Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền ChỉThiền Quán

16 Tháng Mười Một 201805:12(Xem: 6406)
Thiền Chỉ Và Thiền Quán

THIỀN CHỈTHIỀN QUÁN

Thích Trung Định

Thiền Chỉ Và Thiền Quán

 

Thiền chỉ (samantha) và Thiền quán (vipassana) là hai nội dung lớn trong vấn đề “phát triển của tâm” được đề cập trong Kinh tạng Nikāya. Cả hai phương pháp thiền tập này được coi là phương tiện tuyệt vời nhất đưa đến nhất tâmtăng trưởng trí tuệ.  Cụ thể, thiền chỉ làm dừng lại các dục và bất thiện pháp, đưa đến sự hỷ, lạc, nhất tâm; trong lúc thiền quán nhờ quan sát sự vật hiện tượng như thật mà đoạn trừ vô minh phiền não đưa đến trí tuệ giải thoát. Như vậy cả hai đưa đến “tâm giải thoát”, “tuệ giải thoát”, thành tựu đạo quả, đoạn tận khổ đau sinh tử luân hồi. Tôn giả Ᾱnanda nói rằng tất cả những ai đạt được A-la-hán có thể thực hiện theo bốn cách: Một là bằng cách thực tập thiền chỉ trước, sau đó thực tập thiền quán (theo trình tự chuẩn). Hai là bằng cách thực hành thiền quán trước, sau đó thực hành thiền chỉ. Thứ ba, hoặc thực hành kết hợp cả hai, thiền chỉ quán song tu. Và cuối cùng có thể khởi tâm “thao thức về Giáo pháp” cũng sẽ đạt đến sự nhất tâm1 .

Thiền chỉThiền quán  được so sánh với các cặp sứ giả nhanh  nhất  (Sīghaṃ dūtayugaṃ), người đã mang thông điệp của sự thật, đó là, Niết-bàn cảnh giới của Phật, tức là các khoa về chánh niệm (sati) là người gác cửa sáu giác quan (phòng hộ sáu căn môn), và Bát Chánh đạocon đường dẫn đến niết bàn2 .

Mục đích của thiền chỉ là để an định tâm trí, không để tâm phân tán loạn động (vikshepa). Bản chất của thiền quán là để nhìn thấy sự thật như nó là (ānupassanā). Cả hai  cùng nhau  hành động  như một thực thể  duy nhất hài hòa như là cách để đạt đến Niết-bàn3 . Thiền chỉnhiệm vụ thâu gom vọng tưởng lại, còn thiền quáncông năng chặt đứt phiền não.

Sự đào luyện tâm trí đều phải dựa vào phương pháp thực hành thiền chỉthiền quán. Hai phương pháp thiền này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thiền chỉ nhằm mục đích phát triển sự an tịnh nội tâm bằng cách tập trung vào một chủ đề thiền định. Chức năng của nó là để an tịnh tâm hành và tạm thời làm lắng dịu các tâm như tham dụcsân hận, sự chấp thủ cho người hành thiền, đồng thời vượt qua năm triền cái. Mặt khác, thiền quántrí tuệ như là chức năng của nó nhằm tiêu diệt tà kiến (moha) và tất cả những phiền não khác để đạt được giác ngộ. Thiền chỉ làm dừng lại hoặc tập trung tâm vào một đối tượng, trong khi thiền quán vipassanā là cái nhìn sâu sắc, cả hai đều bổ sung cho nhau để hoàn thiện thực hành thiền định.

THIỀN CHỈ (samatha)

Chỉ là dừng lại. Tịnh chỉ là dừng lại sự tán loạn, sự quên lãng, vọng niệm, chấm dứt sự đuổi bắt của tâm đến các đối tượng của trần cảnh. Thiền chỉtrạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, là cách buộc chặt tâm ý vào một pháp làm cho tâm ý chuyên nhất đưa đến hỷ lạcnhất tâm.

Thiền chỉ là sự an tĩnh, tĩnh lặng của tâm, sự chấm dứt của tâm hành (sankhāra), giải quyết các câu hỏi pháp lý (adhikaraṇa)4 . Chỉ có nghĩa là dừng sự phân tâm, quên lãng, lang thang, chấm dứt sự theo đuổi của tâm đến sáu đối tượng tương ứng (viṣaya). Thiền chỉ là tập trung làm dịu các trạng thái tâm đối lập như dục vọng (kāmacchanda),  vv. Thiền định (samādhi) loại bỏ những cảm xúccăng thẳng tà ác được gọi là thiền chỉ (samatha). Trong các bản văn, ý nghĩa của  samatha  được giải thích là: ‘Paccanīkadhamme same-tīti samatho’, có nghĩa là pháp đã thanh lọc và loại bỏ được pháp đối nghịch được gọi là samatha5 .

Lại nữa, ‘samatha’ có nghĩa là tĩnh lặng, đó là trạng thái  tập trung  tâm ý, không còn  lay động,  tịnh  và yên bình của  tâm trí.  Nó được gọi là  thiền chỉ  bởi vì nó làm lắng dịu xuống năm triền cái. Khi tâm được chuyên chú tập trung sâu vào các đối tượng của thiền định,  tất cả  những  triền cái  như tham dục, sân hận, thùy miên, trạo hốihoài nghi  vắng mặt  từ  trong nội tâm mà được hấp thụ trong các đối tượng thiền. Khi tâm được tịnh hóa từ tất cả các chướng ngại này, hành giả cảm thấy bình tĩnhthanh bình, hạnh phúc và bình yên.  Các  kết quả của  thiền  samatha  đó  là  một mức độ  hạnh phúc  thông qua  việc đạt được  sự nhất tâm, định (samadhi) như định cận hành (upacara) hay định an chỉ  (appana).  Sự nhất tâm  gọi là  thiền,  nhưng  nó không cho phép  một  hành giả  hiểu  một cách đúng đắn rằng cơ thể và các hiện tượng tinh thần là như thật6 .

Thiền chỉ liên quan trực tiếp đến sự an định tâm trí của hành giả về một đối tượng thiền thích hợp, nhằm ngăn chặn sự phóng túngvọng tưởng trong tâm. Khi tâm trí tập trung sẽ phát sinh niềm an lạc tinh tế, sự thú vị bởi chấm dứt các dục và các bất thiện pháp. Samatha là một công cụ mạnh mẽ để thực hành thiền minh sát có hiệu quả. Bất cứ ai đạt được thiền chỉtâm trí của họ trở nên vắng lặng, giống như một hồ nước hoàn toàn yên lặng trong suốt vô ngần không có một gợn sóng lăn tăn làm khuấy động mặt hồ.

THIỀN QUÁN (Vipassanā)

Thuật ngữ Pāli, Vipassanā là một sự kết hợp của hai từ: Vi + passana. Vi nghĩa sự khác nhau và passana dịch là hiểu đúng hay chánh niệm (sati) tỉnh giác về thân và tâm. Thuật ngữ Vipassanā cũng được hiểu là ‘sự thấu hiểu’, nghĩa là cái nhìn sâu vào ba đặc tính phổ quát của sự tồn tại (tam pháp ấn): vô thường, khổ và vô ngã. Nói cách khác, thực hành pháp môn thiền này được gọi là Thiền Minh sát, bắt nguồn từ ý Pāli có nghĩa là tuệ minh sát7 . 

Om Prakash Pathak giải thích rằng, Vi là tiền tố có nghĩa là “tiết lộ” và passanā có nghĩa là “nhìn, quan sát, nhìn vào bên trong, cái nhìn sâu sắc, trực giác…”. Nó có nghĩa là để nhìn thấy mọi thứ như chúng đang là, và để quan sát về bản chất thật của sự vật hiện tượng. Nó đi sâu vào trong bản chất, một kỹ thuật quan sát, quan sát thật sự, khám phá bản thân8 .

Theo Bimalendra Kumar, Passanā có nghĩa là nhìn bằng đôi mắt mở. Vipassanā có nghĩa là xem xét theo cách đặc biệt, tức là quan sát mọi sự vật như thật, không phải như chúng xuất hiện. Nói cách khác, Vipassanā là một kỹ thuật tự quan sáttu luyện những tiềm năng đó để hoàn thiện và phát triển các giới luật. Kỹ thuật này cũng được biết như là thiền định của chánh niệm hoặc nhận thức về cái nhìn sâu sắc9 .

Theo Phra Athikan Somsak Sorado, vipassanā là sự kết hợp của chữ Vi và Passana. Vi có nghĩa là rõ ràng, trung thực, tuyệt vời. Passana  có nghĩa là nhìn thấy, nhận thức trực tiếp và chánh tri kiến (trí tuệ). Vì vậy, ý nghĩa của vipassanā được hiểu như sau:

1. Nhìn thấy rõ ràng với trí tuệ về sắc và tâm (rūpanama), và về Chân lý Cao thượng Tứ diệu đế (Ariyasacca);

2. Minh sát rõ về Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã (Tilakkhana), và Duyên khởi (Paticcasamuppada);

3. Nhìn thấy rõ những biểu hiện của các tâm hành, đều bất thường hoặc lạ thường (thấy trong khi hành thiền)10.

Có rất nhiều cách giải nghĩa từ vipassanā, tuy nhiên, bất cứ lời giải thích nào cũng không thể vượt quá ý nghĩa  vipassanā  là tuệ minh sát rõ ràng trực quan đến những hiện tượng như sắc và tâm khi chúng xuất hiện và biến mất. Nhìn thấy chúng một cách như thật trong chính nó về ba đặc điểm: vô thường, khổ và vô ngã.  Vipassanā  là con đường dẫn đến sự thành tựu Niết-bàn, giải thoát đích thực. Trong thực hành  vipassanā, cái nhìn sâu sắc phát sinh qua một quan sát thiền định trực tiếp về sự vận hành của thân và tâm. Định (samādhi) sự tập trung tâm trí làm hữu ích cho việc thực hành vipassanā, vì chúng đưa đến sự nhất tâm, dễ dàng trong quán chiếu.

Thiền quán là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệchi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thươnglòng từ bi.

Mục đích của thiền quánđạt được sự chấm dứt của đau khổ thông qua sự hiểu biết đúng về sự vận hành của thân và tâm đúng như bản chất thật của nó. Đối với điều này, chúng ta cần một mức độ tập trung. Sự tập trung tâm ý này có thể đạt được qua chánh niệm liên tục và không gián đoạn về sự giác niệm thân thể và các tâm hành.

Như vậy,  Vipassanā  có nghĩa là “nhìn thấy theo những cách khác nhau” và khi áp dụng cho thiền, nó đề cập đến việc nhìn thấy tất cả các đối tượng hoặc hiện tượng vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Nguyên lý thiền Vipassanā là quan sát, sự vận hành, hay sự biểu hiện của thân và tâm trong giờ phút hiện tại, để kịp thời điều chỉnh, chuyển hóa là làm lắng dịu chúng. Như vậy, tập trung không phải là cố định trên một đối tượng duy nhất mà là tập quán thời gian (khanika samadhi) phát sanh khi tâm thoát khỏi những chướng ngại của các triền cái. Ở giai đoạn này, tâm trí có thể ghi nhận bất cứ vật gì phát sinh chủ yếu, do đó tiết lộ bản chất thật của chúng (yathabhuta)10.

Đó là một cách tự chuyển đổi thông qua việc tự quan sát. Nó tập trung vào mối tương quan sâu sắc giữa thân và tâm. Nó giúp để trải nghiệm trực tiếp bằng sự chú ý kỹ thuật đối với những cảm giác vật chất hình thành nên cuộc sống của cơ thể và liên tục kết nối với các điều kiện cuộc sống. Chính hành trình khám phá dựa trên tự khám phá này đến tận gốc rễ của tâm và thân mà giải thể sự ô uế, dẫn đến một tâm cân bằng đầy tình thươngtừ bi.

Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) đưa ra liên kết  vipassanā  với  passanā, có nghĩa là nó vượt qua nhận thức/ ký ức/ công nhận và vipassanā là ý thức/ tỉnh giác, và tiến tới giải thoát cuối cùng. Sự phát triển của thiền passanā nhằm đoạn tận các lậu hoặc (những bất tịnh tinh thần), mang lại niềm vui cho chúng ta trên con đường cao thượng, và sự giải thoát cuối cùng từ mọi khổ đau12, đạt đến Niết-bàn. Visuddhimagga lại cho rằng passanā được tu luyện thông qua sự hiểu biết các pháp hay những khía cạnh cơ bản của sự tồn tại. Chúng bao gồm, ví dụ, danh (nāma) tâm: ý thức về cái gì đó, và sắc (rūpa) thân thể vật lý, các đối tượng vật chất của ý thức), Ngũ uẩn (pañcakkhandha), Thập nhị xứ, Thập bát giới, Tứ diệu đếThập nhị nhân duyên13. Như vậy, chúng ta sẽ thấy đây là những đối tượng thiền quán trong phương pháp thiền Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna), thiền chánh niệm hơi thở, quán niệm pháp chết như đề cập trong Kinh tạng.

Tóm lại, thiền chỉthiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạcgiải thoát. Trong kinh Tăng chi bộĐức Phật giải thích  rõ ràng  về  bản chất  và chức năng của  thiền chỉ và thiền quán như sau: “Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập. Để biến tri tham, này các Tỷ-kheo,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… Để thắng tri… để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân… phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… hai pháp này cần phải tu tập”14.

Ghi chú:
1. Bhikhu Bodhi, (trans.),    Aṅgutt ara nikāya, The Numerical Discourse of the Buddha, Boston: Wisdom publication, 2012, p.47.
2. Bhikhu Bodhi, (trans.),  Saṃyutta nikāya, vol. 3, Pāli publication Board,    Nalanda, 1960, p.174.
3. Harcharn Singh Sobti, (ed),  Vipassanā, The Buddhist Way, Delhi: EBL, 2003, p.85.
4. T.W. Rhys Davids & W. Stede (ed.),  Pali-English Dictionary, Munshhiram Manoharlal, New Delhi, 2001, p.682.
5. Nandamālābhivaṃsa,  Samatha and Vipassanā, Concentration and insight meditation, English version, Sagaing, 2013, p.2.
6. Edward Conze, Buddhist Meditation, London, 1956, p.221.
7. Ven. Pannyavaro,  The Vipassana Retreat, Buddha Dharma Education Association Inc, p.4.
8. See, Harcharn Singh Sobti, Vipassanā, The Buddhist way, EBL, Delhi, 2003, p.134.
9. Ibid, p.134.
10. Phra Athikan Somsak Sorado,  Handbook Vipassana Meditation for beginners, Bangkok, Thailand, 2009, p.22.
11. Buddhist Meditation, p.221.
12. Paravahera Vajiranana Mahathera, Buddhist Meditation in Theory and Practice, (Colombo: M. D. Gunasena Co. Ltd., 1962), p.345.
13. Ibid, p.345.
14. Bhikhu Bodhi, (trans.), Aṅguttara nikāya, The Numerical Discourses of the Buddha, Boston: Wisdom publications, 2012, p.152-53 (Thích Minh Châu, Tăng chi bộ kinh, chương 2 pháp, phẩm thứ 17).

Thích Trung Định
Văn Hóa Phật Giáo 308 1-11-2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8445)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9930)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9889)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9315)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10457)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8960)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10312)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11115)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8336)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12453)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10046)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8336)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9549)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9383)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8014)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9870)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9123)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13224)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9446)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8567)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10199)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8548)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8532)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14054)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10060)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8487)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11373)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11699)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8647)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8012)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9245)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10301)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8595)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8685)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 15946)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9764)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11289)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10085)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8236)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9159)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9881)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8483)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12003)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9333)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 15993)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7857)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10765)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9207)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 10943)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16166)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant