Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Cứ Liệu Về Nguồn Gốc Pāli Trong Kho Tàng Tiếng Việt

Tuesday, July 31, 201807:13(View: 6769)
Vài Cứ Liệu Về Nguồn Gốc Pāli Trong Kho Tàng Tiếng Việt

VÀI CỨ LIỆU VỀ NGUỒN GỐC PĀLI
TRONG KHO TÀNG TIẾNG VIỆT
 
Chúc Phú

Vài Cứ Liệu Về Nguồn Gốc Pāli Trong Kho Tàng Tiếng Việt



Tiếng Việt là một thể loại ngôn ngữ được định hình cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Tiếng Việt đã kế thừa và tiếp nhận nhiều cơ sở ngôn ngữ của các quốc gia có liên hệ về giao thương, tín ngưỡngvăn hóa...

Nói rõ hơn, có nhiều cứ liệu cho thấy trong kho tàng Tiếng Việt nói chung chứa đựng nhiều yếu tố ngôn ngữ đặc thù, do bị ảnh hưởng hoặc vay mượn các thành tố ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Điều này, các nhà nghiên cứu chuyên ngành về ngôn ngữ học đã chứng minh với những bằng chứng khoa học, xác đáng.

Từ những liên hệ mang tính gợi mở đó, chúng tôi rất ngạc nhiên vì trong khi nghiên cứu, đối khảo kinh điển Phật giáo từ Pāli và Hán tạng, đã phát hiện nhiều trường hợp tương đồng giữa ngôn ngữ Pāli và tiếng Việt. Do chưa đủ thẩm quyền về ngành ngôn ngữ học (linguistics), nên chúng tôi chỉ xem khảo cứu này như là một đề xuất mang tính gợi mở, về những tương hợp lạ lùng giữa Tiếng Việt và ngôn ngữ Pāli.

1.  Cơ sở làm tiền đề từ các mối liên hệ giao thương, tín ngưỡng…

Do vị trí địa lý vừa thuận lợi về đường biển và cả đường bộ, nên trong lịch sử ở nhiều thời kỳViệt Nam từng là điểm dừng chân của nhiều đoàn thương buôn trên biển, và là nơi tiếp đón nhiều bậcdanh Tăng thạc đức đến từ các nước Phật giáo phương Nam[1]. Chỉ xét riêng hành trạng của một vài bậc cao tăng đã cho thấy điều đó.

Trước hết, theo Cao Tăng truyện, quyển thứ nhất. Ngài Khương Tăng Hội (康僧會) là dân nước Khang Cư (康居), sau đó vì công việc buôn bán nên cha mẹ ngài chuyển đến sống ở Giao Chỉ (交趾). Khương Tăng Hội trưởng thành ở Giao Chỉ từ bé, vì khi mười tuổi cha mẹ ngài đã qua đời. Sau khi mãn tang song thân, ông xuất giatinh tấn tu học và đã minh giải tam tạngtỏ tường sáu kinh(明解三藏. 博覽六經). Vào niên hiệu Xích Ô (赤烏) năm thứ mười (247) ông đến Kiến Nghiệp và giáo hóa Ngô Tôn Quyền quy y Tam Bảo. Ngài viên tịch vào niên hiệu Thái Khang nguyên niên (太康元年: 280)[2]. Tác phẩm còn lại của Khương Tăng Hội gồm bảy bộ kinh, gồm hai mươi quyển. Trường hợp của ngài Khương Tăng Hội đã góp phần cho thấy, Phật pháp phát triển ở Giao Chỉ rất sớm và từ đó đã truyền sang Đông Ngô[3].

Thứ hai, ngài Đàm-ma-da-sá (曇摩耶舍) có một vị đệ tử tên là Pháp Độ (法度). Sau khi sư phụ Đàm-ma-da-sá trở về cố quốc, ngài Pháp Độ tận hành theo pháp Nam truyền. Cụ thểtôn giả chủ trươngchuyên học tập Tiểu thừa, cấm đọc kinh Phương đẳng[4], chỉ lạy ngài Thích-ca, không lạy mười phương Phật.  (專學小乘禁讀方等. 唯禮釋迦. 無十方佛). Trong số những vị đệ tử theo tuân hànhtheo ngài Pháp Độ có ni cô pháp danh là Phổ Minh (普明尼), vốn là con gái của Thứ sử Giao Châu (交州刺史) tên là Trương Mục (張牧)[5].

Theo Nam Tề Thư (南齊書)[6], quyển thứ 58, Thứ sử Giao Châu Trương Mục (交州刺史張牧) mất vào năm đầu niên hiệu Thái Thủy (泰始), tức năm 465 của triều Lưu Tống Minh Đế (劉宋明帝: 439–472).

Thứ ba, đất Giao Chỉ từng là nơi xuất hiện nhiều bậc cao tăng như Thích Đàm Hoằng (釋曇弘)[7]chuyên tâm trì tụng kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Vào niên hiệu Hiếu Kiến (孝建) năm thứ hai (455)  ngài đã tự thiêu ở chùa Tiên Sơn (仙山寺) thuộc quận Giao Chỉ (交趾). Các ngài như Thích Tuệ Thắng (釋慧勝)[8], Thích Đạo Thiền (釋道禪)[9] vốn là người Giao Chỉ  và cùng tu ở chùa Tiên Châu Sơn (仙洲山寺). Đặc biệt, vào thời Nam Tề (南齊:479-502), có Thái Nguyên Vương Diễm (太原王琰)[10], là tác giả của tác phẩm Minh Tường Ký (冥祥記)[11] nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Đáng chú ý là khi còn bé (年在幼稚), Vương Diễm từng thọ năm giới với một pháp sư của Giao Chỉ tên là Hiền (於交阯賢法師所受五戒) vào niên hiệu Kiến Nguyên năm đầu (建元初: 479)[12].

Thứ tư, dân tộc Việt vốn dĩ có một nếp sống thuần thiện, ôn hòa, dễ dàng chấp nhận và nâng đỡnhững dân tộc lân bang vì những lý do khác nhau mà cùng chung sống. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển bảy, thời vua Trần Hiến Tông (1319-1341) có một xóm người Chiêm Thành gần kinh đô, gọi là thôn Bà-già. Sử ghi:

Thôn này hồi Lý Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành “Bà Già”[13].

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển bảy, Trần Nhật Duật (1255-1330) thường cỡi voi sang chơi với xóm người Chiêm này vì ông giỏi nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Chiêm.

Có thể nói, ngay từ thời nhà Trần, đã có những dấu ấn của ngôn ngữ Chiêm Thành trong trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt.

Thứ nămthực tế lịch sử ghi nhận rằng, dãi đất khu vực miền Trung đã từng tồn tại nhiều đô thị cổ mà sớm nhất là nhà nước Lâm Ấp được thành lập vào năm 192[14]. Đặc thù của nhà nước này mang ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và Phật giáo. Nhiều bằng chứng lịch sử hiện còn đãchứng tỏ điều này. Các dấu tích còn lại của vương quốc cổ này như Thành Lồi ở Huế, những di chỉ ở làng Trà Kiệu, Phật viện Đồng Dương ở Quảng Nam, di tích thành Đồ Bàn ở Bình Định.  Khảo cứu lịch sử cho thấy, thành Đồ Bàn đã chấm dứt vai trò lịch sử của mình vào năm 1471[15].

Gần mười ba thế kỷ tồn tại, với ảnh hưởng văn hóa chủ đạo là Ấn giáo và Phật giáo, nước Lâm Ấp, Chiêm Thành hay Chămpa, đã có những đóng góp đáng kể về nhiều lãnh vực cho các thế hệ mai sau của dân tộc Việt Nam. Theo chúng tôi, một trong những đóng góp phi vật thể, chính là những dấu ấn của ngôn ngữ Pāli trong kho tàng Tiếng Việt.

Thứ sáu, dịch giả người Pháp G. Jeanneau, đã dịch nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng của Việt Nam  như Lục Vân TiênTấm Cám…từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, đã có những phát biểu quan trọng về cội nguồn của Tiếng Việt. Chúng tôi xin dẫn lại quan điểm của ông trích từ tác phẩm Chữ văn quốc ngữ của Nguyễn Văn Trung:

Janneau, người đầu tiên dịch “Lục Vân Tiên” bản Nôm ra chữ Quốc ngữ cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng của các dân tộc Aryen; tuy Janneau không phủ nhận tiếng Việt liên hệ với chữ nho, nhưng trong hai bài khảo cứu liên tiếp về nguồn gốc tiếng Việt, Janneau có tìm ra những yếu tố chứng minh tiếng Việt bắt nguồn từ những tiếng Aryen[16].

Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh, một trong những ngôn ngữ của các dân tộc Aryan chính là Pāli. Theo giáo sư Hirakawa Akira thì Pāli là một phương ngữ cổ có xuất xứ từ Vidisā hay Bhīlsa thuộc khu vực Tây nam Trung Ấn[17]. Vidisā hiện nay là một thành phố thuộc bang Madhya Pradesh, thuộc Trung Ấn Độ.

Như vậy, vào năm 247, Phật giáo từ Việt Nam đã truyền sang Trung Hoa ở thời Đông Ngô; sự kiệnVương Diễm (王琰) thời Nam Tề thọ ngũ giới vào năm 497 với pháp sư Hiền ở Giao Chỉ; trường hợp con gái của Thứ sử Giao Châu là ni cô Phổ Minh (普明尼), xuất gia và tuân hành theo Phật giáo Nam truyền; đặc biệt, ở triều nhà Trần đã xuất hiện một xóm nhỏ Chiêm Thành cùng sinh sống gần kinh đô… đã cung cấp những bằng chứng xác thực cho thấy, vào khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, Phật giáo Việt Nam đã có một nền tảng vững chải mà nguồn cội của nó được tiếp nhận từ các nước Phật giáo phương Nam.

Từ những tiền đề như đã nêu, đã tạo nên những ảnh hưởng đa chiều về nhiều lãnh vực văn hóaxã hội và một trong số chúng, chính là những dấu ấn đặc thù về ngôn ngữ Phật giáo Nam truyền mà ở đây là ngôn ngữ Pāli, đã từng bước xuất hiện trong kho tàng dụng ngữ Tiếng Việt.

2. Những từ Tiếng Việt có nguồn cội  hoặc phát âm tương đồng với ngôn ngữ Pāli.

Tiếng nói và chữ viết là hai thành tố quan trọng của ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ Pāli, nói đến cáchphát âm (Pronouncation) chính là đề cập đến phương diện tiếng nói của ngôn ngữ này.

Để bạn đọc tiện theo dõichúng tôi xin được thống nhất cách viết tắt về ba bộ tự điển được sử dụng trong đối khảo như sau:

  1. Từ điển Pāli - English của Pāli Text Society, phiên bản điện tử năm 1999, viết tắt là PTS[18].
  2. Việt Nam Từ điển của Lê Văn Đức, 1970, viết tắt là VNTĐ[19].
  3. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2003, viết tắt là TĐTV[20].

Trong chuyên khảo này, chúng tôi lần lượt giới thiệu một số tương đồng giữa Tiếng Việt và ngôn ngữ Pāli tuân theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt, theo ba bộ tự điển nêu trên và cả số trangliên quan.
1. ÁP: (động từ) làm cho bề mặt của một vật sát bề mặt của một vật khác (TĐTV, tr, 9). Pāli: API:(căn ngữ ap), trên bề mặt của một vật (onto), gần (close by-PTS, p.135).
2. BA LÁP (khẩu ngữ), không đứng đắn, không có nghĩa lý gì (TĐTV, tr. 22). Pāli: PALĀPA (động từ), nói chuyện bá láp, tầm phào, phù phiếm (chaff, as frivolous talk – PTS, p.1003.)
3. BÁT (danh từ), đồ dùng có dạng bán cầu để đựng cơm, canh, nước uống (TĐTV, tr.42). Pāli:PATTA (nam tính và trung tính) cái bát, bình bát của một vị Tỳ-kheo (a bowl, the alms-bowl of a bhikkhu – PTS, p.927).
4. BẮC (động từ) đặt vào vị trí để sử dụngBắc nồi lên bếp[21] (TĐTV, tr.43). Pāli: PACATI (động từ) nấu, đun sôi, nướng (to cook, boil, roast – PTS, p. 871).
5. BỂ (trạng từ) vỡ (TĐTV, tr.57). BHEDA (động từ, căn ngữ bhid) bể, xé nátbất hòa, sự chia rẻ (breaking, rending, breach, disunion – PTS,p. 1154).
6. BỒ: (danh từ) bạn thân (TĐVN, tr,123). Pāli:BHO: (bất biến từ) ngài, bạn thân, bạn, người thương (sir, friend, you, my dear - PTS, p.1155).
7. BÚP: (danh từ) chồi non của cây. Nụ hoa sắp hé nở (TĐTV, tr.92). Pāli: PUPPHA (trung tính, căn ngữ puṣ) một bông hoa (a flower- PTS, p.1063).
8. BỤT (danh từ) Phật, theo cách gọi dân gian, (TĐTV, tr.92). Pāli: BUJJHATI (danh từ, căn ngữbudh), thức tỉnhhiểu biết, nhận hiểu (to be awake, to know, recognise, - PTS,p.1110-1111).
9. CẢM (động từ), làm cho rung động trong lòng khi tiếp xúc với việc gì, có cảm tình và như chớm yêu (nói về quan hệ nam nữ ) (TĐTV, tr.106). Pāli: KĀMETI (động từ, phát xuất từ kāma ), khao khát, thèm khát (to desire, to crave – PTS, p. 487).

10.CẠP (động từ) cắn dần từ ngoài vào, gặm (TĐTV, tr. 115). Pāli: CAPPETI, (căn ngữ cabb =adana = đang ăn), nhai (to chew – PTS, p. 606).

11.CẶP (động từ, khẩu ngữ), đi đôi, quan hệ với nhau thành một đôi. Pāli: KAPPETI (căn ngữkappa), có quan hệ tính giao (to have (sexual) intercourse – PTS, p. 452).

12.CẮT (động từ) làm đứt bằng vật sắc (TĐTV, tr. 120. Pāli: KARATI (động từ, căn ngữ kar), cắt (cut – PTS, p. 467)

13.CHÁI: (danh từ) gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi, theo lối kiến trúc dân gian (TĐVN, tr,131). nhà phụ, liền vách với nhà chính (VNTĐ, tr.256). Pāli:CHADA: (Danh từ, căn ngữ chad) bất cứ thứ gì che phủ, bảo vệ, hay che chỡ, một miếng che, một mái hiên (anything that covers, protects or hides, viz. a cover, an awning cover - PTS,p. 632)

14.CHẺ: (động từ) tách theo chiều dọc thành từng mảnh, từng thanh (TĐTV, tr.146. Pāli:CHEDA: (Căn ngữ chid), nghĩa là chặt  đứt, phá hủyhao tổn (cutting, destruction, loss - PTS, p.109).

15.CUỖM (động từ, thông tục) chiếm lấy và mang đi mất một cách nhanh chóng (TĐTV, tr, 225). Pāli: CORA (động từ, căn ngữ cur), tên trộm, kẻ cướp (a thief, a robber – PTS, p.629).

16.ĐĨ: (danh từ) người phụ nữ làm nghề mại dâm (hàm ý khinh); (khẩu ngữ) lẵng lơ (TĐTV, tr.313). Pāli: DHI: một thán từ trách móc và ghê tởm:  nhục nhã, tủi thẹn, khốn khổ (an exclanation of reproach & disgust: fie!shame!woe – PTS,p.776).

17.ĐANH ĐÁ (tính từ - người phụ nữ) không chịu nhịn ai, sẵn sàng có những lời nóicử chỉ quá quắt, gây cảm giác khó chịu (TĐTV, tr. 285). Pāli: DANDHA (tính từ) chậm lụt, khó dạy, cứng đầu, ngớ ngẫn, ngu ngốc (slow; slothful, indocile; silly, stupid – PTS, p. 719).

18.ĐONG: (động từ) đo thể tích chất lỏng hoặc chất rời (TĐTV, tr, 331). Pāli: DOṆO: (trung tính)thường dùng để đo sức chứa (usually as measure of capacity- PTS, p. 754).

19.ĐÙ: (động từ - lóng), tiếng chửi thề (TĐVN, tr. 494). Pāli: DU (bất biến từ), một âm tiết của thán từ duḥ, mang nghĩa xấu xa, khốn kiếp (syllable of exclamation (=duḥ) “bad, woe” (beginning the word du (j)-jīvitaŋ) – PTS, p. 740).

20.GIÀ (tính từ) ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần, trong giai đoạn cuối của quá trình số tự nhiên (TĐTV, tr, 383). Pāli: JARA (tính từ), già yếu, suy nhược (old, decayed – PTS, p.643).

21. KHẨN (động từ) khai phá đất hoang(TĐTV, tr, 495). Pāli: KHAṆA: (động từ, căn ngữ khaṇ), đào bới (digging – PTS, p. 539).

22.KHẨN (tính từ) có tính chất cần kíp, không thể trì hoãn (TĐTV, tr.495). Pāli: KHAṆA (nam tính), một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, trong cụm từ khaṇen'eva  thì có nghĩa không có thời gian(moment, wink of time; in phrase khaṇen'eva "in no time” - PTS, p. 539)

23. KHAM (động từ) chịu được cái nặng nề so với sức lực của mình (TĐTV, tr, 491). Pāli: KHAMA(tính từ) nhẫn nại, khoan thứ, sự chịu đựng bền bỉ (patient, forgiving, enduring, bearing – PTS, p.545).

24.KÍN (tính từ) ở trạng thái giữa trong và ngoài được ngăn cách làm cho không có gì lọt qua (TĐTV, tr. 528). Pāli: KIṆṆA (quá khứ phân từ của kirati) được che phủ (covered – PTS, p. 502)/

25. KÍP (tính từ) gắp đến mức phải làm ngay, không thể chậm trễ (TĐTV, tr.531). Pāli: KHIPPA (tính từ), nhanh, trong nghĩa văn vẻ về cách quăng ném; mang tính so sánh nhanh như tên bắn (quick, literary, in the way of throwing, compare, “like a shot” – PTS, p.551).

26. LẮP BẮP (động từ) Miệng mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu (TĐTV, tr.551). Pāli: LAPATI, (động từ, căn ngữ lap) nói lảm nhảm, lẩm bẩm (prattle, mutter – PTS, p.1302).

27. LÈN (danh từ) núi đá có vách cao dựng đứng (TĐTV, tr.559). Pāli: LEṆA (trung tính), một cái hang (trong khối đá), một cái hang động (a cave “in a rock”, a mountain cave – PTS, p.1314).

28. (tính từ) ở trong một tráng thái cứ thế không thay đổi, bất chấp mọi tác động bên ngoài (TĐTV, tr.565). Pāli: LĪNA: bám chắc vào, gắn bóchậm chạpđần độn (clinging, sticking, slow, dull – PTS, p.1310).

29. MA (danh từ,) người đã chết (TĐTV, tr.603). Pāli: MARA (tính từ, căn ngữ mṛ) sự chết (dying – PTS, p.1185).

30.MẠ: (danh từ - phương ngữ), mẹ (TĐTV, tr. 605). Pāli: MĀTAR (danh từ giống cái), mẹ (mother– PTS, p. 1193).

31. NÁC (phương ngữ), nước (TĐTV, tr.655). Pāli: NADĪ (giống cái, số nhiều), chỉ cho nước (the waters- PTS, p. 786).

32.NẠT (động từ), quát to cho phải sợ mà nghe theo (TĐTV, tr.658). Pāli: NADATI (động từ, căn ngữnad), gào thét, tạo nên một tiếng động (to roar, make a noise – PTS, p. 786).

33.NỎ (phụ từ, phương ngữ) Chẳng. Ví dụ, nỏ biết: chẳng biết, không biết (TĐTV, tr.731). Pāli: NO(bất biến từ), một cách nhấn mạnh của chữ không (na) (a stronger na – PTS, p.860).

34.PHA (động từ) trộn lẫn vào nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp vào đó (TĐTV, tr.760). Pāli: PHARAṆA (động từ, căn ngữ pharati), sự xâm nhập, tràn ngập (pervasion, suffusion - PTS, p. 1084)

35.PHA (động từ) cắt, xẻ một khối nguyên ra thành từng phần để tiện sử dụng (TĐTV, tr.761). Pāli:PHALATI (động từ, căn ngữ pha), tách ra, phá vỡ (to split, break open - PTS. 1087)

36. PHẦN (PHẬT) (tính từ) từ mô phỏng tiếng như tiếng của mảnh vải bay quật vào không khí trước làn gió mạnh (TĐTV, tr. 773). Pāli: PHANDATI (động từ) đập mạnh, xao động (to throb, palpitate – PTS. p.1084)

37.PHÈN (danh từ) chất khoáng dưới đất đóng lại như muối hoặc hòa trong nước, vị chua, có nhiều màu sắc (TĐVN, tr.1151). Pāli: PHEṆA (danh từ) bọt, cặn bã, bọt (scum, foam, froth- PTS, p.1093-1094).

38.PHÌ: (tính từ) có nhiều màu mở, giàu có (TĐVN, tr.1156). Pāli: PHĪTAsang trọngthịnh vượng,giàu có (opulent, prosperous, rich – PTS, p.1091)

39. PHỈ (danh từ) thỏa mãn nhu cầu thuộc về tinh thần (TĐTV, tr.778). Pāli: PĪTI: (giống cái) cảm xúcvui sướng, niềm hân hoanvui vẻ, tràn đầy năng lượng (emotion of joy, delight, zest, exuberance – PTS, p.1053).

40.PHUN (động từ) làm cho chất lỏng hoặc chất hơi bay ra ngoài thành tia nhỏ qua lỗ hẹp (TĐTV, tr.791). Pāli: PHUNATI (động từ), nhỏ (rưới) từng giọt (sprinkle – PTS, p. 1092).

41.RÁP (động từ) đặt cho khớp vào nhau (TĐTV, tr,822). Pāli: RACANĀ (giống cái, căn ngữ rac), sắp sếp “những đóa hoa thành một tràng hoa” (arrangement “of flowers in a garland – PTS,p.1261).

42. RỰC (tính từ), ở trạng thái đang bừng lên, tỏa mạnh ánh sáng hay hới nóng ra xung quanh(TĐTV, tr,839). Pāli: RUCI (giống cái, căn ngữ ruc), lộng lẫy, chiếu sáng, độ sáng (splendour, light, brightness – PTS, p. 1283).

43. SAY (tính từ), (giấc ngủ) rất sâu, không còn hay biết gì cả (TĐTV, tr.850). Pāli: SAYANA (trung tính, căn ngữ śī), nằm xuống, ngủ say (lying down, sleeping – PTS, p.1573).

44.SÚC (động từ), làm cho sạch bằng cách cho nước vào, và làm cho nước chuyển động mạnh theo đủ cách hướng (TĐTV, tr. 872). Pāli: SUCI (tính từ), sự dọn dẹp (clean, PTS, p. 1619).

45. TÁCH (động từ) làm cho rời hẳn ra, không còn gắn liền với nhau thành một khối nữa (TĐTV, tr.883). Pāli: TACCHETI (động từ, căn ngữ taccha) làm đồ mộc, làm mỏng nó ra (to do wood work, chip – PTS, p.674).

46.THÙ NỊ, hoặc KHU ĐỈ[22] (phương ngữ) cái đầu hồi nhà hình tam giác. Pāli: THŪṆIRA, cái đầu hồi của căn nhà (gable – PTS, p. 710).

47.THÙ LÙ (tính từ - khẫu ngữ), từ gợi tả hình khối to lớn như trồi hẵn lên, đập vào mắt và làmvướng mắt (TĐTV, tr. 959). Pāli: THŪLA, kềnh càng, to lớn, xấu xí, thô ráp (massive, big, clumsy; rough – PTS, p. 710).

48. VÁC (động từ), mang, chuyển (thường là vật nặng hoặc cồng kềnh) bằng cách đặt lên vai (TĐTV, tr.1094). Pāli:VAHA (động từ, căn ngữ vah), khiêng, vác (bringing, carrying – PTS,p. 1357).

49.VẠC (động từ) làm cho đứt, lìa ra bằng cách đưa nhanh lưỡi sắc theo chiều nghiêng trên bề mặt (TĐTV, tr.1094). Pāli: VAPATI (động từ, căn ngữ vap) xén, gặt, cắt (shear, mow, to cut – PTS, p. 1346).

50.VÀI[23] (danh từ), số ước lượng không nhiều, khoảng hai, ba (TĐTV, tr.1095). Pāli: DVAYA (tính từ chỉ số đếm), gấp hai, một đôi, một cặp (two fold, a pair, couple – PTS, p.757).

Có thể nói, còn rất nhiều chữ Pāli có cách phát âm và mang nghĩa tương đồng với Tiếng Việt. Trong lần đầu tiếp cận, chúng tôi xin dừng lại với 50 chữ tiêu biểu nêu trên và sẽ tiếp tục bổ sung khi đủ nhân duyênđiều kiện.

3. Nhận định.


Thứ nhất, từ thống kê cho thấy, trong 50 chữ Tiếng Việt đối chiếu với chữ Pāli thì có 44 từ đơn âmtiết, 4 từ láy vần và 2 từ ghép đẳng lập hợp nghĩa. Theo ngành ngôn ngữ học, từ đơn có lịch sửhình thành rất sớm, là những từ cơ bản nhằm biểu thị các khái niệm chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Số lượng phong phú các từ đơn trong bảng đối chiếu nêu trên, đã gián tiếpphản ánh ý nghĩa lịch sử hình thành Tiếng Việt và dấu ấn của ngôn ngữ Pāli.

Thứ hai, trong 50 chữ Pāli được khảo sát ở trên, phần lớn chúng đều có cách phát âm trùng khớp hoặc gần giống với Tiếng Việt ở một số vùng miền về thanh điệu và ý nghĩaĐặc biệt, theo nghiên cứu công phu của nhóm tác giả bộ từ điển Pāli của PTS, phần lớn những chữ này đều có nguồn gốc từ kinh điển Pāli. Đây là bằng chứng xác thực cho thấy một bộ phận của Tiếng Việt có nguồn gốc từ Phật giáo.

Thứ ba, đa phần những chữ Tiếng Việt được khảo sát ở trên, phần lớn chúng có mặt trong Từ Điển chữ Nôm và hãn hữu xuất hiện trong Từ Điển Hán-Việt. Điều này góp phần chứng tỏ rằng, chữ Nôm đôi khi được dùng như là một phương cách sáng tạo chữ Hán, dùng để phiên âm chữ Pāli.Trường hợp này có thể thấy rõ ở chữ Khu đỉ[24] hay Thu kỷ[25] nêu trên mà nhiều học giả nổi tiếnggiải thích chưa đầy đủ vì chưa đối khảo ngôn ngữ Pāli.

Thứ tư, ngôn ngữ Pāli được xem như tử ngữ và phần lớn những thư tịch được phát hiện cho đếnngày nay chỉ khu biệt trong việc ghi chép kinh điển Phật giáo (Pālibhāsā). Thế nhưng, Tiếng Việt đãtiếp nhận một số thành tố đặc thù của ngôn ngữ này và hiện còn sử dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng về sức sống vững bền của một cổ ngữ liên quan đến cội nguồn thư tịch quan trọng của Phật giáo, là ba tạng Nikāya.

Thứ năm, từ những đối khảo ở trên đã mở ra một ước vọng mang tính tham khảo. Đó là, để hiểu thêm về nguồn gốc Tiếng Việt và các thành tố góp phần hình thành nên Tiếng Việt, nên chăng các chuyên ngành nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Namcụ thể là ngành ngôn ngữ học so sánh(contrastive linguistics), cần bổ sung thêm cổ ngữ Pāli như là một môn học bổ trợ. Vì lẽ, việc trang bị đầy đủ cho người học về ngôn ngữ này và quá trình lan tỏa của chúng, không những góp phầnnhận ra những giá trị tinh hoa Phật giáo, mà còn hiểu thêm về nguồn cội của dân tộc Việt Namthông qua phương diện ngôn ngữ.



[1] Ngài Phật-đà-bạt-đà-la (佛馱跋陀羅:359-429) đến Giao Chỉ bằng đường bộ và từ đây đi nhờ thuyền buôn đến Trung Hoa. Xem, 大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第二,佛馱跋陀羅. Ngài Vu-đạo-thúy (于道邃) đến Tây-Vức cầu pháp theo con đường phương Nam, đến Giao Chỉ thì lâm bệnhrồi mất, hưởng dương 31 tuối. Xem, 大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第四,于道邃

[2]大正藏第 55 冊 No. 2145 出三藏記集, 卷第十三, 康僧會

[3]大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第一, 康僧會

[4] Kinh Xuất Diệu đã định nghĩa về kinh Phương Đẳng: 方等者前略後廣,無事不包,故名方等. Xem tại, 大正藏第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第六.

[5]大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第一, 曇摩耶舍

[6] Theo, 南齊書, 卷五十八. Bản in vào năm thứ tư niên hiệu Càn Long (1739)

[7]大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳,卷第十二, 釋曇弘

[8]大正藏第 50 冊 No. 2060 續高僧傳, 卷第十六, 釋慧勝

[9]大正藏第 50 冊 No. 2060 續高僧傳,卷第二十一, 釋道禪

[10]大正藏第 53 冊 No. 2122 法苑珠林, 卷第十四; 大正藏第 52 冊 No. 2106 集神州三寶感通錄, 卷中

[11]大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第十四

[12]大正藏第 52 冊 No. 2106 集神州三寶感通錄, 卷中

[13] Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB. KHXH, Hà Nội, 2004, tr. 127.

[14] Ngô Văn Doanh, Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian, NXB. Thế giới, 2011, tr.33

[15] Ngô Văn Doanh, Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian, NXB. Thế giới, 2011, tr. 186.

[16] Nguyễn Văn Trung, Chữ văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộcNam Sơn xuất bản, Sài-gòn, 1974, tr.60.

[17] Hirakawa Akira, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ-từ Đức Phật Thích Ca đến Đại thừa sơ kỳ, Thích Nguyên Hiệp dịch, NXB. Văn Nghệ, 2018, tr.112.

[18] Pāli Text Society. Pāli – English Dictionary. T W. Rhys Davids Edited. Electronic Edition. 1999.

[19] Lê Văn Đức và Tgk, Việt Nam Từ Điển, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, NXB. Khai Trí, 1970

[20] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2003.

[21] Ở một số khu vực miền Trung, từ Bắc này cũng mang nghĩa là nấu. Ví dụ, Bắc cơm: nấu cơm.

[22] Theo, Hùinh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Saigon: Impremerie Rey, Curiol & Cie , 1895, tr 502 ghi: Khu đỉ. Sau đó đã giải thíchThu kỹ, ấy là chỗ cùng hai đầu nóc nhà, về phần giao kỹ hay là giao nguyên (tiếng nói trại). Trên trang Talawas, đăng ngày 26.2.2004, tác giả Hoàng Hải Văn đã có bài khảo cứu Khu đĩ và lồn mèo. Sau khi đối khảo các quan điểm khác nhau và đặc biệt dựa vào tư liệu của Trương Vĩnh Ký, tác giả Hoàng Hải Văn đã đi đến nhận địnhThì ra, "khu đĩ" vốn là "cu đẻ". Thì ra, cái khoảng trống hình tam giác ấy lại là nơi trăng thanh gió mát, cái nơi mà bầy cu tranh nhau chọn làm nơi lót ổ để rồi lâu ngày bị đọc trại tên để biến chuyển thành "khu"!(sic).

[23] Theo Từ điển phương ngữ Huế, bản lưu hành nội bộ của Trần Ngọc Bảo, 2017, có ghi nhậnchữ vày mang nghĩa: nắm, nạm, bó. Theo chúng tôi, chữ vày phát âm gần với chữ dvaya

[24] Hùinh Tịnh Paulus Của, Việt Nam quấc âm tự vị, 1895, tr. 502. Xem thêm, Trương Vĩnh Ký,Chuyện đời xưa, truyện 29, Nhà sách Khai Trí, Sài gòn, 1967. tr. 45.

[25] Lê Văn Đức và Tgk, Việt Nam Từ Điển, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, NXB. Khai Trí, 1970, tr. 1601.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1523)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(View: 1708)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(View: 1622)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(View: 1554)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1602)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1520)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1864)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1516)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1708)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1857)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2257)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1918)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 2010)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1757)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1593)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1554)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1608)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1403)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2273)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2107)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 2040)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1915)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 2037)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2105)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2211)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1983)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1894)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1972)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2045)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1995)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2152)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2055)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2028)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2208)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1997)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2027)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2128)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3113)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2187)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2184)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1961)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2320)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2272)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1978)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1928)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 2026)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1970)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2090)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1835)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant