- Lời Người Dịch
- Lời Đầu Sách
- Giới Thiệu
- Chương 1: Khát Vọng Hạnh Phúc
- Chương 2: Thiền Tập – Sự Khởi Đầu
- Chương 3: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- Chương 4: Nghiệp
- Chương 5: Phiền Não
- Chương 6: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường
- Chương 7: Bi Mẫn
- Chương 8: Thiền Tập Về Bi Mẫn
- Chương 9: Trau Dồi Hành Xả
- Chương 10: Tâm Bồ Đề
- Chương 11: Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 13: Tuệ Trí
- Chương 14: Quả Phật
- Chương 15: Phát Tâm Bồ Đề
- Lời Bạt
- Tác Giả, Dịch Giả, Và Người Hiệu Chỉnh
TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ, VÀ NGƯỜI HIỆU CHỈNH
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, Tenzin Gyatso, là lĩnh tụ tâm linh và thế quyền Tây Tạng. Năm 1989, ngài đoạt giải Nobel Hòa Bình vì sự đấu tranh bất bạo động cho sự giải phóng Tây Tạng. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong tại Ấn Độ. Tây Tạng tiếp tục bị Trung Cộng chiếm đóng.
THUPTEN JINPA
Geshe Thupten Jinpa là người thông dịch chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1985. Ông đã phiên dịch và nhuận sắc hơn mười quyển sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể cả quyển Thế Giới Phật Giáo Tây Tạng[1], Một Trái Tim Thánh Thiện[2]: Nhận Thức của Người Phật tử về Giáo Huấn của Chúa Giê-su, và quyển sách bán chạy nhất của New York Times Đạo Đức Cho Thiên Niên Kỷ Mới[3].
Geshe Thupten Jinpa sinh năm 1958 ở Tây Tạng. Ông tiếp nhận sự học vấn và rèn luyện như một tu sĩ tại Tu Viện Zongkar Chöde ở Nam Ấn và sau này tham gia the Shartse College của Ganden monastic university, nơi ông nhận bằng Geshe Lharam. Ông đã dạy nhận thức luận, siêu hình học, triết lý Trung Quán và Tâm Lý Học Phật Giáo tại Ganden trong năm năm. Jinpa cũng được bằng cử nhân danh dự trong triết lý phương Tây và bằng tiến sĩ trong Nghiên Cứu Tôn Giáo, cả hai từ Đại Học Cambridge của Anh Quốc.
Từ 1996 đến 1999, ông đã là Thành Viên Nghiên Cứu của Margaret Smith về Tôn Giáo Phương Đông tại Girton College, Cambridge và bây giờ ông đã thành lập Học Viện Cổ Truyền Tây Tạng nơi ông là chủ tịch lẫn chủ bút của Viện Phiên Dịch những văn bản Cổ Truyền của Tây Tạng. Ông cũng là thành viên hội đồng cố vấn của Viện Tâm Thức và Đời Sống, cống hiến để nuôi dưỡng sự đối thoại sáng tạo giữa truyền thống Phật Giáo và khoa học Phương Tây.
Ông là một Học Giả Tham Quan Nghiên Cứu tại Học Viện Stanford vì sự Đổi Mới Thần Kinh và Thần Kinh Học Tịnh Tiến tại Đại Học Stanford .
Geshe Thupten Jinpa đã viết nhiều quyển sách và đề tài. Những tác phẩm mới đây nhất của ông là Những Bài Hát Kinh Nghiệm Tâm Linh Tây Tạng (đồng hiệu đính với Jas Elsner), và Tự Ngã, Thực Tại, và Lý Trí trong Tư Tưởng Tây Tạng: Nhu Cầu của Tông Khách Ba cho một Quan Điểm Trung Đạo.
NICHOLAS VREELAND
Sinh ở Geneva, Thụy Sĩ, một người bảo trợ của Henri Cartier - Bresson, con trai của Đại Sứ Hoa Kỳ, Frederick Vreeland, cháu của Diana Vreeland, đã từng sống ở Đức Quốc, Ma- Rốc, Ý Đại Lợi, Paris, New York, và Ấn Độ. Ông nói lưu loát tiếng Tây Tạng, Ý Đại Lợi, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức, và Hindi cùng những ngôn ngữ khác. Ông đã học tại trường Phim ảnh NYU, khởi đầu làm việc cho Irving Penn, trước khi làm việc cho Richard Avedon, và đã chụp hình những Maharajahs Ấn Giáo và những Rinpoches Tây Tạng trong nhiều năm mang một chiếc máy chụp hình khổng lồ Deardorff 5 x 7 khắp Ấn Độ. Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma của ông được sử dụng làm bản thông tin khắp New York trong chuyến thăm của ngài năm 2003.
Vreeland đã học về Phật Giáo ở The Tibet Center, một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng xưa nhất ở NYC, dưới sự đở đầu của học giả Khyongla Rato Rinpoche. Năm 1985, ông trở thành tu sĩ Phật Giáo chính thức, sống ở Tu viện Rato Dratsang ở Karnataka, Ấn Độ. Sau 14 năm học tập ông tốt nghiệp với bằng 'the Ser Tri Geshe Degree', một trong ba người phương Tây đạt được danh dự này từ trước đến nay. Năm 2001, ông có danh dự đặc biệt hiệu chỉnh quyển Trái Tim Rộng Mở, một trong những quyển sách bán chạy nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Sunday, October 21, 2012 / 19:20:51
TUỆ UYỂN
Tuệ -Uyển là bút danh của Tỳ kheo Thích Từ-Đức, Pd: Quảng Định,
hiệu Tuệ-Không xuất gia và tu học tại
TU VIỆN KIM SƠN
P.O. Box 1983,
Morgan Hill, CA 95038, Hoa Kỳ
Office: (408) 848-1541
Mobile: (831) 206-2398
e-mail: tueuyen@gmail.com.
Bài và sách do TUỆ UYỂN CHUYỂN NGỮ
http://tue-uyen.blogspot.com/