Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Học Trong Lịch Sử Việt Nam

29 Tháng Mười Một 201807:44(Xem: 6157)
Bài Học Trong Lịch Sử Việt Nam

Bài Học Trong Lịch Sử Việt Nam

Nguyên Cẩn

hoa sen


Cuộc khởi nghĩa Lý

Những vị tu sĩ Phật giáo đầu tiên đã đến Việt Nam để quảng bá Phật pháp vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch, giữa lúc người dân đất Giao Châu đang rên siết dưới sự bạo tàn của nền đô hộ mà ngưới Hán đã dựng nên. Sự tàn sát người bản xứ từ Phong Châu đến Tượng Quận, Cửu Chân và Nhật Nam bởi Hán Mã Viện và Ngô Lục Duệ có lẽ chưa phai mờ trong ký ức của dân Lạc Việt. Những người sống sót và ở lại phải cam chịu sự sống trong sợ hãi, buồn thảm và tủi nhục của bọn nô lệ vong quốc. Sự đồng hóa, bắt đầu với Mã Viện và Sĩ Nhiếp, vẫn tiến hành một cách nghiêm khắccưỡng bức để xóa hết những vết tích còn lại trong văn hóa người dân bản địa.

“Trong cái khung cảnh đàn áp và tàn bạo ấy, đạo Phật đã đến như một ngọn gió mát, và như những người mất nước, mất gốc và mất đến cả tính cách con người của đất này, đã lấy lại được hy vọngniềm tin trong tôn giáo của tình thương, một tôn giáo mà người thổ dân không biết từ đâu đến, nhưng chắc chắn không phải của đế quốc đem sang… Đây chính là cái lý do thâm trầm đã làm cho đạo Phật ăn sâu vào trong lòng dân. Không phải chỉ vì những tỳ-khưu đã điểm hóa cho người dân Việt là những bậc kỳ tài. Nhưng mà quan trọng hơn nữa là vì đạo Phật là do những người không phải là thực dân đem tới cho đám lê dân đau khổ của một nước bị trị, bị dày xéo, để an ủixoa dịu họ.

Các chùa chiền đã dựng lên một hệ thống giáo dục cho dân chúng, để truyền bá đạo pháp và những ý kiến mới về giá trị con người… Và đến thế kỷ thứ VI thì cái quả đầu tiên đã được cấu thành, đó là cuộc nổi loạn quy mô chống lại đế quốc, cầm đầu bởi Lý Bí và một người cháu mà lịch sử chỉ gọi đơn giảnLý Phật Tử. Họ Lý tuy không thành công vì những tranh chấp trong hàng ngũ lãnh đạo. Tuy vậy cuộc khởi nghĩa của nhà Tiền Lý cũng đã cắt đứt được sự Bắc thuộc trong 60 năm (541-602)”2 .

Thiền Yên Tử và chiến thắng xâm lăng

Theo Giáo sư Cao Huy Thuần, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông nằm ở tinh thần đoàn kết quốc gialãnh đạo giỏi.

Ông cho rằng thành tựu văn hóa đời Trần phải kể đến “tam giáo đồng nguyên” khi vị vua Phật tử, vua Thiền sư Trần Thái Tông sùng kính Khổng Lão trong chính tư tưởng chứ không phải chỉ dùng Khổng Mạnh như một công cụ chính trị.

Trích dẫn Khóa hư lục: “Nếu liễu ngộ thì tam giáo đều giống nhau, bởi vì chỉ cần xoay lại, tia sáng rọi vào mình thì tánh giác ở ai cũng giống nhau”. Cái độc đáo của Phật giáo đời nhà Trần là “lấy Thiền tông làm chỗ dựa để dung hợp Khổng Lão vào một nhà”, thế nên Thiền đời Trần là Thiền Việt NamViệt Nam cần đoàn kết chống xâm lăng trước mắt, nên “Phật giáo được quần chúng hóa, ta đi ở giữa bụi đời mà vẫn thấy cư trần lạc đạo”3 .

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã viết “… vua Trần Nhân Tông không chỉ đánh giá cao những người lãnh đạo tài ba thuộc tầng lớp trên của xã hội, ngay cả những người dân thuộc tầng lớp thấp kém nhất, tầng lớp gia đồng, vua cũng có một đánh giá như thế. Tầng lớp này vào thời điểm ấy có thể không phải thuộc thành phần được học hành nhiều, có của cải khá, nhưng đối với sự tồn vong của quốc gia, họ vẫn có những đóng góp to lớn, thậm chí bằng chính cả xương máu của chính mình. Thế nên chúng ta mới có những anh hùng dân dã như Yết Kiêu, Dã Tượng… Trần Nhân Tông đã vận dụng lực lượng chủ lực ấy, vốn nằm ở đáy tầng, là sức gốc, là mặt trận gốc, gồm có tuyệt đại đa số dân chúng trung kiên của xã hội Việt.

Chỉ có phát huy dân chủ dựa vào cương thường lấy con người làm nền tảng mới là phương sách đem đến sức mạnh cho kháng chiến và xây dựng trong hòa bình, đồng thời gìn giữ hòa bình lâu dài. Bằng cái nhìn xuyên thấu trước thời đại, Trần Nhân Tông đã cứu nước và giữ nòi bằng một cương lĩnh hành động rất đầy đủ, mang tính cách mạng và hướng thượng”4 .

Ngẫm câu nói của của nho gia Lê Quát: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người sao mà được người tin theo sâu bền như thế! Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật dù cho hết tiền của cũng không sẻn tiếc… Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm không phải ra lệnh mà tuân theo, không bắt phải thề mà giữ đúng”5 .

Phải chăng đó là sức mạnh khiến Trần Hưng Đạo tin chắc sẽ thắng trận khi ông quả quyết: “Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chặt đầu thần trước đã”. Ông tin vào sức mạnh hay đúng hơn khí thế của ba quân, ở chính ông, và sự vững vàng của nhà vua. Bởi vì vị vua này là Vua Thiền, nên có khi bị giặc đuổi trên sông nước, vẫn ung dung khắc thơ vào mạn thuyền. Theo GS Thuần thì ông Vua Thiền của chúng ta đã đưa vào trận mạc, vào chính sự, vào đời sống, vào hành động… tính không khiếp sợ của triết lý có-không trong Bát-nhã, “Bồ-tát nương trí tuệ Bát-nhã nên tâm không ngăn ngại; vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi …”.

Cho nên khi Nhân Tông nói “Không” thì ngài lên Yên Tử, mà khi ngài nói “Có” thì đích thân ngài lãnh đạo chống xâm lăng. Mà đã nói “Có” thì tam thiên đại thiên thế giới đều nằm gọn trên một mũi kim, như Thiền tông nói.

Theo ý chúng tôi thì tinh thần nhập thế đời nhà Trần trong tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên” không phải theo quan niệm Nho giáo, một hệ thống triết học mang tính thực tiễn chính trị và xây dựng trên tư duy trật tự xã hội quân thần; khái niệm nhập thế của Thiền tông “thõng tay vào chợ” là nhằm phân biệt với khuynh hướng vô vi xuất thế của Lão Trang. Cả hai khái niệm nhập thế của Nho giáoxuất thế của Lão giáo không thể đồng nhất với khái niệm nhập thếxuất thế theo Phật giáo. Khái niệm nhập thế theo nhà Phật là trong tinh thần đã được nêu ở kinh Tương ưng bộ: “Này các Tỳ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sinh, vì an lạc cho quần sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài người”6 .

GS Thuần băn khoăn “Còn ở ta đâu rồi cái cái vạm vỡ của dòng thiền Yên Tử? Trong tình trạng Phật giáo phát triển bề rộng mà thiếu chiều sâu như hiện nay, những cố gắng để làm sống lại tinh túy Yên Tử của Hòa thượng Thanh Từ phải được Phật tử xem như cố gắng của chính mình. Bất cứ người Việt Nam nào hãnh diện về lịch sử nước mình đều muốn nước mình có một triều đại rực rỡ như thế, nhất là trong tình trạng xâm lấn hiện nay. Triều đại rực rỡ đó đã được xây dựng trên một văn hóa rực rỡ”.

Hãy thổi vào nền kinh tế cái sức mạnhtinh thần của nền văn hóa Đông A với những giá trị cốt lõi: tận tụy, trung thực, vô tư, chân thành, trong sáng và lành mạnh!

Chú thích:
1. Tóm tắt theo Nguyễn Thế Đăng - Xã hội hài hòa - trong Con người toàn diện - Hạnh phúc toàn diện.
2. Trần Ngọc Ninh - Đức Phật giữa chúng ta, Nxb Lá Bối, Sài Gòn 1972.
3. Cao Huy Thuần - Khi tựa gối khi cúi đầu, Nxb Tri Thức, 2017.
4. Nguyên Cẩn - Biện chứng Trần Nhân Tông, tạp chí VHPG Việt Nam 2010.
5. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 , Nxb Khoa Học Xã Hội, 1985.
6. Tương ưng bộ kinh, tập 1, Thích Minh Châu dịch, Trường CCPHVN ấn bản, 1982

Trích từ: Văn Hóa Phật Giáo Số 306 ngày 1-10-2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7837)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8312)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10467)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14499)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 8985)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12147)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 12862)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 9864)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9460)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11629)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10489)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8124)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9753)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9757)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8407)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10045)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18119)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8428)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13591)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 8978)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9721)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10651)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8057)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9743)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14024)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8556)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8465)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8228)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8872)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8652)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11318)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8630)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 7959)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9407)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10077)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9279)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9396)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11073)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9367)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 9843)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9138)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8767)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 10992)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11118)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9352)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8100)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9317)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9567)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 8973)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9544)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant