Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bình Minh Trong Hoàng Hôn

07 Tháng Ba 201907:40(Xem: 7512)
Bình Minh Trong Hoàng Hôn

BÌNH MINH trong HOÀNG HÔN


 
Vĩnh Hảo

 

 Bình Minh Trong Hoàng Hôn



Xe lên đỉnh đèo khi mặt trời từ từ xuống thấp ở biển tây. Mặt trời đỏ ửng và hiện rõ nét hơn trước khi khuất hẳn vào lòng biển rộng. Mây dồn từng lớp ở chân trời xa thẳm, che mất vạch thẳng của mặt nước, khép lại vẻ mênh mông của biển sau một ngày dài. Đàn hải âu từ khơi quay về, bay thật nhanh, trong im lặng, rồi đáp xuống đâu đó trên những ghềnh đá dọc bãi biển.

Nền trời vẫn còn phản chiếu nắng nhạt, tạo những vệt vàng, cam, tím chen giữa những đường mây. Sắc màu của thiên nhiên, núi đồi và cỏ cây vẫn còn được nhận ra rõ ràng khi xe xuống đèo, băng qua đồng cỏ bạt ngàn phía đông. Thấp thoáng vài căn nhà gỗ sơn trắng, nổi bật giữa nền cỏ xanh và các tường rào màu nâu sẫm. Những cơn mưa xuân tuần rồi đã thanh tẩy bụi bặm trên lá cây. Hoa dại xác xơ, run rẩy trong tiết lạnh trái mùa. Xa xa, từ lò sưởi của một ngôi nhà nằm sâu dưới thung lũng, khói lam tỏa nhẹ một dải lụa mềm trong không gian bảng lảng ánh chiều.

Chạnh lòng buồn nhớ quê xa.

Nhớ chiều lang thang trên đồi, nhìn mây tím chân trời khi chuông chùa gửi vào phố thị tiếng hải triều ngân vang.

Nhớ chiều thôn dã, tiếng cười trong trẻo vô tư của những thôn nữ từ ruộng đồng kéo về hòa trong tiếng lá lao xao rừng bạch đàn.

Nhớ chiều phố thị, bâng quơ chân bước lữ hành. Tiếng người huyên náo, tiếng máy xe inh ỏi và khói xăng mù mịt như thúc giục chốn về bình an.

Có những con thuyền xa khơi, khuất bóng nơi góc bể chân mây.

Có những người ra đi, heo hút đường chân trời.

nỗi buồn, như thể lúc nào cũng chực sẵn, sa xuống mỗi chiều. Man mác như sương nhẹ buông. Niềm thương cũng tỏa ra. Bàng bạc những phương trời.

Hoàng hôn. Rồi lại bình minh. Rồi lại một chiều vạt nắng kéo về phương tây. Chim bay mỏi cánh không đuổi kịp mặt trời. Góc trời sẫm tím như hối hả chìm sâu về phía trước. Có khi như rượt đuổi từ phía sau. Chân người quýnh quáng quàng xiên khi bóng đêm chùng xuống.

Đêm. Nghĩa gì đâu! Chỉ là khi mặt trời bị che khuất.

Trừng mắt ngó vào đêm sâu. Tìm kiếm chi giữa u minh mịt mùng.

Đêm và ngày. Tối và sáng. Vô minh và minh.

Đêm có vẻ là khởi điểm cho những lệch lạc, sai lầm, u mê; và ngày có vẻ là khởi điểm cho sự bừng sáng của trí tuệ giác ngộ.

Kỳ thực, có một khoảng (thời giankhông gian) chuyển tiếp cho đêm và ngày—bình minh, cũng như có một khoảng chuyển tiếp giữa ngày và đêm—hoàng hôn. Chia chẻ khoảng chuyển tiếp ấy ra manh mún, sẽ không thấy đâu là điểm cuối cùng, cũng không thấy đâu là chỗ khởi điểm, khởi phát. Ngay nơi cái khoảnh thời giankhông gian nhỏ nhiệm nhất, đêm cũng chính là ngày, ngày cũng chính là đêm. Không phải là hai cái riêng biệt. Không có gì để có thể gọi được tên riêng là đêm hay là ngày. Đêm không làm nhân hay làm duyên để sinh ra ngày; ngày cũng không làm nhân hay làm duyên để sinh ra đêm.

Vô minhgiác ngộ cũng thế. Thực sự không có vô minh, cũng như khônggiác ngộ. Không có vô minh khởi sinh rồi vô minh bị tận diệt (1); cũng không có giác ngộ nào phát sinh hay chứng đắc khi vô minh đoạn tận (2). Vô minh đã không có thì nó không thể làm nhân hay làm duyên cho bất cứ thứ gì khác (3).

Nghiệm từ lý thuyết thì là như thế. Nhưng trên thực tế, có một hoàng hôn buông xuống phía tây và một bình minh vén lên từ phía đông, là khoảng nối kết giữa ngày và đêm, giữa đêm và ngày. Khoảng nối kết ấy, do ước lệ tri thứckinh nghiệm của con người, là có thực. Có nghĩa rằng có sự khởi đầu và kết thúc của một chuỗi thời gian (đo đạc bằng không gian). Và vì nó có thực, có khởi sinh và tận diệt, nên đêm và ngày cũng có thực.

Vô minh cũng có thực trong nhiều kiếp luân hồi lưu chuyển khi chúng ta khởi ý niệm phân biệt ban đầu, chia chẻ những cặp đối đãi, từ đó vẽ ra đêm, ngày, hoàng hôn, bình minh, con người, cuộc đời, và trùng trùng vô tận thế giới.

 

Mặt trời đã khuất hẳn trong lòng biển lớn. Ráng hồng băng qua trời tịch lặng.

Xe đi trong đêm theo ánh đèn dẫn trước. Đường còn dài, chong mắt canh thâu.

Nỗi buồn mênh mang lúc hoàng hôn bất chợt tan biến như chưa từng hiện hữu.

 

 

California, ngày 22 tháng 02 năm 2019

www.vinhhao.info

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2710)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2296)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2350)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3691)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2560)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2711)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3071)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2145)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2257)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2563)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2796)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2626)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2389)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2395)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 2954)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2389)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2074)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2167)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2264)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2381)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2436)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2479)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 2977)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2321)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 1927)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2439)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1859)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2551)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2694)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2701)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2460)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2287)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2567)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2207)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 2983)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2402)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2323)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2192)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 2897)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3792)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2689)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2794)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2385)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2451)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2342)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2099)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2383)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2689)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3682)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant