Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suối Tào Khê, Dòng Cam Lộ Bao Đời Vẫn Chảy...

27 Tháng Mười Một 201809:26(Xem: 4749)
Suối Tào Khê, Dòng Cam Lộ Bao Đời Vẫn Chảy...

 

SUỐI TÀO-KHÊ,

DÒNG CAM LỘ BAO ĐỜI VẪN CHẢY …

 

            Giữa tháng 11 năm 2007, khi tôi đang nhập chúng, An Cư Kiết Đông tại Làng Mai, Pháp quốc, chờ được thọ giới Sa-Di-Ni trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa, thì gia đình gửi điện sang, cho biết đã tìm được một chỗ khá tươm tất theo nhu cầu và khả năng của tôi, nhưng phải trả lời ngay trong vòng 24 tiếng!

            Số là, sau khi chính thức xuất gia giữa tháng 8 năm 2007, tôi gom góp những gì còn lại, nhờ gia đình tìm một nơi cư ngụ trong khu chung cư nào xa nơi ồn động, để từ phòng trọ, sẽ dọn về đó “định cư”.

            Nhưng trong suốt hơn 2 tháng tìm kiếm mà không được. Cái hợp với nhu cầu thì không đủ khả năng; hoặc ngược lại! Ngày lên đường qua Pháp, tôi nghĩ, chắc còn ở trọ dài dài … 

            Qua điện thư báo tin về nơi cư ngụ tương lai, gia đình cũng cho biết vài chi tiết. Đó là căn hộ một phòng, ở tầng dưới, trong khu chung cư không xa trung tâm, nhưng lại rất yên tĩnh, đa số cư dân là gốc Nhật BảnĐại Hàn. Nội thất đã sẵn mọi tiện nghi do chủ cũ để lại, nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ gọn sạch, lại có phòng giặt riêng,là điều ngoài mong ước, và một hàng hiên vừa đủ đón nắng ban mai cho những chậu Bonsai reo vui, nhảy múa.

            Nơi lý tưởng như thế, lại vừa với túi tiền, vì đó là căn hộ nhà băng đang rao bán đấu giá. Gia đình đến ghi danh cho tôi thì đã có năm người tới trước. Nhưng rồi, cả năm người đó, không biết thiếu điều kiệngì mà khi làm việc với nhà băng thì đều rớt đài, nên tôi mới có cơ hội. Tôi gửi điện về cho gia đình là không cần tới 24 tiếng mới trả lời, mà hãy tới làm thủ tục ngay đi, hy vọng mình không là người thứ sáu bị từ chối. 

Và tôi đã hội đủ tiêu chuẩn nhà băng đưa ra để sẽ làm chủ một nơi tôi chưa từng nhìn thấy! 

Cũng lạ!

            Từ Pháp về, tôi hoàn tất ngay những thủ tục giấy tờ nào còn lại, mà người đại diện không thể đại diện, để nhận chìa khóa căn chung cư.

            Cảnh trí đầu tiên đánh động tâm tôi là dòng suối nhân tạo chảy ngang ngay trước lối vào nhà. Đây là chi tiết bất ngờ, vì không được gia đình mô tả trong điện thư, có lẽ vì nội thất mới quan trọng chứ cảnh ngoài, tả làm chi!

           Tao Khe 3 Tiếng suối róc rách, êm ả, như có mãnh lực dán cứng tôi trên lối sỏi. Cây cối, lá hoa hai bên suối được chăm sóc khá sạch sẽ, gọn gàng. Chúng thân thiện với nhau bằng một cầu gỗ nhỏ, bắc ngang qua. Dưới lòng suối là những tảng đá đủ cỡ lớn nhỏ tạo thành bức họa thiên nhiên không thể hoàn mỹ hơn với cư dân trung lưu trong vùng.

            Ngay khi đó, trước khi bước vào nhà, tôi đã biết tôi sẽ đặt tên nơi cư ngụ này là Tào-Khê Tịnh Thất.

            Tôi gọi như vậy chỉ vì có dòng suối róc rách ngày đêm đã khiến tôi liên tưởng tới suối Tào-Khê chảy ngang Nam Hoa Thiền Tựtọa lạc tại tỉnh Tào Khê, bên núi Song Phong, huyện Khúc Giang, thuộc Quảng Đông, Trung Quốc.

 

Tao Khe 1Chính nơi đây, Lục Tổ Huệ Năng, vị Tổ đời thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc đã dừng chân, lập nên Thiền Tông Nam Phái, trao truyền những tinh hoa cực kỳ toàn hảo, lấy Vô Niệm làm Tông, Vô Tướng làm Thể, Vô Trụ làm Gốc, đem lại niềm an lạc kỳ diệu cho hàng triệu người đã tới thọ phápđạt được giải thoát, giác ngộ.

 

            Qua bao thế kỷ, tinh thần “Tức Tâm Tức Phật”vẫn không ngừng phát triển khắp năm châu. Thiền vị từ dòng suối Tào Khê đó đã tùy thời, tùy duyên mà uyển chuyển tuôn chảy.Ngay tại Việt Nam, ở miền Bắc, Thiền Tào Động đã sớm được truyền thừa tại chùa Trấn Quốc, chùa Hòe Nhai. Vào miền Trung, dấu ấn của phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng đã in đậm ở chùa Từ Đàm, chùa Chúc Thánh;phái Lâm Tế Liễu Quán thì nở rộ thiền lực từ Huế, qua Nha Trang, Hội An, Sài Gòn, Đà Lạt …..          Nhiều thập niênqua, âm thanh kỳ diệu của dòng Cam Lộ đó cũng ngân vang qua thi kệ Làng Mai, một tăng đoàn mang hành trang “Hiểu và Thương”đã và đang có mặt khắp hoàn vũ để chia sẻ và xoa dịu thương đau cho bất kỳ sắc dân nào, mầu áo nào có đủ duyên gặp gỡ:

            “Tào-Khê một dòng biếc

            Chảy mãi về phương Đông

            Quan Âm bình nước tịnh

            Tẩy sạch dấu phong trần

Cành dương rưới Cam Lộ

Làm sống dậy mùa Xuân

Đề hồ trong cổ họng

Làm lắng dịu muôn lòng

Nam Mô Bồ Tát Cam Lộ vị

Nam Mô Bồ Tát Cam Lộ vi

Nam Mô Bồ Tát Cam Lộ vị”

 

            Còn dòng suối Tào Khê chảy ngang Nam Hoa Thiền Tự thì sao?

            Nước suối Tào Khê đó đã thực sự là nước Cam Lộ mà hàng năm, những hành giả đến thăm nơi xưa, đắm chìm trong niềm cung kính hoài tưởng vị Tổ đã dẫn dắt muôn người giác ngộ, không thể không đón nhận một tách trà được pha từ nước suối Tào Khê. Một lần, vâng, dù chỉ một lần được nếm vị Cam Lộ đó thì dư hương kỳ diệu sẽ xông ướp vào những thời thiền tọa, dù hành giả đang hành thiền nơi đâu, trên trái đất này.

            Theo lời chia sẻ củanhững hành giả đã tới, rồi đi, thì cảm xúc đích thực này chỉ chính hành giả đó mới cảm nhận hết. Khi kể lại chỉ là tương đối qua âm thanh cao thấp; viết lại,chỉ là ngôn từ giới hạn trên mặt phẳng của giấy mực chứ không thể thuần khiếtđiều kỳ diệu lung linh trong chiều sâu tâm thức nữa! 

Làm sao mà ngôn ngữ thế gian có thể diễn tả trọn vẹn sự hài hòa của Y Báo và Chánh Báo!

 Tao Khe 5

Trở lại dòng suối trước tịnh thất tôi. Tuy chỉ là suối nhân tạo, nhưng tiếng nước róc rách len qua những tảngđá chênh vênh thì ai tạo? 

Người tạo được suối nhưng không tạo được âm thanh này. Tiếng róc rách, êm ả, nhẹ nhàng này là do nước và đá tạo ra. Nước có mời gọi và đá có đáp lại không, mà âm thanh đã thể hiện tấm lòng tri kỷ của Bá Nha-Tử Kỳ! Ôi, chỉ nước và đá biết mà thôi. Mênh mang trời đất có lẽ cũng còn bao lặng thầm tri kỷ mà ta chưa nhận ra để trân quý, để đồng hành! Thương thay! 

Tao Khe 2

Một lần, sau khi quét lá sân trước, tôi đã ngồi khá lâu bên bờ suối và lẩn thẩn cảm nhận như thế. Dòng suối gần hàng hiên đến mức ngồi bên hiên những sớm mai, khoanh chân kiết già trước tôn tượng Bổn Sư Thích Ca, hay khi chiều xuống, niệm Phật thầm trước tôn tượng Phật A Di Đà, tôi cũng nghe rõ tiếng nước chảy; nhưng chỉ khi vừa nghe, vừa quan sát tôi mới nhận ra như thế. Nước, chất lỏng không nắm bắt được, và đá, chất cứng giữ chắc trong tay, hai loại tương phản, khi hài hòa lại có thể tạo thành tuyệt tác phẩm mà những gì đồng loại chưa chắc đã tạo được!

Tiếng suối róc rách đó cũng giúp tôi thườngnhớ lời nhắc nhở của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, là những hành giả chuyên tu niệm Phật phải giữ câu niệm Phật như dòng nước, cứ rỉ rả liên tục chảy hoài, mới mong đạt tới nhất tâm bất loạn.

Tiếng suối từ con suối nhân tạo này cũng đã vô tình trợ lực cho tôi trong những thời công phu tĩnh lặng để thoảng hoặc, bất chợt nghe được tự cõi lòng mình từ những lời không nói, khóc được tự cõi lòng mình bằng những hạt lệkhông rơi…… để rồi quỳ xuống cảm tạ Chư Phật đã ban cho những sát na “Bất khả tư nghì” như thế.

 

Thấm thoát, tôi đã gắn bó với Tào-Khê Tịnh Thất hơn 11 năm và cư dân trong chung cư, khi đi dạo, dừng lại bên hiên, thích thú nhìn ngắm những chậu Bonsai, cũng đã đủ thời gian để họ biết, sau những cây kiểng là tôn tượng Chư Phật mà tôi cung kính bái lạy mỗi sáng sớm, khi mở cửa chàomột ngày mới. Tôi thật cảm động khi thỉnh thoảng, từ sau rèm cửa trong nhà nhìn ra, bất ngờ thấy khách dừng chân, không chỉ ngắm cảnh mà còn hướng về tôn tượng, chắp tay xá Phật.

 

Những điều thầm lặng cảm nhận khiến tôi càng thương Tào-Khê Tịnh Thất hơn và nghĩ rằng mình sẽ trụ nơi đây cho tới ngày rời Cõi-Tạm-Ta-Bà này.

            Nhưng vừa khởi nghĩ thế, bỗng giật mình tưởng như  lời Lục Tổ đang phảng phất trong làn gió thu sang “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”.

 Tao Khe 4

            Ôi, cái tâm phàm phu còn vướng cảnh, lụy tình là còn tu, còn sửa, còn chỉnh đốn dài dài ….. 

Ai đó có nói, muốn “chỉnh”, phải mạnh mẽ “đốn”. 

Nên lại tự an ủi rằng, cũng may còn nhận ra cái tâm “ưng trụ” để mà chỉnh đốn!

 

Hạnh Chi 

(Tào-Khê Tịnh Thất – Thu chí, Mậu Tuất niên)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1486)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1932)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1762)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1887)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1478)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2063)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1433)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1672)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1583)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1650)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1472)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2219)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1906)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1853)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1687)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2002)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1621)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1764)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1973)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1512)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1757)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1727)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1971)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1745)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1602)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1573)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1588)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1674)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1955)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1542)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1502)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2025)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1783)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1590)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2131)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1781)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1856)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2052)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2320)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2350)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1883)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2324)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1690)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1717)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2053)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2581)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1474)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1442)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1596)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1431)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant