Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vân Lô Chiết Triều

03 Tháng Hai 201915:18(Xem: 9000)
Vân Lô Chiết Triều
Vân Lô Chiết Triều
 
Lê Huy Trứ 
Hòa thượng Thích Thanh Từ tâm sự: Có nhiều người đến hỏi chúng tôi, Quí thầy ở đây lâu năm tu hành như thế nào? Tôi đáp: Chỉ có bài kinh Bát-nhã mà đọc hoài không thuộc, cứ quên tới, quên lui! Ở đây Phật nói ngắn hơn, chỉ bốn câu kệ thôi mà vẫn không thuộc. Nghĩa là ở đây coi như thuộc, bước ra khỏi chùa là hết thuộc, vì vừa ra khỏi là tính mai làm gì, mốt làm gì v.v… tính một hồi là quên mất câu kinh… Thế nên tất cả chúng ta đều quên, quên mãi, mà quên đó là mê. Vì thế đức Phật chỉ thật là kỹ: Dù cho chúng ta đem bao nhiêu của báu bố thí cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Ứng dụng thọ trì bốn câu kinh Kim Cang là phước hơn làm ra bao nhiêu của báu để bố thí. Thật ra nếu chúng ta nhận được lý đó để sống, tự nhiên chúng ta chuyển cả cuộc đời mình, chuyển từ cái thân giả dối trở lại cái chân thật. Còn bố thí của cải dù nhiều bao nhiêu đi nữa, sau này sanh ra mình hưởng, nhưng cũng vẫn ở trong sanh diệt. Thế nên khéo trì kinh Kim Cang là đã chuyển mê thành ngộ, bỏ thân luân hồi sanh diệt trở về cái vô sanh, như thế phước đức không gì sánh bằng. (Kinh Kim Cang Giảng Giải)
 Đức Phật dạy: Chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, thì thọ trì cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đọc tụng cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, vì người diễn nói cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đó là công đức hơn người bố thí bảy báu trải qua số kiếp vô lượng vô biên. (Hòa thượng Thích Thanh Từ suy diễn)
Chẳng chấp sắc tướng mà sanh tâm!
Muốn hiểu ý này thì phải suy bụng phật ra bụng ta, nhưng bụng ta không phải như bụng phật, cho nên bụng phật là bụng ta.
Kinh này không phải để trì mà nhớ nhưng mà để tụng mà quên.  Càng đọc càng quên, càng hiểu khác nhau tùy theo duyên khởi, và tâm trạng lúc đó mà như có hay như không.
Cho nên càng tụng càng không nhớ, càng không nhớ càng tụng cho đến khi không tụng mà không nhớ là không tụng cái gì thì đã thành công ... Không.
Tóm lại,
“Kiến thức là những gì còn lại sau khi quên,” trí tuệ là những gì không còn lại sau khi không nhớ.
Nói theo tục đế là khi sống trong như thật thì phải tưởng là như mộng.  Khi đang sống trong như mộng thì nghĩ là như thật.
Có nghĩa là khi đọc tâm kinh mà hay quên vì tuy não tỉnh nhưng tâm không tĩnh cho nên chỉ nhớ cái quên thay vì quên cái nhớ.  Ngược lại, khi chìm trong giấc ngủ thật say không niệm kinhý nghĩa kinh trở thành chân khí cuồn cuộn liên miên bất tận trong thân tâm thì đó mới thật sự là trì được kinh, ngộ được ngôn ngữ của tim, lòng, gan, ruột, phèo, phổi qua hơi thở mà không biết mình đang thở.
Một phần ba của cuộc đời của chúng ta là ngủ, và nghỉ.  Hai phần ba là tỉnh, và động.  Điều này không có nghĩa là phần nào có thật hay phần nào không có thật vì không có những chuyện “ăn ngủ lẹo ị” này thì liệu chúng ta hiện sinh được bao lâu?
Chúng ta tưởng là mơ vì chúng ta không kiểm soát, quản trị được mộng vô thường trong cơn mơ.   Vậy thì lúc tỉnh liệu chúng ta có thể nắm giữ những hành động lúc tỉnh đó, như thật nhưng thật sự vô thường, đó được bao lâu?
Đâu mới thật sự là bờ mê bến tỉnh?
Muốn giác tâm bát nhã thì phải đáo bỉ ngạn tới bờ bên kia mới hiểu nỗi bờ bên đó.
Mà khi tới bờ bên nớ rồi thì cũng như bờ bên ni.
鑪山
鑪山煙鎖浙江潮,
未到平生恨不消。
到得本來無別事,
鑪山煙鎖浙江潮。
Lô sơn
 Lô sơn yên toả Chiết giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên toả Chiết giang triều.

Bản dịch phổ thông nhưng không biết tác giả:
Khói ngút non Lô sóng Chiết giang
Khi chưa đến đó luôn mơ màng
Đến rồi hóa vẫn không gì khác
Khói ngút non Lô sóng Chiết giang.
Nhà sư/thi hào Tuệ Sỹ cho bài dịch dưới này là chuẩn ý nhất.
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chưa đến đó hận muôn vàn.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Bài thơ này theo một số tài liệu Phật giáo Việt Nam cho rằng của Tô Đông Pha, tuy nhiên hiện vẫn chưa tìm thấy trong các tư liệu của Trung Quốc cũng như trong các tập thơ của Tô Đông Pha.
Trong Vài suy nghĩ về một bài thơ của Tô Đông Pha, Phạm Hữu Phước kết luận:  Lô Sơn, chân diện mục, ai ai cũng có. Nhưng nói một cách chắc nịch: “Đến rồi về lại không gì lạ” như Tô Đông Pha thì không phải ai cũng làm được. Con đường đi tìm lại “ta là gì” là cả một tiến trình đòi hỏi nhiều công phu của hành giả.
Hay là nó quả như thế ni?
Vân tỏa triều phao hữu như thị.
Yên Lô triều Chiết hiện
 như thức,
Lưu thủy tán vân
 huyễn như mộng.
Sơn Lô giang Chiết ảo
 như thị,
(Lê Huy Trứ)
Tuy văn-tri-giác bảo rằng bọt sóng, bóng ảnh huyễn mộng như thế nhưng nếu có thân hình (sắc vật) thì có bóng (ảo ảnh).  Như hình với bóng” dưới ánh sáng. Thấy vậy nhưng thật ra tất cả chúng sinh hiện hữu đó với những chướng ngại duyên sinh điều vô thường, như thị hồ.
Như như huyễn mộng chứ không phải hoàn toàn bóng ảnh.
Cho nên chúng ta không thể suy bụng ta ra bụng Phật được.
Muốn thành Phật thì phải “văn tri giác” như Phật.
Suy bụng Phật ra bụng ta.
Cho nên, nếu hỏi phật ở bờ kia, làm sao có qua bờ bên kia thì phật sẽ bảo ngươi đang ở bờ bên kia.  Phật không có cái tánh thấy phân biệt, chúng sinh và Phật vốn cùng phật tánh.  Phật tính trong sạch, tỏa sáng như viên ngọc Ma Ni, tự viên diệu, chưa hề sinh ra, và cũng chưa hề bị diệt.
Nhưng nếu phật ở bờ bên kia hỏi ta, sao ngươi không đáo bỉ ngạn qua bờ bên này thì ta sẽ trả lời là ta đang ở bờ bên này vì ta với phật tuy đồng phật tánh bất nhị nhưng căn trí không bất nhị.
Cho nên bờ bên ni không phải như bờ bên ni mà là bờ bên ni.
Bờ bên nớ không phải là bờ bên tê mà nó là bờ bên nớ.
Nhiều tay tổ đã giải mã ý bài thơ Lô Sơn này rồi.  Tôi chỉ đặt lại vị trí của ý thơ qua lăng kính hiện tại cho giới trẻ, hậu sinh bất khả úy.
Bị hãm bởi mây sơn Lô như đắm trong sóng sông Chiết.  Khi chưa giải thoát mong bỉ ngạn.  Tới bờ rồi thì cũng như lên đỉnh núi.  Chìm trong đáy sông Chiết giang không khác gì bị vây khổn bởi khói núi Lô.
 Khi chưa giải thoát thì u mê không lối ra.  Chưa đạt được thì mong đắc.  Giải thoát, đạt được giác ngộ rồi chẳng khác như không.  Vẫn trôi nỗi trong hư không, không biên giới.
Tôi hiểu như vầy:
Hãm mây Lô như chìm sóng Chiết,
Bình sinh không đắc như lai hận.
Bản lai giác ngộ cũng như không,
Quá vân Lô như lướt Chiết triều.
(Lê Huy Trứ)
Tuy nhiên, cái gì bị, Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều?  
Chướng ngại vì bị mây che khuất trí cao, sóng phiền muộn ở đâu nhận chìm tuệ tâm?
Cái bát nhã là cái chi chi mà Phật tử thường bàn tụng, giảng giải nghe rất cao siêu nhưng không mấy ai tu luyện thành công?
Lúc mới tu đạo, nghiệp đổ dồn như bị mây mù che lối, thủy triều lôi cuốn tức là còn chìm đắm, vây hãm trong vô minh nên vẫn còn khổ đau. 
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải:
"Ký ngữ lai hiền cầu chư kỷ, nhắc kỷ hiền sĩ cầu tri kỷ."
Tôi có một lời muốn nhắc nhở những vị hiền nhân, những vị tu hành trong tương lai là nếu chư vị muốn tâm không quái ngại, đạt đến nơi không chứng đắc, thì phải tự cầu tri kỷ, không nên hướng ngoại tìm cầu, hướng ngoại truy cầu. Đạo lý không tu không chứng, không chỗ chứng đắc tức là lý tìm cầu chư kỷ, nghĩa là phải hồi quang phản chiếu, xoay lại tìm cầu chính mình.
Đầu thượng an đầu tối ngu si, đầu đạt trên đầu thật ngu si.
Nếu chư vị hướng ngoại truy cầu đạo lý thì thật là ngu si, cũng giống như lấy đầu đặt lên đầu. Có ngu si lắm không ? Thật rất ngu si. Đừng lấy đầu mà để lên đầu, phải nên hồi quang phản chiếu, xoay thân chuyển đầu trở lại.  Nếu không chuyển được thân thì không thể đạt đến đâu cả.
quái ngại cố. Vô hữu khủng bố. Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn, tâm không quái ngại, không có khủng bố, xa rời điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn.
Bát nhã ba la mật đa là một trong những pháp môn tu hành của Phật Giáo với cùng một mục đích để an lặng vọng tâm.  Khi vọng tưởng không còn khởi lên thì tự nhiên, chân tâm sáng suốt thanh tịnh hiển bày, hiển thị.
Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm!
Khi mọi cơn sóng lớn trên Chiết giang (ví như vọng tâm, tâm phang duyên) lặng hết thì cái bản lai của sông Chiết bao la thanh tịnh hiện ra trước mắt trí tuệ (gọi là chân tâm hiển lộ, nhi sinh kỳ tâm).  Khi mọi mây mù tan hết trên đỉnh cao thì Lô sơn hiện ra với đầy đủ diện mục của “suối nước khe xanh, thanh tịnh tâm.”
(Trích trong bài trường pháp luận, Như Như Bất Động, tác giả Lê Huy Trứ sẽ xuất bản trong một ngày rất gần đây)
Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Hai 201907:28
Khách
A di da phat
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15822)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16058)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16089)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15229)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14840)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15290)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15464)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17108)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25701)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13832)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17304)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17452)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 16907)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14283)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13385)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15604)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36415)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16227)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 16942)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15303)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15866)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 13959)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16295)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15834)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17786)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 15940)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19712)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20821)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13526)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13724)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14623)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 13967)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15071)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14795)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13782)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13626)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15302)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28091)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22273)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17162)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17056)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15072)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16148)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14829)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17195)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16744)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19567)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 14961)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 15974)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 13913)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant