Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Niệm Phật với cái Tâm

06 Tháng Hai 201916:05(Xem: 5337)
Niệm Phật với cái Tâm

Niệm Phật với cái Tâm


image001

Câu thần chú lạc đề, lạc quẻ “Án ma hôm, bát mê khuya“ của bà lão thành tâm cũng có đủ thần lực sai khiến những hạt đậu nhảy từ bên này sang bên kia, để bà lão tỏa sáng cả một vùng trời. Đấy là một trích đoạn ngắn trong những bài Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu đã giảng tại ngôi chùa Linh Thứu tại thành phố Berlin, thủ đô của nước Đức từ ngày mùng 5 đến mùng 6 tháng giêng năm 2019. Đây là lần đầu tiên Người đến ngôi chùa này để giảng Pháp và trao truyền 8 giới cho các Phật tử, chẳng những của chùa Linh Thứu mà cả các nơi như Thụy Điển, Hamburg,… nghe tin Thầy đi đâu cũng lẽo đẽo khăn gói áo tràng đi theo.

HT Nguyên Siêu của chùa Phật Đà bên San Diego là một “Siêu Tăng“ (chữ này do tôi tự chế ra), người tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng. Cách đây một tháng, tôi có dịp ghé khu Phước Lộc Thọ của Cali, nhìn bảng chỉ đường với xa lộ 405 ghi hàng chữ San Diego thật mời mọc thiết tha bên dưới. Tôi chỉ cầu mong bác tài xế Thiện Khải ngồi bên cạnh chạy một mạch khoảng một trăm miles đến thăm Chùa Thầy, nhưng ông ấy chỉ cho ghé chùa Tây Lai của Đài Loan gần hơn. Ôi, lòng buồn tê tái! Chẳng biết than thở cùng ai? Nhưng khi về đến chùa nhà, nghe tin cuối tuần có buổi Thọ Bát Quan Trai của HT Nguyên Siêu, tôi mới tin câu “Phật Pháp nhiệm màu“ là có thật.

Người đến từ xứ lạnh tình nồng Na Uy, mang theo vài con vi-rút cảm ho đến Chùa Linh Thứu. Thật tội nghiệp cho Thầy, đang từ San Diego nóng bỏng phải đối diện với cái lạnh của xứ chỉ ăn kem ngoài trời mới đủ ấm lòng như Na Uy và tiếp nối đến Đức Quốc, lạnh chẳng thua kém gì! Nhưng Người bảo, sao lạ quá! Nằm trong phòng thì ho rũ rượi, còn ngồi giảng Pháp hằng giờ chẳng ho tiếng nào!

Được cái Phật tử chùa Linh Thứu rất “dễ thương“ (tiếng ngợi khen của Thầy)! Hôm đón Thầy và tiệc tùng đãi đằngtới gần năm chục chúng sinh chờ mong Thầy ban cho Pháp nhũ. Thế mà hôm Thọ Bát trốn tiệt nơi đâu, khiến Thầy điểm mặt chỉ tên chỉ có mười mấy vị thuộc thành phần ưu tú còn sót lại. Thầy cũng hiểu, vì cơm áo gạo tiền, phước đức còn quá mỏng, chưa đủ phước duyên để ngồi nghe Pháptu tập như bảy tám chục vị Giới tử ngồi trong Chánh Điện chùa Linh Thứu ngày hôm nay. Ôi! Lành thay! Lành thay!

Chúng tôi được nghe đến 3 bài Pháp của Thầy, đề tài thật đơn giản, cũ xưa như chưa từng thấy. Từ 4 câu Kinh Pháp Cú:

Không làm các điều Ác.

Nguyện làm các điều Lành.

Giữ tâm ý trong sạch.

Đó là lời Chư Phật.

Cốt lõi chỉ cần thuộc và áp dụng hai câu trên thôi, từ từ Thầy đưa “Chữ Tâm” vào lòng các Giới tử, ai đang đi vào “Ngủ Thiền” hãy lắng lòng tỉnh thức:

. Thiện hay bất thiện đều do Tâm hành xử.

. Đối trị với Phiền não chướng mới biết giá trịdo nơi Tâm, khi tâm tịnh rồi kết quả hạnh phúc sẽ theo như hình với bóng.

. Có Bồ Đề tâm thì Phật mới xuất hiện, như câu truyện Vô Trước thiền sư anh của ngài Thế Thân mong gặp Phật Di Lặc, nhưng chỉ gặp những chuyện không tưởng như việc lấy khăn lau đá để tạc tượng hay lấy khăn lau thép để mài kim. Cho đến khi Bồ Đề tâm của người trổi lên với con chó bị ghẻ lở thì Phật Di Lặc mới xuất hiện ra ngay.

. Đi Chùa bằng Tâm Không, không chấp trước. Điều này đa số hay mắc phải khi đến Chùa gặp chuyện trái tai gai mắt đối với mình là bỏ Chùa ngay, quên luôn chuyện chính là gặp Phật.

. Niệm Phật với cái Tâm, không vì hình thức và số lượng. Nghĩa là niệm Phật với chiều sâu và chất lượng.

Với cách giảng thật nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm Thầy đã đưa các lời Pháp nhũ vào tận đáy thân tâm các Giới tử. Chẳng thế sao chị Diệu Thu sau buổi nghe thuyết giảng, mặt mày hớn hở, gặp ai cũng chia sẻ:

-  Thầy giảng hay quá chị nhỉ! Nghe như đập vào đầu, xóa tan bức màn vô minh trong em từ bấy lâu.

Chúc mừng em! Nhưng đừng mừng vội, cỡ em còn phải đập dài dài mới vỡ tan chứ đừng mong vỡ hết!

Là chỗ thân tình chia sẻ chuyện tu tập nên mới nói giọng đấy thôi! 

 

Có một chuyện Thầy nói về Ngũ Dục: tài, sắc, danh, thực, thùy làm tôi đắc ý. Thầy bảo, đấy là công đức của thế gian. Ai chẳng cầu mong cho mình có lắm tài, một sắc đẹp hoàn mỹ và một danh tiếng lẫy lừng. Người nào đạt được những điều đó, đều được thiên hạ thèm thuồng suýt xoa khen là đại phước. Lại còn câu ca dao của người đời: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”, thế thì hai chữ thực và thùy đâu có xấu. Nhưng, lại chữ nhưng đáng ghét! Hễ nói đến Ngũ Dục là ai cũng chê bai, nghĩ ngay đến hình ảnh của một Thiên Bồng Nguyên Soái Trư Bát Giới chỉ có thực và thùy.

 

giảng Pháp tại xứ sở của Hitler ngày xưa nên Thầy phải giải thích luôn về chữ Vạn, kẻo thiên hạ hiểu lầm. Chữ Vạn với ý nghĩa tốt, nếu làm vua sẽ thành Chuyển Luân Thánh Vương, còn đi tu sẽ thành Bậc Giác Ngộ. Đấy là lời tiên tri của ông A Tu Đà khi nhìn thấy chữ Vạn trên ngực của Thái Tử Tất Đạt Đa trong ngày Đản sanh. Vậy ai là người đi sao chép bản quyền?

 

Thấy Phật Tử chùa Linh Thứu dễ thương nên Thầy chỉ dẫn từng ly từng tí, Thầy bảo, lúc Tụng Giới không được Niệm Phật, vì làm việc gì cũng phải chánh niệm, tập trung vào một việc. Về chuyện ăn chay hay ăn mặnphạm tội sát sanh hay không? Thầy cũng tận tình giải thích, kẻo các thiện nam tín nữ ngộ nhận, tưởng mình đang gặm đùi gà là mang tội sát sanh thật khủng khiếp! Không, Thầy bảo, giết người mới gọi là sát sanh, còn giết các động vật để nuôi thân thể, chỉ là không thể hiện lòng từ bi với chúng, không có tội. Nhưng những hậu quả do việc giết hại và ăn thịt chúng, chắc chắn phải gánh chịu về sau. Sợ quá đi thôi! Thầy cũng tiết lộ việc các hàng xuất gia mỗi tháng phải lạy Thù Ân hai lần để trả ơn các đàn na thính chúng cúng dường.

 

Có một điều làm Thầy ưu tư lớn là tương lai các ngôi Chùa Việt Nam tại hải ngoại sẽ rơi vào tình trạng không người kế thừa, như những ngôi Chùa rộng lớn tại Mỹ do người Trung Hoa và Nhật Bản xây. Đa số đã trở thành những viện bảo tàng Phật Giáo cho du khách viếng thăm. Thầy kêu gọi các bậc cha mẹ, nhà nào đông con hãy cho Chùa xin một đứa. Các bà mẹ Phật tử thuần thành chỉ biết lắc đầu than thở: “Dạ, con muốn lắm chớ! Nhưng chẳng đứa nào chịu cạo đầu đi Tu“. Tuy bế tắc thật, nhưng ít ra cũng có 2 Cô thuộc giới trẻ trong Gia Đình Phật Tử Chánh Niệm đi tu với HT Nhất Chân, một của bác Thị Lộc và một của bác Từ Lương và Diệu Lý.

 

Một trong 48 Giới khinh của Bồ Tát tại gia là khi nghe tin một vị Pháp Sư nào đến giảng Pháp tại địa phương của mình, trong vòng 40 cây số, phải cố gắng đến nghe. Chuyện tôi đến nghe Hòa Thượng giảng quá bình thường, chỉ có chị Bích Nga và chị bạn đạo hát hay đã vượt đại dương, xuyên lục địa từ Thụy Điển đến. Họ còn muốn thỉnh mời Hòa Thượng sang Thụy Điển ban Pháp nhũ cho các Phật tử ở đó được nhờ.

 

Hòa Thượng nhìn cơ ngơi ngôi chùa Linh Thứu với “Phật to Chùa lớn“ và các đạo tràng tu học chật kín cả năm, sinh lòng tán thán công đức của Sư Bà Linh Thứu. Người hứa khả nhận lời mời của Sư Bà đến ngôi chùa này một lần nữa vào tháng 3 trong khóa Huân Tu Tịnh Độ bảy ngày, cùng với HT Phương Trượng chùa Viên Giác, Ni Sư Minh Liên bên Houston và Thầy Hạnh Giới cùng các Ni Chúng chùa Linh Thứu hướng dẫn các hành giả trong khóa tu như mọi năm. Chưa bao giờ khóa huân tu này có một lực lượng giảng sư hùng hậu đến như thế! Tôi phải tranh đấu ghê lắm, mới không bị ông Thiện Khải lôi đi ta bà thế giới trong thời gian khóa tu.

 

Sẵn đây tôi cũng xin quảng cáo luôn cho Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, sẽ đến chùa Linh Thứu tại Berlin từ 21 đến 23 tháng 6 năm 2019. Nếu ai chưa từng tham dự các buổi thuyết giảng của phái đoàn này là cả một sự thiếu sót trong đời. Tôi chỉ bật mí ra hai vị thôi là đã nói lên chất lượng rồi: một vị là Trang Chủ tờ quangduc.com bên Úc Châu, Thầy Nguyên Tạng và vị kia cũng là Trang Chủ tờ hoavouu.com bên Mỹ Quốc, Thầy Hạnh Tuệ. Hai cánh tay đắc lực của giáo hội nói chung và các vị đại lão Hòa Thượng nói riêng.

 

Để kết thúc bài viết tôi xin kể một chuyện bên lề xảy ra trong hiện trường khóa tu, tình cờ người viết được nghe. Chẳng là sau những buổi thuyết giảng, trước cửa phòng Hòa Thượng thiên hạ đủ mọi trường phái đứng xếp hàng dài dài chờ đến phiên cầm phong bì vào đảnh lễ cúng dường. Có một vị Giới tử cầm một cuốn sách dạng tiểu thuyết kẹp tờ giấy năm chục Euro mới toanh vào thưa trình:

- Thưa Thầy, đây là tác phẩm mới nhất của con và số tịnh tài này là tiền bán sách xin được cúng dường Thầy ạ!

Hòa Thượng cười tươi như hoa sen nở, vỗ vai khen ngợi:

- Sao con giỏi dữ vậy! Thầy đây viết tới mấy cuốn mà chẳng bán được đồng nào?

- Tại Thầy viết về Phật Pháp làm sao bán được! Còn con viết chuyện Tình mới moi được tiền thiên hạ.

 

Câu chuyện đến đây tưởng rằng kết thúc, vị Giới tử kia định chắp tay cúi chào lui ra, nhưng Hòa Thượng còn hỏi với theo một câu:

- Thầy nghe đâu, con viết về đời của con phải không?

Vì mới thọ 8 Giới với Hòa Thượng còn nóng hổi, nên cô nàng không dám nói dối là chuyện hư cấu, chỉ tưởng tượng mà thôi, nên cười trừ:

- Dạ! Không có lửa làm sao có khói Thầy ơi!

 

Chúc các bạn một ngày vui.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Đầu xuân 2019.

image003
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1950)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2064)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2254)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2520)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2550)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2085)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2537)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1874)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1969)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2254)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2780)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1693)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1799)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1631)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2208)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2367)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2082)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1862)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1788)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1971)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1705)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2690)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1851)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2185)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2147)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2498)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1806)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1989)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1865)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2040)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2611)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3671)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2287)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1665)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1979)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2316)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2314)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2153)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3116)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2130)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2050)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1980)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2186)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2479)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2053)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2446)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2410)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant