước hết, hoang vu (khila) tức là một khoảng không bao la mà ở đó con người hoàn toàn không tìm thấy phương hướng nào để đi, rơi vào tình trạng hoang mang, tiến thoái lưỡng nan, giống như đoàn lữ hành hoàn toàn đánh mất phương hướng khi đi lạc vào vùng sa mạc hoang vu vậy.

Thế nên, tâm hoang vu (cetokhila) là một tâm thức hoàn toàn trống trải và hoang mang, không tìm thấy phương hướng, rơi vào nghi ngờ và phân vân, do dự, không quyết đoán, không tự tin, không có đủ tỉnh táo và sáng suốt trong việc định hướng mọi hành vi của mình, không biết điều gì nên làm hay không nên làm, phó mặc cho cuộc thế xoay vần thế nào cũng được.

Đây là trạng thái bất ổn của tâm thức đưa đến lối sống thụ động tiêu cực, mất hết niềm tin và nghị lực, không còn nhiệt tâm, kiên trì và tinh tấnđời sống trở nên nhàm chán, không thú vịmệt mỏi, không hân hoan, chán chường, không thoải mái, không an ổn. Sau đây là lời nhắc nhở của bậcGiác ngộ:

“Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậcĐạo sưdo dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Đạo sưdo dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.
 
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,chuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,chuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
 
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không cóhoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâmhoang vu thứ năm chưa được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ”. (1)

Như vậy, Đức Phật đã chỉ rõ có năm lý do khiến cho người xuất gia rơi vào tâm trạng trống trải, hoang mang, không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, không đạt được sự lớn mạnh,trưởng thành, hưng thịnh trong sự nghiệp xuất gia tu học của mình. Đó là nghi ngờ, không có lòngtịnh tín đối với Phật, đối với Pháp của Phật, đối với chư Tăng, đối với các học giới và biểu lộ sựphẫn nộ, chống đối, không có hoan hỷ với các vị đồng tu Phạm hạnh.

Xét năm lý do trên thì rõ là người xuất gia không thể có được bất kỳ sự tiến bộ và trưởng thành nào về phương diện tu học một khi tự để cho mình rơi vào tình trạng nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng,nghi ngờ học giới và có thái độ xử sự không hòa nhã đối với các bạn đồng tu Phạm hạnh. Ngườixuất gia quyết tâm đi theo con đường giác ngộ của Phật mà tỏ ra nghi ngờ đối với Phật, nghi ngờgiáo pháp giác ngộ của Phật, nghi ngờ Tăng thể thanh tịnh tức là nghi ngờ về khả năng giác ngộcủa mình, nghi ngờ các học giới tức nghi ngờ về thiện pháp và tỏ ra bực tức đối với chư vị đồngPhạm hạnh thì hoàn toàn mất phương hướnghoàn toàn không có lý tưởng để theo, không có đường hướng để thực hành, không có mục đích để theo đuổi. Do đâu mà người xuất gia rơi vàotình trạng tâm tư trống trải, hoang mang, nghi ngờ, phân vân như vậy và đâu là biện pháp khắc phục?
 
Ai cũng biết rằng đối với Phật tử nói chung thì Phật-Pháp-Tăng là biểu tượng cao quý nhất tiêu biểucho lý tưởng giải thoát mà mọi người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, đều nhất tâm hướng tới. Lẽ tất nhiên, đó không phải là biểu tượng mang tính thần thánh hóa mà là biểu tượng của hiện thực lịch sử, đáng cho mọi người quan tâm tìm hiểu nghiên cứu để xác chứng về giá trị chân thực.

Phật giáo không khuyến khích một đức tin mù quáng, thiếu cơ sở xem xét và khảo chứng thực tếkhách quan. Đức Phật chủ trương giáo pháp của Ngài dành cho người thấy (passato) và người biết (jànato) với câu nói nỗi tiếng Ehi passiko, tức là mời bạn đến để thấy. Theo lời Phật thì người ta chỉ nên tin tưởng và đi theo người nào đó hay đường lối của người nào đó sau khi đã tìm hiểu đầy đủ về người ấy, đường lối của người ấy và xét thấy rằng người ấy không có tham-sân-si và đường lối do người ấy giảng dạy không chất chứa tham-sân-si (2).

Hết thảy Phật tử đều thông suốt chủ trương trong sáng này của bậc Đạo sư và vì vậy họ không ngừng tìm hiểu học hỏi về đức năng giác ngộ của Phật, về giáo pháp giác ngộ của Ngài và về nhân cách giác ngộ của chư Tỷ-kheo Tăng, những người nguyện trọn đời đi theo con đường giác ngộ của Phật.

Có một điều hầu như bất ngờ khá lý thú thường xảy đến cho những người chuyên nghiên cứu vềđạo Phật, đó là càng tìm hiểu tường tận về Phật-Pháp- Tăng, thì lòng tin Tam bảo của các vị này càng được củng cố cùng lúc họ càng mong muốn thực thi lẽ sống giác ngộ hiền thiện của Phật.Học giả Fausboll xác nhận: “Càng hiểu biết về Đức Phật, tôi càng yêu kính Ngài” (3). Cựu Chủ tịch Hội Pàli Text Society, Rhys Davids, thì tâm sự: “Dầu là Phật tử hay không, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế gian, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn Bát Chánh đạo của Đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sốngsao cho phù hợp với con đường ấy”. (4)
 
Từ những nhận thức trên ta có thể đi đến nhận xét rằng việc thiếu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc vềTam bảo, Phật-Pháp-Tăng, chính là lý do khiến cho người con Phật nói chung và người xuất gia nói riêng dễ đánh mất lòng tin trong sự nghiệp tu học của mình. Một khi không có lòng tin Tam bảo thì không tha thiết học hỏi lời Phật dạy, không có nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn thực hành giáo pháp giác ngộ của Phật; kết quả là vị Tỷ-kheo không có được sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Phật pháp, nghĩa là không đạt được sự tiến bộ về giới đức, tâm đức, tuệ đức. Như vậy, do thiếu hiểu biết về Tam bảo, không tha thiết học hỏi lời Phật, không nỗ lựcchuyên cầnkiên trì,tinh tấn thực hành pháp giác ngộ của Phật, không đạt được sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Phật pháp, người xuất gia rơi vào tâm lý hoang mang, dơ dự, nghi ngờ đối với Phật-Pháp-Tăng, nghi ngờ các học giớixử sự không hòa nhã với bạn đồng tu của mình. Đây là năm lý do đưa đến tâm hoang vu hay khiến cho tâm tư trở nên trống trải, hoang mang, luôn luôn dao độngnghi ngờ, mất niềm tin, mất phương hướng, không thích thúhân hoan, không tha thiết học hỏi hay làm bất cứ việc gì lợi ích tốt đẹp. Người xuất gia mà tự để cho mình rơi vào tình trạng đáng tiếc như thế thì thật là uổng phí chí nguyện xuất gia của mình.
 
Để ngăn tránh và khắc phục tâm lý trống trải đáng sợ trên, Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo cần phảithường xuyên tìm hiểu sâu về Tam bảonỗ lực học tập gương sáng giác ngộ của Phật-Pháp- Tăng, nhận rõ tính chất cao đẹp và lợi lạc của các học giớithể hiện nếp sống hòa ái với các vị đồngPhạm hạnh. Một trong số các phương pháp giúp cho người xuất gia nuôi dưỡng lòng tịnh tín đối với Tam bảo là quán niệm về tính chất cao quý của Phật-Pháp-Tăng, tức là nghĩ nhớ về phẩm hạnhgiác ngộ của Đức Phậtchiêm nghiệm về tính chất hướng thượng lợi lạc của Chánh pháp, suy niệm về gương sáng đức hạnh của chư Tăng. Bậc Giác ngộ khuyên mọi người thực tập các pháp suy niệm như vầy:

“Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Phật: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác,Minh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai, tâm được tịnh tínhân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận.
 
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngthiết thựchiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tínhân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận.

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.” Do vị ấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín,hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”. (5)

Bên cạnh việc nghĩ nhớ về công đức Tam bảo có khả năng tạo niềm tin hân hoan cho người xuất gia, giúp cho vị ấy diệt trừ các tâm thái trống trải và phiền nãoĐức Phật cũng lưu ý các Tỷ-kheo nên chuyên tâm học tập và hành sâu giáo pháp giác ngộ của Ngài, tức hành sâu về con đườnggiới-định- tuệ, để tâm tư hoàn toàn không còn rơi vào hoang vu, trống trải, do dự, không quyết đoán, để có được lòng tịnh tínhân hoan, để phát khởi tâm tinh cầnkiên trìtinh tấn, để đạt đượcsự thăng tiến về giới đức, tâm đức, tuệ đức. Có như vậy thì người xuất gia mới thoát khỏi tâmhoang vu, trống trải, mới thực sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật của Đức Phật, mới tìm thấy lợi ích an lạc trong sự nghiệp tu học của mình. Nói khác đi, chỉ có chuyên tâmhọc hỏi gương sáng giác ngộ của Tam bảo, hành sâu về giáo pháp giác ngộ của Phật thì ngườixuất gia mới không rơi vào khoảng trống hoang vu, mới tạo dựng được lòng tịnh tín đối với Phật-Pháp-Tăng, mới tìm thấy lẽ sống giải thoát an lạc thực sự trong đời sống tu học của mình.
 
Bậc Giác ngộ từng tuyên bố rất rõ rằng giáo pháp khéo thuyết giảng của Ngài là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trị tự mình giác hiểu. Chính vì vậy mà bất cứ người nào chuyên tâm học hỏi và hành trì pháp của Phật thì đều nhận được lợi ích an lạcsinh khởi lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Pháp, Tăng. Hẳn nhiên, hơn ai hết, người xuất gia sẽ dễ dàng vượt qua tâm trạng hoang vu trống trải, thiết lập được lòng tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng, thể hiện nếp sống đức hạnh hiền thiện và biểu lộ tâm thương quý đối với các bạn đồng tu của mình, nếu vị ấy có sự học hiểu đầy đủ về Tam bảo và có sự dốc tâm hành trì giáo pháp giác ngộ hiền thiện của Phật. Vì sao vậy? Bậc đạo sư xác nhận:
 
“Này các Tỷ-kheo, một đệ tử cần phải đến gần bậc Đạo sư thanh tịnh để được nghe phápVị Đạosư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháphắc bạch cùng với các pháp tương đương. Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Đạo sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đếnsự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì”. Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: “Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì?” Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết phápThế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháphắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giảtùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôiđạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậcChánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì”. (6)
 
“Này các Tỷ-kheo, trong một pháp luật khéo thuyết giảng như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sưtịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sựthương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thịhướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đẳng Giác hiển thị” (7).

_________________
1. Kinh Tâm hoang vu, Trung Bộ.
2. Kinh CankiTrung Bộ.
3. Thích Phước Sơn, Tính chất Trí tuệ và Nhân bản của đạo Phật, tr. 274, NXB Văn hóa-Văn nghe, 2013.
4. Bhikkhu Narada, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, tr. 281, NXB Hồng Đức, 2014.
5. Kinh Những ngày trai giớiTăng Chi Bộ.
6. Kinh Tư sátTrung Bộ.
7.Tiểu kinh Sư tử hốngTrung Bộ.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1613)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 704)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 805)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 667)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 768)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 767)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 754)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 679)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 802)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 793)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 878)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1073)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1520)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1193)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 816)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 953)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 863)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 829)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1049)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 840)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 879)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 962)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 945)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 885)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 818)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 955)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 916)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 924)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 936)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 869)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 961)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1014)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1607)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1181)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1066)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 925)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1091)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1121)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1267)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 982)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 954)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1144)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 976)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1147)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1024)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1143)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1189)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1056)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 819)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1068)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant