Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung

30 Tháng Chín 201806:46(Xem: 5596)
Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung

HÀNH THIỀN TRONG KHI LÂM CHUNG

Nguyên bản: Meditating while dying
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

Kiếp sống này biến mất rất nhanh chóng
Giống như thứ gì đó được viết trên mặt nước với một que cây

-ĐỨC  PHẬT-
hanh thien

-***-

Thi Kệ Số Tám

Xin cho chúng tôi phát sinh một tâm thức mạnh mẽ của đạo đức
Khi những yêu tố - đất, nước, gió, lửa – tan rã trong những giai đoạn
Và sức mạnh thân thể bị mất, miệng và mũi khô và co lại
Sức ấm rút lui, hơi thở hổn hển, và âm thanh khò khè nổi lên

 

-***-

 

Bảy thi kệ đầu được trình bày phù hợp với cả nhữnghình thức của giáo lý nhà Phật, Kinh điển và Mật điển,Mật điển liên hệ với một sự thực tập đặc biệt gọi làquán tưởng tự thân ở đây và bây giờ như một hiện thân của từ bi và thông tuệ với hình thể của một Đức Phật. Từ thi kệ số tám trở đi, sự trình bày chính yếu về những sự thực tập Mật điển, một cách đặc biệt từ loại Tantra Yoga Tối Thượng (Vô Thượng Du Già).

 

Việc diễn tả về sự chết trong dạng thức sự tan rã của thân và tâm và của bốn yếu tố là đặc biệt trong Tantra Yoga Tối Thượng. Sau khi thụ thai một tiến trình của hình thành diễn tiến từ vi tế đến thô, nhưng vào lúclâm chung có một sự tan rã từ thô đến tế. Những hiện tượng tan rã gồm có bốn yếu tố - đất (vật chất cứng của thân thể), nước (chất lỏng), lửa (sức nóng), và gió (năng lượng, chuyển động).

 

Cho dù ta sống hết tuổi thọ của mình hay không, thì tiến trình của sự chết vẫn liên hệ nhiều thời kỳ. Trong một sự chết đột ngột, ta đi qua những giai đoạn này một cách rất nhanh chóng, với một cơ hội nhỏ nhận thấy chúng; với những ai chết dần dần, thì có thể nhận ra và làm lợi ích cho những giai đoạn này. Những điềm lạ của sự chết, chẳng hạn như một sự thay đổi trong cung cách thở di chuyển đến lỗ mũi, những giấc mơ, và những dấu hiệu thể chất, có thể xảy ra thậm chí nhiều năm trước cái chết thật sự, mặc dù đối với những người bình thường thì những điều này thường xảy trong một hay hai năm trước khi chết. Những điềm lạ của sự chết kể cả việc trở nên ghê tởm với những thứ chung quanh ta, nhà cửa, bạn bè, và v.v… kết quả trong một nguyện ước đến nơi nào khác. Hay, ta có thể phát triển tham luyến quá lắm với những thứ mà ta đã có trước đây. Ta có thể chuyển từ khắc nghiệt sang hợp tác, hay một cung cách khác trước đây. Sự nhiệt tình của ta  có thể tăng hoặc giảm rõ rệt. Có thể có một sự thay đổi trong phong cách thể chất hay thái độ của ta. Bản chất sự đối thoại của ta có thể trở nên rất thô lỗ - việc chửi thề và v… - hay ta có thể nói lặp đi lặp lại sự chết.

 

Khi tiến trình của sự chết thật sự bắt đầu, ta đi qua tám giai đoạn. Bốn giai đoạn đầu liên hệ đến sự tan rã của bốn yếu tố. Bốn giai đoạn sau liên hệ đến sự tan rã của thức vào trong trình độ sâu thẩm nhất của tâm, gọi là tâm linh quang. Hãy nhớ rằng, sự trình bày những giai đoạn của sự chết là một bản đồ của những thể trạng sâu xa của tâm vốn xảy ra khắp suốt trong đời sống hàng ngày và thường bị coi thường hoặc không ai thấy. Tám giai đoạn này diễn tiến rõ rệt theo trình tự khi lâm chung, đi ngủ, chấm dứt một giấc mơ, nhảy mũi, ngất xỉu và trong tình trạng khích động cực điểm - cực khoái, và trong trình tự ngược lại sau một tiến trình của sự chết hoàn toàn chấm dứt, cũng như khi thức giấc từ giấc ngủ, khi bắt đầu một giấc mơ, và khi nhảy mũi, ngất xỉu, và khi tình trạng khích động cực độ chấm dứt.

 

Tám giai đoạn được xác định bằng phương cách của sự toại nguyện trực quan mặc dù không thấy bằng mắt:

 

Thứ tự tiến tới

1-    Ảo giác
2-    Luồng khói
3-    Đom đóm
4-    Ngọn lửa của cây đèn dầu
5-    Tâm bầu trời trắng sống động
6-    Tâm bầu trời đỏ cam sống động
7-    Tâm bầu trời đen sống động
8-    Linh quang

 

Thứ tự ngược lại

1-    Linh quang
2-    Tâm bầu trời đen sống động
3-    Tâm bầu trời đỏ cam sống động
4-    Tâm bầu trời trắng sống động
5-    Ngọn lửa của cây đèn dầu
6-    Đom đóm
7-    Luồng khói
8-    Ảo giác

 

BỐN GIAI ĐOẠN ĐẦU TRONG THỨ TỰ TIẾN TỚI

SỰ TAN RÃ CỦA BỐN YẾU TỐ

 

Tổng quát thì các yếu tố thô hòa tan vào trong bốn yếu tố vi tế hơn. Khi năng lực của các yếu tốthô phục vụ như sự hổ trợ cho sự thoái hóa thức, thì các yếu tố vi tế trở nên rõ ràng hơn. Có tám giai đoạn, bốn giai đoạn đầu là:

 

Giai đoạn 1yếu tố đất thoái hóa và hòa tan vào yếu tố nước. Những khía cạnh rắn chắc của thân thể, chẳng hạn như xương, không còn có thể phục vụ như một khung sườn, hay nền tảng, cho thức; năng lực của những khía cạnh rắn chắc làm như vậy để hòa tan vào, hay được chuyển biếnđến, các chất lõng của thân thể, chẳng hạn như máu hay đàm. Bây giờ năng lực của yếu tố nướchoạt động như cơ sở của thức trở thành rõ ràng hơn. Thân thể của ta trở thành mõng manh hơn một cách đột ngột và tay chân ta lỏng lẻo. Ta mất sức mạnh thể chất – sức sống và ánh sáng củathân thể bị giảm thiểu một cách căn bản, làm nó kiệt quệ. Sức nhìn của ta trở thành  đen tối và không rõ ràng; ta không còn thể mở mắt và nhắm ta được nữa. Ta có thể có một cảm giác như chìm vào trong đất hay dưới bùn, và ta có thể ngay cả kêu gọi , “Đưa tôi lên!” hay cố gắng vùng vẩy gượng lên, nhưng điều quan trọng là không chiến đấu; hãy duy trì sự tĩnh lặng trong một thái độ đạo đức. Những gì ta thấy trong tâm thức giống một ảo giác.

 

Giai đoạn 2năng lực của yếu tố nước suy thoái và hòa tan vào trong yếu tố lửa – hơi ấm vốn duy trì thân thể - và năng lực của yếu tố lửa phục vụ như căn bản của thức được nâng cao. Ta không còn trải nghiệm những cảm giác của sung sướng hay đớn đau, hay ngay cả những cảm giác trung tính, được phối hợp với các cảm giác và ý thức. Miệng, lưỡi, và cổ họng khô qua việc mất nước dãi, và cặn bả hình thành trên răng. Những chất lỏng khác, chẳng hạn như nước tiểu, máu, chất lỏng tái tạo, và mồ hôi, bị khô cạn. Ta không còn có thể nghe những âm thanh, và các tiếng vo ve thông thường trong các lỗ tai dừng lại. Những gì ta thấy trong tâm giống như những luồng khói phun ra, hay khói dày đặc khắp phòng, hay khói dâng lên cuồn cuộn từ một ống khói.

 

Giai đoạn 3năng lực của yếu tố lửa – suy thoái và hòa tan vào yếu tố gió – những luồng hiện tạicủa không khí, hay năng lượng, điều khiển các chức năng cơ thể khác nhau chẳng hạn như thở vàothở ra, ợ hơi, khạc nhổ, nói năng, nhai nuốt, co duỗi tay chân, mở và khép miệng, cũng như nháy mắt, tiêu hóatiểu tiện, kinh nguyệt và xuất tinh. Hơi ấm của cơ thể tụt giảm, đưa đến sự bất lực trong tiêu hóa thực phẩm. Nếu ta đã hướng dẫn đời sống của ta không có đạo đức một cáchvượt trội, hơi nóng thân thể tụ họp đi xuống từ đỉnh đầu đến tim, phần trên của thân thể trở nên lạnh trước, nhưng nếu ta đã sống một cách đạo đức ưu thế, hơi nóng tụ họp từ gót chân đi lên đến tim, và phần dưới cơ thể trở thành lạnh trước. Năng lực ngửi của mũi chấm dứt. Ta không thể chú ý đến các hành động và nguyện ước của bạn bè cùng người thân chung quanh ta, hay không nhớ tên của họ. Ta trải nghiệm việc thở khó khăn, thở ra trở thành dài hơn và dài hơn và thở vào sẽ ngắn hơn và ngắn hơn; cổ họng ta phát ra âm thanh khò khè hay thở hổn hển. Những gì chúng tathấy trong tâm ta giống như hoa đốm, có lẽ bên trong làn khói, hay giống như tia lửa trong bồ hóngdưới đáy của một chảo sắt.

 

Giai đoạn 4năng lực của yếu tố gió thô suy thoái và hòa tan vào thức. Lưỡi bắt đầu cứng và ngắn, gốc của nó biến thành màu hơi xanh.Việc trải nghiệm xúc chạm cơ thể không thể nữa, đối với hành động thân thểHơi thở qua các lỗ mũi dừng lại, nhưng có những trình độ vi tế hơn củahơi thở, hay gió, cho nên sự chấm dứt của hơi thở qua mũi không biểu thị việc hoàn tất tiến trình của sự chết. Những gì chúng ta thấy trong tâm giống như ngọn lửa của cây đèn bơ hay đèn sáp (hay như ánh sáng lập lòe phía trên cây đèn bơ hay đèn sáp). Thoạt tiên ánh sáng lập lòe giống như bơ hay sáp gần như cạn kiệt. Sau đó, khi những ngọn gió mà trên đó những nhận thức tinh thần lướt theo bắt đầu suy sụphiện tướng của ngọn đèn bắt đầu đứng lại.

 

Trong tổng quát, thân thể của một người được cấu thành bởi bốn yếu tốtuy nhiên, qua nhữngbiến thể trong các kinh mạch và gió trong khuôn khổ này, thì những người khác nhau trải nghiệm những hiện tướng nội tại khác nhau trong tiến trình của sự tan rã. Đây là tại sao có những biến thểnhỏ khác nhau trong các sự giải thích về tiến trình này trong những Mật điển đặc thù được Đức Phật thuyết giảng, chẳng hạn như Bí Mật Tập Hội (hệ thống chính được giải thích trong quyển sách này). Thắng Lạc Kim Cang (Chakrasamvara), và Thời Luân Kim Cang (Kalachakra), cũng như trong những Mật điển nào đó của Trường phái Cựu dịch Phật giáo Tây Tạng, gọi là Nyingma. Những biến thể nhỏ này một cách chính yếu đến từ những khác biệt trong các kinh mạch trong thân thể và trong các làn gió và giọt của chất lỏng tinh hoa chảy qua  những kinh mạch đó. Vì những nhân tố nội tại này khác nhau trong từng cá nhân, cho nên những sự thực tập cũng hơi khác nhau. Thậm chí khi những nhân tố nội tại là giống nhau, nhưng những dấu hiệu của sự chết hiện lên trong tâm trong những cung cách khác nhau vì các hành giả du già đặt nhấn mạnh trên những điểm khác nhau trong thân thể.

 

Trong những giai tầng này ta cần một thái độ đạo đức vô ngại, vốn là nguyện ước được trình bày trong thi kệ này của Đức Ban Thiền Lạt MaChúng ta là những chúng sanh bình thường dưới ảnh hưởng của sanh và tử cho nên chắc chắn có những xu hướng được thiết lập qua các kiếp sống của những hành vi tốt và xấu mà các kết quả của chúng chưa biểu hiện. Mỗi thời khắc mà chúng tathực hiện các hành động được thúc đẩy bởi si mê là góp phần để sống trong vòng luân hồi. Nhữnghành vi rất mạnh mẽ có thể đẩy tới không chỉ một mà nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi. Gần thời điểm lâm chung, một trong nhiều khuynh hướng nghiệp lành và không lành này được ấp ủ và phục vụ như cơ sở cho toàn bộ kiếp sống tới; nhiều nghiệp khác thiết lập những phẩm chất của sự sống chẳng hạn như sức khỏe, tiềm năng, và sự thông minh. Do thế, tư tưởng của ta, thể trạng tinh thầncủa ta, gần thời điểm lâm chung là rất quan trọng.

 

Ngay cả nếu hầu hết trong lúc sống ta thực hành thái độ đạo đức, thì một xu hướng phi đạo đức gần lúc lâm chung có thể nuôi dưỡng thiên hướng phi đạo đức mà tất cả chúng ta có. Thậm chí một âm thanh quấy rầy bởi một người nào đó ngồi xuống một vật quá cứng, có thể làm phát sinh sự bực tức và sân hận. Ngược lại, một người không thường quen thuộc nhiều với đạo đức có thể phát triển một tâm đạo đức mạnh mẽ lúc lâm chung, làm kích thích nhưng xu hướng nghiệp lực đạo đức và đưa đến một sự tái sinh tốt đẹp. Do thế, ta phải chăm sóc thật kỹ càng thời điểm lâm chungvà phát sinh tối đa như có thể bất cứ loại thái độ đạo đức mà ta có thể biểu hiện được. Thật rất quan trọng rằng những người có mặt với sự lâm chung biết rằng tâm thức người lâm chung đang ở trong một tình trạng rất phức tạp; họ phải rất cẩn trọng không làm quấy rầy – nói năng lớn tiếng, khóc lóc, và những vấn đề cư xử thô tháo – thay vì thế, phải tạo ra một không khí hòa bình.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Vậy ta sẽ không ngạc nhiên bởi tiến trình lâm chung khi nó bắt đầu, hãy học hỏi những giai đoạn tan rã của bốn yếu tố và những dấu hiệu ngoại tại cùng lúc ấy, như cho biết ở trên, và những dấu hiệu nội tại, được diễn tả trong những thi kệ.

2-    Chăm sóc thời điểm lâm chung vì vậy những xu hướng tốt đẹp được nuôi dưỡng và được kích thích bởi những quan điểm đạo đức.

3-    Những điềm báo trước sự chết có thể xuất hiện trong một hay hai năm trước khi sự chết thật sự đến. Những điều này cảnh báo ta về nhu cầu để chuẩn bị, nhưng thật tốt hơn là hãy sẳn sàngtrước khi ấy.

 

-***-

 

Thi Kệ Số Chín

 

Xin cho chúng tôi nhận ra phương thức bất tử của chúng sanh

Khi những hiện tướng sai lầm đủ thứ sợ hãi và kinh khiếp

Và trong ảo giác, làn khói, và đom đóm đặc thù xuất hiện

Và khung sườn của tám mươi nhận thức biểu thị chấm dứt

         

Khi bốn yếu tố tan rã, những hiện tướng đủ loại xuất hiện. Đôi khi ngay cả trước  khi mắt và taichấm dứt thể hiện chức năng, thì những cảnh tượng và âm thanh bất thường xuất hiện. Và luôn luôn, những ảo giác khác nhau xuất hiện tới ý thứcThí dụ, những người bị đau khổ vì chứng bệnhsuy nhược có thể thấy đám lửa khủng khiếp, tạo nên sự sợ hãi lớn. Những người khác trải nghiệm các ảo giác dễ chịu và ngay cả ngạc nhiên và cảm thấy thoải mái. Những sự khác nhau như thế này đến từ từ những khuynh hướng được tạo thành bởi những hành vi đạo đức và phi đạo đức trong kiếp sống này và những kiếp sống trước. Những sự khác biệt này báo hiệu thể loại và phẩm chất của sự tái sanh sắp xảy ra, như cung cách mà phẩm chất của ánh sáng trên bầu trời trước khimặt trời mọc báo trước thời tiết trong ngày.

 

Khi bốn yếu tố tan rã từng thứ một, thì những dấu hiệu bên trong của sự chết xuất hiện.Sự của hòa tan yếu tố đất vào nước sinh ra một hiện tượng giống như một ảo giác trong sa mạc; sự hòa tan của yếu tố nước vào trong lửa làm sinh ra một hiện tượng giống như sự phun khói từ một ống khói hay làn khói mõng lan tỏa khắp phòng; sự hòa tan của lửa vào gió tạo ra một hiện tượng giống như đom đóm lửa, hay như những tia lửa trong bồ hóng dưới đáy chảo để sấy khô ngủ cốc. (Sự hòa tan của yếu tố gió sẽ được thảo luận trong chương tiếp theo)

 

Những dấu hiệu đó – ảo giác, khói, đom đóm, và ngọn lửa cũng như bốn thứ được diễn tả sau đây – xuất hiện đến những ai chết từ từ. Chúng không xảy ra đối với những ai chết một cách đột ngột, chết trong tai nạn hay vì vũ khí.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Hãy nhận ra rằng những hiện tướng ảo giác, một số thậm chí ghê sợ và khủng khiếp, vốn có thể xảy ra trong lúc lâm chung qua nghiệp lực. Đừng bị xao lãng vì chúng.

2-    Hãy nghiên cứu ba hiện tướng đầu trong tám thứ ấy: ảo giác như ở trong sa mạc; khói phun từ ống khói hay làn khói mõng lan tỏa khắp phòng; đom đóm lửa, hay những tia lửa trong bồ hóngdưới đáy chảo.

 

-***-

 

Thi Kệ Số Mười

 

Xin cho chúng tôi phát sinh sự tỉnh thức và quán chiếu mạnh mẽ

Khi yếu tố gió bắt đầu hòa tan vào thức

Và sự tương tục của hơi thở bên ngoài chấm dứt,

các hiện tướng thô nhị nguyên tan rã,

Và một hiện tướng như ngọn đèn bơ cháy ló dạng.

 

Thức được định nghĩa như thứ vốn trong sáng và hiểu biết. Sự trong sáng trong ý nghĩa kép là bản chất tự nhiên của nó là rõ ràng và nó chiếu sáng, hay phát giác, giống như ngọn đèn dầu xua tan bóng tối vì thế các đối tượng có thể được thấy. Thức cũng hiểu biết đối tượng trong ý nghĩa rằngtối thiểu nó nhận biết chúng, ngay cả khi nó không biết chúng một cách chính xác.

 

Thức được cấu thành bởi những thời khắc, thay vì những tế bào, các nguyên tử, hay những hạt. Trong cách này thức và vật chất có những bản chất khác biệt một cách căn bản, và do vậy, chúng có các nhân chính yếu khác biệt. Những thứ vật chất có các thứ vật chất khác như những nhânchính yếu của chúng (được gọi như vậy vì chúng sản sinh thể chất, hay thực thể căn bản, của hệ quả), bởi vì phải có một sự phù hợp trong căn bản tự nhiên giữa nhân chính yếu và quả chính yếu.Thí dụ, đất sét là nhân chính yếu của một chậu bằng đất. Nguyên nhân chính yếu của một tâmphải tự chính nó là điều gì đó vốn trong sáng và hiểu biết – một thời khắc trước của tâm. Do vậy, bất cứ thời khắc nào của thức đòi hỏi một thời khắc trước của thức cho nhân chính yếu của nó, vốn có nghĩa là phải có một sự tương tục vô thỉ của tâm. Điều này là vấn đề một vòng vô thỉ của tái sanh được thiết lập qua lý luận như thế nào. Thêm nữa, nếu có một ký ức chính xác của sự tái sanh, thì đó là một dấu hiệu đầy đủ - không phải mọi người phải nhớ. Sự vắng mặt của những kiếp sống quá khứ và  tương lai chưa bao giờ được nhận thức một cách trực tiếp, trái lại có nhữngtrường hợp được chứng thực về một ý ức rõ ràng của những kiếp sống quá khứ. Mặc dù sự thậtrằng thân thể lệ thuộc vào những điều kiện cho sự tăng và giảm của nó, nhưng thân thể được ban cho sự sống, và khi sự sống ấy bị buộc phải chấm dứt, thì nó nhanh chóng bị thối rữa và trở thànhmột xác chết. Bất chấp nó xinh và đẹp như thế nào đi nữa thì nó cũng biến thành một xác chết. Nếu ta phân tích sức sống vốn giữ cho thân thể này khỏi thối rữa, thì ta sẽ thấy rằng đó là tâmDĩ nhiên xác thịt được kết nối với thức để giữ nó khỏi bị phân hủy. Sự tương tục của tâm này là những gì tiến diễn đến kiếp sống tới.

 

Sự khác biệt trong bản chất giữa tâm và vật chất đòi hỏi những nhân chính yếu của chúng là khác nhau, nhưng điều này không có nghĩa rằng tâm và vật không tương tác lẫn nhau, vì chúng làm như vậy trong nhiều cách. Vật chất có thể là một điều kiện bổ trợ của tâm, chẳng hạn như khi vật chất vi tế bên trong con mắt hoạt động như một điều kiện bổ trợ với nhãn thức, hay khi một màu sắc hay một hình tướng hoạt động như một điều kiện bổ trợ với nhãn thức, hay khi thân thể của chính tahoạt động như một sự hổ trợ, hay một căn bản của chính thân thức.

 

Tương tự thế, thức tạo hình vật chất vì nó là các hoạt động của chúng ta, hay các nghiệp, đượcthúc đẩy bởi thức. Đó là cấu trúc của môi trường. Ảnh hưởng chung của các nghiệp của nhiềuchúng sanh tạo thành chính hệ thống thế giới mà chúng ta sống. Cũng thế, theo Tantra Yoga Tối Thượngthức lướt trên gió là vật chất, mặc dù trong những hình thức vi tế nhất thì gió không được cấu thành bởi các hạt. Do bởi sự liên đới gần gũi giữa gió và tâm như vậy cho nên chúng là mộtthực thể bất phân, một chúng sanh Giác Ngộ có thể biểu hiện một thân với gió vi tế như nhânchính yếu của nó, một thân vượt khỏi những hạt vật chất như trong trường hợp thọ dụng thân (viên mãn báo thân) của một Đức Phật ở cõi Cực Lạc.

 

Việc áp dụng giáo lý về các nhân chính yếu và những điều kiện bổ trợ cho sự thụ thai, chúng ta có thể thấy rằng vật chất của cha và mẹ - noãn châu và tinh trùng – hoạt động như những nhân chính yếu của thân thể của đứa bé và hoạt động như những điều kiện bổ trợ của tâmThời khắc cuối cùng của thức của đứa bé trong kiếp trước của nó hoạt động như nhân chính yếu của thức vào thời điểm thụ thai và như một điều kiện bổ trợ của thân thể. Giống như ở trình độ thô của thân thể - ngay cả phôi thai – được xem như sự hổ trợ vật chất cho thức, cho nên gió mà trên đó thức cưỡi đi, giống như một kỵ mã trên lưng ngựa, là một thực thể vật chất hổ trợ cho thức. Mặc dù thức có thể tách rời khỏi thân thể vật chất, như nó làm khi chúng ta đi từ kiếp sống này đến kiếp sống khác, nhưng thức không bao giờ có thể tách rời khỏi trình độ vi tế nhất của của gió (phong đại).

 

Tôi không nghĩ rằng gió rất vi tế, hay năng lượng, có thể được xếp loại như một trong bốn yếu tố - đất, nước, lửa và gió – vì nó vượt khỏi những hạt vật lý. Gió rất vi tế là một khía cạnh chuyển động của gió rất vi tế; nó là cùng thực thể như tâm tương ứng của nó. Thật khó để phân tích gió rất vi tếvà tâm với những khí cụ khoa học; tuy nhiên, có thể phát hiện một cách khoa học sự hiện diện của gió rất vi tế và tâm trong những trường hợp của sự chết lâm sàng trước khi thức xuất ra khỏi thân trong khi cơ thể vẫn không phân hủy. Một ít nhà khoa học đã mang một số máy móc đến bệnh viện của chúng tôi, nhưng trong khi họ ở đó, không có ai chết, và rồi khi những người dày dạn kinh nghiệm tâm linh qua đời, thì các máy móc lại không sẳn sàng!

 

Khi gió hay năng lượng mà trên đó nhiều trình độ các loại của thức cưỡi lên, trở nên rất yếu ớt và hòa tan một cách trọn vẹn hơn vào trong thức, thì những trình độ vi tế hơn và vi tế hơn của tâmbiểu hiện. Vào lúc bắt đầu của giai đoạn bốn, khi các làn gió phục vụ như những khung sườn của nhiều thái độ bắt đầu tan rã, thì ở đó xuất hiện đến tâm một hình ảnh như ngọn lửa của cây đèn bơ hay đèn sáp, thoạt tiên nhấp nháy và rồi ổn định. Hơi thở bên ngoài chấm dứtThế giới nói chung xem điều này như thời điểm của sự chết mặc dù nó thật sự đến sau đó. Ở giai tầng này, nhữngtrình độ thô của hiện tướng của chủ thể và đối tượng như xa cách và bị chia cắt thành những thực thể tan rã; mắt không thấy các hình sắc hiển thị, tai không nghe các âm thanh, mũi không cảm thấymùi hương, lưỡi không cảm giác các vị nếm, và thân thể không cảm nhận xúc chạm đối tượng. Bản chất trong sáng và hiểu biết của tâm nổi lên rõ ràng.

 

Nếu ta có thể chánh niệm lúc chết, việc nhận ra những dấu hiệu của các giai đoạn tan rã và hòa tan, việc duy trì sự tự quan sát nội tâm đủ để cố gắng ở bất cứ trình độ nào của đạo đức mà ta biết, thì sự thực hành của ta sẽ rất mạnh mẽ. Ở mức độ tối thiểu, nó sẽ ảnh hưởng một cách tích cực kiếp sống tới của ta.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Mặc dù tâm và vật chất có những nhân chính yếu khác biệt, nhưng chúng tương tác nhau trong nhiều cách.

2-    Sau ba dấu hiệu nội tại của ảo giác, làn khói, và đom đóm, đi đến giai đoạn nội tại thứ tư, vốn giống như ngọn lửa của cây đèn bơ hay đèn sáp, mới đầu nhấp nháy và rồi ổn định.

3-    Mặc dù ở thời điểm này hơi thở bên ngoài qua mũi đã dừng và không còn phản ứng có ý thứcđến sự kích thích bên ngoài, nhưng người ấy chưa chết. Thật hữu ích nếu thân thể không bị quấy rầy cho đến khi sự chết hoàn toàn xảy ra.

4-    Việc duy trì chánh niệm, và sự tự quan sát nội tâm vốn giúp chúng ta nhận ra giai đoạn nào của tiến trình nội tại đang xảy ra có thể thúc đẩy cho việc thực hành và ảnh hưởng đầy năng lựccho một sự tái sanh tích cực.

 

-***-

Ẩn Tâm Lộ , Sunday, August 26, 2018

-***-                       

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

MỤC LỤC

01- Tỉnh thức về sự chết
02-  Giải thoát khỏi sự sợ chết
03-  Chuẩn bị cho sự chết
04-  Loại trừ những chướng ngại đến cái chết có lợi

05- Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung
06-  Hành thiền trong khi lâm chung
07-  Cấu trúc bên trong
08-  Linh quang của sự chết
09-  Phản ứng với tình trạng trung ấm thân
10-  Đón nhận một sự tái sanh tích cực
11-  Thi kệ quán chiếu hàng ngày

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1495)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2428)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1626)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1971)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1923)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2257)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1588)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1787)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1654)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1838)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2378)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3298)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2083)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2091)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1553)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1825)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2158)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2091)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1965)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2850)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 1975)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2324)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1851)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1787)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2000)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2230)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1821)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2167)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2135)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2671)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1848)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1756)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2069)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1844)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1937)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2118)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 1993)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2082)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2138)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1882)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 1990)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2125)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2059)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1615)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1909)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2034)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2174)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2230)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2324)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2052)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant