Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm Mới, Làm Mới Cuộc Sống

19 Tháng Giêng 201914:52(Xem: 5323)
Năm Mới, Làm Mới Cuộc Sống

NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG

Thích Nữ
Hằng Như

 
Năm Mới, Làm Mới Cuộc Sống

          Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận bườm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.

          Cuối năm, ai cũng muốn tổng kết lại những gì đã xảy ra trong năm, xem có cần thay đổi gì hay không?  Hôm nay, nhân duyên không còn bao nhiêu ngày nữa là hết một năm, chúng tôi mạo muội gửi đến quý vị một đề tài gần gũi với tất cả mọi người. Đó là "Năm Mới Làm Mới Cuộc Sống"...  Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.

 

Thế nào là "Làm mới cuộc sống"

          Hễ bàn đến "mới" là chúng ta nghĩ ngay đến "cũ", nhất là khi đọc cụm từ "làm mới cuộc sống" khiến cho chúng ta nghĩ ngay đến "cuộc sống cũ". Tại sao lại phải "làm mới"? Hẳn là "cuộc sống cũ" đó, có gì không ổn thoả nên người ta mới muốn thay đổi, muốn làm mới nó. Nhưng mà chúng ta nên cẩn thận, có khi "cái cũ" chúng ta không nên thay đổi mà cần phải tiếp tục duy trì, vì "cái cũ" đó là những cái tốt lành có lợi cho mình và cho người xung quanh. Do đó chúng ta cần giữ và phát triển cái cũ thiện lành đó, không nên thay đổi biến "cái cũ tốt" thành "cái mới xấu". Xấu ở đây là chỉ những điều có lợi cho mình mà hại người khác.

          Trong đời sống thế gian, khi bàn đến "Làm mới cuộc sống" người ta thường chú tâm đến sự khoẻ mạnh của con người, bởi vì khoẻ mạnh là yếu cố cần thiết đưa đến những thú vui an lạc khác. Điều này hợp lýbản thân có khoẻ mạnh thì cuộc sống của chúng ta mới được phấn chấn vui vẻ. Sự phấn chấn vui vẻ đó giúp chúng ta hăng hái học hỏi và tiến xa trong nghề nghiệp, gia tăng niềm hạnh phúc trong gia đình. Bản thân chúng ta khoẻ mạnh gia đình hạnh phúc thì chúng ta mới có năng lực giúp đỡ những người xung quanh và từ đó chúng ta có những liên hệ mới mẻ với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nói chung là trong sinh hoạt hằng ngày nhờ có sức khoẻ tốt mà chúng ta cảm thấy đời sống có phần tươi vui mang nhiều niềm hy vọng hơn.

          Nếu năm vừa qua chúng ta không được khoẻ mạnh, nay đau, mai ốm. Suốt ngày, từ sáng đến chiều chúng ta sống trong trạng thái dật dựa, mệt mỏi khiến cho đầu óc của chúng ta không còn minh mẫn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, tạo nên những xung đột phiền toái nơi sở làm cũng như trong gia đình. Khi thực trạng này xảy ra, chúng ta không nên buông xuôi mà cần phảiquyết định "Làm mới cuộc sống" của chúng ta ngay, không thể chần chờ!  

          Có rất nhiều cách thay đổi cuộc sống cũ nhàm chán để có cuộc sống mới phấn khởi tích cực hơn. Nhưng quan trọng và cần thiếttrước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu những điều căn bản nào tạo nên sự cân bằng để con ngườimột thể chất tốt, một sức khoẻ tốt, rồi từ đó chúng ta mới bắt đầu thực hiện cuộc thay đổi.

           Theo khuyến khích của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, bất cứ chúng ta làm nghành nghề gì, hằng ngày chúng ta đều cần phải vận động thể chất, không thể ngồi yên một chỗ như người thợ may, thợ thêu, hay là một thư ký văn phòng với một chồng hồ sơ giấy tờ cần giải quyết. Về vấn đề ăn uống chúng ta cần nạp vào cơ thể đủ thức ăn bổ dưỡng lành mạnh, ngày 3 bữa: Sáng, trưa, chiều. Về vấn đề nghỉ ngơi, thì phải ngủ nghỉ đủ giờ giấc. Đó là cân bằng đời sống sinh lý. Ngoài ra chúng ta còn phải chăm sóc đời sống tinh thần của chúng ta nữa, nghĩa là làm cân bằng đời sống tâm lý. Họ đưa ra một số đề nghị như sau:

          1) Vận động cơ thể: Mỗi tuần chúng ta cần phải tập thể dục thể thao 5 ngày. Mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Thể dục thể thao giúp cho máu lưu thông, các cơ bắp được tăng độ đàn hồi, tăng sự dẻo dai, kích thích cơ thể sản xuất collagen giữ sự trẻ trung, chống lại quá trình lão hoá.

          2) Dinh dưỡng cơ thể: Con người muốn sống phải được ăn uống, ngủ nghỉ. Nhưng ăn uống như thế nào để những thức ăn này biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Một người ăn uống đúng, có đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng ta có thể thấy được sự khoẻ mạnh của người đó qua làn da tươi sáng, mái tóc mượt mà, ánh mắt long lanh, và dĩ nhiên là bên trong lục phủ ngũ tạng của người đó hài hoà không có vấn đề.

            Cho nên, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo con người nên chọn dinh dưỡng lành mạnh để nuôi dưỡng cơ thể. Thức ăn chú trọng chất lượng chứ không phải số lượng. Thế nào là thức ăn có chất lượng?  Đó là ăn uống theo công thức  50% thực phẩm hằng ngày đến từ rau cải, trái cây. 20% chất đạm, chủ yếu từ thịt, cá, trứng, đậu hũ, protein bar/shake, các loại pecan, walnuts, almond,hạt bí, hạt điều v.v.... Số % còn lại dành cho những sản phẩm như yogurt, phô mai, sữa tươi ít béo v.v... Ngoài ra ăn ít tinh bột, nhiều whole wheat và tránh không ăn nhiều đồ chiên, kỵ ăn nội tạng hay mỡ động vật.

          3) Giấc ngủ:thần dược của sức khoẻ tinh thầnthể chất. Mỗi ngày chúng ta cần 8 tiếng để nghỉ ngơi. Giấc ngủ giúp cơ thể tự điều chỉnhtăng cường sức đề kháng đồng thời chống lại quá trình lão hoá của cơ thể. Không nên thức quá khuya và dậy quá trễ.

          5) Chăm sóc tinh thần: Cân bằng tâm lý tức thư giãn tâm bằng cách tập yoga, và gần đây thì họ cũng khuyên mọi người nên tập thiền chánh niệm vào buổi sáng sớm. Chỉ cần toạ thiền hằng ngày từ 5 đến 10 phút, đầu óc được nghỉ ngơi xoá tan mọi căng thẳng. Kinh nghiệm nhiều người cho biết đầu óc dễ chịu thì cơ thể cũng dễ chịu theo. Ngoài ra, các nhà khoa học não bộ cũng đã xác nhận khi chúng ta ngồi yên, để đầu óc được thanh tịnh, đây là liều thuốc tuyệt vời nhất cho một bộ não minh mẫn.

 

Thay đổi lối sống hằng ngày bằng cách nào?

          Đối diện với đời sống hằng ngày, con người phải tranh thủ thời gian để hoàn tất biết bao nhiêu là công việc. Mà công việc nào cũng bao gồm những lo âu phiền toái, đòi hỏi sự suy nghĩ, tính toán so đo. Thời buổi này kiếm đồng tiền không phải dễ. Lại còn phải chăm sóc dạy dỗ con cái. Lơ là một chút với con cái, e rằng một lúc nào đó bậc làm cha mẹ sẽ hối hận không kịp. Ngày qua ngày, với ngần việc nhàm chán ấy, con người thật khó mà thoát ra khỏi cái bánh xe thời gian xiết chặt tâm trí. Tình trạng này kéo dài khiến con người lâm vào tình trạng bế tắt, không giải quyết được. Sự lo âu phiền muộn sẽ đưa đến căn bệnh trầm cảm rất nguy hiểm. Khi tâm bệnh không chữa trị thì sớm hay muộn, thân cũng bị bệnh lây.

          Để tránh trường hợp này, các nhà Tâm Lý học đưa ra nhiều thông tin, nhiều đề nghị các phương cách thay đổi cuộc sống hằng ngày để giúp con người thoát ra khỏi sự nhàm chán buồn tẻ đang bủa vây đó. Họ đề nghị làm mới cuộc sống bằng cách thay đổi lịch trình hằng ngày. Thí dụ như thay đổi lộ trình lái xe đến sở làm. Tập thể dục thể thao, tập yoga, tập thiền. Thay đổi không khí trong nhà bằng cách nuôi thú cưng (chó, mèo). Thay đổi màu sắc trong phòng khách hay phòng ngủ. Về phong cách cá nhân thì thay đổi cách ăn mặc, thay đổi kiểu tóc, màu tóc, thay đổi thị hiếu âm nhạc. Học viết văn, làm thơ hay vẽ tranh. Tìm niềm vui chung bằng cách đưa cả gia đình đi cắm trại hay du lịch v.v...

          Dù có nhiều đề nghị thay đổi nhưng không biết người ta có áp dụng hay không, mà tin tức hằng ngày vẫn cho thấy trong cộng đồng xã hội vẫn còn nhiều người mắc bệnh trầm cảm, mắc bệnh tâm thần, gây nên cảnh bạo động bắn giết hằng loạt người rồi tự bắn vào đầu mình tự sát.

 

thiền sinh chúng ta "làm mới đời sống" ra sao?

          Đối với thiền sinh như chúng ta thì "Làm mới đời sống" ngoài những điều căn bản như vận động thân thể, ăn uống ngủ nghỉ theo sự đề nghị hợp lý của các nhà Y Khoa Hoa Kỳ. Chúng ta "Làm mới đời sống" đúng nghĩa của người tỉnh ngộ là thay đổi cuộc sống từ Phàm sang Thánh, mà chúng ta tạm gọi là "Đời sống Tâm Linh".

          Trong giáo lý nhà Phật, có bốn phương thức Quán, Chỉ, Định, Huệ giúp Tâm người tu tập được thanh thản bình an. Tâm an thì Thân khoẻ, hay Thân khoẻ thì Tâm an. Bốn phương thức này chúng ta đã học khái quát từ lý thuyết đến thực hành

          Chúng ta đã thực hành thiền Quán (Anupasanà) để nhận ra cuộc sống của chúng ta là "Vô Thường, Khổ, Vô Ngã". Chúng ta nhận ra quy luật "Tương Quan Nhân Quả" nên những chuyện không vừa ý xảy ra, chúng ta hiểu tánh cách Vô Thường của sự việc mà không dính mắc đau khổ với nó. Chúng ta hiểu phàm việc gì tốt hay xấu xảy đến cho chúng ta hôm nay, đó là kết quả những gì của chính chúng ta gây ra từ trước, nên chúng ta bằng lòng với quả xấu hay tốt này, bởi vì khi quả đã trổ thì làm sao chúng ta tránh được. Nhờ có tuệ tri về những lời Phật dạy chúng ta sẽ bắt đầu một ngày mới là làm việc lành tránh việc ác.

          Chúng ta cũng đã học và thực hành các pháp thuộc thiền Chỉ (Samatha) như Thiền hành, Nghe tiếng chuông, Thư giãn lưỡi, Mắt nhìn gần, xa, lưng chừng, Nhìn ánh sáng nắng, Nhìn bóng tối đen... để tập nhận ra cái Biết Không Lời giúp Tâm dừng vọng tưởng, bớt suy nghĩ, bớt dính mắc... nên ít buồn bực trong cuộc sống hằng ngày.

          Về thiền Huệ (Vipassanà), chúng ta thực hành pháp Không Dán Nhãn Đối Tượng hay pháp Như Thật (Yathà Bhutà) giúp chúng taTri kiến Như Thật về hiện tượng thế gian. Tâm khách quan, tĩnh lặng, không bị lôi kéo vào thị phi cuộc đời và nhờ thế mà chúng ta tránh được nhiều phiền muộn cho chính mình và không gây khổ luỵ cho người khác.

          Còn thiền Định (Samàdhi) thì chúng ta ôm chân Đức Phật, học và thực tập theo 4 tầng Thiền của Ngài. Chúng ta có thể thực tập theo pháp Thở của Đức Phật hay pháp Không Nói của Thiền Tánh Không. Cả hai pháp đều tuần tự từng bước đưa Tâm yên lặng đến chỗ rốt ráo.

          - Bước thứ nhất: Dùng đơn niệm Biết Có Lời một nội dung, giúp Tâm được yên lặng. Đây là dùng Tầm tắt Tứ thuộc Thiền Chỉ. Kinh nghiệm Định Có Tầm Có Tứ, được hỷ lạc.

          - Bước thứ hai: Thầm Nhận Biết Không Lời. Dùng Ý tắt Tầm (khởi ý tắt ý). Kinh nghiệm định Không Tầm Không Tứ, hỷ lạc nhiều hơn.

          - Bước thứ ba: Tỉnh Thức Biết tức biết rõ ràng đầy đủ những gì xảy ra chung quanh và trong thân tâm mình nhưng không bị dính mắc với nó. Trong kinh gọi giai đoạn này là Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Ly Hỷ Trú Xả. Trong thân có nhiều hỷ lạc. Có hỷ lạc hành giả biết hỷ lạc, nhưng bình thản không dính mắc, nghĩa là không thích thú hưởng thụ trạng thái hỷ lạc đó. Muốn bình thản thì trú trong trạng thái Không Nói tức "trạng thái trống rỗng". Bước này có Định Huệ đồng thời. Thực tập trong 4 oai nghi.

          - Bước thứ tư: Nhận Thức Biết Không Lời. Bước thứ ba là Nhận Thức trống rỗng không chủ đề. Bước thứ Tư phải toạ thiền, khởi ý cho chủ đề Chân Như (Như Vậy) vào Tâm trống rỗng (định), rồi buông. Tâm an trú trong trạng thái Như Vậy. Dần dần các Tánh Thấy, Nghe, Xúc Chạm hoàn toàn đóng cửa. Chỗ này các Tổ thường diễn tả: "Có mắt như mù, có tai như điếc, thân va chạm mà không biết (đau)" là do các Tánh đã đóng cửa. Bấy giờ Tâm hoàn toàn chìm sâu vào Nhận Thức Như Vậy, trong đó không có dấu vết gì, nó chỉ như vậy như thế không thể diễn tả, chỉ có một dòng Nhận thức biết không lời mà thôi. Chỗ này gọi là Định Bất Động hay Tâm Bất Động trong kinh gọi là Tâm Tathà hay Tâm Như tức là Tâm Như Vậy thôi.

          Con đường tu tập bắt đầu từ Tâm Phàm, Tâm Vô Minh chuyển sang Tâm bậc Thánh tức Tâm Minh tạm gọi là "Con đường Tâm Linh" hay là "Con đường đi tới Giải thoát Giác ngộ". Kinh nghiệm được Tâm Linhkinh nghiệm trạng thái Tâm Bất Động còn gọi là  Tâm Tathà hay Tâm Như. Từ  trạng thái Tâm Tathà này nếu được tác động đúng mức sẽ bật ra Trí Huệ siêu vượt gọi là Huệ Bát Nhã hay là Phật Tánh

          Phật Tánh  hay Tâm Linh "không phải cũ" cũng "không phải mới", cho nên nếu chúng ta nói "Làm mới đời sống Tâm Linh" chỉ là một cách nói gượng ép, mượn từ ngữ thế gian để tạm thời đo lường tiến trình tu tập của chúng ta mà thôi!

          Như vậy, làm sao để "Làm mới đời sống Tâm Linh" của chúng ta đây? Trước hết chúng ta phải "Phản Quan Tự Kỷ" nghĩa là quay về nhìn lại chính bản thân của chúng ta, để tự soi xét, tự kiểm điểm lại, xem năm vừa qua vấn đề tu tập của chúng ta tiến triển như thế nào? Tâm của chúng ta thường an trú ở đâu? Ở chỗ "Biết Có Lời" là sống với Tâm Phàm Phu, hay "Biết Không Lời" là sống với Tâm Bậc Thánh.

          Xem lại sự tu tập năm qua, có giúp cho cuộc sống trong gia đình của chúng ta được hài hoà, hạnh phúc?  Cách hành xử của chúng ta có làm cho bản thân chúng ta và những người xung quanh bị phiền não khổ đau? Chúng ta còn cho cái Ngã là có thật nên ngày càng tham lam ích kỷ nhiều hơn, dễ dàng sân hận và làm những điều ngu muội tạo nhiều nghiệp bất thiện?  Còn việc hành thiền, chúng ta trải nghiệm tới mức độ nào? Biết Có Lời, Biết Không Lời, Thầm Nhận Biết, Tỉnh Thức Biết, hay Nhận Thức Biết?

          Chúng ta phải tự biết tất cả những điều nêu trên, để tự sửa đổi "làm mới cuộc sống Tâm Linh" của chính chúng ta. Dù chúng tatu tập giỏi, có trải nghiệm được những kết quả tốt trên Thân và Tâm, chúng ta cũng cần lưu ý và ôn tập lại những gì Đức Phật đã dạy chúng ta trong kinh điểnChúng ta luôn nhớ cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng bị ảnh hưởng của "Quy Luật Tương Quan Nhân Quả". Những thành công hay thất bại, những hạnh phúc hay khổ đau trong đời sống mà chúng ta đã hay đang gánh chịu, là do chúng ta đã tạo ra trong đời sống trước. Bây giờ đủ duyên thì quả trổ. Một mặt hiểu rõ đời sống của chúng taVô Thường, Tâm của chúng ta cũng Vô Thường. Tất cả mọi thứ trên đời này đều Vô Thường, cho nên quả khổ sẽ có lúc đổi thành quả vui, và quả vui đang hưởng thì coi chừng quả sầu đang lấp ló đâu đó quanh mình.  Cho nên để tránh cuộc sống ngày mai hay đời sau gặp chuyện khổ đau phiền não, thì ngay trong đời sống này, hay nói đúng hơn là bắt đầu ngay từ bây giờ chúng ta phải giữ gìn không làm những điều xằng bậy. Chúng ta ở đây đa số đều đã quy y Tam Bảo đã thọ năm giới thì cố gắng gìn giữ năm giới đạo đức đó và tu tập cho tốt.

 

"Đời sống tâm linh" hỗ trợ "Đời sống thế gian"

          1) Thở Khí Công: Để giúp thân thể khoẻ mạnh ngoài việc ăn uống theo cách Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khuyến khích như nêu ở trên. Trong đời sống tu tập của thiền sinh. Thiền Tánh Không có môn Thở Khí Công. Môn Thở Khí Công sẽ giúp rất nhiều cho sức khoẻ cho các thiền sinh. Thở Khí Côngphương pháp "thở 4 thì" nghĩa là hít vào bằng mũi, đầy cơ hoành đếm 1, 2, 3 rồi Nén (trong thời gian nén khí chúng ta vừa gồng cứng cơ bắp vừa nín thở) đếm từ 1 đến 12;  Thở ra: Buông lỏng cơ bắp và thở ra bằng miệng đếm từ 1 đến 6 (gấp 2 lần đếm lúc hít hơi thở vào).

          Thở Khí Công gồm các tư thế đứng, ngồi, nằm. Thông thường thiền sinh thường "Thở nội lực" để gia tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật giúp thân thể khoẻ mạnh hỗ trợ cho việc hành Thiền. Ngoài ra có rất nhiều thế thở Khí Công để trị bệnh: gan, thận, phổi, bao tử, tim, đau thấp khớp, ngừa các thứ bệnh như cholesterol, tai biến mạch máu não, máu cao, tiểu đường v.v... Mỗi thế có cách tập khác nhau nhưng cách thở vẫn là "thở 4 thì".

          Tập Khí Công với nguyên tắc: hít vào, nén, thở ra...  sẽ tạo ly tâm máu. Máu được đưa đi khắp nơi nuôi cơ thể, đồng thời đả thông những huyệt bị tắt nghẽn và đánh tan những khối cục đóng trong các thành động mạch.

          Nếu không tập thể dục thể thao, chúng ta có thể thay thế bằng môn Khí Công này, vì nó vừa giúp chúng tathân hình thon thả, bắp thịt săn chắc và tạo được sức mạnh nội lực, hơi thở dài sâu... giúp chúng ta được trường thọ.

          2) Thiền hành: Ngoài ra, chúng ta có thể đi thiền hành mỗi ngày 30 phút để thay thế cho đi bộ hay chạy bộ. Đi thiền hành thì đi thong thả, đầu óc thư giãn, không suy nghĩ. Ngày xưa Đức Phật và các đệ tử của Ngài thường đi thiền hành cũng là cách tập thể dục nhẹ giúp máu huyết lưu thông.

          3) Vấn đề dinh dưỡng: Vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, mỗi người tự chọn cho mình cách ăn uống ngủ nghỉ sao cho phù hợp với cơ thể của mình. Trong nhà Phật không khuyến khích mọi người ngủ nhiều. Ngủ nhiều quá cũng khiến cho con người uể oải lười biếng không ích lợi gì. Còn vấn đề ăn uống, nếu ăn chay được thì tốt, nhưng tránh ăn những thức ăn giả làm bằng những chất hoá học có hại cho cơ thể.

          4) Tu tập Thiền Định: Nếu thực hành đúng phương pháp, sẽ giúp cho cơ thể của chúng ta được khoẻ mạnh. Khi Tâm chúng ta hoàn toàn yên lặng, thì tín hiệu không lời tác động vào Võ Não vô các Tánh Nghe, Thấy, Xúc Chạm, đồng thời tác động vào giữa não là Duới Đồi (Hypothalamus). Dưới Đồi tác động Đối Giao Cảm Thần Kinh (Thần kinh tự quản), Hệ thống Tuyến Nội Tiết và Cơ Cấu Mạng Lưới. Những cơ chế này sẽ lần lượt tiết ra những chất sinh hoá học tốt như Acetylcholine, Dopamine, Serotonin, Melatonin, Endorphine, Isuline v.v.. giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, ngừa được nhiều chứng bệnh.

          Như vậy nhờ hành Thiền đúng mà được Tâm an, Thân khoẻ và Trí huệ tâm linh từ từ phát huy.

  

Kết luận     

Đề tài "Năm mới, Làm mới đời sống" đối với quý vị thiền sinh, thực ra chỉ là một đề tài nhắc nhở chúng ta dừng Tâm lại, đừng phóng Tâm ra ngoài, tức không suy nghĩ lung tung, bởi vì sự suy nghĩ lung tung này khiến cho sóng Tâm không lúc nào được tĩnh lặng, như một hồ nước càng dao động nhiều thì bùn dơ càng nổi lên nhiều làm vẩn đục Tâm thức. Cùng nhau áp dụng pháp "Phản Quan Tự Kỷ" để quán xét xem Thân Tâm của chúng ta ra sao? Chúng ta có giữ Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh hay không? Và giữ bằng cách nào? Đồng thời xem lại đường tu của chúng ta trong năm qua tiến triển tới đâu? Nếu chưa được như ý, thì chúng ta cần chỉnh đốn lại việc hành trì của chúng ta. Khi tiến lên được một chút là chúng ta "đang làm mới cuộc đời" của chúng ta một chút.

          Học Thiền hay tu Thiền không có nghĩa là chúng ta thu thúc cuộc sống của chúng ta, không còn liên hệ gì với cuộc đời thế gian nữa, mà trái lại Thiền có công năng hỗ trợ cho cuộc sống đời thường của chúng ta được an vui hạnh phúc hơn. Thực sự trong mỗi con người chúng ta, ai cũng sẵn có Tâm Minh, tức là cái trí sáng suốt vượt ra ngoài sự suy nghĩ thế gian bình thường, chỉ vì chúng ta không chịu khai quật nó lên, nên nó nằm im một chỗ để cho Tâm đời hoành hành, khiến cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta vui ít mà khổ nhiều.

          Trước thềm năm mới, chúng tôi kính chúc quý vị luôn tinh tấn để mãi tiến trên con đường tâm linh, hầu lúc nào cũng có được sự an lạc hạnh phúc cho chính bản thân mình, gia đình mình và mang hạnh phúc an lạc tới cho những người xung quanh.

                   

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
Demember 23rd, 2018
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9853)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11168)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9695)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9224)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 9965)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10013)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9200)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13149)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10072)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10359)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10815)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 8973)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10167)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10112)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9239)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 10925)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 14961)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11688)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10014)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12568)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10782)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10310)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10653)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10568)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10433)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9904)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9192)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9244)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11167)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9509)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 12963)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12525)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9055)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9464)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9494)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9453)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9026)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8851)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10204)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8495)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8187)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15389)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10651)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10655)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8786)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8862)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8459)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 11977)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10731)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10489)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant