Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thế Giới Này Luôn Luôn “Đối Đãi”

03 Tháng Chín 201806:03(Xem: 5457)
Thế Giới Này Luôn Luôn “Đối Đãi”
Thế Giới Này Luôn Luôn “Đối Đãi”
 
Đào Văn Bình

Bài Học “nhẫn Nhục” Trong Hành Trình Tâm Linh

Mâu đâm thủng áo giáp,
 Người rao hàng nói thế.
Nhưng lại có thuẫn làm mẻ đầu mâu.
Tàu ngầm lại có máy bay sát thủ tàu ngầm.
Máy bay ném bom, bắn phá,
Lại có súng, hỏa tiễn phòng không bắn hạ máy bay.
Chiến hạm bắn phá tơi bời,
Lại có hỏa tiễn diệt hạm và thủy lôi phá tan chiến hạm.
Ra-đa phát hiện máy bay,
Lại có hệ thống làm ra-đa “mù mắt”.
Hỏa tiễn tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa,
Lại có thệ thống lá chắn phòng ngừa.
Vệ tinh điều khiển dưới đất lại có vệ tinh bắn vệ tinh tan xác.
Tàng hình lại có hệ thống chống tàng hình.
Xe tăng - nữ hoàng chiến địa,
Lại có hỏa tiễn vác vai.
Lúc đó xe tăng biến thành “cua rang muối”. 
Trực thăng vận lại có kế hoạch phá trực thăng.
Vỏ quýt dày lại có móng tay nhọn.
Mưu kế lại có tương kế tựu kế.
Kẻ cắp lại có bà già.
Đoàn kết lại có kế hoạch phá tan đoàn kết.
Liên minh lại có kế hoạch phá liên minh.
Hợp tung lại có liên hoành.
Ăn cướp lại có cảnh sát truy lùng ăn cướp.
Khủng bố lại có kế hoạch triệt tiêu khủng bố,
Gián điệp lại có phản gián lùng tìm.
Tuyên truyền lại có phản tuyên truyền đối phó.
Bệnh quỷ lại có thuốc tiên.
Đạo binh khổng lồ lại có du kích quân quấy rối,
 “Dĩ đoản binh phá trường trận”.
Siêu cường lại có siêu cường đọ sức.
Thế võ hiểm hóc cách mấy rồi cũng ngày bị phá.
Võ sĩ vô địch nếu không giải nghệ, sớm muộn cũng bị người ta quật ngã,
 “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”.
Thế giới này luôn luôn đối nghịch.
Luôn luôn xung khắc.
Hễ mình nói Không sẽ có người nói Có.
Hễ mình nói đúng tất có người nói sai.
Hễ mình khen tất có người chê bai.
Hễ mình nói phải tất có người nói trái.
Hễ mình nói yêu thì tất có người nói ghét.
Hễ mình nói đẹp thì tất có người nói xấu.
Hễ mình nói đen thì tất có người nói trắng.
Nếu mai đây chúng sinh không bệnh tật,
Thì bác sĩ, dược sư cũng biến mất trên đời.
Nếu lưu manh, trộm cắp chết đi rồi.
Thì cảnh sát giúp gì cho xã hội?
Vạn vật không có gì độc lập.
Phải nương tựa vào nhau mà hiện hữu.
Nếu A và B phải dựa vào nhau mà tồn tại,
Thì A và B đều giả.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mộng ảo.
Có đó rồi mất đó,
Trôi lăn trong nẻo Vô Thường.
Năm nghìn năm với những biến động kinh hoàng.
Nay nhớ lại, còn chăng vài hạt bụi.
Cho nên bậc Đại Trí không chấp vào tất cả,
Cả những gì đang hiện hữu chung quanh.
Đang lăng xăng lớn tiếng.
Ngày nay hình tướng gái trai chưa hẳn muôn đời là như thế?
Vạn vật do duyên-giả-hợp mà thành.
Đàn ông con trai cắt xẻo đi thì gọi là gì?
Đàn bà con gái cắt xẻo đi thì gọi là gì ?
Thôi tạm gọi “ái nam ái nữ”?
Khi hai người chưa yêu nhau còn gọi “đôi trai gái”.
Khi yêu nhau rồi liền gọi “tình nhân”.
Trong đám cưới hai người thành “cô dâu, chú rể”.
Đám cưới vừa xong bỗng hóa “vợ chồng”.
Ở được vài năm chia tay, nhìn nhau xa lạ.
May mắn lắm “cố nhân” ơi ta gọi.
Có khi thù, gọi”trái chủ, oan gia”.
Chém giết, phân thây để không còn nhìn  nhau nữa!
Vạn vật chuyển động và đổi thay trong chớp mắt.
Loạn sinh ra rồi loạn diệt mất (*)
Như “hoa đóm” giữa hư không.  (*)
Trong thế giới “trùng trùng duyên khởi”.
Thế nhưng khi hành giả đã đi vào Chánh Định,
Sẽ thấy bản thể của muôn loài.
Chẳng sinh ra mà cũng chẳng diệt mất.
Chẳng phải Không mà cũng chẳng phải Có.
Nó như vậy là vì nó như vậy,
kinh điển gọi là “như thị”.
Lúc đó “thân và tâm đều vắng lặng”. (*)
Đó là chỗ chứng đắc của ba đời chư Phật,
Hiện tại, quá khứ, vị lai.
Khi hành giả còn chấp Không hay chấp Có,
Chấp Đúng hay chấp Sai.
Thì không bao giờ thấy Phật.
Bởi vì Đúng-Sai là do tâm quay đảo.
Cũng như người mắt đỏ thấy “Hoa đóm giữa hư không”. (*)
Bản thể của sự vật từ vô thủy vô chung,
Chẳng có sai hay đúng,
Và cũng chẳng hề có “hoa đóm”.
Muốn thấy Phật thì Tâm phải như gương sáng.
Thấy hết, biết hết mà không bao giờ khởi niệm.
Bởi vì một niệm sinh ra tất có đối đãi.
Đối đãi sinh khổ đau và phiễn não.
Và trôi lăn trong sinh-tử, luân hồi.

Đào Văn Bình
(Mùa Vu Lan 2018-PL.2562)
 
(*) Kinh Viên Giác
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9420)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9313)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 7964)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9740)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9070)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13131)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9299)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8401)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10108)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8417)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8414)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 13906)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 9880)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8372)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11194)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11552)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8519)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 7891)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9105)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10227)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8510)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8611)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 15837)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9679)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11174)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10022)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8148)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9049)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9811)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8358)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 11847)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9272)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 15918)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7746)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10639)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9156)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 10879)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16054)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11623)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9394)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9511)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 13956)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9501)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 10843)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19248)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8626)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 7894)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9009)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 8943)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9024)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant