Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sao Con Người Vẫn Khổ?

14 Tháng Hai 201907:49(Xem: 6055)
Sao Con Người Vẫn Khổ?
Sao Con Người Vẫn Khổ?

Đào Văn Bình


chu tieu

Khi con người lạc hậu còn đi bộ. 
Rồi lần lần biết cưỡi ngựa, cưỡi trâu.
Rồi lần hồi thông minh tìm ra hơi nước,
Rồi máy bay, xe lửa, xe hơi.
Và trong tương lai có thể du hành bằng hỏa tiễn.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi con người còn chui rúc trong  núi rừng, hang động.
Lần hồi chất đá làm nhà,
Rồi biết đốn cây, phá rừng lấy gỗ.
Rồi thông minh tìm ra xi-măng cốt sắt.
Nhà chọc trời, dinh thự mọc lên như nấm.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi con người còn trần truồng, ăn lông ở lỗ.
Rồi lần hồi biết xấu hổ.
Lấy lá che thân.
Rồi thông minh biết nuôi tằm, dệt lụa.
Ngày nay có muôn ngàn quần hàng áo hiệu.
Với cả triệu cô đẹp như giáng thế tiên nga.
Người nào cũng ăn mặc hợp thời trang, đúng mốt.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi cuộc sống còn hoang sơ, cổ lỗ.
Các cô gái phải giặt lụa ở bến sông.
Lội bùn, quần kéo lên đầu gối.
Rồi văn minh chế ra máy giặt.
Quăng đồ vào máy rồi ung dung nghe nhạc.
Cuộc sống cơ hồ tưởng như quá sướng.
Thế tại sao các bà các cô vẫn khổ?
Vẫn bù đầu chuyện nội trợ gia đình?  
 
Khi con người còn dã man, cổ lỗ.
Dùng gậy đá đánh nhau.
Chết chẳng bao nhiêu.
Rồi văn minh tiến lên cung kiếm.
Chết khá nhiều nhưng cũng chẳng bao nhiêu.
Thế rồi thông minh chế ra thuốc nổ.
Đánh nhau bằng đại bác, máy bay.
Thế chiến nhất, 10 triệu người uổng mạng.
Thế chiến hai, 55 triệu phanh thây.
Rồi đây hỏa tiễn siêu thanh mang bom nguyên tử.
Trong thế chiến ba,
Sẽ chết khoảng tỷ người.
Phải chăng càng văn minh con người càng thê thảm?
 
Thế giới này ai văn minh hơn Nhật Bản?
Nhưng nhiều người về già không  đủ tiền sinh sống.
Khi con cái bỏ đi.
Phải tìm cách phạm tội để vào tù.
Để có cơm ăn, chốn ở và có bầu có bạn.
Chọn ngục tù thay cuộc sống tự do.
Như con chim chui vào lồng để có hạt kê, nước uống.
Phải chăng càng văn minh con người càng khổ?
 
Khi con người còn man di, mọi rợ.
Bị bệnh thì van vái thần linh.
Rổi lần hồi hái lá cây làm thuốc.
Ngày nay có cả triệu bác học và nhà bào chế.
Mà chỉ có thể chế được thuốc độc, thuốc mê hay thuốc ngủ.
Nếu khổ quá thì lao đầu tự tử.
Chẳng có ai chế được “thuốc diệt khổ” cho đời.
 
Khi con người còn mông muội.
Dù chỉ cuối làng, đầu sông, cuối xóm.
Chuyện động trời xảy ra thôi mù tịt.
Con gái lấy chồng xa coi như vĩnh biệt.
Ngày nay máy điện tử, iphone, ipad...
Chuyện ở Cung Trăng xa xôi ai cũng biết.
Hiểu biết quá nhiều, ai cũng là bác học.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
Phải chăng kiến thức cũng chẳng giúp ích mấy cho người?
Bạn ơi,
Văn minh chưa phải là hạnh phúc.
Siêu kỹ thuật không phải cứu cánh của cuộc đời.
Khoa học chỉ thỏa mãn trí thông minh.
Nó chỉ là tiện nghi.
Không diệt trừ được đau khổ.
Và chẳng đem lại hạnh phúc cho ai.
Qua bốn thời kỳ cách mạng khoa học và văn minh tột đỉnh,
Sao khổ đau vẫn tiếp tục hoành hành?
Và mỗi lúc mỗi thêm chồng chất.
Hệ thống liên mạng toàn cầu, diễn đàn, twitter, facebook.
Giúp ích cho người thì ít.
Nhưng lại là cội nguồn của mọi nhức đầu.
Loài người dường như thản nhiên tìm vui trong đau khổ.
Sự thông minh của con người,
Giống như thiêu thân lao vào ánh lửa.
Bạn ơi,
Trên Thiên Đàng vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Trong cung vàng điện ngọc vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Nước nhược non bồng nơi Tiên ở vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Lên non “tìm động hoa vàng” vẫn không tránh khỏi khổ đau.
tiên nga giáng thế vẫn có khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Dù siêu mẫu, hoa hậu hoàn vũ vẫn có khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Dù tỷ phú cũng không thoát khỏi khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
quyền thế như Tần Thủy Hoàng, Hitler, A Lịch Sơn Đại Đế…
Vẫn không thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết .
Vậy thì hãy lắng nghe Kinh Rohitassa Sutta:
Của một thời tại thành Xá Vệ,
Tịnh Xá Kỳ Viên.
Vườn của Ông Cấp Cô Độc.
Còn cây của Thái Tử Kỳ Đà.
Vương tử Rohitassa - con một vị thiên vương.
Đến bên Phật, quỳ thưa:
Thế Tôn hi hữu:
Liệu con có thể du hành tới tận cùng của thế giới,
Để biết, để nhìn thấy,
Nơi không có Sinh-Già-Bệnh-Chết,
Không có từ bỏ đời này,
Không có tái sanh đời khác?
Đức Phật bảo rằng:
-Này hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác). Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.
-Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ Biển Đông qua Biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: “Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể  đạt được tận cùng của thế giới và giữa đường con đã chết.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Đức Phật nói tiếp:
-Này hiền giả, ta tuyên bố rằng: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Nhưng này hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt. (*)
Bạn ơi,
Nơi nào cũng có khổ.
Thời nào cũng có khổ.
Hữu thân hữu khổ.
Hễ có cuộc sống là có khổ.
Một thanh niên ở Ấn Độ,
Đã kiện cha mẹ mình.
Vì đã sinh ra anh và đẩy anh vào bể khổ.
Văn minh, kỹ thuật, y khoa chỉ cứu sống con người,
Nhưng không thể chữa lành bệnh khổ.
Van vái thẩn linh không thoát khỏi bệnh khổ.
Khóc than chỉ bớt khổ nhưng không nguôi được khổ.
Chất chứa trong nhà cả tỷ đô-la, con người vẫn khổ.
Đi bộ khổ đã đành, mà ngồi trên máy bay, xe hơi con người vẫn khổ.
Dù sửa sang sắc đẹp như tiên nga giáng thế, con người vẫn khổ.
Dù là vua, quan, tổng thống, thủ tướng, con người vẫn khổ.
Pháp thế gian không thể nào chữa được bệnh khổ.
Văn minh thế này,
văn minh hơn nữa,
Con người vẫn khổ.
Dù đưa nhau lên Cung Trăng để ở.
Thì Cung Trăng vẫn có khổ đau.
Thế nhưng với xác thân nhỏ bé này.
Và ngay chính nơi đây.
Với trí tuệ,
Chúng ta có thể chữa được bệnh khổ và sinh-già-bệnh-chết.
Hãy nghiền ngẫm Kinh Rohitassa.
Bạn sẽ thấy sự vi diệu của trí tuệ.
Chỉ có trí tuệ của Phật mới giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Đào Văn Bình
                                       (California 10/2/2019)
(*) Bản dịch của HT. Thích Minh Châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10267)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9821)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11212)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18806)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9656)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8881)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9449)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8983)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9291)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8967)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9686)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10460)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9347)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9913)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10341)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9532)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10863)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10247)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9435)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10644)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12724)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10344)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10244)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13445)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10815)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10102)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9092)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10246)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10637)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18020)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10956)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10837)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10890)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11839)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12357)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17893)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11918)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 9990)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9556)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14717)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9658)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8794)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9004)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8957)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8073)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11889)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10244)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8732)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10273)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10800)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant