- Lời Người Dịch
- Lời Đầu Sách
- Giới Thiệu
- Chương 1: Khát Vọng Hạnh Phúc
- Chương 2: Thiền Tập – Sự Khởi Đầu
- Chương 3: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- Chương 4: Nghiệp
- Chương 5: Phiền Não
- Chương 6: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường
- Chương 7: Bi Mẫn
- Chương 8: Thiền Tập Về Bi Mẫn
- Chương 9: Trau Dồi Hành Xả
- Chương 10: Tâm Bồ Đề
- Chương 11: Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 13: Tuệ Trí
- Chương 14: Quả Phật
- Chương 15: Phát Tâm Bồ Đề
- Lời Bạt
- Tác Giả, Dịch Giả, Và Người Hiệu Chỉnh
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI TẦNG CỦA
NHẤT TÂM BẤT LOẠN
Tuesday, October 23, 2012
BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.
GIAI TẦNG THỨ NHẤT
Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung. Giai tâng này được gọi là bố trí. Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng. Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó. Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.
GIAI TẦNG THỨ HAI
Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai. Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục. Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.
GIAI TẦNG THỨ BA
Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó. Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.
GIAI TẦNG THỨ TƯ
Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập. Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt. Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng. Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.
GIAI TẦNG THỨ NĂM
Giai tầng thứ năm là rèn luyện. Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó. Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.
GIAI TẦNG THỨ SÁU
Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa. Nhấn mạnh vì vậy được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế. Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.
GIAI TẦNG THỨ BẢY
Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá. Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.
GIAI TẦNG THỨ TÁM
Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám. Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.
GIAI TẦNG THỨ CHÍN
Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn. Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.
Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích. Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn. Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài. Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.
Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56