Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thế Giới Bên Kia

26 Tháng Hai 201916:13(Xem: 5711)
Thế Giới Bên Kia

Thế Giới Bên Kia

Thích Chân Tôn

image001

Một người bạn thân của Einstein là Robert S. Marcus, lúc đó đang giữ chức Giám đốc tổ chức Nghị hội Người Do Thái Thế giới. Sau khi con trai của Marcus chết vì bệnh polio (bệnh bại liệt trẻ em), Einstein viết một lá thư đề ngày 12 tháng 2 năm 1950 để an ủi bạn. Thư Einstein viết, dịch như sau:

 “Bạn Marcus thân:

Con ngườimột phần nhỏ của một tổng thể, mà chúng ta gọi là “Vũ Trụ,” phần này bị hạn chế trong thời giankhông gian. Cá nhân anh ta đã có kinh nghiệm về những suy nghĩ, những cảm thọ của anh như một sự cách biệt với những phần còn lại – đó là một ảo tưởng quang học trong tiềm thức của anh ta. Nỗ lực tự giải thoát khỏi ảo tưởng này là mục đích của tôn giáo chân chính…” (A human being is a part of the whole, called by us "Universe", a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separated from the rest — a kind of optical delusion of his consciousness. The striving to free oneself from this delusion is the one issue of true religion) Đừng sống trong ảo giác đó mà hảy vượt qua để đạt đến một sự an lạc của tâm hồn.

Sau khi đọc xong lá thư này chúng ta muốn tìm hiểu khoa học, vủ trụ học nói gì về một thế giới khác ngoài cái thế giới ảo tưởng này. Nghĩa là, theo Einstein, những ai thấy họ cách biệt với phần còn lại của thế giới, đó chính là “ảo tưởng quang học của tiềm thức”… chính tiềm thức tạo ra ảo tưởng này. Để thoát ra khỏi những ảo tưởng này , đó là mục đích chính của tôn giáo chân thực. Trong kinh điễn Phật giáo, ngoài thế giới vô thường này mà ảo tưởng của chúng ta cho là có thật, còn có những cõi khác trong vủ trụ, nhưng đối với con mắt phàm, chúng ta chỉ thấy cõi NgườiSúc sanh, riêng thế giới Phật Trời, A tu la, Ngạ quỹ và Địa ngục và các cõi Thánh là chúng ta không thấy nhưng cũng có thể cảm nhận được. 

Như đã biết, không gian chúng ta đang sống là không gian ba chiều. Nhưng để giải thích các vấn đề trên, các nhà khoa học cho rằng không gian có thể có nhiều hơn ba chiều (bốn chiều, năm chiều..v..v.). Những người có thiền định cao, hoặc các nhà ngoại cảm, hay một số người có liên quan đến một năng lực đặc biệt nào đó, giúp họ đi vào thế giới không gian bốn chiều, hoặc những chiều không gian bí ẩn khác, do vậy  họ đã nhìn thấy những hình ảnh mà người khác không nhìn thấy được. Ngay trong kinh chỉ có Đức Thế Tôn mới thấy các cõi khác mà các vị thánh tăng không thấy được. 

 

Nhiều truyền thuyết cho rằng, chiều không gian thứ 4 hoặc các chiều không gian khác là nơi các linh hồn cư ngụ, bởi họ không còn chịu tác động bởi bất cứ một quy luật vật lý nào.Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với Phật   giáo.Trong thuyết tương đối của mình, Einstein đã đồng nhất thời gian với chiều không gian thứ 4, nhưng điều này cũng gây nhiều tranh cãi, bởi không gianthời gian là 2 thứ không thể tách rời. Từ lâu, thời giankhông gian luôn được xem như một miền liên tục thống nhất, bất cứ thay đổi nào ở phía thời gian sẽ tác động lên không gian, và ngược lại. Tuy nhiên, Einstein đã bác bỏ điều này thông qua việc chỉ ra một yếu tố có khả năng bẻ cong mối tương quan giữa không gianthời gian – đó chính là trọng lực.

 

Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng ý tưởng của Einstein nhằm mục đích du hành xuyên thời gian. Chúng ta có thể di chuyển tới bất cứ đâu, với bất cứ phương hướng nào trong thế giới ba chiều, nhưng chúng ta lại chỉ có thể di chuyển xuôi dòng theo chiều thời gian. Dù việc đi về quá khứ đã được chứng minh là gần-như-bất-khả-thi, nhiều nhà khoa học vẫn nuôi hi vọng tìm ra các lỗ sâu giúp kết nối giữa các vùng khác nhau trong miền không gian-thời gian.

 

Sở dĩ bạn có thể cảm nhận được điều này là bởi bạn đang sống trong một thế giới với 3 chiều không gian – dài, rộng và cao. Với những ai chỉ sống trong thế giới 2 chiều, việc cảm nhận không gian 3 chiều là bất khả thi. Và chính điều đó, theo nhiều chuyên gia, là nguyên nhân khiến chúng ta không thể thấy được chiều không gian thứ 4, hoặc bất cứ chiều không gian nào ở trên nó. Khoa học đã chỉ ra rằng, có ít nhất 11 chiều không gian, nhưng đại đa số chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy được. Chúng ta sống trong không gian 3 chiều, và bộ não của chúng ta sẽ không có cách nào để vượt qua giới hạn đó.

Theo các nhà khoa học, bộ não của con người bình thường không thể tưởng tượng được không gian bốn chiều. Điều này có thể được giải thích như sau: Chúng ta hãy giả thiết là có các sinh vật sống ở không gian hai chiều (sống trên một mặt phẳng). Ở trên mặt phẳng đó, họ không hề biết gì về sự hiện hữu của không gian ba chiều. Vì vậy, mọi chuyển động của họ sẽ bị giới hạn trên mặt phẳng ấy và không thể tiến vào chiều không gian thứ ba như chúng ta. Giả sử có một quả cầu lọt vào thế giới đó, các sinh vật ở không gian hai chiều mới đầu sẽ nhìn thấy một điểm sáng, rồi đến các hình tròn to dần lên, đến mức cực đại, rồi các hình tròn nhỏ dần, thu lại thành một điểm, rồi biến mất. Kết quả là họ chỉ nhìn thấy những đường tròn mà không hiểu toàn bộ câu chuyện về quả cầu như thế nào cả.

Nhưng,  những điều thần bí đôi khi cũng đến với các sinh vật ở không gian hai chiều. Ví dụ, thời gian cần thiết để họ vượt qua khoảng cách từ A đến B trên mặt phẳng (không gian hai chiều) khoảng chục năm. Nhưng vì một biến cố nào đó, mặt phẳng kia bị cong lại trong không gian ba chiều, khiến điểm A và điểm B gần nhau hơn, thậm chí trùng lên nhau. Khi đó điều kỳ diệu đã đến với họ: Thời gian hàng chục năm để đi từ A đến B đạt được chỉ trong giây lát.

Trở lại vấn đề trên, các nhà khoa học giải thích: Không gian ba chiều nằm trong cái nôi của không gian bốn chiều (như không gian hai chiều nằm trong không gian ba chiều). Những ai có khả năng xâm nhập vào chiều không gian thứ tư, thì đối với họ khoảng cách hàng vạn cây số, thậm chí hàng vạn năm ánh sáng không còn ý nghĩa gì. Họ vượt qua trong phút chốc bằng cách đi qua “ khe hở” của chiều thứ tư này. "Khe hở" đó là biên giới ngăn cách hai thế giới: Thế giới của không gian ba chiều và thế giới của không gian bốn chiều. Đó chính là cơ hội để những sinh vật cấp thấp xâm nhập vào chiều thứ tư hoặc các chiều cao hơn, như những người trên trái đất đã gặp người hành tinh khác hoặc liên lạc được với những kẻ trong các cõi siêu hình khác v..v.

Để chứng minh sự tồn tại của chiều không gian thứ tư, các nhà khoa học Mỹ dự định chế tạo một máy đo siêu nhỏ, nhằm chỉ ra các hiệu ứng khác lạ, dẫn tới kết luận về sự hiện hữu của các chiều không gian khác. Nguyên lý của thí nghiệm này như sau: Theo thuyết string (Thuyết hình sợi), ở các khoảng không gian cực hẹp (cấp độ nano mét (nm); 1nm = 10-7cm), không gian sẽ bị cuộn lại trong các chiều khác (chiều thứ tư, thứ năm...). Điều này sẽ làm thay đổi lực hấp dẫn giữa các vật thể trong không gian đó. Vì thế, nếu xây dựng được một thí nghiệm để chỉ ra sự thay đổi này của lực hấp dẫn, thì người ta có thể kết luận rằng có chiều không gian thứ tư.

Các nhà khoa học dự định sẽ đo lực hấp dẫn giữa hai lá kim loại siêu mỏng, đặt cách nhau một khoảng cỡ nano mét. Để đo được chính xác lực hấp dẫn này, người ta cần loại trừ một đại lượng gọi là hiệu ứng Casimir.

Theo cơ học lượng tử, hiệu ứng này được sinh ra bởi các photon ảo, thường bất ngờ xuất hiện trong chân không rồi lại tự động biến mất. Bình thường, trong không gian tồn tại các photon với các bước sóng khác nhau và rất đa dạng. Tuy nhiên, giữa hai tấm kim loại cực hẹp thì điều đó không thể có. Ở đây chỉ có các photon có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách giữa 2 lá kim loại. Hệ quả là giữa hai tấm kim loại sẽ có ít photon hơn bên ngoài. Sự chênh lệch về số photon trong và ngoài hai lá kim loại sẽ tạo ra một áp suất nhỏ, ép chúng lại với nhau. Lực đó được gọi là hiệu ứng Casimir.

Để loại trừ hiệu ứng trên, các nhà khoa học sẽ phải làm thí nghiệm với các lá kim loại giống hệt nhau, nhưng với các đồng vị khác nhau. Ở giữa chúng hiệu ứng Casimir sẽ giống nhau, nhưng lực hấp dẫn lại khác nhau (lá kim loại có đồng vị nặng hơn sẽ tạo ra lực hấp dẫn lớn hơn). So sánh hai lực hấp dẫn này người ta loại bỏ được hiệu ứng Casimir ra khỏi phép đo.

Các nhà khoa học hi vọng trong tương lai gần, các thí nghiệm này sẽ được thực hiện. Nếu thí nghiệm thành công, thì đây là một sự kiện chấn động vì nó sẽ khẳng định sự tồn tại của chiều không gian thứ tư, điều mà theo Stephen Hawking là không thể tưởng tượng được với bộ não con người bình thường.

Nhà vật lý người Anh Stephen Hawking mới phát triển ra một mô hình vũ trụ từ những công thức toán học tỉ mỉ. Những phát kiến mới này của Hawking dường như làm đảo lộn quan điểm khoa học truyền thống và được trình bày bằng thuyết M - M đồng nghĩa với magical (thần diệu), mystical (thần bí), mother (mẹ, gốc) - Thuyết này được coi là tổng hợp của thuyết lượng tử và thuyết tương đối. Trong khi thuyết tương đối giải thích thế giới ở dạng vĩ mô, có liên hệ với lực hấp dẫn, thì trong mô hình của thuyết lượng tử (miêu tả thế giới vĩ mô), không có tương tác này. Vì thế, thuyết M của Hawking được gọi là "thuyết lượng tử hấp dẫn". Theo Hawking thuyết này cung cấp và lý giải chính xác về bản chất của vũ trụ.

Khi phát triển thuyết M, Hawking tin rằng đã đạt được những thành tựu có tính bước ngoặt, dựa trên nền tảng của một lý thuyết rất nổi tiếng trong những năm gần đây: Thuyết String. Thuyết này cho rằng, những thành tố nhỏ nhất tạo nên vũ trụ là những dạng thức hình sợi (string), chứ không phải dạng hạt. Nhưng ở xung quanh các sợi này, theo Hawking có hiện hữu một trường hấp dẫn và người ta có thể xác định được độ lớn của trường hấp dẫn ấy (thí nghiệm mà các nhà khoa học Mỹ dự định tiến hành như đã trình bày ở trên)

Dựa trên "thuyết lượng tử hấp dẫn" của mình, Hawking đã tính ra vũ trụ của chúng ta được hình thành từ 11 chiều. Nhưng chỉ có ba chiều không gian và một chiều thời gian đã mở, còn bảy chiều kia bị cuộn lại từ sau vụ nổ lớn.

Nhận xét về thuyết mới của Hawking, tạp chí khoa học P. M của Đức đã viết:" Khi bạn đọc những dòng này, thì cùng lúc, hàng trăm con người trong bạn đang đọc nó - những kẻ đồng hành với bạn - tất cả đều đang nhún vai như bạn, đều lắc đầu, nghi hoặc..."

Lý thuyết trên của Hawking đang gây ra nhiều tranh cãi lớn, vì nhà vật lý này cho rằng, có thể giải thích được hiện tượng "linh cảm" một cách khoa học bằng thuyết M: Trong mô hình vũ trụ này, cùng lúc tồn tại vô số những con người khác nhau trong một con người. Và cùng lúc, tất cả thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu. Vì thế, hiện tượng "linh cảm" có thể giải thích bằng việc một con người nào đó trong bạn đã trải nghiệm điều mà bạn sẽ trải qua, và mách bảo cho bạn biết trước điều đó.

TS Carr, một giáo sư toán học và thiên văn học tại trường Đại học Queen Mary ở London, đã nói rằng ý thức của chúng ta có khả năng tương tác với chiều không gian khác. Ngoài ra, vũ trụ đa chiều mà ông hình dung có một cấu trúc phân tầng. Chúng ta đang ở chiều không gian thấp nhất.

“Mô hình này giải quyết các vấn đề triết học nổi tiếng về mối liên hệ giữa vật chấttinh thần, làm sáng tỏ bản chất của thời gian, đồng thời cung cấp một cái khung bản thể luận để diễn giải các hiện tượng như hồn ma, trải nghiệm rời thể xác, trải nghiệm cận tử, và những giấc mơ”, ông đã viết trong một bản tóm tắt hội nghị.

TS Carr lý luận rằng các giác quan vật lý chỉ cho chúng ta thấy một vũ trụ 3 chiều, tuy nhiên trên thực tếít nhất 4 chiều. Những gì tồn tại trong các chiều không gian khác là những thực thể chúng ta không thể tiếp cận được bằng các giác quan vật lý. Ông nói rằng những thực thể như vậy vẫn phải tồn tại trong một không gian nào đó.

“Các thực thể phi vật lý duy nhất trong vũ trụchúng ta có thể trải nghiệm là các thực thể trong tinh thần, và … sự tồn tại của các hiện tượng siêu thường cho thấy các thực thể tinh thần phải tồn tại trong một loại hình không gian nào đó”, GS Carr đã viết.

Chiều không gian chúng ta tiến nhập vào trong các giấc mơ trùng lặp với không gian nơi ký ức tồn tại. TS Carr nói rằng khả năng thần giao cách cảm báo hiệu sự tồn tại của một không gian tinh thần chung và khả năng tiên tri cũng có một không gian vật lý riêng của nó. “Các đối tượng tri giác phi vật lý mang các thuộc tính của yếu tố bên ngoài”, ông đã viết trong cuốn sách “Vật chất, tinh thần, và các chiều không gian cao hơn”.

Ông xây dựng lý thuyết của mình dựa trên nền tảng các lý thuyết trước đó, bao gồm lý thuyết Kaluza–Klein, vốn hợp nhất hai lực căn bản là lực hấp dẫn và lực điện từ. Lý thuyết Kaluza–Klein cũng hình dung ra một không gian 5 chiều.

Trong “lý thuyết M”, có đến 11 chiều. Trong lý thuyết siêu dây, có đến 10 chiều. TS Carr hiểu điều này như một không gian “ngoại vi” 4 chiều—nghĩa là đây là 4 chiều không gian trong thuyết tương đối của Einstein—và một không gian “nội vi” có từ 6 đến 7 chiều—nghĩa là những chiều không gian này có liên hệ với khả năng ngoại cảm và hiện tượng “vô hình” khác.

 Vật chất tối và năng lượng tối 

Lâu nay các nhà khoa học vẫn cho rằng thành phần chính của vũ trụnăng lượng tối (chiếm hơn 68%) và vật chất tối (27%), còn các hành tinh và vì sao chỉ chiếm khoảng 5%.

Vật chất tối bắt đầu có tên trong tự điển thiên văn thế giới vào năm 1933, khi nhà thiên văn Thụy Sĩ Fritz Zwicky có một khám phá chấn động thế giới: vũ trụ có nhiều vật chất hơn những cái chúng ta đã thấy trong thực tế. Đến những năm 1970, khái niệm vật chất tối càng trở nên quan trọng hơn khi nó được nhà thiên văn Mỹ Vera Rubin dùng để giải thích sự dịch chuyển và tốc độ của các vì sao. Sau đó giới khoa học đã cống hiến nhiều nguồn lực đáng kể để xác định vật chât tối: trên không gian, mặt đất và tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu) nhưng tất cả đều không thành công. Năm 1998, thế giới lại chứng kiến khám phá chấn động thứ hai: phát hiện sự gia tốc của vũ trụ đang giãn nở từ một nhóm các nhà vật lý thiên thể Úc và Mỹ. Khám phá được gọi là năng lượng tối này đã được trao giải Nobel vật lý 2011.

Bất chấp những nguồn lực khổng lồ đã được thực hiện nêu trên, chưa từng có lý thuyết hay quan sát nào có thể định nghĩa được loại năng lượng đen được cho là mạnh hơn cả lực hấp dẫn của Newton. Từ khi được phát hiện, vật chất đen và năng lượng tối là hai bí ẩn đã thách thức giới thiên văn trong gần một thế kỷ qua.

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã giả định rằng vũ trụ chứa nhiều vật chất hơn những gì đã được quan sát trực tiếp. Loại vật chất chưa thể quan sát, yếu tố khiến các vì sao chuyển động đã được gọi tên là vật chất tối chiếm 27% vũ trụ. Ngoài ra trong vũ trụ còn một thành phần thúc đẩy quá trình tăng tốc giãn nở vũ trụ, mạnh mẽ hơn cả lực hấp dẫn, được gọi là năng lượng tối chiếm đến 68% vũ trụ.

Hằng số này là yếu tố chi phối mô hình truyền thống được xây dựng trên phương trình của Einstein. Maeder cho rằng không gian rỗng và các đặc điểm của nó sẽ không thay đổi theo quy mô, nghĩa là dù giãn nở hay thu hẹp thì không gian rỗng và các đặc điểm của nó vẫn giữ nguyên.

image003 

Trong mô hình thứ hai dựa trên luật hấp dẫn của Newton, áp dụng cho các cụm thiên hà, mô hình này cho thấy vô số cụm thiên hà phù hợp với vật chất thấy được, nghĩa là chúng ta có thể giải thích được tốc độ cao của các thiên hà trong các cụm thiên hà mà không cần đến vật chất tối. Luật hấp dẫn Newton đã điều chỉnh cũng dự đoán được các vì sao sẽ đạt được tốc độ cao ở các khu vực rìa ngoài thiên hà mà không cần miêu tả vật chất tối. Trong thử nghiệm thứ ba tập trung vào độ phân tán trong tốc độ của các vì sao dao động quanh mặt phẳng Milky Way (thường gia tăng theo độ tuổi của các ngôi sao liên quan), giả thuyết không gian rỗng bất biến (không thay đổi) truyền thống đã giải thích rất tốt sự phân tán tốc độ này. Kết quả độc đáo này là điều mà trước giờ khoa học vẫn chưa thống nhất

Khám phá mới của Maeder sẽ mở đường cho một khái niệm mới trong thiên văn, một khái niệm gây nhiều nghi vấn và tranh cãi."Mô hình này cuối cùng đã giải quyết được hai trong những bí ẩn lớn nhất của thiên văn. Việc công bố nó vẫn đúng với tinh thần khoa học: không điều gì có thể mãi mãihiển nhiên, không chỉ trong các mặt kinh nghiệm, quan sát hay lý luận của con người", giáo sư André Maeder kết luận.

Qua các chứng minh của khoa học, vủ trụ học, thiên văn học, chúng ta có thể kết luận rằng theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, có thế giới vô hình bên kia, những cõi mà kinh điễn đề cập đến đều có thật, những cõi Phật, Bồ Tát, Trời, Ngạ quỹ, Địa ngục hay các cõi Thánh. Những cõi này là các thế giới có những chiều không gian khác nhau từ không gian 4 chiều cho đến 11 chiều và 68% năng lượng tối của vủ trụ, do vậy với mắt phàm phu của chúng ta chỉ thấy 2 cõi, đó là cõi Người và cõi súc sanh mà thôi, trùng hợp với không gian 3 chiều trên 11 chiều và 2 cõi trong 10 cõi của Phật giáo.

Nguồn tham khảo: Wikipedia/ Lập thu 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9475)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8009)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8857)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22252)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9205)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17646)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 9955)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10392)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10727)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9601)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9182)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10221)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9244)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10401)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9502)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15191)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8408)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 10999)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9119)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8373)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8600)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14352)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12468)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9444)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9142)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9689)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14575)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 8889)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10306)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10286)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9424)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9319)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10109)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9642)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9153)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10591)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10120)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9717)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11004)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18585)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9529)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8711)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9284)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8906)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9134)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8766)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9506)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10324)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9168)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9720)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant