Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

27 Tháng Tám 201807:04(Xem: 6073)
Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

Người mẫu trở thành


Tâm Minh Ngô Tằng Giao 

su co

     Trong năm 2005, tin một người mẫu xinh đẹp trở thành Sư Cô đã làm người đọc rất sửng sốt và có thể nghi ngờ không biết tin này có đúng là sự thật hay chỉ  là một câu chuyện nói chơi? Nhưng đây hoàn toàn là một sự thật đáng ngạc nhiên.

     Cha cô Deepa Singh từ Ấn Độ đến Nepal và quyết định ở luôn tại đây sau khi kết hôn với mẹ của cô là một phụ nữ Nepal. Cô Deepa Singh ra đời vào ngày 25 tháng 10 năm 1979. Lớn lên, từ tuổi 15 cô đã xuất hiện trong khoảng hơn 25 cuốn video về âm nhạc và đóng vai người mẫu khoảng gần 10 năm trời. Cô được biết nhiều hơn với tên là người mẫu Kohinoor Singh, một người mẫu nổi tiếng ở Nepal.

     Cô lôi cuốn chúng ta qua những tấm hình nóng bỏng trên hàng tá băng nhạc và quảng cáo. Trong một buổi chụp ảnh cho Cyber Nepal, cô đã làm mọi người kinh ngạc về sự chuyên nghiệp, với một kiểu đứng và diễn tả, khiến các nhiếp ảnh gia chỉ cần chụp mà không cần phải chỉ dẫn gì thêm cho cô. Nhưng mặt khác chỉ những người thân của cô mới biết rằng Kohinoor còn có biệt tài viết hay, giao tiếp giỏi với quần chúng và cô còn là một ca sĩ tuyệt vời.

     Giờ đây cô người mẫu 25 tuổi đã cạo trọc đầu, không phấn son trang điểm và khoác vào người chiếc áo tu hành với cái tên mới là Sư Cô Losang Dolma.

     Một phóng viên viết: “Tôi hãy còn nhớ là đã gặp Kohinoor Singh đúng một năm trước đây khi cô còn là một người mẫu đương thời đứng hàng đầu ở Nepal với một bề ngoài thật quyến rũsang trọng cũng giống như đa số những người mẫu khác vậy. Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào sự tương phản của cô ngày hôm nay. Cô thật đơn giản, trầm tĩnh và khiêm nhường. Cô có một cái nhìn rất khác biệt về cuộc đời khiến tôi phải khâm phục. Lần này chúng tôi lại gặp gỡ nhau nhưng cô là một con người mới: Cô Losang Dolma. Tôi không tìm thấy khác biệt gì nhiều trong dáng điệutư cách của cô. Đúng vậy, giờ đây cô có vẻ trầm tĩnh hơn, nghiêm trangít nói nhưng khuôn mặt luôn luôn vui tươi. Nhưng cũng dễ hiểu vì cô đã khởi đầu một cuộc hành trình tâm linh với mong muốn đạt được sự giác ngộ.”

     Phóng viên này cũng như bao nhiêu người khác đều tò mò muốn biết về sự chuyển biến trong cuộc đời của cô người mẫu. Phóng viên mạn phép xin được hỏi cô một vài điều và cô đồng ý ngay. Sau đây là một vài đoạn được trích ra từ cuộc phỏng vấn của phóng viên (PV) với Sư Cô (SC):

     PV: – Cô đã từng là người mẫu nổi tiếng đứng hàng đầu của Nepal. Cô đã từng tham gia nhiều hoạt động từ sân khấu thời trang và thương trường quảng cáo cho các video âm nhạc, cho đến cả đóng vai người điều khiển chính cho những chương trình truyền hình. Tại sao cô lại bất ngờ thay đổi như vậy?

     SC: – Mọi người đều lưu tâm tới sự bất ngờ thay đổi này vì họ luôn luôn chỉ thấy ngoại hình của tôi như là một người mẫu. Họ không biết tôi vẫn là một con người. Đối với tôi, không có sự thay đổi gì cả vì tôi vẫn luôn luôn như vậy. Đóng vai người mẫu là nghề nghiệp của tôi và giờ đây tôi đã từ bỏ nghề đó để theo đuổi con đường riêng của tôi. Mọi người hiển nhiên cho rằng bước đường này của tôi là một sự thay đổi lớn lao nhưng tôi không cảm thấy có sự khác biệt gì cả.

     PV: – Một khi không có sự khác biệt gì theo như ý kiến và sự cảm nhận của cô, tại sao cô lại cho rằng cần phải thể hiện một sự đổi thay trong y phục?

     SC: – Y phục của tôi là kỷ luật của tôi. Giống như đồng phục của một nhà trường để nhắc nhở học sinh về luật lệ của trường và sự tôn trọng kỷ luật đó. Y phục của tôi giúp tôi khắng khít hơn trong mọi trách nhiệm của mình nhằm trở thành người tốt cho xã hội. Nếu tôi không làm được điều gì tốt đẹp, tôi cũng không nên làm điều gì xấu xa cả.

     PV: – Cô miêu tả con người mẫu Kohinoor Singh như thế nào?

     SC: – Tôi là một phần của đại chúng. Tôi giống như bất cứ một người bình thường nào mang các quan niệmý kiến riêng của mình. Với vật chất chi phối tột bưc, chúng ta dường như quên mất rằng tất cả chúng ta đều được thụ hưởng một sự cảm thông tương tự nhau. Cái tâm linh bất diệt trong mỗi tấm thân chúng ta đều giống nhau.

     PV: – Trong thời giai đóng vai người mẫu, sự hào quang và lời tán dương có làm cô bị mê hoặc không?

     SC: – Chẳng mê mẩn chút gì cả. Đối với tôi, làm người mẫu chỉ là công việc của tôi. Nó không bao giờ làm cho tôi phấn kích khi người ta ngưỡng mộ sắc đẹp của tôi bởi vì tôi biết họ chỉ ngợi khen cái hình ảnh bề ngoài của tôi và không nhận thức được con người bên trong của tôi. Người ta có một quan niệm khác nhau về một người mẫu và cô người mẫu đó phải chống chọi với rất nhiều quan niệm tiêu cực trong một xã hội bảo thủ như xã hội của chúng ta. Những quan niệm kiểu này làm tôi thối chí.

     PV: – Cô có ý định trở thành Sư Cô như thế nào?

     SC: – Vào thời thơ ấu khi tôi thường đi thơ thẩn trong chùa Swayambu, tôi luôn luôn để ý đến một nữ tu sĩ thường hay ngồi thiền định. Cô ta luôn an tĩnh và tươi cười. Lúc nào chúng tôi cũng thấy cô ấy trong y phục tu sĩ và vì thế không có gì khó khăn cho tôi khi tôi tập trung tinh thần lại và hình dung ra hình ảnh của cô ta. Và ý tưởng đó luôn làm tôi say mê. Gần đây khi tôi đến thăm chùa Swayambu, một cái gì đó đã xảy ra và suốt cả ngày tôi cảm thấy rất thoải máithanh thản. Lúc đó tôi liền nhận thấy rằng đã tới thời để tôi lo cho cuộc sống tâm linhbộc lộ được ra con người thật của tôi. Trở thành một Sư Cô chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời tôi. Tôi đang học hỏi về Phật Giáo. Số mạng của tôi là học hỏi và cảm nhận được sự giác ngộ trong cộng đồng này.

     Ngay bây giờ tôi rất là sung sướng. Tôi tin chắc rằng nếu tôi làm một việc gì đó tôi sẽ luôn luôn làm được tốt đẹp. Tôi muốn đi thăm viếng các viện dưỡng lão. Mặc dù tôi không có gì để biếu tặng họ, tôi có thể ngồi lại với họ, chia sẻ những nỗi đau đớn của họ và nở nụ cười với họ.

     PV: – Cô còn rất trẻ và đang ở trong lứa tuổi bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất, cô dường như đã thoát bỏ được những thứ đó. Cô có sẵn sàng để đối phó với những ngăn trở và chướng ngại mà cô muốn chuốc vào mình chưa?

     SC: – Có. Tôi đã đi đến quyết định này sau khi suy nghĩ kỹ càng và giờ đây tôi sẵn sàng đương đầu với mọi sự việc, ngay cả cái đói và cái khát. Ngay cả bây giờ tôi không ăn hay thậm chí nói cho mọi người biết rằng tôi đang đói cho tới khi tôi được chia phần ăn của mình. Tôi tin tưởng rằng chính những ham muốn sản sinh ra sự mong cầu và dẫn đến rối loạnphá hoại. Muốn được an lạchạnh phúc, người ta phải hài lòng với những gì mình có và tôi sẽ theo con đường đó.

     PV: – Cha mẹ của cô và các bạn bè của cô có tỏ ra phản ứng gì về quyết định này của cô không?

     SC: – Thoạt tiên thì họ có sửng sốt nhưng rồi sau đó tới khi nhận thức được rằng tôi đã chọn lựa để theo một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì quý vị đó đã giúp tôi từng bước một.

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một người mẫu?

     SC: – Cha mẹ tôi nói “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?”

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một Sư Cô?

     SC: – Cha mẹ tôi cũng lại nói: “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?” Cô cười và nói thêm: “Nhưng sau này thời cha mẹ tôi thông cảmhoan hỷ hỗ trợ tôi mọi mặt. Tôi nghĩ thoạt tiên thời các bậc cha mẹ nào cũng lo ngại như thế mà thôi!”

     PV: – Muốn trở thành một Sư Cô thì phải làm thế nào?

     SC: – Rất đơn giản. Khi đã suy nghĩ kỹ càng rồi thời chỉ việc tìm đến một tu viện rồi bày tỏ ý nguyện của mình. Quý vị trong tu viện đó sẽ hỏi han mình. Bắt mình chờ đợi, mục đích là để trắc nghiệm sự kiên tâm của mình. Thật vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành Sư Cô  được. Chúng tôi sẽ được dạy cho biết rằng chẳng có điều gì tốt hay xấu cả… tất cả chỉ có chân lý mà thôi!

     PV: – Thế nếu một thời gian sau đó cô lại không muốn làm Sư Cô nữa thì sao?

     SC: – Chẳng sao cả. Nếu không muốn làm Sư Cô nữa thời tôi chỉ cần trình báo với Sư Phụ tôi rằng tôi lại muốn quay trở về cuộc sống trần tục ngoài đời mà thôi.

     PV: – Tại sao cô chọn Phật Giáo?

     SC: – Đơn giảnchân thật lắm. Đạo dạy mình phải nhận chân con người của chính mình rồi… lại phải tiêu diệt cái “ngã” đi. Có lẽ tôi phải mất cả đời để hiểu thấu đạo Phật. Đó chỉ là một câu hỏi ngắn nhưng cần phải có một câu trả lời thật dài dòng.

     PV: – Trong thời gian khoác áo Sư Cô cô có chuyện chi vui không?

     SC: – Có chứ. Có một chuyện vui lắm. Một hôm tôi đi ngang qua một nơi kia trong đó có một đám trẻ em đang chơi bóng rổ. Quả bóng bị ném trôi lăn về phía tôi. Và một em nói “Nè bồ! Làm ơn ném hộ quả bóng lại đây!” Em đó nghĩ tôi là một cậu con trai.

     PV: – Cô muốn nói gì với những người trẻ tuổi những gì?

     SC: – Người ta dễ dàng bị lôi cuốn vào sự vui thú hoặc buồn rầu mà mọi thứ đó đều tỏ ra rất ngắn ngủi. Cái mà tồn tại bất diệt là bạn và linh hồn của bạn. Người ta nên học cách chấp nhận mọi phương diện của cuộc đời và như thế sẽ gặt hái được chân hạnh phúc. Các nhà văn đã từng đặt bút viết rằng chúng ta, mọi người đều tò mò muốn tìm hiểu về cái thế giới bên ngoài nhưng tại sao lại không dành ra vài giây phút để tìm hiểu về con người bên trong và những bản năng tình cảm riêng tư của chúng ta

oOo

      yếm thế, thối chí, làm cho con người trốn tránh trách nhiệm với xã hội và hèn yếu đối với thân tâm mình. Khi nghe đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng đức Phậtquan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy.

     “Đạo Phật là một đạo rất yêu đời”, nhưng yêu cái đời sống thật, yêu cái bộ mặt thật (bản lai diện mục) đẹp đẽ, trong sạch, yên vui của đời. Vì yêu bộ mặt thật của đời nên mới sinh ra lòng yêu người, yêu tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt. Lòng yêu bao la rộng khắp, trùm bọc hết thẩy chúng sinh, vì chúng sinh dưới những hình tướng sai biệt đều cùng có một bộ mặt thật, đẹp đẽ, sáng sủa như nhau, tuy rằng bộ mặt ấy hiện nay còn bị nhơ bụi phủ đầy.

     Vậy ta đừng lầm rằng giải thoátlìa bỏ, chán ghét cõi đời hiện tại. Giải thoát chính là sống hoạt động, yên vui, sung sướng, tự do hoàn toàn ngay trong đời hiện tại, trước khi từ bỏ xác thân vô thường này để nhập Niết Bàn và rồi lại sẽ từ Niết Bànứng hoá ra khắp mọi nơi để tiếp tục hoạt động cứu độ vô tận chúng sinh. Chư Phật và chư Bồ Tát đã và đang sống cái đời sống ấy. Phật Tử chúng ta tu tập cốt để cũng được sống cái đời sống như chư Phật và Bồ Tát.

     Để hiểu được chính mình thì khó hơn là biết được những người khác. Kohinoor đã dấn thân vào hành trình để nhận biết con người bên trong cô, đồng thời dần dần cắt đi sợi dây vật chất quyến rũ vây quanh cô. Nhất định đây là một cuộc hành trình đầy chông gai, nhất là lại cho một người đã lên tới tột đỉnh danh vọng như cô.

     Hy vọng cô sẽ thành công trong cuộc du hànhtrở thành một tấm gương cho tất cả mọi người. Chúc cô mọi sự tốt đẹp, Kohinoor! 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tài liệu tham khảo:

  1. Ani Losang Dolma [Kohinoor] Speaks Out.
  2. Kohinoor Singh embarks on a new voyage (By Sampada Malla).
  3. The model who became a monk (By Mata Press Service).
  4. Model Kohinoor becomes Buddhist nun (Kantipur Online, July 19, 2005).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1935)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2056)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2206)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2250)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2347)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2070)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 1883)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 1941)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2082)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 1928)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 1983)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3472)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 1967)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2065)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2495)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2116)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 1976)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2142)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2428)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2078)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 2945)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2113)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 1899)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2088)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2366)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2238)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 1967)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 1892)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1621)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2400)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2138)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2547)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2296)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2016)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2421)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2270)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2068)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2411)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2204)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 2965)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2102)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2162)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2352)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2254)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2284)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 1968)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2326)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2783)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2385)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2503)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant