Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền ChỉThiền Quán

16 Tháng Mười Một 201805:12(Xem: 6456)
Thiền Chỉ Và Thiền Quán

THIỀN CHỈTHIỀN QUÁN

Thích Trung Định

Thiền Chỉ Và Thiền Quán

 

Thiền chỉ (samantha) và Thiền quán (vipassana) là hai nội dung lớn trong vấn đề “phát triển của tâm” được đề cập trong Kinh tạng Nikāya. Cả hai phương pháp thiền tập này được coi là phương tiện tuyệt vời nhất đưa đến nhất tâmtăng trưởng trí tuệ.  Cụ thể, thiền chỉ làm dừng lại các dục và bất thiện pháp, đưa đến sự hỷ, lạc, nhất tâm; trong lúc thiền quán nhờ quan sát sự vật hiện tượng như thật mà đoạn trừ vô minh phiền não đưa đến trí tuệ giải thoát. Như vậy cả hai đưa đến “tâm giải thoát”, “tuệ giải thoát”, thành tựu đạo quả, đoạn tận khổ đau sinh tử luân hồi. Tôn giả Ᾱnanda nói rằng tất cả những ai đạt được A-la-hán có thể thực hiện theo bốn cách: Một là bằng cách thực tập thiền chỉ trước, sau đó thực tập thiền quán (theo trình tự chuẩn). Hai là bằng cách thực hành thiền quán trước, sau đó thực hành thiền chỉ. Thứ ba, hoặc thực hành kết hợp cả hai, thiền chỉ quán song tu. Và cuối cùng có thể khởi tâm “thao thức về Giáo pháp” cũng sẽ đạt đến sự nhất tâm1 .

Thiền chỉThiền quán  được so sánh với các cặp sứ giả nhanh  nhất  (Sīghaṃ dūtayugaṃ), người đã mang thông điệp của sự thật, đó là, Niết-bàn cảnh giới của Phật, tức là các khoa về chánh niệm (sati) là người gác cửa sáu giác quan (phòng hộ sáu căn môn), và Bát Chánh đạocon đường dẫn đến niết bàn2 .

Mục đích của thiền chỉ là để an định tâm trí, không để tâm phân tán loạn động (vikshepa). Bản chất của thiền quán là để nhìn thấy sự thật như nó là (ānupassanā). Cả hai  cùng nhau  hành động  như một thực thể  duy nhất hài hòa như là cách để đạt đến Niết-bàn3 . Thiền chỉnhiệm vụ thâu gom vọng tưởng lại, còn thiền quáncông năng chặt đứt phiền não.

Sự đào luyện tâm trí đều phải dựa vào phương pháp thực hành thiền chỉthiền quán. Hai phương pháp thiền này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thiền chỉ nhằm mục đích phát triển sự an tịnh nội tâm bằng cách tập trung vào một chủ đề thiền định. Chức năng của nó là để an tịnh tâm hành và tạm thời làm lắng dịu các tâm như tham dụcsân hận, sự chấp thủ cho người hành thiền, đồng thời vượt qua năm triền cái. Mặt khác, thiền quántrí tuệ như là chức năng của nó nhằm tiêu diệt tà kiến (moha) và tất cả những phiền não khác để đạt được giác ngộ. Thiền chỉ làm dừng lại hoặc tập trung tâm vào một đối tượng, trong khi thiền quán vipassanā là cái nhìn sâu sắc, cả hai đều bổ sung cho nhau để hoàn thiện thực hành thiền định.

THIỀN CHỈ (samatha)

Chỉ là dừng lại. Tịnh chỉ là dừng lại sự tán loạn, sự quên lãng, vọng niệm, chấm dứt sự đuổi bắt của tâm đến các đối tượng của trần cảnh. Thiền chỉtrạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, là cách buộc chặt tâm ý vào một pháp làm cho tâm ý chuyên nhất đưa đến hỷ lạcnhất tâm.

Thiền chỉ là sự an tĩnh, tĩnh lặng của tâm, sự chấm dứt của tâm hành (sankhāra), giải quyết các câu hỏi pháp lý (adhikaraṇa)4 . Chỉ có nghĩa là dừng sự phân tâm, quên lãng, lang thang, chấm dứt sự theo đuổi của tâm đến sáu đối tượng tương ứng (viṣaya). Thiền chỉ là tập trung làm dịu các trạng thái tâm đối lập như dục vọng (kāmacchanda),  vv. Thiền định (samādhi) loại bỏ những cảm xúccăng thẳng tà ác được gọi là thiền chỉ (samatha). Trong các bản văn, ý nghĩa của  samatha  được giải thích là: ‘Paccanīkadhamme same-tīti samatho’, có nghĩa là pháp đã thanh lọc và loại bỏ được pháp đối nghịch được gọi là samatha5 .

Lại nữa, ‘samatha’ có nghĩa là tĩnh lặng, đó là trạng thái  tập trung  tâm ý, không còn  lay động,  tịnh  và yên bình của  tâm trí.  Nó được gọi là  thiền chỉ  bởi vì nó làm lắng dịu xuống năm triền cái. Khi tâm được chuyên chú tập trung sâu vào các đối tượng của thiền định,  tất cả  những  triền cái  như tham dục, sân hận, thùy miên, trạo hốihoài nghi  vắng mặt  từ  trong nội tâm mà được hấp thụ trong các đối tượng thiền. Khi tâm được tịnh hóa từ tất cả các chướng ngại này, hành giả cảm thấy bình tĩnhthanh bình, hạnh phúc và bình yên.  Các  kết quả của  thiền  samatha  đó  là  một mức độ  hạnh phúc  thông qua  việc đạt được  sự nhất tâm, định (samadhi) như định cận hành (upacara) hay định an chỉ  (appana).  Sự nhất tâm  gọi là  thiền,  nhưng  nó không cho phép  một  hành giả  hiểu  một cách đúng đắn rằng cơ thể và các hiện tượng tinh thần là như thật6 .

Thiền chỉ liên quan trực tiếp đến sự an định tâm trí của hành giả về một đối tượng thiền thích hợp, nhằm ngăn chặn sự phóng túngvọng tưởng trong tâm. Khi tâm trí tập trung sẽ phát sinh niềm an lạc tinh tế, sự thú vị bởi chấm dứt các dục và các bất thiện pháp. Samatha là một công cụ mạnh mẽ để thực hành thiền minh sát có hiệu quả. Bất cứ ai đạt được thiền chỉtâm trí của họ trở nên vắng lặng, giống như một hồ nước hoàn toàn yên lặng trong suốt vô ngần không có một gợn sóng lăn tăn làm khuấy động mặt hồ.

THIỀN QUÁN (Vipassanā)

Thuật ngữ Pāli, Vipassanā là một sự kết hợp của hai từ: Vi + passana. Vi nghĩa sự khác nhau và passana dịch là hiểu đúng hay chánh niệm (sati) tỉnh giác về thân và tâm. Thuật ngữ Vipassanā cũng được hiểu là ‘sự thấu hiểu’, nghĩa là cái nhìn sâu vào ba đặc tính phổ quát của sự tồn tại (tam pháp ấn): vô thường, khổ và vô ngã. Nói cách khác, thực hành pháp môn thiền này được gọi là Thiền Minh sát, bắt nguồn từ ý Pāli có nghĩa là tuệ minh sát7 . 

Om Prakash Pathak giải thích rằng, Vi là tiền tố có nghĩa là “tiết lộ” và passanā có nghĩa là “nhìn, quan sát, nhìn vào bên trong, cái nhìn sâu sắc, trực giác…”. Nó có nghĩa là để nhìn thấy mọi thứ như chúng đang là, và để quan sát về bản chất thật của sự vật hiện tượng. Nó đi sâu vào trong bản chất, một kỹ thuật quan sát, quan sát thật sự, khám phá bản thân8 .

Theo Bimalendra Kumar, Passanā có nghĩa là nhìn bằng đôi mắt mở. Vipassanā có nghĩa là xem xét theo cách đặc biệt, tức là quan sát mọi sự vật như thật, không phải như chúng xuất hiện. Nói cách khác, Vipassanā là một kỹ thuật tự quan sáttu luyện những tiềm năng đó để hoàn thiện và phát triển các giới luật. Kỹ thuật này cũng được biết như là thiền định của chánh niệm hoặc nhận thức về cái nhìn sâu sắc9 .

Theo Phra Athikan Somsak Sorado, vipassanā là sự kết hợp của chữ Vi và Passana. Vi có nghĩa là rõ ràng, trung thực, tuyệt vời. Passana  có nghĩa là nhìn thấy, nhận thức trực tiếp và chánh tri kiến (trí tuệ). Vì vậy, ý nghĩa của vipassanā được hiểu như sau:

1. Nhìn thấy rõ ràng với trí tuệ về sắc và tâm (rūpanama), và về Chân lý Cao thượng Tứ diệu đế (Ariyasacca);

2. Minh sát rõ về Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã (Tilakkhana), và Duyên khởi (Paticcasamuppada);

3. Nhìn thấy rõ những biểu hiện của các tâm hành, đều bất thường hoặc lạ thường (thấy trong khi hành thiền)10.

Có rất nhiều cách giải nghĩa từ vipassanā, tuy nhiên, bất cứ lời giải thích nào cũng không thể vượt quá ý nghĩa  vipassanā  là tuệ minh sát rõ ràng trực quan đến những hiện tượng như sắc và tâm khi chúng xuất hiện và biến mất. Nhìn thấy chúng một cách như thật trong chính nó về ba đặc điểm: vô thường, khổ và vô ngã.  Vipassanā  là con đường dẫn đến sự thành tựu Niết-bàn, giải thoát đích thực. Trong thực hành  vipassanā, cái nhìn sâu sắc phát sinh qua một quan sát thiền định trực tiếp về sự vận hành của thân và tâm. Định (samādhi) sự tập trung tâm trí làm hữu ích cho việc thực hành vipassanā, vì chúng đưa đến sự nhất tâm, dễ dàng trong quán chiếu.

Thiền quán là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệchi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thươnglòng từ bi.

Mục đích của thiền quánđạt được sự chấm dứt của đau khổ thông qua sự hiểu biết đúng về sự vận hành của thân và tâm đúng như bản chất thật của nó. Đối với điều này, chúng ta cần một mức độ tập trung. Sự tập trung tâm ý này có thể đạt được qua chánh niệm liên tục và không gián đoạn về sự giác niệm thân thể và các tâm hành.

Như vậy,  Vipassanā  có nghĩa là “nhìn thấy theo những cách khác nhau” và khi áp dụng cho thiền, nó đề cập đến việc nhìn thấy tất cả các đối tượng hoặc hiện tượng vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Nguyên lý thiền Vipassanā là quan sát, sự vận hành, hay sự biểu hiện của thân và tâm trong giờ phút hiện tại, để kịp thời điều chỉnh, chuyển hóa là làm lắng dịu chúng. Như vậy, tập trung không phải là cố định trên một đối tượng duy nhất mà là tập quán thời gian (khanika samadhi) phát sanh khi tâm thoát khỏi những chướng ngại của các triền cái. Ở giai đoạn này, tâm trí có thể ghi nhận bất cứ vật gì phát sinh chủ yếu, do đó tiết lộ bản chất thật của chúng (yathabhuta)10.

Đó là một cách tự chuyển đổi thông qua việc tự quan sát. Nó tập trung vào mối tương quan sâu sắc giữa thân và tâm. Nó giúp để trải nghiệm trực tiếp bằng sự chú ý kỹ thuật đối với những cảm giác vật chất hình thành nên cuộc sống của cơ thể và liên tục kết nối với các điều kiện cuộc sống. Chính hành trình khám phá dựa trên tự khám phá này đến tận gốc rễ của tâm và thân mà giải thể sự ô uế, dẫn đến một tâm cân bằng đầy tình thươngtừ bi.

Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) đưa ra liên kết  vipassanā  với  passanā, có nghĩa là nó vượt qua nhận thức/ ký ức/ công nhận và vipassanā là ý thức/ tỉnh giác, và tiến tới giải thoát cuối cùng. Sự phát triển của thiền passanā nhằm đoạn tận các lậu hoặc (những bất tịnh tinh thần), mang lại niềm vui cho chúng ta trên con đường cao thượng, và sự giải thoát cuối cùng từ mọi khổ đau12, đạt đến Niết-bàn. Visuddhimagga lại cho rằng passanā được tu luyện thông qua sự hiểu biết các pháp hay những khía cạnh cơ bản của sự tồn tại. Chúng bao gồm, ví dụ, danh (nāma) tâm: ý thức về cái gì đó, và sắc (rūpa) thân thể vật lý, các đối tượng vật chất của ý thức), Ngũ uẩn (pañcakkhandha), Thập nhị xứ, Thập bát giới, Tứ diệu đếThập nhị nhân duyên13. Như vậy, chúng ta sẽ thấy đây là những đối tượng thiền quán trong phương pháp thiền Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna), thiền chánh niệm hơi thở, quán niệm pháp chết như đề cập trong Kinh tạng.

Tóm lại, thiền chỉthiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạcgiải thoát. Trong kinh Tăng chi bộĐức Phật giải thích  rõ ràng  về  bản chất  và chức năng của  thiền chỉ và thiền quán như sau: “Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập. Để biến tri tham, này các Tỷ-kheo,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… Để thắng tri… để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân… phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… hai pháp này cần phải tu tập”14.

Ghi chú:
1. Bhikhu Bodhi, (trans.),    Aṅgutt ara nikāya, The Numerical Discourse of the Buddha, Boston: Wisdom publication, 2012, p.47.
2. Bhikhu Bodhi, (trans.),  Saṃyutta nikāya, vol. 3, Pāli publication Board,    Nalanda, 1960, p.174.
3. Harcharn Singh Sobti, (ed),  Vipassanā, The Buddhist Way, Delhi: EBL, 2003, p.85.
4. T.W. Rhys Davids & W. Stede (ed.),  Pali-English Dictionary, Munshhiram Manoharlal, New Delhi, 2001, p.682.
5. Nandamālābhivaṃsa,  Samatha and Vipassanā, Concentration and insight meditation, English version, Sagaing, 2013, p.2.
6. Edward Conze, Buddhist Meditation, London, 1956, p.221.
7. Ven. Pannyavaro,  The Vipassana Retreat, Buddha Dharma Education Association Inc, p.4.
8. See, Harcharn Singh Sobti, Vipassanā, The Buddhist way, EBL, Delhi, 2003, p.134.
9. Ibid, p.134.
10. Phra Athikan Somsak Sorado,  Handbook Vipassana Meditation for beginners, Bangkok, Thailand, 2009, p.22.
11. Buddhist Meditation, p.221.
12. Paravahera Vajiranana Mahathera, Buddhist Meditation in Theory and Practice, (Colombo: M. D. Gunasena Co. Ltd., 1962), p.345.
13. Ibid, p.345.
14. Bhikhu Bodhi, (trans.), Aṅguttara nikāya, The Numerical Discourses of the Buddha, Boston: Wisdom publications, 2012, p.152-53 (Thích Minh Châu, Tăng chi bộ kinh, chương 2 pháp, phẩm thứ 17).

Thích Trung Định
Văn Hóa Phật Giáo 308 1-11-2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1546)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1403)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1820)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1576)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1350)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1638)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2162)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1905)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1264)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1444)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1440)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1730)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1484)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1349)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1493)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1434)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1759)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1458)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1417)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1432)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1503)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1691)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1590)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1532)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1408)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1497)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1216)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1971)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1388)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1541)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2907)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1547)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1736)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1588)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2036)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1577)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1777)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1977)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2172)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1641)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2612)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1706)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1888)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1849)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1615)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2355)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1792)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1852)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1720)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2092)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant