Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc

27 Tháng Ba 201907:11(Xem: 6268)
Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc

Ý NGHĨA CỦA HẠNH PHÚC

Bhante Henepola Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh

 
Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc

Thiền sư Henepola Gunaratana, người Sri Lanka mà chúng ta đã biết qua hai bản dịch Chánh niệm thực tập thiền quán (Nguyễn Duy Nhiên biên dịch) và Hành trình đến chánh niệm (Diệu Liên Lý Thu Linh biên dịch). Vừa qua, thể theo lời yêu cầu của nhiều độc giả ở phương tây, thiền sư đã viết một tác phẩm ngắn Bát chánh đạo-Bước theo dấu chân Phật” ( Eight mindfull steps to happiness- Walking The Buddha’s path) trình bày rất chi tiết từng bước con đường tu tập theo Phật để được hạnh phúc thảnh thơitự tại, đó là con đường của Bát chánh đạo, chúng tôi xin trích dịch để giới thiệu đến Quý độc giả.

Những tiến bộ kỹ thuật ào ạt. Vật chất tăng trưởng. Sự căng thẳng. Cuộc sống và công việc chịu nhiều áp lực vì những đổi thay chóng mặt. Có phải đó là ở thế kỷ hai mươi mốt? Không, đó là thế kỷ thứ sáu trước công nguyên -khoảng thời gian của những cuộc chiến tranh tàn sát, kinh tế hỗn loạn và sự xáo trộn những nếp sống đã được hình thành, giống như ngày nay. Trong những điều kiện tương tự như của chúng ta, Đức Phật đã khám phá ra con đường đưa đến hạnh phúc dài lâu. Khám phá này của Ngài -một phương pháp rèn luyện tâm từng bước từng bước để đạt được sự tự tại – là điều quan trọng hôm nay cũng như ở bất cứ lúc nào.

Nhưng đem ứng dụng những khám phá của Đức Phật không phải là điều dễ dàng. Nó có thể kéo dài hàng năm. Yếu tố quan trọng nhất lúc bắt đầu là một ý chí mãnh liệt muốn thay đổi cuộc đời của bạn bằng cách chấp nhận những thói quen mới và tập nhìn thế giới một cách khác.

Mỗi bước trên con đường đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải thực hành chánh niệm cho đến khi nó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của ta. Chánh niệm là cách bạn tập cho mình trở nên ý thức về sự việc như chúng thực sự là. Với tâm luôn chánh niệm, bạn tiến lên qua tám bước đã được Đức Phật đặt ra hơn hai ngàn năm trăm năm trước -một sự rèn luyện nhẹ nhàng, từng bước để tận diệt khổ đau.

Ai là người muốn rèn luyện như thế? Câu trả lời là bất cứ ai đã quá mỏi mệt với những khổ đau trong đời. “Cuộc sống của tôi như thế này là tốt rồi. Tôi thấy đủ hạnh phúc rồi,” bạn có thể nghĩ như thế”. Bất cứ cuộc đời nào cũng có những phút giây tự tại, những phút giây của hỷ lạc. Nhưng về mặt khác thì sao, phần mà bạn không muốn nghĩ đến khi mọi thứ không diễn ra một cách tốt đẹp? Những thảm hoạ, sự nuối tiếc, thất vọng, những đau đớn thể xác, sự buồn chán, cô đơn, hối hận, những cảm giác ray rức khi nghĩ rằng có thể có một cái gì đó tốt hơn thế. Những điều này cũng xảy ra, có phải không? Hạnh phúc mong manh của chúng ta tùy thuộc vào sự việc xảy ra theo một cách nào đó. Nhưng cũng có một điều khác nữa: một thứ hạnh phúc không tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến sự hạnh phúc toàn vẹn đó.

Nếu bạn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để tìm được con đường thoát khỏi khổ đau -và điều đó có nghĩa là phải đối mặt với những cội rễ của tham, sân ngay tại đây, ngay giây phút này- thì bạn có thể đạt được ý nguyện. Ngay nếu như bạn chỉ là một người đọc tình cờ, thì những lời dạy này cũng có thể hữu ích cho bạn, nếu như bạn sẵn lòng thực hành những gì bạn thấy có ý nghĩa. Nếu bạn nhận thấy điều gì đó đúng, thì đừng bỏ qua. Hãy hành động!

Điều này nói thì dễ, nhưng thật ra không có gì khó hơn. Khi bạn tự nhủ rằng, “Tôi phải chuyển hóa để được hạnh phúc hơn” – không phải vì Đức Phật đã nói thế, mà vì trái tim bạn nhận ra được một chân lý thâm sâu- thì bạn phải dốc hết sức lực để chuyển đổi. Bạn cần có quyết tâm mạnh mẽ để chế ngự những thói quen xấu.

Những phần thưởng dành cho bạn là hạnh phúc – không chỉ cho hôm nay mà còn là mãi mãi.

Hãy bắt đầu. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xét xem hạnh phúc là gì, tại sao nó quá khó nắm bắt, và ta phải làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình trên con đường tiến đến hạnh phúc của Đức Phật tiến đến hạnh phúc.

Ước muốn được hạnh phúc không xa lạ với chúng ta, nhưng nó vẫn luôn xa rời chúng ta. Được hạnh phúc có nghĩa là gì? Chúng ta thường tìm cách hưởng thụ dục lạc như ăn ngon hay giải trí, vì chúng đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Nhưng có thứ hạnh phúc nào vượt lên trên những giây phút khóai lạc chóng qua đó không?

Nhiều người cố gắng xâu chuỗi lại thật nhiều những phút giây sung sướng, dễ chịu để họ có thể gọi đó là một cuộc sống hạnh phúc. Lại có người cảm nhận được sự giới hạn của dục lạc tầm thường, đã đi tìm một thứ hạnh phúc lâu dài hơn với những tiện nghi vật chất, đời sống gia đình yên ổn. Tuy nhiên các nguồn hạnh phúc đó cũng có những giới hạn của chúng. Khắp thế giới nhiều người sống trong sự đau khổ vì đói; những nhu cầu căn bản như được mặc, được ở của họ không được đáp ứng; họ phải chịu đựng mối đe dọa thường xuyên của bạo lực. Cũng dễ hiểu thôi khi những người này tin rằng sự thoải mái vật chất sẽ mang đến cho họ hạnh phúc. Ở Mỹ, sự phân chia của cải vật chất không đồng đều có thể khiến nhiều người sống trong nghèo khó, nhưng sự đói khổ hay thiếu thốn như ở các quốc gia khác trên thế giới thì ít thấy. Mức sống của phần lớn công dân Mỹ rất cao. Vì thế người dân ở các quốc gia khác thường nghĩ rằng người Mỹ phải là những người hạnh phúc nhất trên thế gian.

Nhưng nếu đến được Mỹ, họ sẽ nhìn thấy gì? Họ sẽ nhận thấy rằng người Mỹ luôn bận rộn -vội vã đến điểm hẹn, luôn nói chuyện trên di động, bận rộn mua sắm thực phẩm, áo quần, làm việc rất nhiều giờ trong văn phòng hay các xưởng thợ. Tại sao họ phải vội vã điên cuồng như thế?

Câu trả lời rất đơn giản. Đó là mặc dù người Mỹ dường như có tất cả, họ vẫn rất khổ đau. Và chính họ cũng cảm thấy hoang mang vì điều này. Tại sao khi đã có cuộc sống gia đình ấm êm, công việc đảm bảo, nhà cửa khang trang, đời sống nhiều chọn lựa, tiền bạc đầy đủ- mà họ vẫn không cảm thấy hạnh phúc? Họ nghĩ rằng chỉ có thiếu thốn những thứ trên mới khiến người ta đau khổ. Trái lại, được sở hữu, được xã hội công nhận, có tình thương của bạn bè, gia đình, và những sự thoải mái, thì ắt phải được hạnh phúc. Vậy thì tại sao, người Mỹ cũng như bao người khác ở khắp mọi nơi, thường cảm thấy đau khổ?

Hình như ngay chính những điều mà ta nghĩ sẽ mang hạnh phúc đến cho ta, thực ra lại là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao? Vì chúng không trường tồn. Các mối liên hệ rồi sẽ tan vỡ, đầu tư có thể thất bại, người ta mất việc, con cái lớn lên rồi rời xa gia đình, và các cảm giác bằng lòng, thỏa mãn có được từ việc sở hữu những thứ vật chất xa hoa cũng như những giây phút khóai lạc, sung sướng, tốt lắm thì cũng chỉ là thoáng chốc. Vô thường có mặt ở khắp nơi quanh ta, đe doạ ngay chính những thứ mà ta nghĩ rằng ta cần để có được hạnh phúc.

Một điều nghịch lýchúng ta càng có nhiều, thì ta càng có thể đau khổ nhiều hơn.

Ngày nay con người càng có nhiều đòi hỏi tinh tế hơn, điều đó đúng, nhưng dầu họ có bao nhiêu thứ vật chất của cải đẹp đẽ, đắt tiền, họ vẫn muốn hơn thế nữa. Và nền văn hóa tân tiến càng củng cố thêm lòng tham muốn này. Những gì bạn thật sự cần để được hạnh phúc, theo như các quảng cáo trên truyền hình hay trên những tấm biển quảng cáo nói, là phải có chiếc xe hơi mới sáng chói này, phải có chiếc máy vi tính siêu nhanh này, một chuyến nghĩ hè ở Hawaii đầy nắng. Và những thứ đó cũng có vẻ được như thế thật, nhưng một cách ngắn ngủi. Người ta thường lầm tưởng cảm giác phấn chấn, hào hứng, có được từ việc sở hữu một món đồ mới này hay những giây phút khóai lạc, là hạnh phúc. Nhưng sau đó những ham muốn khác lại trỗi dậy. Khi màu da rám nắng đã phai, khi chiếc xe mới đã bị trầy thì họ lại nghĩ đến những cuộc mua sắm khác. Việc họ không ngừng kéo nhau đến các khu thương xá mua sắm khiến họ không thể khám phá ra suối nguồn của hạnh phúc thật sự.

Diệu Liên Lý Thu Linh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9501)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 9972)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9254)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8871)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11154)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11248)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9491)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8159)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9465)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9697)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9093)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9614)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9614)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8081)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8999)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22390)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9264)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17714)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10035)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10548)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10776)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9652)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9298)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10281)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9385)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10540)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9578)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15344)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8475)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11096)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9214)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8514)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8749)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14494)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12654)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9566)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9200)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9791)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14651)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9015)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10450)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10380)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9540)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9396)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10258)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9718)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9226)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10703)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10196)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9767)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant