TU CHỨNG
Ajaan Fuang Jotiko
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Chuyển ngữ từ tiếng Anh, REALIZATION, trích từ quyển AWARENESS ITSELF,
nguồn: http://accesstoinsight.org/lib/thai/fuang/itself.html,
Metta Forest Monastery, P.O.Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA)
Ajaan Fuang Jotiko
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Chuyển ngữ từ tiếng Anh, REALIZATION, trích từ quyển AWARENESS ITSELF,
nguồn: http://accesstoinsight.org/lib/thai/fuang/itself.html,
Metta Forest Monastery, P.O.Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia). Mồ côi năm 11 tuổi, ông sống ở nhiều chùa, cho đến năm 20 tuổi được thọ giới xuất gia, về sau trở thành một Thiền sư lớn (theo truyền thống tu tập trong rừng) ở Thái Lan.
Tỳ-kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff) người Mỹ, theo học thiền với Ajaan Fuang Jotiko và xuất gia năm 1976 tại Thái Lan. Hiện Tỳ-kheo Thanissaro cũng là Thiền sư, chuyên trước tác và giảng dạy về thiền. Tỉnh giác (Awareness Itself) là một trong những giáo huấn vắn tắt, thiết thực của Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, được Tỳ-kheo Thanissaro soạn tập và dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Xin giới thiệu đến bạn đọc.
***
Bài pháp thoại này được ghi âm lại từ bài giảng của Thiền sư Ajaan Fuang cho một trong các đệ tử của ngài, khi người này gặp bế tắc trong pháp tu của mình.
Một khi tâm đã trụ vững chãi vào hơi thở, ta mới cố gắng để tách biệt tâm ra khỏi đối tượng của nó -khỏi chính hơi thở đó. Hãy chú tâm vào điều này: Hơi thở là một yếu tố, một phần của yếu tố gió. Ý thức đến hơi thở lại là chuyện khác. Nên ở đây ta có hai thứ đi với nhau. Khi ta có thể tách biệt chúng - qua sự nhận thức rằng bản chất thật sự của hơi thở chỉ là một thành tố - thì tâm có thể tự tại. Suy cho cùng, hơi thở không phải là ta, mà ta cũng không phải là hơi thở. Khi ta có thể tách biệt sự vật theo cách này, tâm sẽ mạnh lên. Nó sẽ không bị trói buộc vào hơi thở, và cảm nhận được mọi trạng thái của hơi thở.
Khi chánh niệm đã tràn đầy, tâm sẽ ý thức được mọi trạng thái của hơi thở, và có thể tự tách biệt ra khỏi các trạng thái đó. Giả như khi ta đang quán niệm như thế, tâm ta trở nên vững mạnh, chánh niệm sắc bén, đó là khi tuệ giác có thể phát sinh. Tuệ giác phát khởi vào lúc đó, giúp ta biết rằng mình thực sự buông xả. Tuy nhiên, nếu chánh niệm vẫn còn yếu, ta không thể buông. Chỉ khi chánh niệm thực sự nổi bật thì nó và tuệ mới phát khởi cùng nhau. Đây là cái mà ta phải luôn quán niệm bất cứ khi nào có cơ hội. Khi ta có thể tách biệt tâm ra khỏi các đối tượng, nó sẽ được giải phóng khỏi các ràng buộc.
Do đó, hãy trụ vững chánh niệm ngay trong tâm. Hãy để nó chú tâm ngay đó, rồi quán sát hơi thở và cái biết về hơi thở. Hãy quán sát càng nhiều càng tốt, dần dần ta sẽ thấy chúng tách biệt nhau. Khi đó ta sẽ có cơ hội để quán sát sâu hơn vào bên trong. Một khi ta đã quán sát được yếu tố này, ta sẽ có thể áp dụng phương cách này đến với tất cả mọi thứ khác. Khi quán sát hơi thở, ta sẽ thấy rằng nó không phải là chúng sanh, là con người - thì có gì để bám víu vào? Ta không thể bám vào đó như cái ngã của mình, đơn giản vì nó có đường đi riêng của nó.
Khi quán sát hơi thở, ta thấy nó không có thân - không đầu, không chân tay, không có bất cứ thứ gì. Khi nhận thấy như thế, ta sẽ có thể buông xả nó, đúng như cách nó thực sự là. Kinh dạy, ‘Cago patinissaggo mutti analayo’: Khi tách rời hơi thở, ta tháo gỡ mọi quan tâm về nó. Ta không còn coi nó là nơi trú ngụ của mình nữa - vì nó không phải là của ta. Ta buông để nó đi theo bản chất tự nhiên của nó. Ta trả nó lại. Nó có gì, ta trả lại cho thiên nhiên.
Tất cả mọi yếu tố - đất, nước, gió, lửa và hư không - ta trả về cho thiên nhiên. Ta để chúng trở lại với bản thể của chúng. Khi quán sát tất cả năm yếu tố này, ta thấy chúng không phải là một chúng sanh, không phải con người, không phải ‘ta’, không phải ‘họ’. Ta để tất cả trở về với bản thể đầu tiên của chúng. Điều này khiến ta nghĩ, cái gì là cái biết về năm yếu tố này. Hiện giờ, nó đang biết gì? Hãy hướng năng lực quán sát của ta vào yếu tố biết này, với chỉ riêng mình nó, không còn gì khác nữa. Quán sát nó để thấy cái gì là cái gì, và đó cũng là khi một mức độ tri giác khác sẽ phát khởi.
Nếu ta muốn có được cái tri giác để buông tất cả theo đúng với bản chất nguyên thủy của chúng, thì ta phải có sự nhận thức đặc biệt phát khởi với pháp hành xả. Nếu không có nhận thức này, tâm buông xả của ta chỉ là cái tưởng, cái danh hiệu chế định bình thường mỗi ngày. Là trí tuệ thế tục. Nhưng khi sự nhận thức này phát khởi trong pháp hành xả - ngay khi ta buông, kết quả sẽ quay ngay lại với ta, để kiểm chứng, để bảo đảm cái gì đã xảy ra thực sự là như thế: ta biết. Ta đã buông. Rồi ta sẽ trải nghiệm sự thuần khiết bên trong ta. Đây được gọi là trí tuệ siêu thế.
Khi nhận thức phát khởi bên trong ta, để kiểm chứng ta đã thấy gì, ta đã làm gì, đó gọi là trí tuệ siêu thế. Khi nào nhận thức này không phát khởi, trí tuệ của ta vẫn chỉ là thế tục. Vì thế cứ tiếp tục quán sát sự việc cho đến khi tất cả mọi điều kiện đều chín muồi. Khi đó, ta không cần phải làm thêm gì nữa, vì trí tuệ siêu thế hoàn toàn thẩm thấu mọi thứ ngay giây phút chúng vừa phát sinh. Nó không giống trí tuệ thế tục chút nào. Như thế, con đường chúng ta đi là quán sát, là tìm hiểu sự việc. Hãy luôn chú tâm quán sát, điều nghiên cho đến khi đạt đến chỉ tiêu mình đã đề ra. Khi tâm đã đạt đến điểm đó, nó tự biết buông. Đó là khi tâm đạt đến sự tròn vẹn - pháp bên trong tâm đã được tròn đầy - thế là nó buông xả. Một khi nó buông, kết quả sẽ hiện ra ngay. Vì thế, hãy tiếp tục thực hành. Không có gì phải sợ. Ta sẽ đạt được kết quả, không nghi ngờ gì về điều đó. Ta sẽ đạt kết quả trên suốt chặng đường. Giống như ngay bây giờ, khi đang ngồi thiền ở đây. Ta biết là hơi thở và tâm đang hòa hợp với nhau. Đó là kết quả của việc thực hành. Dầu chưa đi đến cuối đường, ta cũng đạt được cảm giác dễ chịu, thoải mái trong việc hành thiền.
Tâm nhịp nhàng theo từng hơi thở vào ra. Khi nào tâm và hơi thở còn chưa tách rời khỏi nhau, chúng phải nâng đỡ nhau tiến tới. Tâm giúp hơi thở, và hơi thở giúp tâm cho đến khi chúng hoàn toàn hiểu biết nhau. Khi tâm đã thấu hiểu hoàn toàn, nó có thể buông xả. Khi nó biết, nó buông. Khi nào nó còn chưa thực sự biết, nó không thể thực sự buông. Điều này có nghĩa là ta phải gắn với hơi thở, bỏ thời gian với nó, để dần dần hiểu được nó. Khi tâm ngày càng thấu hiểu, nó sẽ có thể tháo gỡ sự bám víu vào thân, thọ, tưởng, hành và thức. Các quan niệm - tự xác chứng - xem các thứ này là cái ngã - sẽ tan rã. Đó là con đường đi đến giải thoát.
Ngay khi trí tuệ siêu thế phát sinh, ta sẽ được giải thoát. Ta sẽ có thể tháo gỡ mọi trói buộc từ các sự thật chế định của cuộc sống như: người ta, ngã, đàn ông, đàn bà, chúng ta, chúng nó, v.v... Nhưng khi nào ta còn chưa thể buông, ta vẫn phải tùy thuộc vào chúng. Chúng là điểm tựa, chứ không phải là nơi nương trú. Chỉ là ta và chúng dựa vào nhau, giúp nhau tu tiến, để ta có thể tiến bộ trên con đường đạo. Ta không thể bỏ rơi chúng, vì chúng là con đường để ta thực hành.
Khi nào ta còn tu tập, ta sẽ không rơi lại chỗ cũ. Nhưng ngay khi ta lảng xa việc thực hành, ta sẽ lập tức trượt về phía sau. Ta sẽ rơi vào cạm bẫy của nghi hoặc, tự hỏi không biết pháp có chân thực hay không. Ta phải tiếp tục làm người quán sát tâm: sự tỉnh thức. Không phải là tâm không tỉnh thức. Đặc tính căn bản của tâm là tỉnh thức. Hãy quán xét nó. Nó nhận biết mọi thứ - nhận biết, nhưng chưa thể buông các tưởng, các mặc định mà nó cho là đúng, là chân thực. Vì thế ta phải quán xét nó. Chú tâm đến nó cho đến khi tâm và đối tượng của tâm có thể tách biệt nhau. Cứ tiếp tục.
Nếu ta kiên trì như thế, không buông lơi, tâm nghi hoặc sẽ dần dần phai nhạt, phai nhạt, cho đến khi ta có thể đạt đến sự nương trú thực sự bên trong ta, sự tỉnh thức căn bản được gọi là Buddha, cái thấy rõ ràng xuyên thấu mọi sự vật. Đó là khi Phật, Pháp và Tăng xuất hiện bên trong ta như là nơi nương trú cuối cùng. Đó là khi ta biết điều gì thực sự ở bên trong, điều gì thực sự không có mặt, điều gì thực sự là điểm tựa và điều gì thực sự là nơi nương trú của ta. Ta sẽ có thể phân biệt các thứ này. Những gì ở bên ngoài chỉ là các điểm tựa. Giống như thân: nó là một điểm tựa.
Trong giây phút ngắn ngủi khi các thành tố của đất, nước, gió và lửa tụ họp cùng nhau, ta có thể tựa vào thân. Nhưng đối với nơi nương trú thực sự, như ta đã biết: Đó chính là sự tỉnh thức cơ bản, trong tâm ta. Tâm ý thức đến hơi thở là sự nương trú ở một thứ bậc. Khi nó tách rời khỏi hơi thở, là một thứ bậc nương trú khác. Còn sự nương trú thực sự của ta - Buddha - đó là ý thức nằm sâu hơn bên trong. Một khi nhận thức được điều này, ta biết sự thật chỉ có thế. Nó là tối thượng tự thân. Nó biết tất cả chung quanh rõ ràng, thấu đáo. Đó là chỗ nương trú thực sự bên trong ta.
Còn đối với những thứ bên ngoài, chúng chỉ là sự hỗ trợ tạm thời, những thứ ta chỉ tùy thuộc vào một lúc thôi, giống như cái nạng. Khi nào còn hơi thở để giữ chúng sinh tồn, ta còn sử dụng đến chúng. Khi không còn hơi thở, thì chấm dứt mọi vấn đề. Các yếu tố vật lý tách rời và không còn phụ thuộc vào nhau, nên tâm trở về với nơi nương trú thực sự của nó. Và đó là ở đâu? Cái tri giác Phật (Buddha) ở đâu? Khi ta luyện tâm để nó chính là nơi nương trú tự thân, thì lúc đó trong trái tim quán chiếu không còn có nỗi ưu phiền nào nữa.
Chính Đức Phật cũng đi tìm sự nương trú này. Ngài đã dạy tất cả các đệ tử của Ngài nương trú nơi bản thân, vì ta chỉ có thể dựa vào người khác trong một thời gian ngắn. Người khác chỉ hướng cho ta con đường. Nhưng nếu ta muốn những gì thực sự tốt và chân thật trong cuộc sống, ta phải tự dựa vào bản thân - tự tu, tự huân tập, nghĩa là tùy thuộc vào bản thân trong mọi hoàn cảnh. Đau khổ là do chính bạn. Hạnh phúc cũng từ bạn mà ra. Giống như khi ăn: Nếu ta không ăn, thì làm sao no? Nếu ta để người khác ăn giùm, làm sao ta có thể no? Nếu ta muốn no, chính ta phải tự ăn.
Với sự tu hành cũng thế. Ta không thể để bản thân bám víu vào những thứ ở bên ngoài. Sự vật ở bên ngoài ta không chắc chắn. Vô thường. Không thể dựa vào. Chúng thay đổi theo từng hơi thở vào ra. Điều này đúng cho tất cả mọi người, không chỉ riêng ta. Nếu ta không chia tay với người khi còn sống, thì ta cũng phải chia tay lúc chết. Ta chia tay mọi thứ trong từng hơi thở vào ra. Ta không thể đặt ý nghĩa cuộc đời mình vào những thứ này - mà ta cũng không cần làm thế. Ta chỉ cần nói với bản thân rằng đây là cách thế gian vận hành.
Không có gì bền vững trên thế gian này. Dẫu ta không muốn thế, nhưng sự vật có tính cách riêng của chúng. Chúng không nằm dưới quyền kiểm soát của ai cả. Điều đó không chỉ đúng với sự vật ở bên ngoài, mà cả với những gì bên trong ta. Ta muốn thân sống hoài, không muốn nó chết, nhưng nó vẫn chết. Ta không muốn nó đổi thay, nhưng nó luôn thay đổi. Đó là lý do tại sao ta phải giữ cho tâm hoàn thiện để nó có thể nương trú vào bản thân, đúng theo các nguyên tắc thiện xảo mà Đức Phật đã dạy.
Và ta cũng không cần phải nghi hoặc về con đường thực hành, vì tất cả mọi đức tính ta cần để tiến tu đã có mặt sẵn trong ta. Tất cả mọi thứ xấu và tốt đều có mặt trong ta. Ta đã biết con đường nào thiện, và con đường nào u tối, nên tất cả những gì ta phải làm là huấn luyện tâm đi theo con đường thiện. Hãy dừng lại và tự quán xét ngay lúc này: Bạn có đang đi đúng đường? Điều gì sai, đừng bám víu nữa. Hãy buông nó. Quá khứ, tương lai hay bất cứ gì, hãy buông, chỉ giữ lại hiện tại. Hãy giữ tâm luôn cởi mở, tự tại trong hiện tại, sau đó bắt đầu quán xét. Ta đã biết sự vật bên ngoài không thuộc về ta, nhưng ở bên trong có nhiều cấp độ ta phải quán xét. Nhiều tầng mức ta phải quán sát. Ngay cả tâm cũng không thực sự là của ta. Vẫn còn những thứ uế nhiễm, vô thường trong đó. Đôi khi nó muốn làm điều này, lúc muốn làm điều khác, nó không thực sự thuộc về ta. Nên đừng quá bám víu vào nó.
Vấn đề lớn là việc thiết lập tư tưởng. Đôi khi ta có thiện ý, đôi khi ác ý, ta biết rõ điều đó. Ta không muốn nghĩ như thế, nhưng chúng vẫn tiếp tục hiện ra trong tâm, ngoài ý muốn của ta. Vì thế ta phải coi chúng không thuộc về ta. Quán xét chúng. Không có gì đáng để dựa vào chúng. Chúng không kéo dài. Chúng là những sự kiện vô ngã, nên hãy để chúng đi theo bản tính tự nhiên của chúng. Vậy thì có gì trường tồn, vững chắc, đáng tin cậy và chân thật? Hãy tiếp tục tìm kiếm. Đặt chánh niệm trên hơi thở, và tự hỏi mình ngay tại đấy. Dần dần ta sẽ thấy được điều gì ở bên trong ta.
Bất cứ khi nào tâm có nghi hoặc hay các vấn đề trong việc thực hành, quay về chú tâm vào hơi thở, và hỏi tâm ngay tại đấy, rồi tri kiến sẽ phát khởi, để giải tỏa tà kiến của ta và giúp ta vượt qua trạng thái bế tắc của mình. Nhưng ngay cả sự hiểu biết này cũng luôn biến đổi, khổ và vô ngã. Sabbe dhamma anatta: Đức Phật đã nói, mọi thứ sinh khởi đều vô thường và vô ngã. Ngay cả những sự hiểu biết phát khởi trong tâm ta cũng vô thường. Đôi khi chúng phát khởi, đôi khi không. Nên đừng quá bám víu vào chúng. Khi chúng phát khởi, hãy nhận biết điều đó, rồi thì để chúng đi theo con đường của chúng.
Hãy để các quan điểm của mình là chánh kiến: có nghĩa là, chỉ vừa đúng, không đi quá đà. Nếu ta quá đà theo chúng, bám chặt theo chúng, rồi chúng có thể đưa ta đi sai đường, do ta đã không còn ý thức mình đang làm gì. Nói tóm lại, càng chánh niệm trong tu tập, càng tốt. Khi tâm chánh niệm càng lúc càng thêm vững chãi, càng lúc càng thiện xảo, nó sẽ trở thành siêu thế.
Trí tuệ siêu thế mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, phát khởi từ năng lực của chánh niệm khi nó trở nên ngày càng tròn đầy. Vì thế hãy tiếp tục huân tập tâm chánh niệm cho đến khi nó trở thành đại chánh niệm. Hãy cố gắng để giữ cho nó luôn có mặt, kiên định và chủ tâm, cho đến khi ta thấy tất cả mọi thứ như chúng là. Đó là cách giúp ta tiến bộ trên đường học Phật.
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
Một khi tâm đã trụ vững chãi vào hơi thở, ta mới cố gắng để tách biệt tâm ra khỏi đối tượng của nó -khỏi chính hơi thở đó. Hãy chú tâm vào điều này: Hơi thở là một yếu tố, một phần của yếu tố gió. Ý thức đến hơi thở lại là chuyện khác. Nên ở đây ta có hai thứ đi với nhau. Khi ta có thể tách biệt chúng - qua sự nhận thức rằng bản chất thật sự của hơi thở chỉ là một thành tố - thì tâm có thể tự tại. Suy cho cùng, hơi thở không phải là ta, mà ta cũng không phải là hơi thở. Khi ta có thể tách biệt sự vật theo cách này, tâm sẽ mạnh lên. Nó sẽ không bị trói buộc vào hơi thở, và cảm nhận được mọi trạng thái của hơi thở.
Khi chánh niệm đã tràn đầy, tâm sẽ ý thức được mọi trạng thái của hơi thở, và có thể tự tách biệt ra khỏi các trạng thái đó. Giả như khi ta đang quán niệm như thế, tâm ta trở nên vững mạnh, chánh niệm sắc bén, đó là khi tuệ giác có thể phát sinh. Tuệ giác phát khởi vào lúc đó, giúp ta biết rằng mình thực sự buông xả. Tuy nhiên, nếu chánh niệm vẫn còn yếu, ta không thể buông. Chỉ khi chánh niệm thực sự nổi bật thì nó và tuệ mới phát khởi cùng nhau. Đây là cái mà ta phải luôn quán niệm bất cứ khi nào có cơ hội. Khi ta có thể tách biệt tâm ra khỏi các đối tượng, nó sẽ được giải phóng khỏi các ràng buộc.
Do đó, hãy trụ vững chánh niệm ngay trong tâm. Hãy để nó chú tâm ngay đó, rồi quán sát hơi thở và cái biết về hơi thở. Hãy quán sát càng nhiều càng tốt, dần dần ta sẽ thấy chúng tách biệt nhau. Khi đó ta sẽ có cơ hội để quán sát sâu hơn vào bên trong. Một khi ta đã quán sát được yếu tố này, ta sẽ có thể áp dụng phương cách này đến với tất cả mọi thứ khác. Khi quán sát hơi thở, ta sẽ thấy rằng nó không phải là chúng sanh, là con người - thì có gì để bám víu vào? Ta không thể bám vào đó như cái ngã của mình, đơn giản vì nó có đường đi riêng của nó.
Khi quán sát hơi thở, ta thấy nó không có thân - không đầu, không chân tay, không có bất cứ thứ gì. Khi nhận thấy như thế, ta sẽ có thể buông xả nó, đúng như cách nó thực sự là. Kinh dạy, ‘Cago patinissaggo mutti analayo’: Khi tách rời hơi thở, ta tháo gỡ mọi quan tâm về nó. Ta không còn coi nó là nơi trú ngụ của mình nữa - vì nó không phải là của ta. Ta buông để nó đi theo bản chất tự nhiên của nó. Ta trả nó lại. Nó có gì, ta trả lại cho thiên nhiên.
Tất cả mọi yếu tố - đất, nước, gió, lửa và hư không - ta trả về cho thiên nhiên. Ta để chúng trở lại với bản thể của chúng. Khi quán sát tất cả năm yếu tố này, ta thấy chúng không phải là một chúng sanh, không phải con người, không phải ‘ta’, không phải ‘họ’. Ta để tất cả trở về với bản thể đầu tiên của chúng. Điều này khiến ta nghĩ, cái gì là cái biết về năm yếu tố này. Hiện giờ, nó đang biết gì? Hãy hướng năng lực quán sát của ta vào yếu tố biết này, với chỉ riêng mình nó, không còn gì khác nữa. Quán sát nó để thấy cái gì là cái gì, và đó cũng là khi một mức độ tri giác khác sẽ phát khởi.
Nếu ta muốn có được cái tri giác để buông tất cả theo đúng với bản chất nguyên thủy của chúng, thì ta phải có sự nhận thức đặc biệt phát khởi với pháp hành xả. Nếu không có nhận thức này, tâm buông xả của ta chỉ là cái tưởng, cái danh hiệu chế định bình thường mỗi ngày. Là trí tuệ thế tục. Nhưng khi sự nhận thức này phát khởi trong pháp hành xả - ngay khi ta buông, kết quả sẽ quay ngay lại với ta, để kiểm chứng, để bảo đảm cái gì đã xảy ra thực sự là như thế: ta biết. Ta đã buông. Rồi ta sẽ trải nghiệm sự thuần khiết bên trong ta. Đây được gọi là trí tuệ siêu thế.
Khi nhận thức phát khởi bên trong ta, để kiểm chứng ta đã thấy gì, ta đã làm gì, đó gọi là trí tuệ siêu thế. Khi nào nhận thức này không phát khởi, trí tuệ của ta vẫn chỉ là thế tục. Vì thế cứ tiếp tục quán sát sự việc cho đến khi tất cả mọi điều kiện đều chín muồi. Khi đó, ta không cần phải làm thêm gì nữa, vì trí tuệ siêu thế hoàn toàn thẩm thấu mọi thứ ngay giây phút chúng vừa phát sinh. Nó không giống trí tuệ thế tục chút nào. Như thế, con đường chúng ta đi là quán sát, là tìm hiểu sự việc. Hãy luôn chú tâm quán sát, điều nghiên cho đến khi đạt đến chỉ tiêu mình đã đề ra. Khi tâm đã đạt đến điểm đó, nó tự biết buông. Đó là khi tâm đạt đến sự tròn vẹn - pháp bên trong tâm đã được tròn đầy - thế là nó buông xả. Một khi nó buông, kết quả sẽ hiện ra ngay. Vì thế, hãy tiếp tục thực hành. Không có gì phải sợ. Ta sẽ đạt được kết quả, không nghi ngờ gì về điều đó. Ta sẽ đạt kết quả trên suốt chặng đường. Giống như ngay bây giờ, khi đang ngồi thiền ở đây. Ta biết là hơi thở và tâm đang hòa hợp với nhau. Đó là kết quả của việc thực hành. Dầu chưa đi đến cuối đường, ta cũng đạt được cảm giác dễ chịu, thoải mái trong việc hành thiền.
Tâm nhịp nhàng theo từng hơi thở vào ra. Khi nào tâm và hơi thở còn chưa tách rời khỏi nhau, chúng phải nâng đỡ nhau tiến tới. Tâm giúp hơi thở, và hơi thở giúp tâm cho đến khi chúng hoàn toàn hiểu biết nhau. Khi tâm đã thấu hiểu hoàn toàn, nó có thể buông xả. Khi nó biết, nó buông. Khi nào nó còn chưa thực sự biết, nó không thể thực sự buông. Điều này có nghĩa là ta phải gắn với hơi thở, bỏ thời gian với nó, để dần dần hiểu được nó. Khi tâm ngày càng thấu hiểu, nó sẽ có thể tháo gỡ sự bám víu vào thân, thọ, tưởng, hành và thức. Các quan niệm - tự xác chứng - xem các thứ này là cái ngã - sẽ tan rã. Đó là con đường đi đến giải thoát.
Ngay khi trí tuệ siêu thế phát sinh, ta sẽ được giải thoát. Ta sẽ có thể tháo gỡ mọi trói buộc từ các sự thật chế định của cuộc sống như: người ta, ngã, đàn ông, đàn bà, chúng ta, chúng nó, v.v... Nhưng khi nào ta còn chưa thể buông, ta vẫn phải tùy thuộc vào chúng. Chúng là điểm tựa, chứ không phải là nơi nương trú. Chỉ là ta và chúng dựa vào nhau, giúp nhau tu tiến, để ta có thể tiến bộ trên con đường đạo. Ta không thể bỏ rơi chúng, vì chúng là con đường để ta thực hành.
Khi nào ta còn tu tập, ta sẽ không rơi lại chỗ cũ. Nhưng ngay khi ta lảng xa việc thực hành, ta sẽ lập tức trượt về phía sau. Ta sẽ rơi vào cạm bẫy của nghi hoặc, tự hỏi không biết pháp có chân thực hay không. Ta phải tiếp tục làm người quán sát tâm: sự tỉnh thức. Không phải là tâm không tỉnh thức. Đặc tính căn bản của tâm là tỉnh thức. Hãy quán xét nó. Nó nhận biết mọi thứ - nhận biết, nhưng chưa thể buông các tưởng, các mặc định mà nó cho là đúng, là chân thực. Vì thế ta phải quán xét nó. Chú tâm đến nó cho đến khi tâm và đối tượng của tâm có thể tách biệt nhau. Cứ tiếp tục.
Nếu ta kiên trì như thế, không buông lơi, tâm nghi hoặc sẽ dần dần phai nhạt, phai nhạt, cho đến khi ta có thể đạt đến sự nương trú thực sự bên trong ta, sự tỉnh thức căn bản được gọi là Buddha, cái thấy rõ ràng xuyên thấu mọi sự vật. Đó là khi Phật, Pháp và Tăng xuất hiện bên trong ta như là nơi nương trú cuối cùng. Đó là khi ta biết điều gì thực sự ở bên trong, điều gì thực sự không có mặt, điều gì thực sự là điểm tựa và điều gì thực sự là nơi nương trú của ta. Ta sẽ có thể phân biệt các thứ này. Những gì ở bên ngoài chỉ là các điểm tựa. Giống như thân: nó là một điểm tựa.
Trong giây phút ngắn ngủi khi các thành tố của đất, nước, gió và lửa tụ họp cùng nhau, ta có thể tựa vào thân. Nhưng đối với nơi nương trú thực sự, như ta đã biết: Đó chính là sự tỉnh thức cơ bản, trong tâm ta. Tâm ý thức đến hơi thở là sự nương trú ở một thứ bậc. Khi nó tách rời khỏi hơi thở, là một thứ bậc nương trú khác. Còn sự nương trú thực sự của ta - Buddha - đó là ý thức nằm sâu hơn bên trong. Một khi nhận thức được điều này, ta biết sự thật chỉ có thế. Nó là tối thượng tự thân. Nó biết tất cả chung quanh rõ ràng, thấu đáo. Đó là chỗ nương trú thực sự bên trong ta.
Còn đối với những thứ bên ngoài, chúng chỉ là sự hỗ trợ tạm thời, những thứ ta chỉ tùy thuộc vào một lúc thôi, giống như cái nạng. Khi nào còn hơi thở để giữ chúng sinh tồn, ta còn sử dụng đến chúng. Khi không còn hơi thở, thì chấm dứt mọi vấn đề. Các yếu tố vật lý tách rời và không còn phụ thuộc vào nhau, nên tâm trở về với nơi nương trú thực sự của nó. Và đó là ở đâu? Cái tri giác Phật (Buddha) ở đâu? Khi ta luyện tâm để nó chính là nơi nương trú tự thân, thì lúc đó trong trái tim quán chiếu không còn có nỗi ưu phiền nào nữa.
Chính Đức Phật cũng đi tìm sự nương trú này. Ngài đã dạy tất cả các đệ tử của Ngài nương trú nơi bản thân, vì ta chỉ có thể dựa vào người khác trong một thời gian ngắn. Người khác chỉ hướng cho ta con đường. Nhưng nếu ta muốn những gì thực sự tốt và chân thật trong cuộc sống, ta phải tự dựa vào bản thân - tự tu, tự huân tập, nghĩa là tùy thuộc vào bản thân trong mọi hoàn cảnh. Đau khổ là do chính bạn. Hạnh phúc cũng từ bạn mà ra. Giống như khi ăn: Nếu ta không ăn, thì làm sao no? Nếu ta để người khác ăn giùm, làm sao ta có thể no? Nếu ta muốn no, chính ta phải tự ăn.
Với sự tu hành cũng thế. Ta không thể để bản thân bám víu vào những thứ ở bên ngoài. Sự vật ở bên ngoài ta không chắc chắn. Vô thường. Không thể dựa vào. Chúng thay đổi theo từng hơi thở vào ra. Điều này đúng cho tất cả mọi người, không chỉ riêng ta. Nếu ta không chia tay với người khi còn sống, thì ta cũng phải chia tay lúc chết. Ta chia tay mọi thứ trong từng hơi thở vào ra. Ta không thể đặt ý nghĩa cuộc đời mình vào những thứ này - mà ta cũng không cần làm thế. Ta chỉ cần nói với bản thân rằng đây là cách thế gian vận hành.
Không có gì bền vững trên thế gian này. Dẫu ta không muốn thế, nhưng sự vật có tính cách riêng của chúng. Chúng không nằm dưới quyền kiểm soát của ai cả. Điều đó không chỉ đúng với sự vật ở bên ngoài, mà cả với những gì bên trong ta. Ta muốn thân sống hoài, không muốn nó chết, nhưng nó vẫn chết. Ta không muốn nó đổi thay, nhưng nó luôn thay đổi. Đó là lý do tại sao ta phải giữ cho tâm hoàn thiện để nó có thể nương trú vào bản thân, đúng theo các nguyên tắc thiện xảo mà Đức Phật đã dạy.
Và ta cũng không cần phải nghi hoặc về con đường thực hành, vì tất cả mọi đức tính ta cần để tiến tu đã có mặt sẵn trong ta. Tất cả mọi thứ xấu và tốt đều có mặt trong ta. Ta đã biết con đường nào thiện, và con đường nào u tối, nên tất cả những gì ta phải làm là huấn luyện tâm đi theo con đường thiện. Hãy dừng lại và tự quán xét ngay lúc này: Bạn có đang đi đúng đường? Điều gì sai, đừng bám víu nữa. Hãy buông nó. Quá khứ, tương lai hay bất cứ gì, hãy buông, chỉ giữ lại hiện tại. Hãy giữ tâm luôn cởi mở, tự tại trong hiện tại, sau đó bắt đầu quán xét. Ta đã biết sự vật bên ngoài không thuộc về ta, nhưng ở bên trong có nhiều cấp độ ta phải quán xét. Nhiều tầng mức ta phải quán sát. Ngay cả tâm cũng không thực sự là của ta. Vẫn còn những thứ uế nhiễm, vô thường trong đó. Đôi khi nó muốn làm điều này, lúc muốn làm điều khác, nó không thực sự thuộc về ta. Nên đừng quá bám víu vào nó.
Vấn đề lớn là việc thiết lập tư tưởng. Đôi khi ta có thiện ý, đôi khi ác ý, ta biết rõ điều đó. Ta không muốn nghĩ như thế, nhưng chúng vẫn tiếp tục hiện ra trong tâm, ngoài ý muốn của ta. Vì thế ta phải coi chúng không thuộc về ta. Quán xét chúng. Không có gì đáng để dựa vào chúng. Chúng không kéo dài. Chúng là những sự kiện vô ngã, nên hãy để chúng đi theo bản tính tự nhiên của chúng. Vậy thì có gì trường tồn, vững chắc, đáng tin cậy và chân thật? Hãy tiếp tục tìm kiếm. Đặt chánh niệm trên hơi thở, và tự hỏi mình ngay tại đấy. Dần dần ta sẽ thấy được điều gì ở bên trong ta.
Bất cứ khi nào tâm có nghi hoặc hay các vấn đề trong việc thực hành, quay về chú tâm vào hơi thở, và hỏi tâm ngay tại đấy, rồi tri kiến sẽ phát khởi, để giải tỏa tà kiến của ta và giúp ta vượt qua trạng thái bế tắc của mình. Nhưng ngay cả sự hiểu biết này cũng luôn biến đổi, khổ và vô ngã. Sabbe dhamma anatta: Đức Phật đã nói, mọi thứ sinh khởi đều vô thường và vô ngã. Ngay cả những sự hiểu biết phát khởi trong tâm ta cũng vô thường. Đôi khi chúng phát khởi, đôi khi không. Nên đừng quá bám víu vào chúng. Khi chúng phát khởi, hãy nhận biết điều đó, rồi thì để chúng đi theo con đường của chúng.
Hãy để các quan điểm của mình là chánh kiến: có nghĩa là, chỉ vừa đúng, không đi quá đà. Nếu ta quá đà theo chúng, bám chặt theo chúng, rồi chúng có thể đưa ta đi sai đường, do ta đã không còn ý thức mình đang làm gì. Nói tóm lại, càng chánh niệm trong tu tập, càng tốt. Khi tâm chánh niệm càng lúc càng thêm vững chãi, càng lúc càng thiện xảo, nó sẽ trở thành siêu thế.
Trí tuệ siêu thế mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, phát khởi từ năng lực của chánh niệm khi nó trở nên ngày càng tròn đầy. Vì thế hãy tiếp tục huân tập tâm chánh niệm cho đến khi nó trở thành đại chánh niệm. Hãy cố gắng để giữ cho nó luôn có mặt, kiên định và chủ tâm, cho đến khi ta thấy tất cả mọi thứ như chúng là. Đó là cách giúp ta tiến bộ trên đường học Phật.
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
Send comment