Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Sách “Essence of the Heart Sutra” Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

11 Tháng Hai 201907:55(Xem: 5003)
Đọc Sách “Essence of the Heart Sutra” Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14
Đọc Sách “Essence of the Heart Sutra”

Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

Nguyên Giác

 

bia sach ESSENCE of the HEART SUTRAMột số bạn đã nhiều năm gõ cửa nhiều chùa, đọc nhiều kinh điển, tu nhiều tông phái, và rồi thấy rằng Phật pháp quá mênh mông, như dường học hoài không hết. Và rồi bạn chỉ muốn tìm một cuốn sách tiếng Anh duy nhất để đọc, để nghiền ngẫm ngày này qua ngày kia, nhằm nắm vững tinh yếu Phật pháp để vào cửa giải thoát. Nếu thế, xin đề nghị bạn hãy tìm đọc tác phẩm “Essence of the Heart Sutra” (viết tắt: EHS) của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Dĩ nhiên cũng có nhiều sách thích nghi tương tự, nhưng đặc biệt sách này thích hợp cho đa số, bất kể bạn xuất thân từ tông phái nào, Nam hay Bắc tông, Thiền hay Tịnh, Mật. Bởi vì, sách này chú giải Bát Nhã Tâm Kinh, một bản văn nhật tụng của Bắc Tôngđặc biệtThiền Tông, nhưng cũng từ cội gốc trong nhóm kinh nhật tụng sơ thời, khi Đức Phật còn sinh tiền.

Sách này có tên đầy đủ là “Essence of the Heart Sutra: The Dalai Lama’s Heart of Wisdom Teachings” (Tinh Yếu Tâm Kinh: Cốt Lõi Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma Dạy Về Trí Tuệ) – tác giả ghi là Tenzin Gyatso The Fourteenth Dalai Lama. Không rõ có bản dịch tiếng Việt nào chưa; tuy nhiên, cho dù đã có vị nào dịch sang tiếng Việt, bạn cũng nên lấy bản tiếng Anh làm chính để đọc hàng ngày.

Có nhiều lý do để lấy bản tiếng Anh làm chính, bất kể dịch giả nào có xuất sắc cách mấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong năm 24 tuổi (sinh 1935, lưu vong 1959), giảng pháp toàn cầu trực tiếp bằng tiếng Anh, khi gặp Phật tử từ Đông Á thường mời tứ chúng tụng Tâm Kinh theo ngôn ngữ các nước. Những thời thuyết pháp của ngài có thể xem trên YouTube. Sách này là tổng hợp nhiều bài giảng của ngài về Tâm Kinh, biên tập và duyệt lại từ nhiều người, với người dịch chủ yếu là Tiến sĩ Thupten Jinpa, một cựu tăng sĩ Tây Tạng thường đi bên cạnh ngài trong những sự kiện lớn. Jinpa viết trong Lời nói đầu năm 2002 (EHS, trang xi) rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng tụng Tâm Kinh trước tất cả các buổi thuyết pháp. Do vậy, sách này rất cô đọng, và từng chữ tiếng Anh trong sách đều được cân nhắc từ nhiều vị tôn túc.

Có thể chỉ đọc sách dủ để giải thoát? Đủ để chứng quả Thánh? Có thể. Bởi vì, hành vi đọc sách, hay đọc tụng kinh điển, hay nghiền ngẫm kinh điển, cũng có thể dứt bỏ ba phần đầu trong năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân) – nghĩa là, chứng quả Dự lưu, còn gọi là mở Pháp Nhãn, thấy rõ đường đạo không nhầm lẫn, cho dù các phiền não vi tế chưa cắt đứt hết. Đó là lý do cho thấy đọc tụng, hay tư duy về Phật pháp là một phần trong đời sống tu hành, có từ thời Đức Phật sinh tiền.

Sách EHS dày 180 trang, do nhà xuất bản  Wisdom Publications ấn hành, bản đầu tiên in năm 2002, gồm ba phần chính.

Phần I gồm 5 Chương, nói tổng quan về Phật giáo, trình bày sơ lược về nhiều tông phái trong ba thời chuyển pháp luân, trong đó cốt tủy vẫn là Lý Duyên Khởi và cách xa lìa khổ, về ngài Long Thọ (Nagarjuna), về Tâm Kinh, một giáo lý cô đọng của Đại Thừa xuất hiện, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thíchxuất hiện nhiều thế kỷ sau Đức Phật, nhưng ngài cũng ghi rằng, “Chúng ta có thể nói rằng kinh điển Đại Thừa không do Đức Phật lịch sử dạy cho công chúng trong ý nghĩa quy ước. Thêm nữa, có thể rằng kinh điển Đại Thừa, như các kinh trong hệ thống Trí Tuệ Viên Mãn (Bát Nhã Ba La Mật), đã được dạy cho một nhóm vài vị mà  Đức Phật xem là thích nghi nhất để học giáo pháp này.” (trang 47). Dĩ nhiên, một số bạn có thể cho rằng Tâm Kinh là hậu tác. Nhưng nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy tư tưởng Tâm Kinh đã có rất sớm trong nhóm Kinh Tập của Tạng Pali, khi Đức Phật mới thuyết pháp.

Nơi trang 52-55, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích về ba thời chuyển pháp luân. Đức Phật thuyết pháp trong thời đầu tiên là dạy Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) trong đó Bát Chánh Đạo nằm trong Đạo Đế. Thời kỳ thứ nhì, Đức Phật dạy các kinh hệ thống Bát Nhã, giải thích sâu hơn về Diệt Đế (the truth of cessation, nằm trong Tứ Thánh Đế), đặc biệt là để hiểu bản chất tận cùng của thực tạitánh không, là rỗng rang (emptiness). Và rồi từ kinh nghiệm sâu hơn về tánh không, dẫn tới thời kỳ chuyển pháp luân thứ ba, khi Đức Phật dạy các kinh về Phật Tánh (Buddha Nature) còn gọi là Như Lai Tạng (Tathagatagarbha) và là nền tảng để hiểu Kim Cang Thừa. Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên là nên học cả ba thời dạy pháp như thế -- Thượng Tọa Bộ (Theravada), Đại Thừa (Mahayana), Kim Cang Thừa (Vajrayana) – để biết cả ba đều là lời Đức Phật dạy, để tránh cái chấp của một số vị cho rằng kinh Đại Thừa đã xa lìa Phật pháp, hay ngược lại là cái chấp cho rằng Theravada là “cỗ xe nhỏ” (trang 54). Ngài khuyên tất cả Phật tử nên kết hợp tất cả giáo pháp cốt tủy ba thừa vào tu tập riêng (trang 55). Nếu bạn không đồng ý với cách giải thích lịch sử đó, cũng không hề gì, vì nhiều luận sư cũng bất đồng về những chuyện như niên đại, thời kỳ… Giáo lý quan trọng là ở phần sau, nói về yếu nghĩa Tâm Kinh.

Phần II là Tâm Kinh, từ Chương 6 tới 11, giải thích về Bát Nhã Tâm Kinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma viết rằng một vị sư Tây Tạng trung bình mất từ 5 tới 7 năm để học các kinh hệ thống Bát Nhã, và một số vị sẽ phải học thêm các bộ luận – khoảng 21 bộ luận đã được dịch từ Sanskrit sang Tạng ngữ, và rồi thêm nhiều bộ luận được các sư viết trực tiếp bằng Tạng ngữ (trang 63-64). Nói như thế để thấy truyền thống Tây Tạng xem tư tưởng Bát Nhã (còn gọi là hệ thống Trung Luận, mà Tâm Kinh là bản văn cô đọng) là cốt tủy Phật pháp.

Bản Tâm Kinh tiếng Hán Việt thường tụng ngắn hơn bản tiếng Anh trong sách EHS, nguyên dịch ra từ Tạng ngữ.

Bản Hán Việt khởi đầu là: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…”

Nhưng trong bản tiếng Anh trong sách EHS, trang 68-70, khởi đầu là: “Thus have I once heard: The Blessed One was staying in…” (Như vầy tôi nghe: Thế Tôn đang ở tại…” Khởi đầu là hình ảnh Đức Phật giữa các sư và bồ tát, “Thế Tôn nhập định về nhiều hiện tượng gọi là hiện tướng của sự thâm sâu.” (Blessed One entered the meditative absorption on the varieties of phenomena called the appearance of the profound). Đức Đạt Lai Lạt Ma chú giải rằng “sự thâm sâu” đó là chỉ vào Tánh Không (emptiness), vào Như Thị (suchness), còn gọi là “các pháp chỉ là như thế.”

Do vậy, nếu không dựa vào chú giải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà cứ dựa vào từ điển, chúng ta sẽ có thể nhầm nghĩa.

Và cũng do vậy, nếu cứ vin vào chữ, thuần dựa vào văn tự, chúng ta có thể sẽ, hoặc rời xa kinh điển, hoặc mang nghĩa này nhầm sang nghĩa khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn ra một thí dụ cụ thể là chữ Phật Tánh (Buddha Nature).

Nơi trang 82, Ngài viết, dịch là: “Trong Đại thừa, chữ Phật Tánh có nhiều nghĩa. Trong Duy Thức Tông, Phật Tánh chỉ cho tâm vô cấu nhiễm căn bản của chúng ta mà, khi chưa nhận ra, là Tánh Phật “an trú tự nhiên” của chúng ta, và khi tỉnh thức sẽ là Tánh Phật “được chuyển hóa” của chúng ta. Bản chất Phật an trú tự nhiên này cũng là Niết bàn bản nhiên, hay sự giải thoát bản nhiên đã hiện hữu trong tất cả chúng ta. Cũng nhờ có sẵn Niết bàn bản nhiên nên bụi che mờ có thể tách rời khỏi tự tánh của tâm, và mới có thể  chứng ngộ. Trong Trung Luận Tông, bản chất Phật (tức Phật Tánh) được định nghĩa khác: được định nghĩa là Không, cụ thể, là cái rỗng rang không tự thể của tâm. Đây cũng gọi là bản tánh ánh sáng trong trẻo của tâm.”

Tuyệt vờiTâm Kinh, cho dù chúng ta đọc một câu, hay vài câu cũng sẽ thấy sức mạnh:

…Cho nên trong tướng Không

Không có sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức;

Không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý;

Không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp…

Một điểm lợi ích khi đọc Tâm Kinh qua sách EHS, là khi gặp một số điểm phức tạp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhiều điểm nhìn khác nhau từ nhiều luận thư. Như trong Chương 9, Interpreting Emptiness (Diễn Giải Về Không), Ngài đưa ra điểm nhìn về vô ngã qua các quan điểm Hữu bộ (Vaibhasika), Kinh Lượng bộ (Sautrantika), Duy Thức Luận (Mindonly School), Trung Luận (Middle Way School).

Một điểm ghi nhận rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma theo lập trường Trung Luận. Như nơi trang 107, Ngài phân tích về dị biệt giữa Duy ThứcTrung Luận. Duy Thức chỉ ra, phân tích về cái Không của hiện tướng ngoại xứ (hiện tượng ngoài tâm chúng ta) để xả ly tâm tham và sân, nhưng như thế vẫn chưa đủ, theo Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Bởi vì nếu chưa nhận ra cái Không trong nội xứ (hiện tượng trong tâm chúng ta) thì sẽ có thể chấp vào, vin vào cảm thọ an lạc của thiền định, trong khi chỉ Trung Luận mới xóa rào phân biệt giữa trong và ngoài tâm, giữa ngoại xứ và nội xứ -- và đó là tận cùng, cốt tủy Tâm Kinh.

Tuy nhiên, Tánh Không không có nghĩa là không hề có gì hết, theo lời giải thích của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì sẽ vô nghĩa nếu phủ nhận thực tại, “Điều này cho thấy rằng các pháp hiện hữu, nhưng trong tự thể là không; hữu thể chỉ có thể được hiểu qua ý nghĩa duyên khởi.” (trang 112)

Và đó là Không, là Vô Ngã, rằng tất cả các hiện tượng không hề có một chút mảy may hiện hữu nội tại (each and every phenomenon lacks even a trace of intrinsic existence).

Nơi trang 122, Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn ra bài kệ của Long Thọ về bát bất (Tám điều không): không hề có gì sinh, cũng không hề có gì diệt; không pháp nào là thường còn, không pháp nào là đoạn diệt; không gì tới, không gì đi; không hề khác biệt, cũng không phải là một (bất sinh, bất diệt; bất thường, bất đoạn; bất lai, bất khứ; bất dị, bất nhất).

Để dễ hiểu về ý nghĩa  bát bất, chúng ta hãy hình dung rằng, dẫn theo Kinh Tương Ưng SN 35.246 -- Vīṇopama Sutta (1), khi một quân vương lần đầu nghe âm thanh từ cây đàn hồ cầm, mới gọi lính đi bắt lấy những âm thanh tuyệt vời đó. Nhạc sĩ mới nói âm thanh (tức là cái được nghe) là từ cây đàn, thân đàn, dây đàn, nhạc sĩ và cách chơi đàn đúng cách. Thế rồi nhà vua chẻ cây đàn làm trăm mảnh, cũng không thấy âm thanh đâu… Đức Phật kể ẩn dụ này nói tiếp, rằng tìm hoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ không thấy ở đâu có, và đó là vô ngã.

Tương tự, chúng ta nói đó là duyên khởi, tự thể tiếng đàn  là rỗng rang, là trống không – và tiếng đàn không từ đâu tới, không từ đàn, không từ dây, không từ gỗ… do vậy, các pháp không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không tới, không đi, không khác, không một.

Hễ thấy như thế, tức khắc, trước mắt và bên tai là các pháp tịch diệt, tức là Niết bàn.

Nơi trang 123, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng hễ ai nương vào nhóm “bát bất” sẽ vào được Tam Giải Thoát Môn (Không, Vô Tướng, Vô Nguyện). Tức là, nhìn tự thể, nhìn nhân, nhìn quả.

Ngài viết, dịch như sau: “Tám đặc tính này có thể gom vào ba phạm trù, mỗi phạm trù khảo sát Tánh Không từ một điểm nhìn khác nhau. Ba điểm nhìn này gọi là Ba Cửa Giải Thoát. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ điểm nhìn của tự các pháp, chúng ta thấy tất cả hiện tượng đều rỗng rang không tự thể, va trống rỗng không đặc tính nào là tự thể (ngã).  Nhìn như thế là cửa đầu tiên của giải thoát, Cửa Không. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ điểm nhìn của nguyên nhân của nó, chúng ta thấy nó không sinh, không diệt, không nnơ và không sạch. Đó là cửa giải thoát thứ nhì, Cửa Vô Tướng. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ ảnh hưởng (quả) của nó, chúng ta thấy các pháp không thiếu (khiếm khuyết), không dư (toàn hảo). Đó là cửa thứ ba của giải thoát, Cửa Vô Nguyện.” (trang 123)

Nói chung, đối với Phật tử đọc Anh văn, tác phẩm “Essence of the Heart Sutra” cần được nghiền ngẫm, tư duy từng lời giải thích của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nơi đây, Tâm Kinh, cốt tủy của Phật pháp, đã được giải thích minh bạch. Hễ ai giữ được cái nhìn rỗng rang như thế, tất nhiên là giải thoát.

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 35.246 -- https://suttacentral.net/sn35.246/en/sujato

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21361)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19718)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22926)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17243)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17672)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16185)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15959)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21764)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19800)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20167)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19405)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17081)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18371)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17140)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15802)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15804)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 14948)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16692)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 14926)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13561)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16013)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 15918)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 10967)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15473)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15517)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15437)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16740)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17438)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14070)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18018)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17086)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 17995)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16750)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16712)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16534)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 14968)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16276)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13872)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12508)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21204)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18187)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16450)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 16843)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16628)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 16944)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17521)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13313)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18226)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16053)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14808)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant