Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Linh Quang Của Sự Chết

31 Tháng Mười Hai 201805:56(Xem: 5608)
Linh Quang Của Sự Chết

LINH QUANG CỦA SỰ CHẾT

 

Nguyên bản: The Clear Light of Death

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


linh quang cua su chet

Hãy nhận ra thân thể vô thường như chiếc chậu đất

Hãy biết rằng các hiện tượng không có sự tồn tại cố hữu, như ảo ảnh.

Đã phá hủy những vũ khí độc hại của dính mắc – hấp dẫn như những bông hoa –

Bạn sẽ vượt khỏi thậm chí những cảnh tượng của sự chết

 

-***-

 

Thi Kệ Số Mười Hai

 

Xin cho linh quang của mẹ  và con gặp nhau

Khi gần thành tựu hòa tan vào trong tất cả trống không

Và tất cả các sự khuếch đại nhận thức dừng lại và

Một kinh nghiệm như bầu trời mùa thu thoát khỏi những điều kiện ô nhiễm ló dạng

 

Theo Tantra Yoga Tối Thượng, thì không có tâm nào vi tế hơn tâm linh quang; nó phục vụ như căn bản của tất cả mọi hiện tướng của luân hồiniết bàn. Tâm linh quang đã tồn tại liên tục từ vô thỉ luân hồi. Vì nó không nhất thời, nên nó được gọi là tâm nền tảng, trái lại những tâm đen gần thành tựu, hiện tướng gia tăng đỏ cam, hiện tướng trắng, và v.v… là mới được sanh ra và bắt buộc phải chấm dứt qua năng lực của những điều kiệnvì vậy được gọi là nhất thời và tự sinh. Tâm bẩm sinh nền tảng và hoàn toàn trống rỗng của linh quang là tâm tận cùng.

 

Tất cả những tâm khác có thể được xem như thô, mặc dù có nhiều trình độ của thô và tế trong chúng. Có liên quan với tâm linh quang, ngay cả những tâm hiện tướng trắng, hiện tướng gia tăng đỏ cam và đen gần thành tựu – vốn là vi tế hơn các thức thông thường – là thô. So sánh với tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang, thì chúng là nhất thời, như là những thức thông thường.

 

Từ nhận thức này, trung tâm của những nhận thức sai lầm về chủ thể và đối tượng (được đề cập trước đây trong thi kệ số 4) có thể chuyển đến những hiện tượng đó vốn được sản sinh từ các hành động (nghiệp), mà tự chính chúng sinh khởi từ khái niệm thô của những trình độ thô hơn của thức. Khi ta có thể an trụ không thay đổi mãi mãi trong tâm linh quang bẩm sinh mà không thoái hóa qua những trình độ thô hơn, thì không có cơ hội cho việc tích tập nghiêp chướng. Tuy nhiên, để duy trì liên tục trong tâm linh quang thì ta phải tiêu trừ các chướng ngại đến toàn giác, vốn là những nhiễm ô về sự xuất hiện sai lầm của chủ thể và đối tượng giống như chúng tồn tại một cách cố hữu. Khi ta có thể duy trì trong tâm linh quang, thì ý thức khái niệm chấm dứt. Cho đến lúc đó, thì ta ở dưới sự xoay chuyển của một trình độ thô của thức, của nhận thức nhất thời, và ta tích lũy nghiệp chướng.

 

Trong giai đoạn cuối cùng của lâm chung, khi tất cả những thức thô hòa tan vào trong tất cả trống rỗng, vốn là linh quang hay tâm nền tảng bẩm sinh, thì vô số đối tượng của thế giới cũng như các nhận thức chẳng hạn như giống nhau và khác nhau đã được lắng xuống trong tâm vi tế nhất này. Tất cả các hiện tướng của những môi trường và chúng sanh đã rút lui sự tương xứng của chính chúng. Nếu ta có thể chuyển hóa tâm linh quang của sự chết vào trong một thức đầy đủ toàn vẹn phẩm chất, thì tâm thực chứng bộ mặt của chính nó, tính bản nhiên của chính nó: thực thể của tâm nền tảng.

 

Đối với những người không thực hành, những hiện tướng thô cũng rút lui. Sự rút lui này của những hiện tướng quy ước, tuy nhiên, không qua một nhận thức của thành tựu thực tại qua hành thiền. Trong bốn giai đoạn cuối cùng của lâm chung, các luồng gió [năng lượng] phục vụ như khung giá của thức trở nên gia tăng vi tế. Khi, trong giai đoạn cuối cùng, những luồng gió nhất thời chuyên chở thức phải hoàn toàn hòa tan, tâm (cho dù là của người tu tập hay không) trở thành giống như không phân biệt, và một bình minh nguyên thể hiển bày.

 

Nhưng như một hành giả, ta tìm cầu để vượt khỏi tánh không thông thường này

, đây chỉ là một sự vắng mặt của các hiện tướng quy ước. Khi linh quang ló dạng, hãy mưu tìm để thực chứng tánh không phi thường của sự tồn tại cố hữu với chính tâm linh quang. Điều này sẽ không hình thành qua việc gắng sức tại chính thời điểm của linh quang, nhưng sinh khởi từ năng lực của sự quen thuộc có được từ trước đến những giai đoạn của hòa tan, và từ sự chánh niệm mạnh mẽ về tánh không trong thời gian xuất hiện của ba tâm trắng, đỏ và đen xuất hiện. Điều này làm vững chắc tầm quan trọng của việc thực hành liên tục.

 

Cốt lõi việc thực hành của tôi là việc quán chiếu về bốn giáo lý căn bảnvô thường, khổ đau, tánh không, và vô ngã. Ngoài ra như một bộ phận của tám nghi thức thực hành hằng ngày, tôi đã hành thiền về những giai đoạn của sự chết. Tôi đã quán tưởng sự hòa tan của yếu tố đất vào nước, nước vào lửa, và v.v… Mặc dù tôi không tự cho là có bất cứ kinh nghiệm sâu xa nào, nhưng có một sự ngừng chỉ nho nhỏ của hơi thở vào lúc nghi thức gọi là sự quán tưởng cho sự hòa tan của tất cả mọi hiện tướng. Tôi bảo đảm một biểu hiện hoàn hảo hơn nếu một hành giả quán tưởng những sự hòa tan trong một  cung cách ung dungtriệt để hơn. Vì những sự thực tập hàng ngày về bổn tôn du già của tôi hoàn toàn liên hệ đến việc quán tưởng về sự chết, cho nên tôi đang làm quen với tiến trình này, và vì vậy vào thời điểm lâm chung thật sự những bước này phải là quen thuộc. Nhưng tôi sẽ thành công hay không, thì tôi không biết.

 

Một số thiện hữu, kể cả những hành giả của hệ thống được gọi là Đại Hoàn Thiện trong phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, đã thuật lại những kinh nghiệm sâu thẩm của sự hòa tan, nhưng vẫn trong những sự tương đồng của cảnh giới của những thực tế. Một số người Tây Tạng, được tuyên bố rằng đã chết lâm sàng, đã duy trì mà không trải qua sự phân hủy cơ thể trong một thời gian nào đó. Chỉ mới năm qua, thân thể của một lạt ma trong phái Sakya đã vẫn tươi nhuận mà không bị phân hủy trong 20 ngày. Ngài “qua đời” ở Dharamsala nhưng ngài vẫn duy trì trong trạng thái thiền định trong khi vẫn ở đây, Dharamsala; sau đó nhục thân của ngài được đưa đến Rajpur ở khu vực Dehra Dun, nơi ngài vẫn tươi nhuận. Đó là một điều ấn tượng. Tôi biết khoảng15 người Tây Tạngthân thể của họ vẫn tươi nhuận như vậy mà không bị phân hủy – một số người trong vài ngày, một số lâu hơn, tối đa là ba tuần lễ. Vị giáo thọ của chính tôi, Ling Rinpochay, đã duy trì trong 30 ngày.

 

Trong một hình thức tuyệt vời nhất của nó, trạng thái này, khi được chuyển hóa vào trong một kinh nghiệm tâm linh, được gọi là một sự gặp gở tâm linh quang của mẹ và con. Tâm linh quang mẹ xuất hiện một cách tự nhiên khi sự chết xảy ra qua năng lực của nghiệp. Tâm linh quang con được phát sinh bằng việc trau dồi con đường tâm linh, thành tựu bởi sự cố gắng của hành giả trong việc hành thiền trước đây. Việc gặp gở của tâm linh quang mẹ và con không thật sự là một sự gặp gở của hai thực thể; đúng hơn, tâm linh quang mẹ của sự chết, vốn ló dạng qua nghiệp, biến thành một thức tâm linh, tâm linh quang con. Đây là một sự gặp gở của tâm linh quang mẹ và con.

 

Trong một sự giảng giải khác, tâm linh quang con được đưa đến tánh không, và sự gặp gở của hai tâm linh quang có nghĩa là không để tâm linh quang mẹ là một tâm thông thường của sự chết mà sử dụng nó để lấy đối tượng của nó là tánh không của sự tồn tại cố hữu – tâm linh quang con. Việc xem tâm linh quang mẹ như một tâm thông thường của sự chết là một sự diễn giải thông thường hơn, nhưng ý nghĩa cốt lõi là giống nhau.

 

NHỮNG HẠT VI TẾ NHƯ CĂN BẢN CỦA TÂM VI TẾ

 

Như được diễn tả ở trên, sự biểu hiện ở những trình độ sâu hơn của thức lệ thuộc mật thiết với tiến trình vật lý của bốn yếu tố - đất, nước, lửa, gió – đặc biệt là gió [năng lượng], vì các luồng gió phục vụ như căn bản của thức. Cũng liên hệ trong tiến trình của sự chết là một hạt vật chất vi tế tại trái tim, vốn chứa đựng thức vi tế nhất của trạng thái thông thường.

 

Trong Mật pháp Thời Luân, một Tantra Yoga Tối Thượng khác được Đức Phật diễn thuyết được biết một cách rộng rãiẤn Độ vào thế kỷ thứ 10, có một trình bày hấp dẫn về 8 hạt của vật chất vi tế ở những vị trí quan trọng trong thân thể.  Đây là những vị trínhiễm ô được tịnh hóa và tiềm năng được sử dụng. Giống như hạt tại trái tim trong Bí Mật Tập Hội (vốn, như được đề cập trước đây, là hệ thống chính được diễn tả trong quyển sách này), 8 hạt này là vật chất vi tế cở một hạt cải và được cấu thành bởi những phần tử trắng và đỏ cơ bản. Những khuynh hướng được hình thành bởi các hành động đạo đức và không đạo đức được trút vào những thức vi tế này. Những hoạt động của thân thể, lời nói và tâm ý ký gửi những xu hướng tiềm ẩn trong những thức vốn lưu trú trong những hạt vật chất này, nơi mà chúng được cất chứa cho đến khi những điều kiện nào đó làm cho chúng biểu hiện như vui sướng, khổ đau, và những sự kiện khác trong cõi luân hồi sanh tử.

 

Có hai bộ của mỗi bộ 4 hạt: mỗi cặp hoạt động với nhau để tạo nên những trạng thái khác nhau của thức. Bộ thứ nhất tọa lạc tại (1) trán (hay đỉnh đầu), (2) cổ họng, (3) trái tim và (4) lỗ rốn; bộ thứ hai tọa lạc tại (1) lỗ rốn, (2) nơi bí mật (gốc xương sống), (3) trung tâm của bộ phận sinh dục, và (4) chóp của bộ phận sinh dục. Những hạt tại trán và lỗ rốn sản sinh trạng thái tỉnh giác, những hạt tại cổ họng và gốc xương sống sản sinh trạng thái mộng tưởng, những hạt tại trái tim và trung tâm của bộ phận sinh dục sản sinh trạng thái giấc ngủ sâu, những hạt tại lỗ rốn và chóp của bộ phận sinh dục sản sinh trạng thái hạnh phúc tình dục. Như bạn thấy, một hạt tại lỗ rốn chứa đựng trong nó hai khuynh hướng: một sản sinh thể trạng tỉnh giác trong vai trò thứ tư của nó thuộc bộ các hạt phía trên, và thứ kế sản sinh trạng thái hạnh phúc tình dục trong vai trò thứ nhất của nó thuộc bộ các hạt phía dưới.

 

Mỗi hạt chứa đựng hai loại tiềm lực, thanh tịnhbất tịnh. Khi chúng ta tỉnh giấc, các luồng gió [năng lượng] của phần trên thân thể tích lũy tại trán, và các luồng gió tích lũy tại lỗ rốn của phần dưới thân thể; những tiềm lực thanh tịnh sản sinh chỉ những  hiện tướng của các đối tượng và những tiềm lực bất tịnh sản sinh những hiện tướng của các đối tượng bất tịnh. Trong giấc mộng, những luồng gió phía trên tích lũy tại cổ họng và những luồng gió phía dưới tích lũy tại gốc xương sống, và những tiềm lực thanh tịnh sản sinh những âm thanh tuyệt đối trái lại những tiềm lực bất tịnh sản sinh những lời nói xáo trộn. Trong giấc ngủ sâu, những luồng gió phía trên tích lũy tại trái tim và những luồng gió phía dưới tích lũy trung tâm bộ phận sinh dục, và những tiềm lực thanh tịnh sản sinh sự trong sáng vô thức và những tiềm năng bất tịnh sản sinh trạng thái tối tăm. Trong sự kích thích tình dục mạnh mẽ, những luồng gió phía trên tích lũy tại lỗ rốn và những luồng gió phía dưới tích lũy tại chóp của bộ phận sinh dục, theo đó các tiềm năng thanh tịnh sản sinh phúc lạc và những tiềm năng bất tịnh sản sinh sự xuất tinh hay sự phân tiết tình dục (cho nam và nữ).

 

Sự rèn luyện tâm linh trong truyền thống Thời Luân Mật Pháp là hướng đến việc tịnh hóa bốn bộ hạt này. Qua tịnh hóa những hạt của trán và lỗ rốn vốn sản sinh hiện tướng của những đối tượng bất tịnh trong khi tỉnh táo, các đối tượng trở thành những hiện tướng của các hình sắc trống rỗng – các hình sắc vượt khỏi vật chất đơn thuần. Như những hình sắc trống rỗng những hiện tướng này có thể được sử dụng trên con đường tu tập để Giác Ngộ. Những hạt tại cổ họng và gốc của xương sống có năng lực để phát sinh lời nói sai lầm, nhưng qua tịnh hóa chúng thì có thể trở thành “những âm thanh siêu xuất” cho việc sử dụng trên con đường tâm linh. Những hạt tại trái tim và cơ quan sinh dụcnăng lực để sản sinh tối tăm, nhưng bằng việc tịnh hóa chúng, nó trở thành có thể sử dụng tuệ trí vô niệm trên con đường tâm linh. Những hạt tại lỗ rốn và chóp của cơ quan sinh dụcnăng lực để sản sinh nhiễm ô, và qua việc tịnh hóa thì an lạc có thể được chuyển hóa thành đại diệu lạc bất biến vô nhiễm và được sử dụng cho những mục tiêu tâm linh. Những năng lực tích cực được phát triển thành những hình sắc cao hơn và cao hơn, cuối cùng biến thành thân thể, lời nói, tâm thứcdiệu lạc kim cương đặc biệt của một Đức Phật.

 

Trong hệ thống Thời Luân, tất cả những chướng ngại ràng buộc các chúng sanh trong một trạng thái khổ đau và giới hạn vốn ngăn trở họ thành chiến sĩ vị tha được chứa đựng trong bốn loại hạt này. Không phải vật chất của tự những hạt này phục vụ như căn bản cho sự trao truyền nghiệp cảm của các chướng ngại, đúng hơn,  những luồng gió [năng lượng] và tâm rất vi tế cư ngụ trong hai bộ của bốn hạt này được trao truyền với các tiềm năng của nghiệp lực, cả đạo đức và không đạo đức. Những hạt vật chất là những sự hổ trợ cho các tâm và các luồng gió vi tế theo cùng một cách như thân thể vật chất thô phù của chúng ta hổ trợ cho tâm chúng ta.

 

Hai năm trước đây một hành giả du già Tây Tạng, người thực tập Đại Hoàn Thiện  thiền quán của truyền thống Nyingma đã đạt được một thể trạng của việc hoàn toàn biến mất thân thể vật chất thô phù của ngài mà chúng tôi gọi là “thành tựu thân ánh sáng cầu vồng”. Tên của ngài là Achok, và ngài đến từ Nyarong. Ngài đã học hỏi triết lý theo thời gian tại một đại học tu việc Geluk gần Lhasa gọi là Sera, và ngài cũng đã tiếp nhận giáo huấn từ vị giáo thọ của tôi là Trijang Rinpochay, nhưng vị thầy chính của ngài là một lạt ma Nyingma, Dujom Rinpochay. Mặc dù ngài thực tập Mật thừa theo cả hai truyền thống cựu và tân của Phật giáo Tây Tạng, nhưng sự thực hành chính của ngài là việc trì tụng Om Mani Padme Humthiền định đi kèm với nó.

 

Cho đến khoảng ba năm trước, ngài thường nói rằng ngài hy vọng có cơ hội để gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma trong kiếp sống này. Rồi thì, một ngày nọ, ngài gọi các môn đồ của ngài hiến cúng cầu nguyện cho sự trường thọ của Đức Đạt Lai Lạt  Ma. Sau lễ cúng dường, ngài ngạc nhiên họ bằng việc tuyên bố rằng ngài sẽ ra đi. Ngài đã quấn y màu vàng nghệ vào thân và nói họ niêm phong ngài trong phòng trong một tuần lễ. Đệ tử của ngài đã tuân theo lời dạy của ngài và sau một tuần, họ mở phòng ra và thấy ngài hoàn toàn biến mất ngoại trừ chiếc y của ngài. Một trong những đệ tử và một môn đồ của ngài đã đến Dharamsala, và họ đã thuật lại câu chuyện và đưa cho tôi một mãnh y của ngài.

 

Trong Tantra Yoga Tối Thượng, những năng lực – mà trong đời sống bình thường sản sinh các môi trường và chúng sanh bất tịnh bằng luồng gió [năng lượng] và tâm vi tế - được tịnh  hóa qua việc thực hành con đường tâm linh, theo đó chúng được chuyển hóa thành tâm ý, lời nói, và thân thể vị tha thanh tịnh của một vị Phật. Mục tiêu của chúng ta biểu hiện tâm nền tảng bẩm sinh của linh quang, trình độ vi tế nhất của thức, và để duy trì trong trình độ ấy của tâm mà không bị thoái bộ trở lại những trình độ thô hơn. Tuy nhiên, thể trạng tinh khiết này không chỉ là tinh thần; nó liên hệ đến thân thể, nhưng một thân thể được tạo thành từ luồng gió [năng lượng], luồng gió vốn là khung giá của tâm linh quang. Mục tiêu tối hậu của những sự biểu hiện này là để giúp đở người khác trong việc thành tựu cùng sự giải thoát khỏi khổ đau và hạn chế.

 

Trung tâm của tiến trình tịnh hóa này là việc thực chứng bản chất sáng suốthiểu biết của tâm – sự thông hiểu mà các cảm xúc phiền não chẳng hạn như tham dục, oán hận, thù địch, ghen ghét, và hiếu chiến không cư ngụ trong chính cốt lõi của tâm mà ở ngoại vi của nó. Khi tâm biết bản chất của chính nó và khi sự hiểu biết này được phối hợp với sự tập trung đầy năng lực, nó dần dần trở thành có thể giảm thiểucuối cùng vượt thắng các trạng thái phiền não vốn lèo lái tiến trình của luân hồi khổ đau. Đây là quan điểm Phật giáo về mối quan hệ giữa tâm và vật chất, và vấn đề chúng hoạt động như thế nào trong tiến trình tịnh hóa theo hướng vị tha.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Giai đoạn cuối cùng của tiến trình lâm chung xảy ra khi tâm nền tảng bẩm sinh của linh quang ló dạng. Tâm này đã tồn tại liên tục từ vô thỉ và sẽ tiếp tục tồn tại mãi mãi.

2-    Cuối cùng, ở Quả Phật, ta trở thành có thể duy trì trong tâm bẩm sinh của linh quang mà không đi qua tiến trình ngược lại những trình độ thô của thức. Ở chỗ ấy, không có cơ hội cho việc tích lũy nghiệp chướng.

3-    Thậm chí đối với một người bình thường không tu tập, thì cũng có một sự vắng mặt của các hiện tướng thô xuất hiện lúc chết, nhưng một hành giả đã dày công tu tập thì mong cầu sử dụng hữu ích tâm này để thực chứng lẽ thật, tánh không của sự tồn tại cố hữu, qua năng lực của việc quen thuộc đạt được từ thiền quán về tánh không.

4-    Một tâm linh quang bình thường vốn biểu hiện trong giai đoạn cuối cùng của sự chết được gọi là tâm linh quang mẹ, và linh quang phát sinh qua năng lực của việc trau dồi con đường tâm linh được gọi là tâm linh quang con.

5-    Khi tâm linh mẹ của sự chết, vốn ló dạng qua nghiệp lực biến thành thức tâm linh hiểu biết tánh khôngtâm linh quang con – sự chuyển hóa này được gọi là sự gặp gở của tâm linh quang mẹ và con.

 

-***-

 

Thi Kệ Mười Ba

 

Xin cho chúng con được thiết lập

 trong thiền nhất tâm thậm thâm

Trong tuệ trí quý báu của sự kết hợp

an lạc bẩm sinh và tánh không

Trong bốn sự trống rỗng trên sự tan biến

của thành phần giống như mặt trăng trắng

Bằng lửa giống như tia chớp nữ đầy năng lực.

 

Qua những kỷ thuật tập trung du già phát sinh sức nóng bên trong, được gọi là nội hỏa nữ (tumo trong Tạng ngữ), vốn di chuyển đi lên trong kinh mạch trung tâm từ vị trí chính của nó trong chấn thủy. Sức nóng bên trong này tan chảy thành phần trắng trong phức hợp của các kinh mạch tại đỉnh đầu (luân xa đại diệu lạc). Một cách ẩn dụ, thành phần trắng quan yếu được so sánh với mặt trăng và được gọi là tâm của sự Giác Ngộ. Khi thành phần trắng tan chảy, nó đi xuống bên trong kinh mạch trung tâm; khi nó dần dần đi gần đến những luân xa của cổ họng, trái tim, lỗ rốn, và vùng bí mật, bốn trình độ của hỉ lạc được trải nghiệm – hỉ lạc, siêu hỉ lạc, hỉ lạc đặc biệt, và hỉ lạc bẩm sinh.

 

Bốn loại hỉ lạc này là các tuệ trí quý báu của đại diệu lạc. Những tuệ trí hỉ lạc này lấy tánh không như đối tượng thực chứng của chúng, vì vậy diệu lạctánh không được nói là được hòa hợp. Qua tuệ trí tu thiền đại diệu lạc trong Tantra Yoga Tối Thượng, khi tâm linh quang mẹ dó dạng vào lúc chết qua nghiệp, thì có thể chuyển hóa nó thành một thức tâm linh (tâm linh quang con). Mong ước trong thi kệ này của Đức Ban Thiền Lạt Ma – câu cuối cùng quan tâm đến trạng thái chết – được hướng dẫn để có năng lực này.

 

Một số người thực tập Tantra Yoga Tối Thượng hàng ngày quán tưởng 8 hiện tướng của sự chết - ảo giác, luồng khói, đom đóm, ánh sáng của ngọn đèn bơ, hiện tướng sinh động trắng, hiện tướng sinh động đỏ cam, sinh động đen gần thành tựu, và linh quang – trong sự kết với việc quán chiếu về tánh không. Điều này được hoàn tất trong ba phần chánh niệm: Ta xác định dấu hiệu đang xuất hiện, sau đó xác định dấu hiệu trước đó, và rồi xác định dấu hiệu tiếp theo. Thí dụ, “Đom đóm đang xuất hiện. Luồng khói đã qua. Một ngọn đèn sắp xuất hiện.” Mặc dù 8 hiện tướng không xuất hiện thật sự trong hành thiền ngoại trừ những hành giả cao cấp, nhưng ta duy trì ba chánh niệm trong sự quán tưởng của ta vì lợi ích của việc phát triển sự quen thuộc với các dấu hiệu này. Trong việc thực tập chính thức, khi ta đến trình độ của sự tu tập đúng thật, thì ta duy trì trong sự tập trung về tánh không và những dấu hiệu xuất hiện phù hợp với chúng.

 

BỔN TÔN DU GIÀ

 

Trong sự thực tập Mật tông, quán tưởng được sử dụng để tăng tốc sự phát triển tâm linh. Bổn tôn du già đòi hỏi ta (1) quán tưởng trong tâm ta (mặc dù thông thường bị quấy rầy bởi các cảm xúc phiền não) là một tâm của tuệ trí thanh tịnh được động viên bởi bi mẫn; (2) để thay thế hiện tướng của thân thể thông thường (cấu thành bởi thịt, máu, và xương) với một thân thể được hiện lên từ lòng trắc ẩn được động viên bởi tuệ trí; (3) để phát triển một cảm nhận của bản ngã thanh tịnh căn cứ trên một hiện tướng thân và tâm thanh tịnh trong một môi trường lý lưởng, hoàn toàn liên hệ với việc giúp đở người khác. Trong những cách này, ta quán tưởng tự thân như có một thân thể, những hành hoạt, những phương tiện, và thân cận xứ của một vị Phật. Quán tưởng là chìa khóa. Trong hành thiền về chính ta trong điều kiện lý tưởng này, ta bắt đầu với việc quán chiếu về tánh không, phát triển tối đa tỉnh thức về tánh không của sự tồn tại cố hữu. Chính từ sự tỉnh thức này mà bổn tôn xuất hiện. Tâm, thực chứng tánh không, xuất hiện như bổn tôn, thân cận xứ, phương tiện và hành hoạt của vị ấy. Trong cách này, bổn tôn du già là hợp thể của tuệ trí và động cơ bi mẫn; một thức thực chứng tánh không và cũng xuất hiện trong hình thể của một bổn tôn bi mẫn và năng động.

 

Trong một sự thực tập đặc thù về bổn tôn du già thấy trong Tantra Yoga Tối Thượng, tiến hành 6 lần hàng ngày, các hành giả một cách tương tự quán chiếu về tánh không, nhưng sau đó kết hợp với bất cứ trình độ nào của việc thấu hiểu về tánh không mà họ có với việc phơi bày dần dần 8 hiện tướng của sự chết. Như một bước cuối cùng, họ dùng tâm linh quang thực chứng tánh không – hay một thức bắt chước một thể trạng tâm như vậy – như căn bản từ thứ mà chúng xuất hiện trong hình thể lý tưởng, bi mẫn của một bổn tôn.

 

PHỐI HỢPCON ĐƯỜNG TÂM LINH

 

Một hành giả đã có lòng từ bi và tuệ trí vững vàng có thể làm hữu ích việc giao hợp trong con đường tâm linh như một kỷ năng cho việc tập trung một cách mạnh mẽ thức và biểu hiện tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang. Mục tiêu của nó là để thực chứng kéo dài những trình độ sâu xa của tâm nhằm để đặt năng lực của họ để sử dụng trong việc tăng cường sức mạnh trong việc thực chứng tánh không. Chỉ là việc giao hợp thông thường thì không ăn thua gì với việc trau dồi tâm linh, nhưng khi một người đã thành tựu trình độ cao của thực tập trong động cơ và tuệ trí, thì ngay cả khi sự phối hợp của hai bộ phận sinh dục, hay được gọi là giao cấu, không làm xao lãng việc bảo trì thái độ thanh khiết.

 

Làm thế nào việc giao hợp tình dục hổ trợ trên con đường? Vì năng lực của những trình độ thô của tâm là rất giới hạn, nhưng những trình độ sâu hơn, vi tế hơn là đầy năng lực, để được phát triển các hành giả cần thâm nhập vào những trình độ vi tế này của tâm. Để làm như vậy, thức thô cần được làm cho yếu và tạm thời dừng lại, và để hoàn thành điều này thì nhất thiết phải mang đến những sự thay đổi gây xúc cảm mạnh mẽ trong dòng chảy của những năng lượng bên trong. Mặc dù những viễn tượng ngắn ngủi của những trình độ sâu xa xảy ra trong khi nhảy mũi hay ngáp, nhưng rõ ràng chúng không thể duy trì được. Cũng thế, kinh nghiệm trước đây với việc biểu hiện những trình độ sâu xa đòi hỏi làm hữu ích sự xảy ra trong giấc ngủ sâu. Qua điều này, giao cấu được sử dụng. Qua những kỷ năng đặc biệt của việc tập trung trong lúc cực điểm các hành giả thành thạo có thể kéo dài những thể trạng rất sâu, vi tế và đầy năng lực. Tuy nhiên, nếu ta tiến hành việc giao phối trong phạm vi tinh thần thông thường, thì không có lợi ích gì.

 

Cha của Serkong Rinpochay quá cố vốn là một đại học giảhành giả thành tựu. Ngài ở xa Tu viện Gaden về phía đông nam Lhasa, nhưng vị lạt ma chính của ngài, Trin Ngawang Norbu, thì ở Drepung Monastery thuộc phía tây Lhasa. Cho nên, Cha của Serkong Rinpochay vốn ở Lhasa và mỗi sáng sớm phải vượt qua một quãng đường dài đến Drepung, nơi ngài lấy nước cho thầy của ngài, quét dọn nơi chốn, thỉnh thoảng tiếp nhận giáo huấn trong ngài, và rồi trở lại Lhasa.

 

Một đêm nọ, Cha của Serkong Rinpochay gặp một người con gái và đánh mất giới thể của ngài. Hối hận điều này rất nhiều, sáng hôm sau ngài khóc lóc sướt mướt đi đến Drepung, nhưng khi ngài đến phòng thầy, vị lạt ma đã tiến hành một nghi thức đền bù. Vị thầy, Trin Ngawang Norbu đã nói, “Con đã vi phạm, nhưng không sao. Bây giờ con nên thực tập Mật tông với một phối ngẫu.” Điều đó tự nó là bất thường, ngay cả ngoại lệ hơn là sau sự chết của phối ngẫu, mantra của thiên nữ Không Hành Kim Cang Nữ biểu hiện ngay trong xương sọ của người nữ ấy.

 

Có một lạt ma khác trong cùng thời điểm, Tabung Rinpochay, người thực tập với một phối ngẫu. Vào một ngày tốt lành của tháng, vị Nhiếp chánh và một số lạt ma trưởng lão chẳng hạn như Trijang Rinpochay (người đã trở thành giáo thọ phụ tá của tôi) đang tiếp nhận giáo huấn từ ngài, có một nghi thức tiến hành liên hệ đến hai nhạc khí ống sáo. Hai người  biểu diễn đã sử dụng tay trái và tay phải trong những cung cách ngược lại để đi đến sự chấm dứt, và vì vậy khi họ nhìn tới nhìn lui vào nhau, họ đã chấm dứt việc biểu diễn trong một giai điệu rất khác lạ. Toàn bộ thính chúng đã dừng tán tụngcười ầm lên vào giai điệu kỳ lạ này. Tuy nhiên, khi họ nhìn vào Tabung Rinpochay, ngài đang ngồi đấy và không toàn không chú ý gì tới những gì đang xảy ra, nhưng không ngủ. Sau này, vị Nhiếp chánh nhận ra rằng ngay lúc ấy, Tabung Rinpochay đang tiếp nhận giáo huấn từ trong thể tánh tinh khiết của hiện tướng.

 

Trong thời gian này Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đang chỉ đạo việc thẩm tra vào những lạt ma nào đáng tin và trục xuất một số, nhưng ngài đã làm một việc ngoại lệ với hai trường hợp này, cha của Serkong Rinpochay và Tabung Rinpochay. Trong cách này, ngài chính thức thừa nhận năng lực ngoại lệ của họ và quyền đặc  biệt để sử dụng phối ngẫu trong việc thực tập Tantra. Vì vậy họ phải có những kinh nghiệm sâu xa nào đó, nhưng tôi không biết bất cứ hồ sơ nào về tuyên bố của họ đã hoàn thành như vậy.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-    Trình độ cao nhất mà hành giả có thể chuyển hóa linh quang mẹ thành một con đường tâm thức, vốn ló dạng vào lúc chết là do bởi nghiệp.

2-    Ở những trình độ thấp hơn thì những ai vốn có sự thực tập hàng ngày về bổn tôn du già của Tantra Yoga Tối Thượng quán tưởng sự xuất hiện của 8 dấu hiệu của sự chết trong một chánh niệm 3 tầng, xác định dấu hiệu đang xuất hiện, dấu hiệu trước, và dấu hiệu đang xảy ra. Thực tập một loạt 8 dấu hiệu trong sự kết hợp với sự quán chiếu về tánh không. Mỗi thứ có 3 phần, ngoại trừ thứ nhất và thứ cuối cùng, vốn có 2:

 

  • Ảo giác đang xuất hiện. Luồng khói sắp ló dạng.
  • Luồng khói đang xuất hiện. Ảo giác vừa qua đi. Đom đóm sắp ló dạng.
  • Đom đóm đang xuất hiện. Luồng khói vừa qua đi. Ngọn đèn sắp xuất hiện.
  • Ngọn đèn đang xuất hiện. Đom đóm vừa qua đi. Tâm bầu trời trắng sống động sắp ló dạng.
  • Tâm bầu trời trắng sống động đang xuất hiện. Ngọn đèn vừa qua đi. Tâm bầu trời đỏ-cam sống động gia tăng sắp xuất hiện.
  • Tâm bầu trời đỏ-cam sống động gia tăng đang xuất hiện. Tâm bầu trời trắng sống động vừa qua đi. Tâm bầu trời đen sống động sắp xuất hiện.
  • Tâm bầu trời đen sống động đang xuất hiện. Tâm bầu trời đỏ-cam sống động gia tăng vừa qua đi. Tâm linh quang sắp xuất hiện.
  • Tâm linh quang đang xuất hiện. Tâm bầu trời đen sống động vừa qua đi.

 

3-    Trong sự thực hành đặc thù về bổn tôn du già của Tantra Yoga Tối Thượng, các hành giả kết hợp với bất cứ trình độ nào của sự thông hiểu về tánh không mà họ đã có với việc hiển bày 8 dấu hiệu của sự chết. Sau đó họ sử dụng tâm linh quang thực chứng tánh không – hay một thức bắt chước một thể trạng tâm như vậy – như căn bản từ điều gì chúng xuất hiện trong lý tưởng, hình thể bi mẫn như một bổn tôn.

4-    Những hành giả phát triển cao độ đã có lòng từ bi và tuệ trí vững vàng có thể có thể làm cho việc giao tiếp sinh dục một kỷ năng để tập trung tâm một cách mạnh mẽ và biểu hiện tâm bẩm sinh căn bản của linh quang. Với tâm sâu thẩm nhất này hành giả thực chứng tánh không của sự tồn tại cố hữu trong một cung cách gây ấn tượng sâu sắc đầy năng lực.

 

Ẩn tâm lộ ngày 2/12/2018

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

 

Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

MỤC LỤC

01- Tỉnh thức về sự chết

02-  Giải thoát khỏi sự sợ hãi

03-  Chuẩn bị để chết

04-  Loại trừ những chướng ngại đến cái chết có lợi

05- Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung

06-  Hành thiền trong khi đang chết

07-  Cấu trúc bên trong

08-  Linh quang của sự chết

09-  Phản ứng với tình trạng trung ấm thân

10-  Đón nhận một sự tái sanh tích cực

11-  Thi kệ quán chiếu hàng ngày

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1935)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2054)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2204)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2249)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2345)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2069)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 1881)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 1937)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2080)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 1921)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 1981)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3470)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 1967)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2061)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2495)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2113)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 1976)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2139)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2425)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2076)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 2944)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2112)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 1896)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2086)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2364)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2234)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 1967)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 1889)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1620)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2396)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2134)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2546)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2295)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2016)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2419)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2267)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2063)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2410)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2201)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 2963)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2100)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2160)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2350)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2250)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2282)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 1966)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2326)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2777)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2383)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2501)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant