Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tránh Làm Tổn Hại

28 Tháng Ba 201917:52(Xem: 4235)
Tránh Làm Tổn Hại
TRÁNH LÀM TỔN HẠI
 
Nguyên bản: Refraining from Harm
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Wednesday, February 20, 2019

 

-*-

Các Phật tử tiếp nhận thệ nguyện đạo đức (giới) trong phạm vi thứ nhất của quy y – trong Phật bảo, trong những thể trạng của thực chứng, và trong cộng đồng tâm linh. Quy y là nền tảng cho việc thực hành đạo đức. Đức Phật dạy chúng ta tìm nơi nương tựa thế nào từ khổ đau và giới hạn, nhưng nơi ẩn náo tốt nhất, cội nguồn của sự bảo vệ, được thấy trong những thể trạng của sự thực chứng được thành tựu qua việc  thực hành đạo đức, thiền tập trung, và tuệ trí (giới – định – tuệ).

 

Kinh điển Phật giáo giới thiệu rằng chúng ta che dấu những phẩm chất và những thành tựu tốt đẹp của chúng ta như một ngọn đèn bên trong một lục bình. Chúng ta không nên quảng bá nó ngoại trừ có một mục tiêu lớn lao trong việc làm như vậy. Nó được xem là một vi phạm nhỏ với thệ nguyện xuất gia nếu vị tu sĩ đạt được thể trạng giải thoát và nói với người nào đó rằng, “tôi đã thành tựu sự giải thoát.” Đây là trường hợp, thật khó khăn để quyết định thể trạng nào của kinh nghiệm nội tại mà một người khác đã đạt được. Tôi đã có cơ hội gặp vài người đã đạt được những sự phát triển tâm linh ngoại hạng. Đã có một tu sĩ vốn không học hỏi nhiều lắm từ tu viện Namgyel của tôi, đến Ấn Độ khoảng 1980. Vì chúng tôi biết nhau, cho nên chúng tôi ngẫu nhiên trò chuyện với nhau vào một ngày nọ. Ông nói với tôi rằng khi ông ở trong trại lao động khổ sai của Trung Cộng gần 18 năm, ông đã đối diện với nguy hiểm trong vài trường hợp. Tôi nghĩ rằng ông liên hệ đến việc đe dọa tính mạng của ông. Nhưng khi tôi hỏi, “Hiểm họa gì?” ông trả lời, “Đánh mất lòng từ bi đối với người Trung Hoa”. Ông xem đó là hiểm họa! Hầu hết mọi người chúng ta sẽ cảm thấy tự hào khi nói với người khác về vấn đề chúng ta đã phải căm giận thế nào, giống như chúng ta là một loại anh hùng nào đó.

 

Một lạt ma từ truyền thống Drukpa Kagyu và tôi rất gần gũi. Chúng tôi thường gặp nhau và nói chuyện vui, đùa cợt với nhau thế này thế nọ. Trong một trường hợp, tôi đã hỏi ông về kinh nghiệm tâm linh. Ông đã nói với tôi rằng khi còn trẻ, ông đang ở với thầy của ông, người bảo ông tiến hành việc thực tập dự bị, lễ một trăm nghìn lạy (100.000) với Đức Phật, giáo lýcộng đồng tâm linh. Vào buổi sáng sớm và chiều tối, ông phải lạy nằm sấp xuống cả thân mình trên sàn gỗ thấp. Thầy của ông đang thiền tọa trong bóng tối của một phòng kế bên; để dối vị thầy nghĩ rằng ông đang lễ lạy phủ phục cho nên ông đã gõ nhẹ những ngón tay vào sàn gỗ. Những năm sau đó, sau khi thầy ông đã qua đời, ông tu tập trong một hang động, khi quán tưởng về sự ân cần to lớn của thầy mình sau hàng năm rèn luyện ông, và ông đã lau nước mắt không ngớt. Ông hầu như kiệt sức, nhưng rồi thì ông đã trải nghiệm linh quang, là thứ ông vẫn tiếp tục thực hành. Tiếp theo đó, sau khi thành công các sự thực hành thiền quán, thỉnh thoảng ông đã nhớ lại những phản chiếu sinh động quá khứ như trước mắt ông.

 

Đây là những chuyện  trực tiếp đầy cảm hứng đối với tôi. Rõ ràng có những hành giả ngày nay đang hướng đến Quả Phật. Việc gặp gở những người này làm gia tăng sự ngưỡng mộ và quyết tâm của chúng ta và qua họ giáo lý trở thành sống động. Trong cách này cộng đồng tâm linh cung ứng những kiểu mẫu cho các hành giả tham chiếu, vốn có thể hướng chúng ta đến sự nương tựa.

 

Ba thứ này – Phật bảo, những thể trạng thực chứnggiáo lý giảng dạy về chúng (Pháp bảo), và cộng đồng tâm linh (Tăng bảo) – là những nhân tố bên ngoài chúng ta vốn có năng lực to lớn hơn để chấm dứt khổ đau hơn là chúng ta đang làm hiện tại. Tuy nhiên, một Phật tử không thỉnh cầu tam bảo ban cho hạnh phúc. Đúng hơn, hạnh phúc đến từ việc đưa giáo lý vào thực tập. Đức Phật dạy chúng ta sự nương tựa thật sự - thực tập giáo lý như thế nào – nhưng trách nhiệm chính là ở sự thực hiện của chính chúng ta. Để tạo dựng nền tảng cho một thể trạng tâm linh cuối cùng không có khổ đau và sự giới hạn thì chúng ta cần dấn thân trong việc thực tập sau đây:

 

1-   Xác định mười điều bất thiện (xem chương hai)

2-   Xác định mười điều thiện (vốn đối lập với những điều bất thiện ấy)

3-   Từ bỏ những mười điều bất thiệntiếp nhận mười điều thiện.

 

NHỮNG TRÌNH ĐỘ ĐẠO ĐỨC CỦA GIẢI THOÁT CÁ NHÂN

con ngườinăng lực đa dạng trong việc giữ gìn những thệ nguyện, cho nên Đức Phật diễn tả các trình độ khác nhau của việc thực hành đạo đức. Trong đạo đức của giải thoát cá nhân, có:

 

-       Những người sống đời sống tại gia đình.

-       Những người đã từ bỏ đời sống gia đình để trở thành một tu sĩ nam hay nữ.

 

Nếu chúng ta có khả năng duy trì sự giản dị trong đời sống, thì ta có thể lìa bỏ cuộc sống gia đìnhtiếp nhận những thệ nguyện của tu sĩ. Nếu ta không thể duy trì cuộc sống giản dị thanh bạch  nhưng có thể giữ gìn những thệ nguyện, thì ta có thể tiếp nhận những thệ nguyện nào đó của cư sĩ cho cả đời, hay những thứ khác chỉ trong một ngày.

 

LỢI ÍCH CỦA ĐẠO ĐỨC

Chúng ta thấy nhiều sự tương đồng trong đời sống tu sĩ trong tất cả mọi tôn giáo – giản dị, dâng hiến qua cầu nguyện hay thiền tập, và  phục vụ người khác. Những tu sĩ Ki tô giáo đặc biệt với chí nguyện phục vụ trong các lãnh vực giáo dục, sức khỏe, cùng phúc lợi, và tu sĩ Phật giáo phải học hỏi nhiều từ những truyền thống này của Ki tô giáo.

 

Việc thực hành đạo đức của giải thoát cá nhântu sĩ hay cư sĩ, đưa đến toại nguyện. Thí dụ, các tu sĩ tuân thủ với một sự kiêng khem giới hạn – một bữa điểm tâm nhỏ, và rồi bữa trưa, không có gì sau đấy. Họ không có quyền đòi hỏi, “Tôi muốn thức ăn này hay nọ.” Bất cứ thứ gì họ được cúng dường trong những buổi khất thực hàng ngày, họ phải chấp nhận. Vì tu sĩ Phật giáo không nhất thiết  phải ăn chay; cho nên bất cứ thứ gì họ nhận được, họ sẽ ăn. Đó là việc rèn luyện toại nguyện về thực phẩm. Nó giảm bớt băn khoăn về việc nhận được thực phẩm này hay nọ. Người cư sĩ có thể bắt chước sự thực hành này bằng việc không nhấn mạnh vào những thực phẩm đặc biệt. Ngay cả khi giàu có, ta thật sự không thể tiêu thụ nhiều hơn người nghèo, ngoại trừ sự hao tổn của chính bạn. Cả người giàu và nghèo có cùng một bao tử.

 

Liên quan đến áo quần, tu sĩ nam nữ chỉ có một bộ y áo. Để có hơn một bộ, người tu sĩ ấy phải có sự gia hộ của một tu sĩ khác, giữ trong lòng rằng bộ y áo có thêm ấy cũng thuộc về một người khác. Chúng tôi không thể ăn mặc những áo quần đắc tiền. Trước khi quân Trung Cộng xâm lược, tăng ni đôi khi mặc những áo quần quý giá, vốn đưa đến sự mua chuộc và tự lừa dối. (Trong một phương diện, người Trung Cộng đã tử tế với chúng tôi bằng việc trừ khử những sự hư hỏng này!) Việc giới hạn trong ăn mặc là sự thực hành về toại nguyện về áo quần. Người cư sĩ có thể tiếp nhận một sự thực tập tương tự qua việc tiết độ trong trang phục. Nó cũng đúng với việc trang sức. Việc đeo hơn một chiếc nhẫn trong mỗi ngón tay thì đúng là quá nhiều! Thật sai lầm khi nghĩ rằng thật đáng giá khi tiêu dùng nhiều hơn với thực phẩm, áo quần, và trang sức chỉ vì ta có nhiều tiền. Đúng hơn, hãy dành nhiều hơn cho sức khỏegiáo dục cho người nghèo. Đây không phải là sự thúc ép của chủ nghĩa xã hội nhưng là sự tự nguyện của từ bi.

 

Cũng thế thật thiết yếu cho tu sĩ hài lòng với nơi cư ngụ tương xứng. Một căn nhà trau chuốt là không được phép. Đây là được gọi là sự toại nguyện về nơi ở. Người cư sĩ có thể tiếp nhận sự thực tập này bằng việc giảm thiểu việc đòi hỏi không ngừng nghỉ cho một căn nhà tốt đẹp hơn và cho bàn ghế cùng các sự trang trí trong nó.

 

Hãy thẩm tra thái độ của ta đối với thực phẩm, áo quần, và nơi cư trú. Bằng việc giảm thiểu sự mong đợi thì ta sẽ khuyến khích sự toại nguyện. Năng lượng phụ trội nếu có nên dùng để hiến dâng cho việc thiền tập và để đạt đến sự chấm dứt các vấn nạn, tương ứng với sự thật cao quý thứ tư và thứ ba. Trong cách này, sự toại nguyệncăn bản, và hành động đưa đến được gọi là thích thiền tậptừ bỏ.

 

Chúng ta nên toại nguyện trong những lãnh vực vật chất, cho những ai bị ràng buộc với sự giới hạn, nhưng không liên quan với tâm linh, vốn có thể được mở rộng đến vô giới hạn. Cho dù đúng rằng một con người không thỏa mãn thì dù làm chủ cả thế giới này có thể muốn có một trung tâm du lịch ở trên mặt trăng, thì đời sống của người ấy vẫn bị giới hạn, ngay cả tất cả những gì có thể làm chủ được cũng là giới hạn.Tốt hơntoại nguyện ngay từ lúc bắt đầu. Tuy nhiên, với việc quan tâm đến lòng từ bi và vị tha thì không giới hạn, và vì thế chúng ta không nên thỏa  mãn với mức độ mà chúng ta có. Chúng ta đúng là mâu thuẩn; trong lãnh vực tâm linh thì chúng ta thỏa mãn với khối lượng thực tập và tiến trình nhẹ nhàng vậy là đủ, nhưng về vật chất chúng ta luôn luôn muốn nữa và nữa. Phải nên là cách ngược lại. Mọi người cần thực hành điều này, cho dù là cư sĩ hay tu sĩ.

 

Việc thực hành đạo đức của sự giải thoát cá nhân cũng hữu ích trong việc gia tăng chánh niệmtự quán chiếu. Nếu một tu sĩ sắp có chí nguyện hành động nào đó ngay cả trong giấc mộng, người ấy nhận rõ “Tôi là một tăng/ni; Tôi không nên hành động như vậy.” Chánh niệm đến từ một sự tỉnh thức phát triển cao độ  của các hành vi thân thểlời nói, được mang vào trong giấc mộng. Nếu chúng ta chú ý thật sâu sắc tới hạnh kiểm của chúng ta khi ăn uống, đến và đi, đứng và ngồi, và v.v… rồi thì một điều kiện mạnh mẽ của chánh niệm sẽ hiển hiện.

 

Sự thực hành đạo đức giải thoát cá nhân cũng nuôi lớn bao dungnhẫn nhục. Đức Phật nói rằng nhẫn nhụchình thức cao nhất của sa môn, và qua nó ta có thể đạt đến niết bàn. Đối với tăng ni, có bốn phẩm chất nhẫn nhụcbao dung được duy trì:

 

- Nếu người nào đó đẩy ta vòng quanh, ta nên bao dungnhẫn nhục

- Nếu người nào đó biểu lộ sự sân hận đối với ta, ta không nên đáp lại với sân hận

- Nếu người nào đó đánh ta, ta không nên đánh trả lại

- Nếu người nào đó lúng túngxúc phạm ta, ta không nên đáp lại

 

Những sự thực hành này làm gia tăng nhẫn nhục. Một người đã rời bỏ đời sống thế tục nhưng làm tổn hại người khác là không dấn thân trong một hành vi thích đáng. Có những câu chuyện về những tu sĩTây Tạng ngay cả đi vào chiến tranh! Họ đã tự đưa mình vào trong chiến trận mặc dù giáo lý nhà Phật đã lặp đi lặp lại rằng làm tổn hại bất cứ người nào khác chắc chắn là không đạo đức cho một vị tu sĩ nam hay nữ.

 

Sự thực hành tâm linh không chỉ về những thứ bên ngoài – thực phẩm, áo quần, hay những thứ như vậy. Sự thực hành tâm linh xảy trong tâm chúng ta, trong trái tim chúng ta. “Sự thay đổi chân thật là ở bên trong; lìa bên ngoài như nó là”. Nếu thái độ của chúng ta phản chiếu một cách chân thật sự trau dồi tâm thức và con tim, thế là tốt. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ làm một màn biểu diễn về sự thành tựu tâm linh nhằm để có tiền, thí dụ thế, đó là đạo đức giả.

 

Thực hành Đạo Phật có nghĩa là chuyển hóa thái độ của ta. Những sự thực hành của tu sĩ có thể được phối hợp vào trong đời sống của cư sĩ qua một nguyện ước mạnh mẽ, có ý thức để tránh khỏi việc làm tổn hại những người khác, thân thể hay lời nói. Điều này đòi hỏi nhẫn nhục vốn sẽ chịu đựng sự tấn công bằng thân thể hay lời nói.

 

Một sự tiếp cận dần dầntốt hơn nhiều so với việc cố gắng nhảy quá cao quá nhanh; bằng trái lại, sẽ có một hiểm họa và nguy cơ lớn. Trong thời gian này, hãy cống  hiến cho xã hộithực hành lời Phật dạy. Một khi ta đạt đến một giai tầng nào đó của kinh nghiệm thì chúng ta có thể  thực hành với một năng lực lớn hơn nếu ta trở thành một tu sĩ. Những sự thực hành này thích hợp với nhau từng bước một.

 

Thông thường sự khuyên bảo của tôi cho những người mới bắt đầu là nhẫn nhục; có ít sự mong đợi về chính mình hơn. Quan trọng nhất hãy là một công dân trung thực, một thành viên tốt của cộng đồng nhân loại. Cho dù ta thấu hiểu những ý tưởng sâu sắc hay không thì điều quan trọng hãy là một con người thiện lương bất cứ ta ở nơi nào ngay bây giờ. Chúng ta đừng quên lãng một mục tiêu lớn hơn vì lợi ích của một thứ nhỏ hơn. Hãy xem cả hiện tại và về lâu dài, trong cùng phương cách rằng sự thành tựu kinh tế tạm thời nên được lưu tâm trong mối quan hệ với những nhu cầu môi trường lâu dài.

 

-*-

Tôi muốn nói rằng tinh hoa của lời Phật dạy có thể được thấy hai điều:

 

Nếu có thể, ta nên giúp đở người khác.

Nếu không thể làm thế, thì tối thiểu ta không nên làm tổn hại.

 

Tránh việc làm tổn hại người khác là tinh hoa của giai tầng khởi đầu trong việc sống với giáo huấn về đạo đức.

 

-*-

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

1-   Hãy chú ý việc ta dính mắc với thức ăn, áo quần, và nơi ở, và tiếp nhận sự thực hành tu sĩ với sự toại nguyện cho đời sống cư sĩ. Hãy hài lòng với những thực phẩm, áo quần, và nơi ở tương xứng. Hãy sử dụng thời gian rỗi rảnh cho thiền tập vì thế ta có thể vượt thắng nhiều vấn nạn hơn.

2-   Hãy phát triển một sự khao khát mạnh mẽ để tránh làm tổn hại người khác cho dù bằng thân thể hay lời nói, bất chấp ta bị bối rối, xúc phạm, xỉ vả, xô đẩy, hay đánh đập.

-*-

Ẩn Tâm Lộ, Sunday, February 24, 2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10370)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12453)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9895)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9110)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 9996)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9247)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9693)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12274)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9598)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9648)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12864)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9447)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10036)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11304)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10276)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24581)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10654)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11955)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9937)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14326)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13790)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14922)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10157)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10270)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9847)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13208)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8931)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10505)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9399)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9193)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11568)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11370)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10886)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10163)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12553)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8990)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16216)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9756)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9480)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10620)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10737)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9195)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10260)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11609)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9988)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9451)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13765)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15464)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16980)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9797)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant