Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

27 Tháng Tám 201807:04(Xem: 6188)
Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

Người mẫu trở thành


Tâm Minh Ngô Tằng Giao 

su co

     Trong năm 2005, tin một người mẫu xinh đẹp trở thành Sư Cô đã làm người đọc rất sửng sốt và có thể nghi ngờ không biết tin này có đúng là sự thật hay chỉ  là một câu chuyện nói chơi? Nhưng đây hoàn toàn là một sự thật đáng ngạc nhiên.

     Cha cô Deepa Singh từ Ấn Độ đến Nepal và quyết định ở luôn tại đây sau khi kết hôn với mẹ của cô là một phụ nữ Nepal. Cô Deepa Singh ra đời vào ngày 25 tháng 10 năm 1979. Lớn lên, từ tuổi 15 cô đã xuất hiện trong khoảng hơn 25 cuốn video về âm nhạc và đóng vai người mẫu khoảng gần 10 năm trời. Cô được biết nhiều hơn với tên là người mẫu Kohinoor Singh, một người mẫu nổi tiếng ở Nepal.

     Cô lôi cuốn chúng ta qua những tấm hình nóng bỏng trên hàng tá băng nhạc và quảng cáo. Trong một buổi chụp ảnh cho Cyber Nepal, cô đã làm mọi người kinh ngạc về sự chuyên nghiệp, với một kiểu đứng và diễn tả, khiến các nhiếp ảnh gia chỉ cần chụp mà không cần phải chỉ dẫn gì thêm cho cô. Nhưng mặt khác chỉ những người thân của cô mới biết rằng Kohinoor còn có biệt tài viết hay, giao tiếp giỏi với quần chúng và cô còn là một ca sĩ tuyệt vời.

     Giờ đây cô người mẫu 25 tuổi đã cạo trọc đầu, không phấn son trang điểm và khoác vào người chiếc áo tu hành với cái tên mới là Sư Cô Losang Dolma.

     Một phóng viên viết: “Tôi hãy còn nhớ là đã gặp Kohinoor Singh đúng một năm trước đây khi cô còn là một người mẫu đương thời đứng hàng đầu ở Nepal với một bề ngoài thật quyến rũsang trọng cũng giống như đa số những người mẫu khác vậy. Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào sự tương phản của cô ngày hôm nay. Cô thật đơn giản, trầm tĩnh và khiêm nhường. Cô có một cái nhìn rất khác biệt về cuộc đời khiến tôi phải khâm phục. Lần này chúng tôi lại gặp gỡ nhau nhưng cô là một con người mới: Cô Losang Dolma. Tôi không tìm thấy khác biệt gì nhiều trong dáng điệutư cách của cô. Đúng vậy, giờ đây cô có vẻ trầm tĩnh hơn, nghiêm trangít nói nhưng khuôn mặt luôn luôn vui tươi. Nhưng cũng dễ hiểu vì cô đã khởi đầu một cuộc hành trình tâm linh với mong muốn đạt được sự giác ngộ.”

     Phóng viên này cũng như bao nhiêu người khác đều tò mò muốn biết về sự chuyển biến trong cuộc đời của cô người mẫu. Phóng viên mạn phép xin được hỏi cô một vài điều và cô đồng ý ngay. Sau đây là một vài đoạn được trích ra từ cuộc phỏng vấn của phóng viên (PV) với Sư Cô (SC):

     PV: – Cô đã từng là người mẫu nổi tiếng đứng hàng đầu của Nepal. Cô đã từng tham gia nhiều hoạt động từ sân khấu thời trang và thương trường quảng cáo cho các video âm nhạc, cho đến cả đóng vai người điều khiển chính cho những chương trình truyền hình. Tại sao cô lại bất ngờ thay đổi như vậy?

     SC: – Mọi người đều lưu tâm tới sự bất ngờ thay đổi này vì họ luôn luôn chỉ thấy ngoại hình của tôi như là một người mẫu. Họ không biết tôi vẫn là một con người. Đối với tôi, không có sự thay đổi gì cả vì tôi vẫn luôn luôn như vậy. Đóng vai người mẫu là nghề nghiệp của tôi và giờ đây tôi đã từ bỏ nghề đó để theo đuổi con đường riêng của tôi. Mọi người hiển nhiên cho rằng bước đường này của tôi là một sự thay đổi lớn lao nhưng tôi không cảm thấy có sự khác biệt gì cả.

     PV: – Một khi không có sự khác biệt gì theo như ý kiến và sự cảm nhận của cô, tại sao cô lại cho rằng cần phải thể hiện một sự đổi thay trong y phục?

     SC: – Y phục của tôi là kỷ luật của tôi. Giống như đồng phục của một nhà trường để nhắc nhở học sinh về luật lệ của trường và sự tôn trọng kỷ luật đó. Y phục của tôi giúp tôi khắng khít hơn trong mọi trách nhiệm của mình nhằm trở thành người tốt cho xã hội. Nếu tôi không làm được điều gì tốt đẹp, tôi cũng không nên làm điều gì xấu xa cả.

     PV: – Cô miêu tả con người mẫu Kohinoor Singh như thế nào?

     SC: – Tôi là một phần của đại chúng. Tôi giống như bất cứ một người bình thường nào mang các quan niệmý kiến riêng của mình. Với vật chất chi phối tột bưc, chúng ta dường như quên mất rằng tất cả chúng ta đều được thụ hưởng một sự cảm thông tương tự nhau. Cái tâm linh bất diệt trong mỗi tấm thân chúng ta đều giống nhau.

     PV: – Trong thời giai đóng vai người mẫu, sự hào quang và lời tán dương có làm cô bị mê hoặc không?

     SC: – Chẳng mê mẩn chút gì cả. Đối với tôi, làm người mẫu chỉ là công việc của tôi. Nó không bao giờ làm cho tôi phấn kích khi người ta ngưỡng mộ sắc đẹp của tôi bởi vì tôi biết họ chỉ ngợi khen cái hình ảnh bề ngoài của tôi và không nhận thức được con người bên trong của tôi. Người ta có một quan niệm khác nhau về một người mẫu và cô người mẫu đó phải chống chọi với rất nhiều quan niệm tiêu cực trong một xã hội bảo thủ như xã hội của chúng ta. Những quan niệm kiểu này làm tôi thối chí.

     PV: – Cô có ý định trở thành Sư Cô như thế nào?

     SC: – Vào thời thơ ấu khi tôi thường đi thơ thẩn trong chùa Swayambu, tôi luôn luôn để ý đến một nữ tu sĩ thường hay ngồi thiền định. Cô ta luôn an tĩnh và tươi cười. Lúc nào chúng tôi cũng thấy cô ấy trong y phục tu sĩ và vì thế không có gì khó khăn cho tôi khi tôi tập trung tinh thần lại và hình dung ra hình ảnh của cô ta. Và ý tưởng đó luôn làm tôi say mê. Gần đây khi tôi đến thăm chùa Swayambu, một cái gì đó đã xảy ra và suốt cả ngày tôi cảm thấy rất thoải máithanh thản. Lúc đó tôi liền nhận thấy rằng đã tới thời để tôi lo cho cuộc sống tâm linhbộc lộ được ra con người thật của tôi. Trở thành một Sư Cô chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời tôi. Tôi đang học hỏi về Phật Giáo. Số mạng của tôi là học hỏi và cảm nhận được sự giác ngộ trong cộng đồng này.

     Ngay bây giờ tôi rất là sung sướng. Tôi tin chắc rằng nếu tôi làm một việc gì đó tôi sẽ luôn luôn làm được tốt đẹp. Tôi muốn đi thăm viếng các viện dưỡng lão. Mặc dù tôi không có gì để biếu tặng họ, tôi có thể ngồi lại với họ, chia sẻ những nỗi đau đớn của họ và nở nụ cười với họ.

     PV: – Cô còn rất trẻ và đang ở trong lứa tuổi bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất, cô dường như đã thoát bỏ được những thứ đó. Cô có sẵn sàng để đối phó với những ngăn trở và chướng ngại mà cô muốn chuốc vào mình chưa?

     SC: – Có. Tôi đã đi đến quyết định này sau khi suy nghĩ kỹ càng và giờ đây tôi sẵn sàng đương đầu với mọi sự việc, ngay cả cái đói và cái khát. Ngay cả bây giờ tôi không ăn hay thậm chí nói cho mọi người biết rằng tôi đang đói cho tới khi tôi được chia phần ăn của mình. Tôi tin tưởng rằng chính những ham muốn sản sinh ra sự mong cầu và dẫn đến rối loạnphá hoại. Muốn được an lạchạnh phúc, người ta phải hài lòng với những gì mình có và tôi sẽ theo con đường đó.

     PV: – Cha mẹ của cô và các bạn bè của cô có tỏ ra phản ứng gì về quyết định này của cô không?

     SC: – Thoạt tiên thì họ có sửng sốt nhưng rồi sau đó tới khi nhận thức được rằng tôi đã chọn lựa để theo một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì quý vị đó đã giúp tôi từng bước một.

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một người mẫu?

     SC: – Cha mẹ tôi nói “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?”

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một Sư Cô?

     SC: – Cha mẹ tôi cũng lại nói: “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?” Cô cười và nói thêm: “Nhưng sau này thời cha mẹ tôi thông cảmhoan hỷ hỗ trợ tôi mọi mặt. Tôi nghĩ thoạt tiên thời các bậc cha mẹ nào cũng lo ngại như thế mà thôi!”

     PV: – Muốn trở thành một Sư Cô thì phải làm thế nào?

     SC: – Rất đơn giản. Khi đã suy nghĩ kỹ càng rồi thời chỉ việc tìm đến một tu viện rồi bày tỏ ý nguyện của mình. Quý vị trong tu viện đó sẽ hỏi han mình. Bắt mình chờ đợi, mục đích là để trắc nghiệm sự kiên tâm của mình. Thật vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành Sư Cô  được. Chúng tôi sẽ được dạy cho biết rằng chẳng có điều gì tốt hay xấu cả… tất cả chỉ có chân lý mà thôi!

     PV: – Thế nếu một thời gian sau đó cô lại không muốn làm Sư Cô nữa thì sao?

     SC: – Chẳng sao cả. Nếu không muốn làm Sư Cô nữa thời tôi chỉ cần trình báo với Sư Phụ tôi rằng tôi lại muốn quay trở về cuộc sống trần tục ngoài đời mà thôi.

     PV: – Tại sao cô chọn Phật Giáo?

     SC: – Đơn giảnchân thật lắm. Đạo dạy mình phải nhận chân con người của chính mình rồi… lại phải tiêu diệt cái “ngã” đi. Có lẽ tôi phải mất cả đời để hiểu thấu đạo Phật. Đó chỉ là một câu hỏi ngắn nhưng cần phải có một câu trả lời thật dài dòng.

     PV: – Trong thời gian khoác áo Sư Cô cô có chuyện chi vui không?

     SC: – Có chứ. Có một chuyện vui lắm. Một hôm tôi đi ngang qua một nơi kia trong đó có một đám trẻ em đang chơi bóng rổ. Quả bóng bị ném trôi lăn về phía tôi. Và một em nói “Nè bồ! Làm ơn ném hộ quả bóng lại đây!” Em đó nghĩ tôi là một cậu con trai.

     PV: – Cô muốn nói gì với những người trẻ tuổi những gì?

     SC: – Người ta dễ dàng bị lôi cuốn vào sự vui thú hoặc buồn rầu mà mọi thứ đó đều tỏ ra rất ngắn ngủi. Cái mà tồn tại bất diệt là bạn và linh hồn của bạn. Người ta nên học cách chấp nhận mọi phương diện của cuộc đời và như thế sẽ gặt hái được chân hạnh phúc. Các nhà văn đã từng đặt bút viết rằng chúng ta, mọi người đều tò mò muốn tìm hiểu về cái thế giới bên ngoài nhưng tại sao lại không dành ra vài giây phút để tìm hiểu về con người bên trong và những bản năng tình cảm riêng tư của chúng ta

oOo

      yếm thế, thối chí, làm cho con người trốn tránh trách nhiệm với xã hội và hèn yếu đối với thân tâm mình. Khi nghe đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng đức Phậtquan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy.

     “Đạo Phật là một đạo rất yêu đời”, nhưng yêu cái đời sống thật, yêu cái bộ mặt thật (bản lai diện mục) đẹp đẽ, trong sạch, yên vui của đời. Vì yêu bộ mặt thật của đời nên mới sinh ra lòng yêu người, yêu tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt. Lòng yêu bao la rộng khắp, trùm bọc hết thẩy chúng sinh, vì chúng sinh dưới những hình tướng sai biệt đều cùng có một bộ mặt thật, đẹp đẽ, sáng sủa như nhau, tuy rằng bộ mặt ấy hiện nay còn bị nhơ bụi phủ đầy.

     Vậy ta đừng lầm rằng giải thoátlìa bỏ, chán ghét cõi đời hiện tại. Giải thoát chính là sống hoạt động, yên vui, sung sướng, tự do hoàn toàn ngay trong đời hiện tại, trước khi từ bỏ xác thân vô thường này để nhập Niết Bàn và rồi lại sẽ từ Niết Bànứng hoá ra khắp mọi nơi để tiếp tục hoạt động cứu độ vô tận chúng sinh. Chư Phật và chư Bồ Tát đã và đang sống cái đời sống ấy. Phật Tử chúng ta tu tập cốt để cũng được sống cái đời sống như chư Phật và Bồ Tát.

     Để hiểu được chính mình thì khó hơn là biết được những người khác. Kohinoor đã dấn thân vào hành trình để nhận biết con người bên trong cô, đồng thời dần dần cắt đi sợi dây vật chất quyến rũ vây quanh cô. Nhất định đây là một cuộc hành trình đầy chông gai, nhất là lại cho một người đã lên tới tột đỉnh danh vọng như cô.

     Hy vọng cô sẽ thành công trong cuộc du hànhtrở thành một tấm gương cho tất cả mọi người. Chúc cô mọi sự tốt đẹp, Kohinoor! 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tài liệu tham khảo:

  1. Ani Losang Dolma [Kohinoor] Speaks Out.
  2. Kohinoor Singh embarks on a new voyage (By Sampada Malla).
  3. The model who became a monk (By Mata Press Service).
  4. Model Kohinoor becomes Buddhist nun (Kantipur Online, July 19, 2005).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2246)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2513)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2542)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2076)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2527)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1867)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1959)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2243)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2772)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1684)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1604)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1790)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1629)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2199)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2357)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2066)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1854)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1777)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1962)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1700)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2669)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1835)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2171)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2136)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2475)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1790)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1982)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1861)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2034)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2603)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3645)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2280)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2287)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1661)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1974)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2309)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2303)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2147)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3107)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2125)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2515)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2045)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1977)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2179)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2471)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2033)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2438)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2396)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2968)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2047)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant