Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Không Hận Thù

26 Tháng Mười Hai 201805:18(Xem: 6094)
Sống Không Hận Thù
SỐNG KHÔNG HẬN THÙ

Thích Thông Phương

Cuộc Sống Người Tu


I. Tâm Hận Thù Là Thuốc Độc Hại Mình

Người sống mà ôm tâm hận thù thì đó là thuốc độc mạnh gây hại rất lớn. Vì vô minh chấp ngã nên người đời không thấy sự độc hại của tâm thù hận, do đó khi gặp ai xử tệ với mình, làm mình không vui hoặc gặp việc trái ý nghịch lòng thì ôm lòng hận thù nhưng đâu biết chính tâm hận thù đó giết chết mình mà không hay.

Thí dụ chúng ta ôm hận trong lòng là không vui, mà không vui thì ăn không ngon ngủ không yên. Khi ăn luôn nghĩ tới người làm mình giận nên ăn không ngon; lên giường ngủ mà nghĩ đến kẻ nghịch thì hận ngủ không được, cho nên tâm hận thù đó giết mình chết dần chết mòn theo thời gian. Hoặc khi đang vui vẻ hớn hở, nghe người đối nghịch với mình gặt hái được thành công hạnh phúc, mọi người khen ngợi là mình liền mất vui, là thấy khổ đến.

Xét lại từ đầu đến cuối toàn thấy khổ, nên tâm hận thù là thuốc độc hại người. Giả sử thấy người đó bị nạn là tâm mình thấy vui, đâu biết cái vui này là vui trên đau khổ của người khác. Niềm vui này không phải là niềm vui chân thật, mà chính là nhân đau khổ cho chính mình, cũng là thuốc độc hại người. Vui trên đau khổ của người khác là nhân ác thì sau này quả xấu sẽ đến với mình. Giống như thuốc độc mới ngấm chưa phát tán nên mình thấy vui nhưng khi nó phát tán sẽ thấy khổ ngay, nên niệm ác sẽ tương ưng với quả ác không thể nào tránh khỏi. Việc đó người trí không khen ngợi, phải nhớ nếu mình ôm tâm thù hận là ôm thuốc độc hại mình, không có ích lợi.

Như câu chuyện vua Lưu Ly con vua Ba-tư-nặc giết dòng họ Thích Ca. Vua Ba-tư-nặc là vị vua kính tin Phật pháp, ông muốn kết thân với dòng họ Thích Ca, nên sai người qua dòng họ Thích xin được kết hôn với dòng tộc đó. Nhưng dòng họ Thích thấy không xứng nên chọn con của một phi tần đưa sang, về sau người này lên làm hoàng hậu, và sinh được một hoàng tử tên là Lưu Ly.

Một lần, thái tử Lưu Ly về thăm quê ngoại, sau khi ra về, có cô cung nữ đến lau rửa chỗ nằm, ngồi của thái tửcằn nhằn: "Chỗ ngồi của con một phi tần mà cũng mất công ta rửa!". Tình cờ vị quan hầu của thái tử bỏ quên đồ trở lại lấy và nghe được. Câu chuyện đến tai thái tử Lưu Ly khiến ông tự ái ôm lòng oán hận thề khi lớn lên phải trả thù.

Hôm đó, vua Ba-tư-nặc đến Tinh xá nghe Phật thuyết pháp. Vua rất kính Phật, nên cởi mão, giao gươm báu cho người đi theo giữ, rồi tự vua đi bộ vào nghe Phật nói pháp. Bên ngoài, người giữ đồ có thành kiến với vua nên sẵn việc thuận tiện đem hết những đồ tượng trưng cho uy quyền của vị vua trao cho thái tử Lưu Ly rồi đốc thúc thái tử lên làm vua. Thái tử Lưu Ly vốn có tâm ham muốn ngai vàng nên nhân đó cướp ngôi của cha.

Khi vua Ba-tư-nặc nghe pháp trở ra không thấy quân hầu, rồi nghe thuật lại sự việc, vua Ba-tư-nặc liền qua nhờ cháu là vua A-xà-thế đem quân sang bắt thái tử Lưu Ly trách phạt. Nhưng trên đường đi nhọc nhằn, chưa vào cổng thành trời đã tối phải ngủ tạm bên ngoài, gặp trời khuya nhiều sương gió nên vua Ba-tư-nặc bị trúng cảm mà chết. Sáng ra, cô cung nữ theo hầu than khóc vì vua là một vị hoàng đế mà phải chết trong cảnh hẩm hiu. Tiếng đồn đến vua A-xà-thế, Ngài cho đem thi hài vua Ba-tư-nặc vào cung rồi tổ chức tang lễ long trọng.

Khi vua Lưu Ly lên ngôi liền nhớ đến hận xưa, đem quân qua giết dòng họ Thích Ca để trả thù. Hai lần kéo quân tới gần biên giới đều gặp Đức Phật khuyên răn. Lúc ấy, tại đó có hai cây rừng, một cây cành lá sum sê, một cây chỉ còn trơ trọi cành, Đức Phật ngồi ngay gốc cây trơ trọi. Vua Lưu Ly hỏi Đức Phật:

- Cây kia lá sum sê, sao Ngài không ngồi?

Đức Phật nói:

- Ngồi dưới bóng cây của gia tộc thân quyến mát hơn.

Vua Lưu Ly nghe biết là Đức Phật muốn nhắc nhở mình, hai lần đầu ông kéo quân về, nhưng ông vẫn quyết chí trả thù. Lần thứ ba, Phật không ngăn nữa vì biết đây là nghiệp của dòng họ Thích. Vua Lưu Ly giết dòng họ Thích xong, lúc kéo quân về đóng nghỉ ngơi bờ sông, tối hôm đó trời mưa nước lũ dâng lên cuốn trôi hết cả đạo binh chinh phạt. Vua Lưu Ly chết bị đọa vào địa ngục.

Như vậy, chúng ta thấy trả thù đâu có vui sướng gì! Trả thù xong rồi lại càng khổ thêm. Đó là một bài học để tất cả chúng ta thấy sự độc hại của tâm thù hận, nên phải khéo cẩn thận chớ ôm lòng hờn oán. Phật dạy trong kinh Pháp Cú:

Gieo khổ đau cho người

Mong cầu lạc cho mình

Bị hận thù ràng buộc

Không sao thoát hận thù.

Đem khổ đau cho người, cầu an vui cho mình, đó là chuyện không thể có, là tự hại mình càng ràng buộc trong hận thù, kết thành quả khổ lâu dài. Tâm thù hận là thuốc cực độc hại, người trí phải thấy rõ để ngăn ngừa hậu quả.

II. Giải Tỏa Hận Thù

Chúng ta tu hành theo Phật là cần giải tỏa hận thù, không ôm hay kết hận thù, mới xứng đáng là người Phật tử. Kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Nó mắng tôi đánh tôi,

Nó thắng tôi cướp tôi, 

Không ôm hiềm hận ấy,

Hận thù được tự nguôi.

Nếu nghĩ nó mắng tôi, đánh tôi hoặc nó thắng tôi, cướp tôi rồi ôm lòng hận thì là khổ, nếu không ôm giữ lòng hận để hại lại thì hận tự nguôi. Bởi vì theo lý nhân quả, Phật dạy hại người là hại mình, đó là nhân ác trái với nhân thiện, là con đường đưa đến quả khổ đau nên người học Phật không nên làm. Chúng ta muốn hạnh phúc, an vui thì không nên đi trên đường hận thù trái với tâm Bồ-đề, trái với con đường tu học giác ngộ. Tâm Bồ-đề là tâm giác ngộ, đem tâm giác ngộ đến cho người để người bớt khổ, giờ làm hại người là trái pháp nên bị Phật quở.

Phật dạy tất cả chúng sanh sống trong vòng luân hồi vô tận này đều đã từng làm cha mẹ hoặc làm thân bằng quyến thuộc, anh em với nhau. Phật thí dụ có người lấy cây cắm bất cứ chỗ nào trên quả đất này cũng là chỗ Ngài từng bỏ thân mạng, cho đến ngay chỗ chúng ta đang ngồi cũng vậy. Trong vòng luân hồi, mỗi chúng ta đã sinh và chết vô số ngàn lần đến không thể tính kể. Trong vô số lần đó có những người đang ngồi chung quanh đã từng làm cha mẹ mình hoặc làm anh em mình mà mình không biết chứ đâu ai xa lạ.

Trong kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy: "Hữu tình luân hồi thọ sinh trong sáu đường như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha mẹ hoặc làm con cái đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn nhau. Với kẻ nam người nữ thấy đồng như cha mẹ, do vì chẳng chứng Thánh trí nên không làm sao biết được hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta thì tại sao chưa báo đền cái ơn đời trước mà trở lại sinh ý nghĩ xấu để thành oán hận".

Phật dạy chúng sanh luân hồi trong sáu đường như bánh xe quay, không biết đâu là đầu mối. Trong đó có chúng sanh hoặc làm cha, làm mẹ, làm con, anh em với nhauchúng ta không tự biết. Ngài nói vì chúng sanh chưa chứng Thánh trí nên không biết nhưng với mắt Phật, Ngài thấy hết thảy người nam người nữ vốn là cha mẹ, thì tại sao ơn đời trước chưa báo đáp, đời này lại mang ý xấu để oán hận nhau? Nghĩ như vậy chúng ta sẽ cởi mở hơn, thấy rõ mọi người chung quanh đều là thân bằng quyến thuộc của mình từ nhiều đời trước, vậy còn có ai đáng để mình oán hận.

Khi chúng ta quán kỹ thì sẽ có cái nhìn cởi mở hơn với những người chung quanh, nhờ vậy sẽ sống gần gũi để giúp đỡ, đền ơn cho nhau. Thấy tất cả đều là người thân, là cha mẹ của mình thì cuộc sống sẽ bớt ngăn cách, thêm vui vẻ. Nếu bước ra khỏi nhà gặp người thù thì khổ ngay, còn sáng mở mắt ra gặp người bạn đến thì vui vì hôm nay xem như là ngày may mắn. Chúng ta sống càng có nhiều bạn, bớt người thù thì đời sống sẽ thật vui, còn sống bớt bạn thêm thù là khổ. Tất cả mọi người sống trên đời, ai cũng muốn vui, không ai muốn khổ, thì phải tập sống theo hạnh xả bỏ hận thù và đem lại niềm vui cho những người chung quanh, tức quả an vui sẽ đến với mình.

III. Thực Hành Lòng Từ

Người tu tập tâm từ sẽ cởi mở những tâm oán hờn, vì lòng từ bi thương người đem niềm vui đến cho người thì không có oán hờn, không hại nhau. Chúng tađệ tử Phật cần tu tập tâm từ để đem niềm vui đến cho người, xóa bớt khổ đau cho thế gian. Cuộc đời này đã quá khổ chúng ta đừng làm khổ thêm mà phải biết chia sẻ những nỗi khổ cho nhau. Hòa thượng Tôn sư có làm bài thơ Mộng trong đó có câu "Gá thân mộng, dạo cảnh mộng".

Gá là tạm mượn, chúng ta sống ở đây là mướn nhà trọ, thân này sống trọ năm ba năm, hoặc hai ba chục năm, hoặc tám chín chục năm, còn người khá hơn thì mướn trăm năm. Nhưng đâu có ai tin chắc là mình mướn trọ được trăm năm. Đời trước chúng ta tạo phước sống lâu thì mướn được lâu, ngược lại không tạo phước sống lâu thì mướn ngắn hạn, khi hết thời hạn cho mướn thì trả rồi đi. Có ai hết hạn rồi không chịu trả không?

Hòa thượng giảng mỗi người trên đời đều mang bản án tử hình và không ai tránh khỏi. Hiện tại chưa tử không phải là không tử mà là tử trễ hoặc tử sớm tùy theo nghiệp mỗi người, Diêm Vương kêu tên ai thì người đó tử, không cho biết trước thời hạn. Trong đạo tràng này không biết Diêm Vương kêu tử lúc nào, cũng có khi là ngày mai hoặc ngày kia kêu tử. Chúng ta đều là những người cùng chung số phận, mang bản án tử hình, cuối cùng rồi ai cũng bị xử tử.

Cho nên những người chưa bị tử phải biết cảm thông an ủi những người cùng chung số phận. Biết rõ là cuối cùng ai cũng lãnh bản án đó thì bớt làm khổ nhau, bớt ôm lòng thù hận mà cùng nhau chia sẻ, an ủi lẫn nhau để chuẩn bị cho ngày lãnh án, đó là điều thiết yếu nhất.

Đức Đạt Lai Đạt Ma nói: "Lý do chúng ta nên có lòng từ bi là vì mọi người ai cũng muốn sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Mọi người sinh ra với những ước muốn giống nhau nên ai cũng có quyền bình đẳng để thành đạt các điều mong ước đó. Với tôi, so sánh tôi với vô số những người khác thì tôi thấy họ quan trọng hơn tôi nhiều, vì tôi chỉ có một trong khi những người khác thì số đông".

Ngài dạy sở dĩ chúng ta phải có lòng từ bi với nhauchúng ta ai cũng muốn sống hạnh phúc, không ai thích khổ đau. Mình thích hạnh phúc, người khác cũng thích hạnh phúc, ai cũng có những ước muốn giống nhau là muốn hạnh phúc không muốn khổ đau nên ai cũng có quyền thành đạt những điều mong ước đó. Giả sử mình so sánh mình với mọi người thì mình thấy mình quan trọng hơn. Nhưng nếu chúng ta dùng cách như Ngài dạy so sánh mình với mọi người, mình chỉ là một, còn mọi người là số đông, số đông quan trọng hơn số ít. Vậy thì mọi người phải quan trọng hơn mình, mình phải trân trọng mọi người hơn mình. Mình không nghĩ về mình mà thường nghĩ về mọi người nhiều hơn thì lòng từ bi phát khởi, nhờ vậy sẽ sống cởi mở, gần gũi nhau hơn, làm giảm thiểu đau khổ hận thù trên thế gian.

Một cuộc sống tràn đầy lòng từ bi, sự thân thiện, thì thế gian này trở nên tươi đẹp, mát mẻ hơn. Gọi là người có từ trường tốt sẽ tỏa tốt ra chung quanh khiến mọi người cảm nhận được. Nếu từ trường xấu tỏa ra thì mọi người chung quanh cũng sẽ cảm nhận từ trường xấu ấy. Thí dụ đi xe năm chục chỗ ngồi mà mình vui vẻ, hoạt bát thì trên xe không khí vui vẻ, nhẹ nhàng. Lỡ có một người nổi sân thì không khí trở nên nặng nề làm ảnh hưởng chung quanh. Đúng theo tinh thần Phật dạy, tất cả chúng ta đều sống trong nhân duyên, có sự liên hệ với nhau, không thể tồn tại độc lập một mình. Cho nên, chúng ta phải sống sao cho có ý nghĩa tốt đẹp chung chứ không nghĩ riêng cho mình. Nếu mỗi người chỉ nghĩ đến mình không nghĩ đến người thì dễ làm đau khổ cho người và mình.

Tất cả cần tu tập tâm từ để cởi mở những hận thù thì cuộc sống sẽ vui vẻ hơn và chính đó là tu, tu như vậy thì bảo đảm bớt khổ được an vui. Phật cứu khổ chúng sanh rất thực tế, không phải Phật ban cho mình cái này, cái kia, mà Ngài chỉ đây là con đường an vui, đây là con đường đau khổ, để chúng ta biết đi đúng đường. Người nào muốn an vui thì đi con đường an vui này, muốn an vui mà đi đường đau khổ rồi cầu Phật ban vui là không được. Nếu chúng ta thực hành đúng theo lời Phật dạy thì bảo đảm hạnh phúc, chắc chắn cuộc đời mình sẽ vươn lên bớt khổ.

Học Phật, nghe pháp để ứng dụng tu tập đúng theo lời Phật dạy, căn bản của đạo Phật là không theo phiền não. Đúng chánh pháp là đi ngược với phiền não, nếu sống theo phiền não tức là sống ngược với chánh pháp. Nếu người tu Phật mãi ôm phiền não thì chưa đúng tinh thần của người Phật tử. Tu theo Phật là càng tu càng vui, đời sống được chuyển hóa đi lên, niềm tin đối với Phật pháp càng thêm vững chắc; còn học Phật ngày càng phiền não, càng chán, thì lâu ngày không muốn học Phật nữa. Chúng ta phải hiểu kỹ rồi ứng dụng vào đời sống hằng ngày thì sẽ có những bước chuyển hóa lớn.

IV. Tóm Kết

Chúng ta hiểu đúng nhân quả, làm khổ người chính là làm khổ mình, như vậy đâu có lý dochúng ta ôm giữ hận thù để tự làm khổ mình. Ôm hận trả hận thì hận càng chồng chất thêm, đó không phải là con đường an vui hạnh phúc, không phải con đường của bậc trí. Bậc trí ở thế giantrí thức, thông minh nhưng cũng đi theo con đường đau khổ, có khi cũng ôm hận. Bậc trí theo Phật là đem lòng từ bi vào đời để chuyển hóa những đau khổ, hận thù cho thế gian, khiến cho cuộc sống có ý nghĩa cao thượng hơn, đây là việc làm cấp bách thiết thực nhất.

Thời Phật, có con quỷ Dạ-xoa có ân oán với người phụ nữ thành Xá-vệ. Nhân duyên là trong tiền kiếp lâu xa, có một chàng trai cha chết sống với mẹ, anh rất có hiếu chỉ lo phụng dưỡng mẹ. Anh nghĩ nếu lập gia đình thì tình thương bị chia sẻ cho vợ nên nên không lập gia đình. Người mẹ thương anh mong con mình bớt nhọc nhằn nên nhắc mãi, cuối cùng anh để mẹ kiếm một cô gái về làm dâu. Nhưng người vợ này không thể sinh con, mẹ anh bàn kiếm một cô vợ nữa để có con nối dõi, anh không chấp nhận. Cô vợ nghe nghĩ: "Nếu để mẹ cưới vợ cho chồng mình, sau này cô vợ mới có con sẽ được thương hơn", nên cô chủ động tìm một cô gái trong làng cưới về cho chồng.

Khi cưới về, cô ân cần dặn dò cô vợ kế là khi nào có thai báo tin cho cô biết để cô chúc mừng. Cô vợ kế thật thà khi có thai liền báo cho cô biết. Cô vợ lớn nghĩ, nếu cô này sinh con sau này con lớn lên chắc chắn sẽ làm chủ gia đình, cô sẽ bị thất thế. Nghĩ rồi cô ngầm bỏ thuốc phá thai trong thức ăn của cô vợ kế, làm cô này bị sẩy thai, rồi lần thứ hai cũng thế. Những người hàng xóm hỏi thăm, cô thuật lại. Họ nói:

- Sao em khờ vậy, em bị người đàn bà đó hại rồi. Lần sau có thai đừng báo tin cho người đó hay nữa.

Lần sau có thai, cô không báo tin cho cô vợ cả biết, nhưng cái thai lớn dần nên người vợ cả biết, cô giận lắm tìm cơ hội bỏ thuốc để phá thai. Nhưng do thai quá lớn làm ảnh hưởng đến cô vợ kế chết luôn. Trước khi chết, cô ôm lòng oán hận, thề sẽ trả thù.

Cô chết sinh làm con mèo, trở lại căn nhà đó. Cô vợ cả bị chồng biết được quở trách, đánh đập nên thành bệnh rồi chết sinh làm con gà mái cũng ở trong nhà đó. Mỗi khi con gà này sinh ra trứng là bị con mèo ăn hết. Lần thứ nhất, lần thứ hai tới lần thứ ba nó ăn luôn con gà mẹ. Con gà này lúc chết cũng ôm lòng oán hận quyết trả thù lại. Gà chết sinh làm con beo, con mèo ít lâu cũng chết sinh làm con nai. Mỗi lần, con nai sinh con thì con beo đến ăn con của nai, đến lần thứ ba nó ăn luôn con nai mẹ. Con nai mẹ khi chết ôm lòng thù hận nguyện sẽ trả thù.

Con nai chết sinh làm nữ Dạ-xoa, con beo chết sinh làm cô gái thuộc một dòng tộc ở Xá-vệ. Khi sinh con đầu lòng, Dạ-xoa biến thành một người bạn đến thăm, lựa cơ hội xin ôm đứa bé rồi bắt ăn thịt luôn, lần thứ hai cũng vậy. Lần thứ ba đến gần ngày sinh, cô gái kia bàn với chồng trở về nhà cha mẹ để sinh nở, tránh xa nơi có quỷ Dạ-xoa ăn thịt người. Cùng lúc đó những vị quản lý sai quỷ Dạ-xoa đi công tác xa, nên nó không kịp theo dõi cô này, do đó cô được thoát. Khi quỷ Dạ-xoa hết hạn trở về, dò tìm biết được cô này về nhà cha mẹ sinh, nó quyết tìm đến để ăn thịt đứa bé.

Hôm ấy, nhằm ngày lễ đặt tên cho đứa bé. Đặt tên xong, cô vợ yên tâm nghĩ đã qua khỏi nạn nên bàn với chồng ẵm con trở về nhà. Trên đường về nhà đi ngang qua Tinh xá Kỳ-hoàn, phía trước Tinh xá có hồ nước, lúc này trời nóng nực cô bèn trao con cho chồng rồi xuống hồ tắm. Tắm xong cô lên ẵm con cho chồng xuống tắm, vừa lúc đó quỷ Dạ-xoa xuất hiện mà chồng lại đang tắm dưới hồ không kêu lên kịp, cô hoảng sợ ẵm đứa bé chạy thẳng vào Tinh xá gặp lúc Đức Phật đang thuyết pháp. Cô đặt đứa bé dưới chân Phật xin cứu đứa bé.

Khi Dạ-xoa chạy đến thì bị vị thần trú ở cổng Tinh xá ngăn không cho vào. Đức Phật biết, bảo Tôn giả A-nan gọi vào. Phật dạy: "Sao ngươi lại làm như vậy! Nếu không gặp một vị Phật như ta thì ngươi sẽ ôm ắp mối hận này đến ngàn đời, không khác gì con rắn và con cáo run rẩy giận dữ, như quạ và cú, sao ngươi lại lấy oán trả oán, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù".

Phật nói kệ Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù

Đời này không có được.

Không hận diệt hận thù

định luật ngàn thu.

Đó là bài học nhắc cho tất cả, đem hận diệt hận thì càng kết thêm hận, chỉ không hận diệt hận đó là định luật ngàn thù. Nói rõ hơn chỉ có từ bi mới diệt hận thù. Đức Phật đọc bài kệ này xong, quỷ Dạ-xoa đắc quả Tu-đà-hoàn, những oan trái được cởi mở.

Chúng ta phải tập cởi mở hận thù, không kết oan trái với nhau để chịu khổ lâu dài đời này qua đời kia không đem lại lợi ích gì. Phải thực hành lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, đó là cách hay nhất để giết hận thù, là con đường tốt đẹp nhất cho mọi người cùng chung bước. Người cứ ôm hận là chưa biết tu, có vị nào còn tự hào: "Tôi giận người nào thì mười năm cũng không quên!". Nói vậy tưởng hay, ai ngờ lại không hay. Nếu trong đời có mười người mình giận như vậy thì mỗi ngày sẽ nở được bao nhiêu nụ cười? Một người giận mười năm, mười người giận trăm năm, như vậy mỗi ngày mở mắt là một bầu trời ảm đạm tối tăm, không thấy nụ cười đâu cả!

Cho nên, nếu lỡ hờn một chút rồi buông thì mới cười được, mà cười thì sống lâu, các thầy thuốc nói một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Uống mười thang thuốc mà phiền hận thì bệnh vẫn còn, còn người vui vẻ, hân hoan sẽ bớt bệnh. Chúng ta tập cởi mở như vậy là tự đem an vui cho mình, cũng là lợi ích cho chính mình. Mình được lợi ích cũng ảnh hưởng lây cho mọi người, như vậy là tự lợi lợi tha đầy đủ thì cuộc đời sẽ an vui tốt đẹp hơn. Tuy chúng ta chưa thành Thánh, chưa giải thoát, cũng còn tâm phàm nhưng biết buông xả cho nhẹ nhàng, đó là cách sống an vui. Cái gì càng ôm giữ, càng thu vào nhiều thì sẽ nặng nề, còn muốn nhẹ nhàng thì phải buông bỏ bớt. Thí dụ người ta cho cái gì cũng gom hết đựng đầy tủ, rồi phải mua thêm cái tủ nữa như vậy gom hoài không có chỗ chứa, thì rất nặng nề.

Nhất là những vị đi xa, gánh nặng gặp trời nắng, muốn bớt mệt thì đặt gánh nặng xuống nghỉ ngơi là nhẹ nhàng ngay, cố gánh hoài thì càng mệt, càng gánh càng nặng thêm. Người biết học pháp thì nhìn chung quanh ở đâu cũng là pháp để học, chứ đâu phải học pháp là vào chùa nghe quý thầy giảng mới là học pháp. Khắp nơi đều có chỗ cho chúng ta học, thấy đâu cũng có pháp để hành, thì không có phiền não xen vào. Chúng ta tập ứng dụng sống cho xứng đáng là người Phật tử, hằng ngày nhìn nhau thấy cười nhiều hơn nhăn nhó là sống vui sẽ bớt tiền thuốc, bác sĩ cũng được nghỉ hưu.

Mong tất cả luôn thực hành pháp, chuyển hóa những tâm thù hận để sống một cuộc đời không hận thù. Đây là con đường hạnh phúc chân thật cho thế gian, chúc tất cả lên đường an lành.

Thượng tọa Thích Thông Phương - Giảng tại Chùa Bửu Minh - Bình Chánh ( 02/09/2012)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9419)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9312)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 7959)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9740)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9070)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13127)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9299)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8400)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10107)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8415)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8411)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 13906)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 9878)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8369)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11193)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11550)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8517)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 7890)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9103)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10224)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8509)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8610)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 15836)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9675)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11174)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10021)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8144)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9049)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9810)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8356)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 11847)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9271)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 15918)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7745)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10636)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9154)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 10879)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16051)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11622)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9390)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9510)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 13956)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9499)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 10842)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19244)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8624)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 7894)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9006)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 8941)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9022)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant