Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạt cát dưới bước chân trần…

02 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13097)
Hạt cát dưới bước chân trần…


 
hoalinhthoai_1268984346_b4i7-content

Đoản khúc….

Em đẹp quá, màu thiên nhiên ảo hoá

từng vạch tim hằn vết khoảng mông lung

theo cơn gió, vũ điệu em say múa

đổ trong tâm, rừng lá bay dạt xa

 

có phải hương, khi trời không nắng rọi

lan hoang vu theo một kiếp làm người

mưa hay nắng, cũng là ngày tươi sáng

khi lòng trong, mây nhẹ, gót thong dong

 

bên cuộc đời, muôn sao trời vẫn đủ

quên tấm lòng nghèn nghẹn dấu tuổi thơ

em sẽ thấy không gian như nhỏ hẹp

phương trời cao, mây vẫn thở bao đời….

Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc, buông tiếng hát líu lo, tung cánh vội bay ra khỏi nơi yên nghỉ. Cánh mây ngập ngừng trên cao, bay lững thững theo chiều gió. Những hương thơm của thiên nhiên say ngủ vội xoè hết từng mảnh tâm, chia sẻ đến muôn loài.

Ồ chỉ một cơn gió thoảng sao cả bầu trời xao động, sao chiếc áo tung rộng theo gió, sao tâm người xô bồ, vội bỏ đi đâu..

Những hạt cát cũng đồng hành theo tiếng gọi, cũng réo rắc lời ca, cũng vút cao lên tố chất đan thành những sợi tơ trời, dưới những phong ba. Âm thanh của gió, của cát, của hàng triệu triệu hạt cát, của gió rít, vi vút, gió ngả nghiêng của cuộc sống… theo suốt mỗi đời người.

Trong không gian bao la, gió đã bao lần thổi đến, Trong căn phòng đơn sơ, hoang liêu, gió cũng nhảy đập, kêu gào, gỏ nhịp của từng cửa. Trong cái thân còm cõi, mộc mạc, gió vẫn len lỏi vào tim, rung lên những âm thanh kỳ diệu, êm ái, làm mạch máu cuồng loang. Trong cái tâm thanh tịnh, gió vẫn không ngừng mời gọi, lang thang, chen lấn, dù tâm bất động, nhìn những diễn biến của gió, như người khán giả yêu đời, yêu tâm, yêu vạn vật…

tám ngọn gió là chất liệu nuôi dưỡng con người trong giả tạm, hiện hữu. Có những phản ngôn đi tìm thực tại trong tám ngọn gió để hình thành nên nhân cách con người- con người sống thực, trực tâm, hiện sinh trong từng giây phút, trên bước chân trần, nở hoa, kết nhụy.

Có những thời gian đã đi xa quá, bay cao trong khoảng mông lung của đất trời, nắm hư không, nắm vọng tưởng như những chất tố làm thành nhu liệu sống của bản thân, nhưng gió, cũng chính gió đã thổi qua, để là những mảnh vỡ, những hạt thủy tinh, rơi rụng xuống đời, làm thành những hạt cát.

Hạt cát của thời gian, hạt cát của tâm tưởng, hạt cát nhỏ nhoi chứa đựng cả bầu trời, vũ trụ. Hạt cát thành hình nên phương trời, kiêu sa trong cách gọi, vụng về trong bất hạnh, lủi thủi trong nhỏ nhoi, vươn mình, to lớn trong trực nhận, mở rộng cả không gian, cho ánh sáng chan hoà vào bóng tối, cho chân tâm có mặt….

có phải gió bay, làm ai cay mắt

hay hương thơm từng lớp đổ mưa sa

ngàn cánh mơ, sa rụng buổi hôm nào

trong tiếng gọi, vang lời lời êm nhỏ

 

dòng pháp nhũ, vắn dài nuôi tâm trẻ

nụ hoa xưa vẫn nở giữa sơn hà

trời và đất vẫn mang tâm tơ tưởng

ngọn nến hồng thắp giữa bóng đêm về

 

ta giật mình, khi ngàn sao thở nhẹ

nghe trong đời, từng vạt nắng bay xa

giữa đêm vỡ, khi đèn khêu ngọn bất

một trời tâm vẫn êm dịu thưở nào….

Cát là những hạt vi trần, là dấu nhỏ nhoi, là những nổ tung của hiện hữu, là bước đời phải đi qua. Bản thân, nội tại của hạt cát là những sớ tâm, gồm đủ năm uẩn: mắt tai mũi lưỡi thân ý … cát nhỏ nhoi dung chứa tất cả các pháp.

Có phải tâm em là vũ trụ

muôn ngằn dung chứa cả trời mây

Trăng sao, đại địa, bao cõi giới

sinh diệt, khởi nguồn mỗi giọt không ….

Ai mà không vướng cát trên cuộc đời, ai không bị cát làm ran rát bàn chân, làm rêm đau từng bước. Cát là phù thủy của cuộc sống, là ma quái thương yêu.. nhưng cũng là chất liệu nội kết quan trọng cho con người, làm cho con người từng bước thức tỉnh.

Những mộng tưởng làm người say, các thành công làm người bay bay trong giấc mộng, những giàu sang làm hân hoan, kiêu vọng; tuổi trẻ thanh xuân chối bỏ sự hình thành, tiến triển; sức khoẻ dồi dào nào biết đến sanh già bệnh chết.

Chỉ khi cát làm rộn ràng bước chân, chỉ khi cát bám vào tóc, chỉ khi cát làm cay mắt, chỉ khi cát nằm vào trong đáy tâm… có những cơn đau giật mình, thôi thúc, có những thức tỉnh chợt soi, có những nhận thức bừng tĩnh và cơn đau là phù du đưa ta đi về đến đích của cuộc sống, sống hiện sinh, sống trực diện..

Đã bao ngày qua, ai không là người chối bỏ cát, chối bỏ niềm đau, chối bỏ thực tại… để chạy rong ruổi theo cuộc đời, dưới mọi danh xưng, dưới mọi hình thức, mọi phương trời cố hữu như muốn sang đoạt cuộc nhân sinh, tìm những bung xung giả tạm xoa dịu, mong làm biến hoá bức thành của ngã. Ta có thể đạt được bản tâm nào đó, có thể chạy trốn những hạt cát thân yêu trong đời, có thể tạm quên một khoảng trời đẹp, hay ngủ say trong mê muội vong thân.

Chối bỏ hạt cát, lãng quên nội kết, tìm quên niềm đau… ta sẽ được gì, ta có gì trong cuộc sống vô thường. Một chút yên lành cũng là mộng mị, một vài an ổn cũng là niềm đau, một xé tâm bùng vỡ không thôi vẫn là thoang thoảng bước chân đi tìm….Mất dấu chân dính cát, ta tìm ta nơi đâu? Có phải từ cát thấy ta, từ ta nhìn ra cát, từ những vẩn đục của tâm, thành hình nên bầu trời quang đãng.. Đám mây rời xa cuối trời, biệt dấu… còn lại là không gian bao la…

Theo dấu chân đức Phật, chợt lắng nghe lời của tâm: “Con hãy là hải đảo của chính con..”. Hình ảnh của Bồ tát Quán thế Âm chợt có mặt khi những mông lung của tâm vấn hỏi, khi niềm đau dâng lên, những băn khoăn thúc giục..…

“Trong gương soi tỏ bao phiền não

hỷ nộ lộ hình, rõ sắc không

quay về sống với tâm Bát nhã

cam lồ dịu ngọt tưới mê tâm *

- Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lộ sái tâm nguyện..

Hình ảnh của Ngài đẹp quá, một bức tranh đơn sơ, mộc mạc, nhưng dung chứa sức sống của một trời đại nguyện. Người con Phật, những người đi tìm hạt cát dưới bước chân là những người đi theo Ngài, sống với Ngài như tiếng gọi thân thương của vùng tâm thanh tịnh, có mặt, hằng hữu, bất sanh bất diệt mà bao đời đã vô tình chạy rong ruổi, quên lãng, xa vời. Ngài có mặt trong thực tại, không phải trên tầng mây, không phải ngoài không gian xa vời vợi, không phải ẩn hiện mơ màng, nhưng Ngài là đây, trong tâm bừng tĩnh cơn mê.

Nước của bình thanh tịnh đến từ tâm, được nhành dương liễu đem nước trong, thanh lương, vung rải. tưới tẩm để tâm lắng dịu, cho đời xoá bất hạnh, chuyển hoá khổ đau. Phải quán chiếu lại lòng mình, đem chiếc bình tâm rửa sạch, lắng đi vọng niệm, để bao nhiêu nội kết trở thành chất đề hồ, cam lồ cho tâm, cho cuộc đời.

Đó không phải là bước nhảy chập chùng xa vời, không phải rong ruổi chạy bắt, không là hoang liêu cho tâm trong huyền ảo, mơ màng…nhưng là sống thực, trực diện, với cái tâm của bồ đề.

Bắt trẻ đồng xanh với những bước chân nô nức, tiếng cười giòn giã, với cánh diều bay cao, với lòng trong sáng, mắt hồn nhiên, nụ cười hoá Phật, thấy lại mình như đứa bé thơ trong vắt tâm tình….

Bồ tát là tâm bồ đề, con người hãy mang tâm bồ đề nầy cho tâm, cho cuộc đời, biến nội kết thành chất liệu thương yêu, giải thoát..

Bao năm qua, ta đi, ta tìm, ta bay nhảy...qua biết bao nhiêu là từng cây số, qua biết bao nhiêu là chạy theo đuổi các vọng tưởng, ta tưởng là ta đầy đủ trong tri thức, trong kiến thức, trong học vấn, giàu sang, danh vọng..ta cứ tưởng là ta là tất cả, là niềm đau nổi khổ của người nầy hay người khác, nhưng ta lại quên tâm bồ dề của và chính ta…

Một vị Thầy đã nói với tôi rằng:”Thân tôi từng đau đớn, cơ thể tôi từng rã rời do tuổi đời, thời gian chồng chất. Tâm tôi thường bị ru ngủ trong bất hạnh, vì chúng tiếp xúc với cảnh đời, bởi vì…..nhiều lý do, mờ pháp. Tôi đã dùng xoa bóp, thuốc thang cho thân, cho cơ thể để cho dịu cơn đau sinh vật lý. Tôi đã từng bay đi mọi phương hướng, từng dùng mọi điều kiện, mọi giới thiệu, mọi phương pháp để làm xoa dịu tâm.. Nhưng lại vô vọng và càng tăng thêm đau khổ, bế tắc, suy nhuợc, chán nản..

Với giáo lý của đạo Phật thật là phương thuốc kỳ diệu, nên khi quán chiếu lại, nhìn lại, thấy rõ, trực diện… Mọi chạy trốn đều không có kết quả, chỉ để lại nghiệp và chất chồng thêm lực của nghiệp..

Tôi quay về với tôi, và thấy rằng… chỉ có nước từ bitrí tuệ của tự tâm mới rửa sạch khổ đau, chỉ có tâm bồ đề mới chuyển hoá được nghiệp, dòng sanh tử bất hạnh và tôi đã áp dụng. Tôi đã chuyển phương pháp, không phải ở nơi đâu, mà trong căn phòng giản dị, xô bò đồ đạc, bừa bải sách vở chứa kiến thức … và trong cái tâm chân chất nầy, dùng đôi tay của mình xoa dịu những chỗ đau bằng niềm thương yêu, bảo bọc, chia sẻ, không cần gấp gáp, vội vàng, mạnh bạo… vì những khổ đau, bất hạnh nầy không đến từ bên ngoài, mà tự trong tâm.

Cho nên, phải được dùng bằng cái tâm thực sự của lòng thương, của từ bi, tỉnh thức, tâm bồ đề và kết quả là thân khoẻ, tâm an, trí mở…Thật là đơn giản, thật là kỳ diệu, mà bấy lâu nay, hiểu mà không biết, học mà đi tìm ngoài, đi xa muôn trùng vạn dậm… và nghĩ là mình cao thượng, biết nhiều, cao sang, quí phái, nhưng đã lầm rồi..”

Đạo Phật rất đơn giản, ngay bây giờ và ở nơi đây. Đừng cầu kỳ để biến đạo Phật là ở một nơi chốn nào đó, dù là thành thị, núi cao, biển dài, sông rộng, vì như thế là làm hoang phí tâm lực, suy yếu nguồn tâm, chia trí chia tâm, chia cách cuộc đời thực. Đừng ham hố đi tìm Phật ở khắp mọi nơi, chạy trốn thực tại, cho là bởi, vì và do đó mà mình mang nhiều năng lượng tâm linh…. trong khi, thực ra Tuệ giác sẽ có mặt khi dừng lại. Hãy đem tâm trở về thân, hãy trở về với chính mình như lời của Ngài Đại Thế Chí trong kinh Lăng Nghiêm:

Phật thương nhớ con như người mẹ thương nhớ con và nếu con cũng thương nhớ Phật, thì mới dung thông..”

(Thập phương Như lai mẫn niệm chúng sanh như mẫu ức tử, nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi. Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời, mẫu tử lịch sinh, bất tương vi viễn. Nhược chúng sanh tâm ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật…)

Chúng ta không nhớ Phật của chính mình, không nhớ đến sự gần kề, nơi đây, mà chỉ vong thân, vọng ngoại, thì thân sẽ không khoẻ, tâm sẽ không an.. Chúng ta có thể sẽ đạt nhiều sự hiểu biết bao la, có thêm những tri kiến, những bồi đắp cho cuộc đời, nhưng trái lại, đó cũng là con đường làm cho ta lại quên từ bi, trí tuệ và tâm bồ đề đem nguyện lớn cho chính mình, phải không?

Hãy ôm ấp hạt cát, hãy chia sẻ với hạt cát, hãy thương yêu hạt cát đang làm chúng ta khó chịu dưới chân. Những sớ tấm của hạt cát dù vậy cũng chứa đủ cả pháp giới, cả năm uẩn, cả tham sân si… nếu không mang tâm bồ đề, tâm từ bi trí tuệ để chia sẻ, vuốt lại mảnh tâm, có phải vô hình chúng ta đang đóng góp vào những mê vọng của tâm, bóp nát tâm trong vọng tưởng đảo điên, bay nhảy….

Khi đang viết đây, thì vừa được tin tượng Phật Ngọc Hoà Bình cho Thế giới về tới Chùa Việt Nam, dù là còn đang trong thùng bảo vệ tránh mọi hư hại, nhưng lòng tôi chợt dâng lên niềm vui khôn tả. Những giá trị tâm linh như đánh thức, sóng biển Hải Triều Âm lại thêm một lần xoá bỏ bóng tối vô minh, những oan khiên quả báo của bao đời như chợt mở rộng theo bước đi, tấm lòng của những người con Phật.

- Cầu xin cho tâm người mở rộng, hướng đến nhau trong tinh thần chia sẻ, thương yêu.

- Cầu xin cho hận thù vắng mặt, tình yêu thương như trăm hoa nở rộ, nhân lên trên cuộc đời nhiều khổ đau, bất hạnh nầy.

- Cầu xin cho Hoà bình có mặt để đời bớt nổi khổ niềm đau, tránh bao sự mất mát sanh mạng, tài nguyên thiên nhiên.

- Cầu xin mọi người hãy trở về với chính mình để đem những chất liệu thương yêu cho cuộc đời, xã hội..

Với một tấm lòng chân chất, dù là học hạnh đều thiếu kém, lời văn tiếng nói thô kệch, ý tưởng quê mùa, rỗng….nhưng vì là người con Phật được dạy rằng “Những gì có được cần phải chia sẻ với cuộc đời, đi với một tấm lòng dung dị, chất phác và tâm bồ đề”. Nghĩ đến lời đó làm kim chỉ nam để bước đi, nên với lời văn vụng về nầy, ghi lại những gì được góp nhặt từ trong tâm vừa mở…. xin được kính chia sẻ đến mọi người- dù là có được đồng ý hay không, cũng kính mong nhận nơi đây như niềm vui, lòng hoan hỷý muốn chia sẻ như một tấm lòng kính dâng đến.

Thành kính cám ơn và chia sẻ..

Ngày tượng Phật Ngọc cho Hoà Bình Thế Giới vừa về tới Chùa Việt Nam.

Viết xong lúc 6:03 pm .

Ngày 17.03.2010

(mùng 2 tháng 2 Canh dần )

Cư sĩ Liên Hoa

 

___________________________

*Trích trong Thi kệ “12 Lời Nguyện Bồ tát Quán thế Âm” do Cư sĩ Liên hoa viết…



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8708)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27498)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 8887)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8666)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11182)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 9907)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11518)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8699)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8693)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9491)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9142)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17240)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27370)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15365)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 8850)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8721)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10598)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8391)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9308)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8330)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7819)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9099)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8780)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8219)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8302)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9101)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 8901)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 8980)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 8871)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10535)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14442)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10009)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8815)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 8898)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 21744)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8711)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8505)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8286)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8389)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8599)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7556)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11631)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21640)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7792)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9284)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14034)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9029)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8794)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8192)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8511)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant