Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO

16 Tháng Tám 201810:22(Xem: 5209)
Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO
Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO


Nhiều người biết thầy Minh Đạo là một nhà thư pháp có nét chữ phóng khoáng với những phong cách đặc thù không lẫn với ai được. Nhưng bên cạnh nhà thư pháp thầy còn là một nhà thơ với sở trường là thơ Đường và những thi tập đã xuất bản như Nơi ấy bình yên, Đối cảnh tùy duyên, Quay về, Đường về…

Thơ Đường của thầy đa số đều mang hơi hướm thiền vị, đạo vị, hàm chứa nội dung đạo lý, giáo lý đạo Phật thể hiện cái tâm sống đạo của tác giả.

Tôi được thầy tặng tập thơ Hương Đời từ mấy tháng nay. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đã ghi lòng những câu thơ tâm đắc và luôn canh cánh muốn viết vài cảm nhận về thi tập này như đã từng viết lời cảm nhận cho các tác phẩm của thầy trước đây. Nhưng sao cứ đắn đo mãi, thơ thầy thì chữ ít mà nghĩa nhiều, lại mang tính ản dụ cao, ví như “nàng’ trong thơ thầy chắc gì là một bóng hồng!. Cho nên biết đâu những dòng cảm nhận của mình không đúng chủ ý hoặc tầm thường hóa tứ thơ của thầy thì thật là tai họa! Nhưng rồi vì tình cảm giửa tôi và thầy nên đánh liều viết vài dòng, nếu nhận xét sai hoặc dở chắc thầy cũng độ lượng bỏ qua. Nghĩ như thế nên tôi mạnh dạn viết, nhưng trước khi cầm bút viết thì việc đầu tiên là cầm thi tập lên đọc đi đọc lại nhiều lần hy vọng là sẽ “thấm” rồi mới viết. và tôi viết những dòng cảm nhận này vào một ngày mưa gió giăng kín trời phương Nam…

Thông thường khi bình về thơ Đường người bình phải xét về cả hai phương diện hình thức và nội dung. Về hình thức thì phải xem xét coi bài thơ có tuân thủ luật, niêm, vần, đối, bố cục thế nào, có chỉnh không, nghệ thuật tu từ của tác giả có tinh xảo, điêu luyện không, về nội dung thì phải xét ý thế nào, tứ thế nào, bút pháp và ngôn ngữ có chuyển tải được chủ đề của bài thơ không, bài thơ có truyền cảm không v.v…Nhưng đó là việc của những nhà phê bình văn học, còn ở đây với trình độ và khả năng hạn hẹp tôi chỉ xin viết ra những cảm nhận tản mạn một cách chân thành nhất, không khoa trương, không ngôn từ sáo rổng và vì thế chắc chắn là không theo một khuôn mẫu, một nguyên tắc nào cả. HƯƠNG ĐỜI, như tên của tập thơ và lời ngỏ của tác giả, trong hành trình của kiếp nhân sinh bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải nếm đủ mùi mặn, nhạt, chua, cay, đắng cay và ngọt ngào, hạnh phúc và khổ đau, bình an và sóng gió…với đầy đủ thất tình lục dục, hỷ nộ ái ố…. Đường đời chúng ta đi không chỉ được trải thảm đỏ với hoa thơm trái ngọt, bướm bay dập dìu, thuận buồm xuôi gió mà còn có hầm hố, chông gai, lên thác xuống ghềnh, nhiều khi tiếng cười chen lẫn với nước mắt. nhưng xét cho cùng bản chất của cuộc đời là thế. Thầy Minh Đạo cũng đi qua một hành trình như thế với những trải nghiệm dày dặn bao nỗi truân chuyên, lắm mùi tân khổ. Nhưng may mắn thay trên hành trình đời người thầy có ánh sáng Phật Pháp soi đường nên đã vượt qua sóng gió một cách bình an, tự tại trong khổ đau, quán chiếu vạn pháp vốn như thị để chắt lọc ra được những hương hoa của cuộc sống và gọi tên nó là HƯƠNG ĐỜI.

Thi tập trên một trăm bài thơ Đường xoay quanh những cảm nhận của tác giả trong cuộc sống. Ta hãy cảm nhận hương cuộc sống, với hoa lá bốn mùa, gió reo và chim hót, nắng vàng và ành trăng mơ, xuân và thu, hạ và đông…nhưng trước hết hãy suy gẫm sự đời cái đã

Được mất hơn thua chuyện hỡi ơi

                                                    Cõi mộng phù trầm nhiều cách trở

                                                    Đạo tình tươi sáng mãi xa rời

                                                                                      (Lưới đời)

                                                     Công danh xuôi ngược theo bao ngả

                                                    Địa vị long đong suốt một đời..

                                                                                      (Thế gian)

Thế cho nên suy đi gẫm lại đành buông một câu như một tiếng thở dài, một dấu chấm than (!)

                                                    Có không được mất đâu vừa ý

                                                    Phải trái hơn thua khó cạn lời

                                                                                    (Sương đêm)

         Sự đời vốn đa đoan như thế nói bao giờ cho hết, thôi thì tạm gác chuyện đời mời các bạn cùng tôi khám phá hương hoa cuộc sống…Ta thấy trăng và mộng, thuyền và biển là những hình ảnh ước lệ rất cổ điển trong thơ Đường

                                                    Dập dềnh sóng biển bạn trăng khuya

                                                    Gió lạc đong đưa rộn tiết mùa

                                                    Ngư phủ lơ mơ, sương trắng thoảng

                                                    Thuyền nan lờ lững nước mây khua

                                                                                 (Trăng và thuyền)

                                                     Đêm dài sương lạnh mãi còn mơ

                                                     Cái tỉnh cái mê dáng vật vờ

                                                     Gió chuyển rì rào, vui là thắm

                                                     Mây vờn êm ả lắng giây tơ…

                                                                                  (Nguyệt mơ)

 

      Mơ cùng trăng, vơ vẫn cùng mây để cho hồn thi nhân lãng đãng bao hoài niệm về cố nhân chỉ còn trong nỗi nhớ. Ôi chao, sao mà lãng mạn quá đi thôi! Ta hãy nghe tâm sự của tác giả

                                                     Dáng nhỏ ai qua nhớ chẳng vơi

                                                     Thuyền xuôi bến vắng đã yên rồi

                                                     Nhắc chi chuyện cũ sao quên được

                                                      Nhớ lại người xưa cũng khó lơi

                                                                                     (Dáng nhỏ)

 

   Mặc dù lòng dặn lòng cho dĩ vãng ngủ yên trong ký ức, nhưng mà khi gặp lại người xưa sao lòng vẫn rộn rang

                                                     Tóc rối đưa hương tà áo tím

                                                     Liễu hờn che nắng dáng người mơ

                                                     Nét thanh thưở ấy chưa quên được

                                                      Khách tục bây giờ cứ giả ngơ…

                                                                                    (Người xưa)

 

    Mặc dù ngoài mặt thì giả ngơ nhưng con tim lại thổn thức

                                                      Mái tóc dịu êm chao cánh mộng

                                                      Làn môi vội vã thoáng trăng mơ…

                                                                                       (Dây tơ)

 

    Nói như ai đó “con tim có lý lẽ riêng của nó” bởi khi muốn quên là lúc lòng nhớ thêm… 

Thế nhưng rồi cũng bừng tỉnh cơn mê và lòng nhủ thầm

                                                      Tham ái còn vương mãi não phiền

                                                       Là mầm khổ lụy khó bình yên

                                                                             (Tham ái còn vương)

 

   Thôi thì khi đã tỉnh mộng ta hãy quy về thực tại để cùng ngắm trời xanh mây trắng, hoa lá bốn mùa để tìm thấy thiên nhiên ban tặng cho ta biết bao điều thú vị mà ta hờ hững không cảm nhận.

Có rất nhiều bài viết về mùa thu, phải chăng mùa thu và thi nhân vốn duyên nợ với nhau từ muôn thưở, vì mùa thu thường tạo nhiều cảm hứng cho thi nhân, trước hết ta đón mùa thu sang với tâm hồn thật an nhiên

                                                      Hôm trước ra vườn say cảnh vắng

                                                      Ngày sau xuống chợ luyến non ngàn

                                                                                       (Thu sang)

                                                      Và rồi mượn cảnh thu để tả tình sầu

                                                      Người đi lỗi hẹn duyên đã mãn

                                                      Tình lỡ ôm sầu nghĩa cứ mang

                                                                                       (Dạ khúc thu)

 

   Chỉ là hồn thi nhân có những phút giây lãng đãng thế thôi, chứ với con mắt thiền quán thì không thể để cho “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” mà phải “đối cảnh vô tâm” mới tìm thấy bình yên trong tâm hồn. Thế là phải mượn câu kinh tiếng kệ để giữ tâm an bình 

                                                       Lãng đãng chim vờn xuôi cánh rã

                                                       Mơ màng trúc lướt lặng đàn ru

                                                       Câu kinh sáng tối khai tâm lớn

                                                       Nhịp mõ ngày đêm xóa trí lu

                                                                                        (Sắc thu)

 

        Để rồi từ đó

                                                       Diệu thay vạn vật qua muôn pháp

                                                       Thấu hiểu nguồn chơn nguyện tiến tu

                                                                                          (Trời thu)

 

   Hai câu thơ sau ý, tứ thật hàm súc, khiến cho ta thấy vạn pháp vô thường đang diễn ra trong từng sát-na

                                                       Nhìn quanh sương trắng khoe sương lạnh

                                                       Ai hiểu canh tàn hết cuộc chơi…

                                                                                         (Hương thu)

 

   Hết thu rồi lại sang đông, nhưng không biết đây là mùa đông của đất trời hay là mùa đông giá rét ở trong lòng thi nhân , hay là xa hơn nữa là mùa đông của hành trình đời người

                                                       Hiu hiu gió thổi chớm đông về

                                                       Giọt nắng đong đưa chạnh tái tê

                                                       Chuốt mảnh tình riêng hồn lạ lẫm

                                                       Xao lòng thơ hứng chuyện nhiêu khê…

                                                                                      (Đông vê)

 

   Tạm khép chuyện trời đất lại, ta hãy cùng đi nói đến chuyện nghĩa tình, trước hết là tình cha nghĩa mẹ, lãnh vực này thầy Minh Đạo dành nhiều ưu ái khi nói đến. điều này cũng không lạ vì ai mà chả thế, trên tất cả thứ tình là tình mẹ mà!

                                                       Non cao che chở ơn bồi lắp

                                                       Biển rộng bao dung, nghĩa chất chồng

                                                       Chùa Phật trang nghiêm câu khấn nguyện

                                                       Song thân đi đến cảnh thong dong

                                                                             (Nguyện cầu song thân)

 

Khi cuộc sống không phải lo toan chuyện cơm áo là lúc hoài niệm, nhớ mẹ những tháng ngày gian khổ, thương biết mấy cho vừa

                                                       Nhớ lúc bánh khoai đâu oán thán

                                                       Thương khi cơm độn cũng không than!

                                                                                  ( Thu về nhớ mạ)

 

  Nói về công ơn cha mẹ thì muôn đời muôn kiếp cũng không hết nên xin dừng lại với tâm nguyện của người con sống đạo. Người phật tử tri ân cha mẹ bằng cách sống đạo và hành đạo để xem như đáp đền phần nào đó công ơn cha mẹ 

                                                        Công ơn dưỡng dục sao đền đáp

                                                        Đạo hiếu tròn tu giữ nguyện thề

                                                                                   (Song thân)

 

  HƯƠNG ĐỜI như tên gọi của nó còn đề cập đến nhiều chuyện, những cảm nhận của tác giả về hương hoa của cuộc sống, bên cạnh những chông gai trên đường đời còn có muôn vàn hương thơm cỏ lạ, với con mắt thánh thiệnyêu thương thì ta sẽ khám phá muôn vàn điều kỳ diệu quanh ta. Chỉ vài nét chấm phá đã lột tả được vẻ đẹp của Hải Vân sơn thủy hữu tình

                                                        Đá trải đường trơn sương giá lạnh

                                                        Mây vờn lá thắm ánh dương ngời

                                                                                       (Hải vân)

 

  Còn đây là nét đẹp của quê hương, cũng chỉ vài dòng phác thảo 

                                                       Thắm đượm hương quê rót ý thơ

                                                       Xôn xao kỷ niệm dạ chưa mờ

                                                       Đường xưa chen lối say màu nhớ

                                                       Cảnh cũ đưa người sáng kẻ mơ

                                                                                       (Quê hương)

 

Có những canh khuya thi nhân ngồi ngắm ánh trăng khuya lòng bổng tức cảnh sinh tình

                                                       Trăng thiếu sương khuya hờn cõi mộng

                                                       Trăng nghiêng phòng nhỏ chạnh hồn thơ

                                                                                      (Trăng và thơ)

 

     Tứ thơ này ta bổng liên tưởng tới thi tiên Lý Bạch đời Đường 

                                                         Sàng tiền minh nguyệt quang

                                                         Nghi thị địa thượng sương

                                                         Cử đầu vọng minh nguyệt

                                                         Đê đầu tư cố hương

                                                                            ( Tĩnh dạ tư-Lý Bạch)

 

   Tình chung, tình riêng, tình người, tình đất trời nếu được nhìn bằng con mắt thiền quán thì vạn sự tự an nhiên, vì không thể thay đổi cảnh cho nên nếu ta biết giữ tâm bình thì cảnh cùng bình. Thầy Minh Đạo đã nhìn đời bằng con mắt như thế nên chi tha thiết về tình mà không vướng lụy, xuân hạ thu đông là sự luân chuyển của đất trời, không vì quá đắm đuối vào xuân mà oán thán mùa đôngliễu ngộ được rằng “nếu không có cảnh đông tàn thì làm gì có cảnh huy hoàng mùa xuân”. Cho nên nắng mưa là bệnh của trời, nắng thì vui mà mưa cũng không buồn, an lạc, tự tại

                                                          Mưa về thắm đẩm xuôi bờ lá

                                                          Nắng đến vươn dài rộng thảm hoa

                                                          Cánh sóng lao xao hồn cát lặng

                                                          Thềm trăng rộn rã nuối đêm tà..

                                                                              (Nỗi nhớ niềm yêu)

 

  Khéo giữ tâm thì không còn sợ bị trần cảnh làm lay động, như ly nước để yên thì cặn bã tự lắng, mặt hồ không lao xao sóng thì ánh trăng chiếu rọi, mọi sự đều tùy duyên để cho “tâm bất biến giửa dòng đời vạn biến” thì vạn pháp sẽ tự an nhiên

                                                          Nhân lành thuận đạo theo chân pháp

                                                          Ngộ thiện bèn duyên nối gót thiền

                                                                                  (Khéo giữ)

 

  HƯƠNG ĐỜI còn đề cập đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống như hương của hoa thì muôn màu muôn vẻ, biết dùng cái tinh túy của đất trời để làm đẹp cho cuộc sống bằng “mắt thương nhìn cuộc đời” là cái tâm của tác giả, đem ĐẠO VÀO ĐỜI hoặc SỐNG ĐẠO GIỬA ĐỜI vậy. Xin tạm kết những dòng tản mạn này bằng chính lời của tác giả

                                                          Phù sinh dâu bể nay thanh thản

                                                          Rảo nhẹ chín tầng tiếp cuộc chơi… 

 

  Vâng, đúng như vậy! Đời chỉ là một cuộc chơi dài, mà đã là cuộc chơi sao ta không làm cho nó vui và ý nghĩa bằng chất liệu của HƯƠNG ĐỜI nhĩ?!

Tâm Lễ - Nguyễn Ngọc Luật

(Những ngày mưa bão tháng 8/2018)
CẢM NHẬN HƯƠNG ĐỜI TÂM LỄ NGỌC LUẬT

 

Cảm tình thiện hữu hiểu sao lơ…

NHẬN hết lời bàn gọt ý thơ.

hương thoảng đường trần không để mộng,

đời bình thế thái chẳng nào mơ.

TÂM xao tín não duyên mau cỗi,

LỄ tận người lành quả khó dơ. (*)

NGỌC sáng theo dòng trau huệ Nhã, (**)

LUẬT nghi dẫn lối đạo đâu mờ…

 13/8/2018

 Minh Đạo

-----------------

(*)  Quả    果

(**) Trí Bát nhã

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1812)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1563)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1339)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1631)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2147)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1895)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1257)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1438)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1427)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1716)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1478)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1342)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1483)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1424)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1751)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1448)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1409)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1419)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1497)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1683)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1573)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1519)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1390)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1489)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1203)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1966)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1381)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1534)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2896)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1536)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1719)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1584)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2029)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1567)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1768)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1968)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2155)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1633)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2599)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1699)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1881)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1844)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1602)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2351)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1782)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1839)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1705)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2082)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2056)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2193)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant