Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Truyện Ngắn Người Cửa Phật

24 Tháng Mười Một 201805:59(Xem: 6740)
Truyện Ngắn Người Cửa Phật
TRUYỆN NGẮN

           NGƯỜI CỬA PHẬT        

 Tâm Không – Vĩnh Hữu

Truyện Ngắn Người Cửa Phật

        
  Những năm cuối của thế kỷ 20, “Bến Xe Ngựa” ngay trước nhà tôi đã di dời vào “Bến Xe Lam” gần chợ từ lâu, trả lại một con đường bị chiếm dụng sau nhiều năm tháng đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của tôi, và lũ con nít xóm Chùa.

           Bến xe thổ mộ đã không còn trước nhà nữa, đã giận dỗi bỏ những người đã sống gắn bó với xóm Chùa bao năm để đi vào một chỗ đông vui náo nhiệt hơn mà không thèm nói một lời từ biệt. Buổi sáng hôm ấy, tôi thức dậy, bước ra đường chào một ngày mới, bỗng dưng thấy đường vắng ngắt trống trơn, cảm thấy hụt hẫng, và ngơ ngác như vừa bị ai đó tước đoạt mất một vật quý giá, hay cuỗm đi một người bạn thân thiết từ lúc còn nhỏ mới tập tễnh biết đi. Hỏi ra mới hay, tất cả xe ngựa đã được lệnh rời khỏi nơi mà bao nhiêu năm dùng làm bến đổ cho bao người dân quê “lên xe xuống ngựa”, mang những hoa màu của vùng ngoại thành về cung cấp cho dân thị thành, để cho con đường chạy ngang qua xóm Chùa được phong quang yên tĩnh theo quy hoạch chung của thành phố.

         Trong tương lai, “Bến Xe Ngựa” tạm thời cũng sẽ biến mất luôn khỏi chốn đô thị. Tôi buồn man mác, thèm nhớ những hình ảnh, những âm thanh quá quen thuộc của bến xe thổ mộ trong suốt mấy tháng trời. Rồi nỗi nhớ ấy cũng phai nhạt dần theo vó ngựa thời gian… Nhưng có một chuyện, tôi không bao giờ quên được cho dù mai sau có đầu bạc răng long. Đó là chuyện xảy ra khi tôi mười hai tuổi, cái tuổi thiếu niên nghịch ngợm như quỷ, và háo thắng như “ngựa non háu đá”. Chuyện về một người bạn, và cũng là… học trò duy nhất của tôi.

           Trong số trên hai mươi chiếc xe thổ mộ luân phiên có mặt tại bến, có một chiếc nổi trội mà bất cứ ai khi đã gắn bó, hay quan tâm tới bến xe ngựa duy nhất của thành phố tôi yêu này, chắc hẵn phải biết đến. Đó là một con ngựa trắng toát, cao lớn nhất đàn ngựa kéo xe, được chủ đặt tên như màu lông của nó là Bạch, và cả chiếc xe đi cùng cặp với nó như một “duyên nợ sắp bày” cũng được sơn một màu trắng tinh, kể cả hai bánh xe bằng mủ cao su.

          Chủ nhân của chiếc xe ngựa này là bác Hai Quý, một người nhà quê chân chất, lầm lì nghiêm nghị, quanh năm chỉ thấy mặc một loại y phục: bộ bà ba vải tám màu trắng toát, đầu đội một chiếc mũ nỉ màu nâu sậm.

          Xe ngựa từ ngoại ô về trung tâm phố chợ hằng ngày chủ yếu là chở các dì, các chị nhà quê mang hoa quả rau trái về bỏ cho các vựa lớn trong chợ, đương nhiên phải chịu nhuốm bẩn, nhất là những tháng ngày mưa gió. Vậy mà chiếc xe ngựa của bác Hai Quý luôn luôn giữ được màu trắng sạch sẽ từ trước ra sau, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Bác Hai Quý rất chịu siêng lau lau chùi chùi bất cứ chỗ nào có thể chùi chùi lau lau nơi chiếc xe ngựa cưng quý của mình, bởi dường như đó chính là tài sản quý báu nhất, là vốn liếng duy nhất để gia đình bác mưu sinh. Ai trông ngắm chiếc xe ngựa toàn trắng ấy, đều không khỏi trầm trồ tấm tắc, và nghiêng mình bái phục bác Hai Quý mỗi khi chứng kiến cảnh bác lau chùi kỳ cọ cho ngựa lẫn xe. Bắt chước theo bác Hai Quý sắm ngựa xe toàn màu trắng cũng được thôi, nhưng không ai bắt chước nổi cái tính kiên nhẫnchịu khó để giữ cho cả xe lẫn ngựa trắng sạch quanh năm của bác chủ con Bạch. Trông ngắm chiếc xe ngựa ấy, ai không muốn đi cũng phải muốn trèo lên ngồi một chút để tìm cảm giác sảng khoái, thư thái. Ai đã từng trèo lên ngồi đi rồi, thì cứ muốn đi mãi mãi bằng chiếc xe ngựa này chứ chẳng muốn đổi sang xe khác. Mấy dì, mấy chị bạn hàng không có ngày nào là không giành giật, chen lấn nhau để chiếm chỗ ngồi khi trở về miền quê yên tĩnh cách đó trên mười cây số. Lũ trẻ chúng tôi cũng thường rình rình chờ khi bác Hai Quý đi ra chợ, vào quán, hay mải mê đánh cờ tướng với các bác, các chú đồng nghiệp ngay trước quán nước của bác Bảnh, liền rủ nhau trèo lên xe ngựa của bác ngồi tán dóc chuyện thiên trời địa đất.

        Có một lần, thằng Sơn“Hủ Lô” ngứa tay, nắm lấy dây cương mà bác Hai Quý quên tháo ra khi ngựa đang nghỉ chân tại bến, nó giật giật mấy cái khiến con Bạch lồng lên, chạy vụt tới trước cả một đoạn đường khoảng năm mươi thước mới chịu dừng lại. Lũ trẻ chúng tôi đứa nào cũng xanh mặt cắt không ra một giọt máu, bị các bác các chú đánh xe ngựa mắng nhiếc hăm doạ một trận muốn điếc con ráy, không dám ngước mặt lên nhìn ai. Chỉ trừ bác Hai Quý, người chủ nhân của chiếc xe ngựa vừa bị lũ trẻ chúng tôi phá, lẳng lặng đánh xe về đậu lại chỗ cũ, rồi lặng lẽ lấy giẻ lau lau chùi chùi cho ngựa lẫn xe, không hé môi nói một lời, cũng chẳng thấy giận dữ buồn bực biểu lộ trên gương mặt đăm chiêu khắc khổ…

        Từ dạo ấy, lũ trẻ chúng tôi không đứa nào dám sờ đến dây cương, có trèo được lên xe cũng chỉ ngồi ngoan ngoãn một chỗ trò chuyện với nhau cho đã rồi trèo xuống. Cho đến khi bác Hai Quý mang theo xe thằng Vện, con trai út của bác, để phụ việc, thì lũ trẻ chúng tôi đã không còn dám tự tiện trèo lên chiếc xe ngựa màu trắng dễ thương ấy nữa. Thằng Vện tuổi ngang lứa với lũ trẻ chúng tôi, nhỏ con, nhưng mặt mày rất hung tợn với cặp mắt trợn sáng quắc, và cái miệng luôn mím chặt. Ngày đầu tiên nó theo xe xuống phố, xuất hiện ở bến xe thổ mộ, lũ trẻ chúng tôi mới thấy đã ngán ngại, không dám lại gần làm quen. Có thằng Sơn “Hủ Lô” là vẫn giữ cái tính lì lợm bạo gan cố hữu, thản nhiên trèo lên xe ngựa trắng ngồi huýt sáo bài dân ca “Lý Ngựa Ô” ngay sau khi thằng Vện hung hăng cấm cản bất cứ đứa nào trèo lên xe ngựa của nhà nó. Vậy là thằng Vện chụp cẳng thằng Sơn“Hủ Lô” kéo mạnh xuống. Hai thằng đánh nhau một trận tơi bời. May nhờ các bác, các chú đánh xe ngựa xúm lại can, hai đứa mới chịu thôi. Bác Hai Quý ra chợ về, nghe chuyện, liền dùng roi mây quất ngựa quất cho thằng Vện mấy phát vào mông khiến nó la oai oái. Sau đó, bác vào thẳng nhà thằng Sơn “Hủ Lô” để xin lỗi. Cha thằng Sơn “Hủ Lô”vốn là một công chức ở Toà Hành Chánh Tỉnh, cũng là một người biết điều, nên lôi thằng Sơn ra để thưởng cho một trận chổi lông gà. Hôm sau, bác Hai Quý kêu lũ trẻ xóm Chùa chúng tôi lại, bắt ngồi thành một vòng tròn trước hiên chùa, Vạn Thạnh Ni Tự, trong vòng tròn ấy có cả thằng Vện con trai út của bác nữa, rồi bày ra một mâm bánh trái xôi chè ra đãi một trận no nê vui vẻ.

        Thằng Vện đã trở thành một đứa bạn của lũ trẻ chúng tôi từ hôm ấy. Chính nó đã một vài lần đánh xe ngựa chở lũ chúng tôi trên dưới mười đứa đi ra ngoại thành hít thở không khí trong lành của miền quê vào những trưa tĩnh lặng, dĩ nhiên là được sự đồng ý của bác Hai Quý .Và chính nó đã một lần nhảy vào bênh vực cho thằng Tín “Ròm” để đánh thằng Tí “Trợn” dưới xóm Lò Heo, khi thằng này chặn đường ăn hiếp cái thằng nhỏ con nhất trong lũ trẻ xóm Chùa.

        Nghe thằng Tín “Ròm” kể lại, thằng Tí “Trợn” có học võ Thái Cực Đạo của “mấy ông Đại Hàn” dạy ở trường, nên đánh có bài bản trông đẹp mắt lắm. Nhưng thằng Vện tránh đòn đã đẹp rồi mà xuất đòn còn đẹp hơn. Không biết nó có võ gì mà đánh nhau chừng năm phút, thì thằng Tí “Trợn” đã vắt giò lên cổ bỏ chạy một mạch về xóm Lò Heo, không dám ngoái đầu nhìn lại phía sau. Sau này thằng Vện mới tiết lộ là nó được học môn võ Thiếu Lâm do chính cha nó truyền dạy. Một lần khác, tôi bị hai thằng học lớp lớn hơn ăn hiếp, bắt tôi nộp tiền cho cho chúng, tôi nộp xong, liền thoi đại một thằng, rồi ôm cặp táp chạy u về nhà, nói cho đúng là tôi chạy về… bến xe thổ mộ, đơn giản vì tôi nghĩ  đến thằng Vện. May sao tôi chạy về đúng lúc thằng Vện có mặt, nó đang cho con Bạch uống nước mật. Hai thằng kia rượt theo tôi tới nơi, tôi la lên kêu cứu, thằng Vện chụp ngay chiếc roi mây quất ngựa vung lên mấy đường xé gió trước mặt hai thằng kia, làm chúng hoảng kinh quay lưng mà chạy. Nghe tôi thuật rõ chuyện, qua hôm sau, thằng Vện xách roi vào tận trường để tìm hai thằng đã ăn hiếp tôi, cũng như rất nhiều đứa bạn khác trong mấy tháng trời. Thằng Vện chỉ cần hăm doạ mấy câu với cây roi lăm lăm giứ giứ trong tay, cũng đã đủ làm cho hai thằng kia chết khiếp, lật đật trả tiền lại cho tôi, và không bao giờ dám giở trò trấn lột ăn hiếp đứa hiền lành nữa…

         Tôi rất mến, và cả cảm phục thằng Vện, lại thấy tội nghiệp cho nó không được cắp sách đến trường, nên tôi thường lựa mỗi trưa vắng vẻ ít người qua lại, để ra ngoài bến xe ngựa dạy cho nó học chữ. Thời gian đầu, hai đứa tôi trèo lên chiếc xe ngựa trắng độc nhất vô nhị của bến xe thổ mộ, lặng lẽ đứa chỉ đứa học không cho ai biết, vì thằng Vện nó rất mắc cỡ. Xấu hổ nên nó đâu có chịu học. Tôi năn nỉ rát cổ lắm, làm bộ giận lẫy nên nó mới miễn cưỡng bắt đầu tập làm quen với bảng chữ cái. Tập đọc chừng vài ngày thì nó… ghiền học, ghiền đánh vần còn hơn tôi ghiền đi xem “xi nê ma cộp” vậy.  Khi nó “ghiền” rồi, nó hay rủ tôi lẻn vô sân chùa Vạn Thạnh im ắng thanh tịnh dễ học, dễ “nhập vô đầu óc” hơn. Mà thiệt, tôi phải công nhận thằng Vện chọn khung cảnh để học rất đúng, rất hay, vì những buổi học trong khuôn viên chùa, giữa những chậu hoa cảnh sắp đặt quanh điện Quán Thế Âm… thì đứa học trò của tôi tiếp thu rất nhanh, nghe đâu hiểu đó nhớ đó, không phải hỏi đi hỏi lại. Thằng Vện hay vái “Phật Bà Quan Âm” mấy cái, nói nửa giỡn nửa thiệt:

         “Tao được Phật Bà độ đó nghen mày. Mày mà dạy cho tao biết viết biết đọc thì Phật Bà cũng sẽ độ cho mày ngày càng thông minh, trở thành bác học đó!”

         Nghe vậy, tôi khoái cười tít mắt, tin lắm, tin vậy nên rất hào hứng làm thầy giáo vỡ lòng của Vện. Khi bác Hai Quý tình cờ bắt gặp, biết được thằng Vện được tôi kèm cho học chữ, bác không nói tiếng nào, chỉ xoa đầu hai đứa tôi thật âu yếm, rồi gọi bác Bảnh gái bán quán làm cho mỗi đứa một ly cối chè đậu xanh bánh lọc, ăn no cành bụng. Rồi mỗi trưa, bác lại chuẩn bị sẵn cho hai đứa tôi khi thì bánh bò, khi thì bánh thuẩn, lúc lại bánh in ngũ sắc… “để hai thầy trò bây ăn cho tỉnh ngủ mà dạy với học”. Tình bạn giữa tôi và thằng Vện ngày càng thân thiết, khiến cho nhiều đứa ở xóm Chùa ra mặt ganh tị với tôi. Chúng nó trách tôi “ích kỷ, muốn giành riêng thằng Vện để chơi một mình”. Tôi và thằng Vện chỉ còn biết cách ngó nhau cười khúc khích…

         Mùa hè năm 1972… Đùng một cái, bến xe thổ mộ thiếu vắng hình bóng của chiếc xe ngựa trắng. Vắng luôn cả chủ nhân của chiếc xe. Và vắng cả thằng con của người chủ nhân chiếc xe ấy. Bác Hai Quý và thằngVện đã không còn về với bến xe ngựa xóm Chùa nữa. Lũ trẻ chúng tôi sau đó vài ngày mới được biết, bác Hai Quý đã nằm  một chỗ với đời sống thực vật sau cơn đột quỵ ngã té bên chiếc xe ngựa của mình vào một buổi hừng đông. Tin bác Hai Quý bị bệnh nặng liệt giường truyền đi khắp xóm Chùa, làm cho mọi người sửng sờ, và thương tiếc người đánh xe ngựa lầm lì vô cùng. Mọi người buồn nhớ bao nhiêu cũng không bằng tôi. Tôi không còn gặp được thằng Vện từ ngày xảy ra chuyện buồn ấy. Nỗi buồn nhớ trong tôi nhân lên, nhân lên không biết với mấy lần. Tôi nhớ thằng Vện đến quay quắc, và cũng nhớ bác Hai Quý, nhớ con Bạch đẹp mã oai phong, mà không biết làm sao để xoa dịu nỗi nhớ ấy ...

         Năm 1975. Hai miền thống nhất. Một mùa xuân mới, một cuộc sống hoàn toàn mới đến với mọi người. Chính lúc vật đổi sao dời, nhìn quanh mình thấy toàn là những điều mới mẻ tinh khôi, đổi thay đột ngột, xuống chó lên voi, phụng hoàng thành gà, vịt thành thiên nga, gạo hóa châu, than thành quế… tôi mới thèm được nhìn thấy lại những hình bóng cũ thân quen của mình mà mấy năm đã không được nhìn thấy. Tôi thèm được gặp thằng Vện. Chỉ thằng Vện thôi, vì tôi đã biết được từ một nguồn tin chính xác rằng bác Hai Quý đã đi xa khuất khỏi cõi trần vào năm 1974. Con Bạch cưng quý của bác bỏ ăn bỏ ngủ một thời gian dài rồi cũng nhắm mắt thoát kiếp súc sanh kéo xe vào cùng ngày người chủ trút hơi thở cuối cùng . Người cung cấp tin này chính là bác Bảnh, chủ quán nước chỉ chuyên phục vụ cho bến xe thổ mộ ở xóm Chùa. Ngoài việc bán quán nước, cho các chú các bác đánh xe ngựa thuê mấy bàn cờ tướng, hai vợ chồng bác Bảnh còn lãnh trách nhiệm quét dọn, giữ vệ sinh chung cho bến xe, thu gom cỏ lại để đốt mỗi chiều chạng vạng, khi mà các xe ngựa đều đã trở về chốn thôn quê hiền hoà. Bác Bảnh và bác Hai Quý đã có kết nghĩa huynh đệ, nên rất thân thiết với nhau, thân như người cùng một họ một nhà…

        Mười bảy năm sau, tôi hai mươi chín tuổi, chưa làm nên trò trống gì để góp với dòng sống, với cuộc đời quanh mình đang từng ngày chuyển mình đổi thịt thay da, đang rướn người ngồi dậy, đang vận hết sinh lực để lết từng bước mà hòa cũng thiên nhiên, hòa cùng vũ trụ, và hòa vào vòng sinh tử luân hồi thất mất tồn còn với đầy dãy những nghiệp báo oan khiên, trả vay vay trả…  

         Sáng hôm ấy là một sáng mùa xuân dễ chịu, hương hoa thoang thoảng đó đây, không khí chộn rộn của dòng người xe dập dìu ngược xuôi trên đường làm cho ai dù có lười biếng mấy cũng muốn mặc áo quần vào rồi bước ra khỏi nhà để nhìn nhìn ngắm ngắm thiên hạ chuẩn bị đón Tết. Tôi cũng vậy, tôi muốn ra ngồi ở một quán cà phê cóc để vừa nhâm nhi từng ngụm cà phê đen đặc quánh, vừa nhìn thiên hạ lăng xăng tất bật. Mới vừa chui ra trước ngõ, tôi bỗng giật nẩy mình khi vừa đúng lúc có một chiếc xe ngựa đậu ngay trước mặt. Tôi trợn mắt nhìn. Một chiếc xe ngựa trắng toát cả ngựa lẫn xe. Không có hàng. Không có khách. Chỉ có một người đánh xe. Nhưng người đánh xe này không mặc y phục màu trắng như bác Hai Quý xưa kia đã từng mặc, mà đang mặc một bộ đồ nâu sồng. Một bộ nâu sồng của nhà chùa. Tôi kinh ngạc. Ủa, sao thầy chùa lại đánh xe ngựa? Sao xe ngựa lại dừng trước nhà mình? Sao ông thầy kia lại đang ngó mình chăm chăm, miệng lại còn cười cười… khinh dễ? Một loạt câu hỏi thoáng qua trong đầu tôi, tôi chưa kịp tự mò tìm một câu giải đáp nào thì đã nghe người ngồi trên xe ngựa hỏi với giọng thật sang sảng:

        “Anh Hai có đi dạo chơi ngoại ô một vòng không?”

   Tôi lắc đầu lia lịa. Trố mắt nhìn. “Ông thầy chùa” nhảy cái phịch xuống đất, thoắt một cái đã đứng sát trước mặt tôi, giọng mạnh mẽ cất lên:

         “Không nhận ra thiệt sao, thầy giáo vỡ lòng của tui?”

Tôi trợn đôi tròng lên ngó kỹ, rồi há hốc cả miệng mồm, ú ớ:

“Anh… anh… thầy… thầy là…Vện… Vện đó sao?

“Ông thầy chùa” bật cười ha hả, làm cho tôi ngộp thở đứng chết trân một chỗ.

        “Anh cái con khỉ lanh chanh, thầy cái con cầy! Vện đây. Đúng nó đây. Em xin chào ông thầy giáo vỡ lòng của em ạ!”

    Tôi xúc động, ôm chầm lấy Vện mà xiết vào lòng. Vện, bây giờ đã là một vị tỳ kheo, pháp danh Nguyên Quý, trú trì một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê xa xôi yên tĩnh, chỉ chiếc xe ngựa:

   “Đó là một bản sao để tưởng nhớ ông già. Tui đem xe xuống phố để chở bạn bè thuở niên thiếu, đi chơi một vòng ngắm cảnh miền quê như hồi xưa. Bạn bè trong xóm còn đứa nào, hãy lôi đầu ra đây hết, tụi mình dành cho nhau một ngày du xuân dã ngoại để trò chuyện cho thoả lòng hởi dạ!”

          Hỏi mới hay, ngựa và xe “phiên bản trắng toát” mà “ông thầy chùa” đánh chạy từ trên quê xa xuống phố là của bá tánh thập phương hùn góp cúng dường cho chùa để vận chuyển pháp cụ pháp khí, tranh tượng. đồ đạc, hoa quả bánh trái từ nhiều năm qua. Nhưng nghe đâu cũng sắp đến ngày những loại xe lam, xe công nông, xe bò xe ngựa… đều bị cấm vào thành phố, dần dần sẽ cấm lưu thông trên diện rộng hơn. Thầy trú trì đã tranh thủ thời gian được phép ngắn ngủi còn lại để vận hành cỗ xe thổ mộ về phố thị hội ngộ bằng hữu thuở ấu thơ…

         Lũ chúng tôi sau bao năm ly tán khắp nơi, nay gom góp lại chỉ được năm thằng còn ở xóm Chùa, mỗi đứa một hoàn cảnh, mỗi thằng một duyên phận, nhưng khi đã trèo lên chiếc xe ngựa toàn trắng rồi thì gạt bỏ mọi thứ sang một bên, không phân biệt giàu nghèo, tăng tục, tạm quên mọi lo toan vui buồn sướng khổ của cuộc sống, để dành cho nhau một ngày thong dong trên chiếc xe thổ mộ có tiếng lục lạc vang kêu leng keng, và tiếng vó ngựa gõ lộp cộp trên con đường đất năm xưa nay đã được tráng nhựa phẳng phiu êm ái…

  Tôi liếc nhìn Vện, trong đôi mắt sáng quắc của bạn tôi đang ngấn những giọt nước mắt. Tôi biết chắc Vện đang nhớ nghĩ về người cha đáng kính của mình, và ước ao ông có mặt trên xe lúc ấy. Tôi biết chắc, vì chính tôi cũng đang buồn buồn nhớ nghĩ về hình bóng của bác Hai Quý trong y phục trắng toát trang nghiêm, một màu trắng không phải của tang tóc bi sầu, mà là màu trắng tượng trưng cho một cuộc đời thanh bạch thơm tho…

Điều kỳ diệu mà trước khi kết thúc tôi muốn kể cho mọi người nghe để thấy biết về nghiệp duyên nhân quả rõ rệt là: sau ngày hội ngộ ấy khoảng ba tháng, tôi trở thành một đệ tử của thầy Nguyên Quý. Thầy đã “độ”, khai tâm điểm đạo cho tôi, đã tận tâm tận tình chỉ giáo, hướng dẫn cho tôi tu tập chánh pháp để mở mang trí huệ mà sống hòa nhập với thế tục hỗn độn yêu thương và oán thù…

 

TÂM KHÔNG – VĨNH HỮU

                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2065)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2212)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1711)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2021)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1738)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1723)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1895)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1906)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1559)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1730)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2072)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1823)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2387)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1715)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1718)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1674)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2124)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1949)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2087)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1630)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2246)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1595)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1873)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1759)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1823)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1669)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2403)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2119)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2067)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1870)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2219)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1794)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1918)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2153)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1681)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1937)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1932)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2150)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1926)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1767)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1749)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1757)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1867)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2157)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1711)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1684)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2248)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1956)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1776)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2352)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant