Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

05 Tháng Năm 201905:23(Xem: 6320)
Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh 

Nguyễn Thế Đăng

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

 

Einstein đã nói khoa học mang trong mình nó một tính tôn giáo, tính tín ngưỡng vũ trụ: “Những nhà hoạt động nghiên cứu khoa học, dù bị người đương thời hoài nghi, nhưng đã chỉ ra con đường cho những người cùng tư tưởng sống rải rác ở các miền của thế giớitrải qua nhiều thế kỷ.

Chỉ có ai cống hiến đời mình cho những mục đích tương tự mới có được một quan niệm sinh động về cái gì đã đem lại hồn và sức mạnh cho những bậc vĩ nhân này, mặc cho vô số thất bại nhưng vẫn trung thành với mục đích của họ. Đó chính là tính tín ngưỡng vũ trụ. Một người đương thời đã nói không phải không có lý rằng những nhà nghiên cứu nghiêm túc trong thời đại phổ biến tính vật chất chủ nghĩa của chúng ta chính là những người duy nhất có tính tín ngưỡng sâu xa.

Hãy thử và thâm nhập những bí ẩn của vũ trụ với những phương tiện giới hạn của chúng ta, bạn sẽ thấy, đằng sau những chuỗi mắt xích có thể nhận ra, còn có cái gì tinh tế, không thể hiểu thấu đáo và giải thích được. Sự tôn kính trước sức mạnh này, ngoài những cái chúng ta có thể hiểu, đó là tôn giáo của tôi. Trong chừng mực này, thực tế, tôi là người có tín ngưỡng.

Thật là một cảm giác tuyệt vời khi khám phá được tính thống nhất của một phức hợp các hiện tượng vốn biểu hiện trước giác quan như những sự vật hoàn toàn tách biệt nhau”.

Và khi Einstein nói về nghệ thuật, ở đây là âm nhạc, chúng ta vẫn nghe thấy cái gì đó ở tầm mức vũ trụ:

“Vivaldi, Bach và Mozart. Đặc biệt là Mozart! Tôi tin rằng âm nhạc của Mozart đẹp và tinh khiết đến độ tôi xem nó như chính vẻ đẹp nội tâm của vũ trụ. Những gì tôi có thể nói về tác phẩm của Bach là: nghe, chơi, yêu, chiêm ngưỡng nó, và im lặng”. “Mozart đẹp lắm, dịu dàng không thể tả, ông luôn luôn như thế và mãi mãi như thế. Có một cái gì vĩnh cửu, thoát khỏi bàn tay định mệnh và tất cả sự mù quáng của con người” (Trích từ Einstein, tác giả Nguyễn Xuân Xanh, bản in lần 9, 2011).

Với Einstein, khoa học và cả nghệ thuật luôn luôn đi tìm kiếm để tiếp xúc với cái mà ông gọi là “tín ngưỡng vũ trụ”, “tôn giáo vũ trụ”, “tính thống nhất của các hiện tượng”, “vẻ đẹp nội tâm của vũ trụ”, “có một cái gì vĩnh cửu, thoát khỏi bàn tay định mệnh và tất cả sự mù quáng của con người”.

Cái đó, kinh Pháp hoa gọi là “thật tướng của tất cả mọi sự” (chư pháp thực tướng). Cái đó, “cái gì vĩnh cửu”, “tính thống nhất của các hiện tượng” được gọi là “chân lý tuyệt đối và tối hậu” so với chân lý tương đốiquy ước; là “nền tảng của mọi xuất hiện”, là “Như Lai tạng” từ đó mọi sự sinh khởi…

Từ thời Hy Lạp (khoảng 500 năm trước Tây lịch), các triết gia và cũng là những nhà khoa học, đã đi tìm bản thể của vũ trụ. Thales cho rằng nguyên chất căn bản là Nước; Heraclite cho rằng vạn vật đồng nhất thểtượng trưng chất thể nguyên sơ là Lửa; Anaximène cho rằng nguyên chất căn bản là đơn nhất và vô hạn; Pythagore nói rằng sự vật là những con số, và những con số ấy hòa âm với nhau tạo thành sự hòa âm của vũ trụ (kosmos)…

Cái gì là bản chất của vũ trụ? Cái gì là nền tảng của mọi xuất hiện với các giác quan và ý thức? Câu hỏi ấy là một ám ảnh phải tìm hiểu ngay từ lúc khởi nguyên của văn minh Tây phương với các triết gia và các nhà khoa học vĩ đại. Cho đến bây giờ, ám ảnh ấy vẫn là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học.

Tiến sĩ Francis S. Collins, Giám đốc Dự án Giải mã Gien Người, sau khi hoàn tất dự án đã viết cuốn Ngôn ngữ của Thượng đế (The Language of God, 2006) nói về thứ ngôn ngữ (sinh học) mà Thượng đế đã sử dụng để sáng tạo nên sự sống. Về mặt vật lý, hạt Higgs được xem là “hạt của Thượng đế”. Nhà vật lý Leon Ledeman, Nobel Vật lý 1982, đã viết cuốn The God’s Particle: If the Universe is the Answer, What is the Question” (Hạt Thượng đế: Nếu vũ trụ là câu trả lời, thì Cái Gì là câu hỏi?).

Khi nói tôn giáo là sự nối kết trở lại (re-ligion) thì nối kết trở lại với Cái Gì? Cái Ấy có lẽ là cội nguồn của con ngườivũ trụ, và luôn luôn bao bọc con ngườivũ trụ. Nói thế nghĩa là cái ấy là nền tảng của cuộc đời con người và sự sống của vũ trụ, từ quá khứ, hiện tại, cho đến tương lai. Cái nền tảng cho mọi hình thức sống ấy hiện giờ đang có đây, vì thế nó là ám ảnh ghê gớm cho mọi hoạt động của con người.

Nếu như khoa học tìm kiếm nền tảng của mọi hiện tượng như một cái gì khách quan, thậm chí ở bên ngoài, thì tất cả mọi văn chương, triết học, nghệ thuật… cũng đi tìm nền tảng ấy, nhưng qua những trải nghiệm của cuộc đời làm người bằng một tâm thức nghiêng nhiều về ‘trí thông minh cảm xúc’. Đâu là ý nghĩa của cuộc đời làm người? Sống và chết để làm gì? Tôi là ai? Tôi hiện sống trên cái gì hay trên hư vô? Và chết sẽ đi về đâu?

Những nhà văn lớn, qua trải nghiệm cuộc sống của mình, đã đi đến những vấn đề cốt lõi của thân phận con người.

“Nếu không có cái gì cao hơn con người thì mọi sự đều được phép làm (Tội ác và hình phạt - Dostoievski). “Cái Đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” (Anh em nhà Karamazov) “Nếu trần gian này là một nơi chốn lưu đày thì đâu là quê nhà của con người?” (Lưu đàyquê nhà - Albert Camus). “Rốt cuộc, con người chỉ là một đam mê vô ích” (Hữu thểhư vô - J.P. Sartre).

Trời xuân xanh xuống hẹn rằng Sớm sương đổi lục chiều trăng thay hồng Ngõ về em có nhớ không Bóng vang đầu nước hình lồng cuối hoa… … Mùa mây trên tháng năm còn Ngày vui thứ nhất trái tròn sơ nguyên Dâu Tần ngả nhánh nghiêng nghiêng Ôi người cố quận nhìn em phương nào. (Đi tìm, Mưa nguồn - Bùi Giáng)

Đi tìm cái chính thật là mình, tính tâm linh vốn có của mình, quê nhà đích thực của mình…, đây là động lực cho văn chương và thơ ca. Và cuộc hành trình tìm kiếm ấy đến bây giờ vẫn như mới bắt đầu.

Quả thật con người đã bị thất lạc quê hương của mình, như kinh Pháp hoa nói câu chuyện chàng cùng tử quên mất quê nhà, như Kinh Thánh nói câu chuyện đứa con hoang đàng trở về.

Nhìn qua một ngành nghệ thuật khác là hội họa. Các họa sĩ vẽ cái gì? Không phải vẽ cho giống, mà vẽ chính cái thấy của họ về thực tại. Nói cách khác, họ đi tìm thực tại qua những bức tranh vẽ của mình. Nghệ thuật là con đường để đi tìm thực tại, đi tìm lý lịch, bản thể của chính mình và vũ trụ.

Chỉ nhìn qua vài ngành hoạt động của con người như vậy, chúng ta nhận ra là tất cả văn hóavăn minh của con người là sự tìm về hay tìm đến cái thực tại tối hậu - mà trong bài này gọi là tính tâm linh. Chưa tìm ra nó, con người vẫn còn lạc lõng, còn hy vọng hão huyềnsợ hãi vô cớ; vẫn luôn luôn có những bất toại nguyện cấu thành một đời người.

Nhưng chúng ta cũng thấy rằng những con đường khoa học, nghệ thuật chỉ mới tiếp xúc ở những bước đầu của con đường tâm linh, và việc chúng có thể vượt khỏi tầng ý thức để đi trọn con đường tâm linh hay không thì không thể biết chắc.

Tất cả lịch sử loài ngườitìm kiếm, dù có ý thức hay một cách vô thức, cái đời sống trọn vẹn, hoàn hảo, vượt khỏi phiền não khổ đau và những mâu thuẫn xung đột xảy ra từng phút từng giây trong tâm thức mình và hiện hình trong đời sống xã hội. Đời sống ấy Đức Phật đã tìm thấythể nhập trọn vẹn. Rồi sau đó có rất nhiều ngưởi khác ở mọi quốc gia đã đi theo, biết và sống đời sống hoàn hảo ấy. Các vị là những chứng nhân cho sự việc một đời sống Chân-Thiện-Mỹ có thể xuất hiện ở đời, và các vị đã nối tiếp nhau làm thành dòng sống, lịch sử tâm linh, của đạo Phật.

Đạo Phậtcon đường do Đức Phật đã đi, cho đến rốt ráo của tính tâm linh, và mỗi thế hệ về sau luôn có những người đi trên con đường ấy và mở rộng thêm, như số các Luận mỗi thế hệ lại có nhiều thêm ở các quốc gia trên thế giới cho thấy. Đức Phật đã từng nói: “Đây là con đường hoàn hảo ở chặng đầu, hoàn hảo ở chặng giữa, hoàn hảo ở chặng cuối cùng”.

Đạo Phật giúp con người hoàn thành số phận làm người bằng cách hướng dẫn con người đi hết con đường tâm linh, hoàn tất tính tâm linh vốn có của mình. Vì lý do đó mà đạo Phật vẫn tồn tại ngày nào con người chưa hoàn tất định mệnh cao cả của mình, tính tâm linh của mình. Tính tâm linh ấy, nói theo kinh Đại Bát Niết-bàn, là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Nguyễn Thế Đăng 

Văn Hóa Phật Giáo Số 319 ngày 15-4-2-19

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14019)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 10941)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9726)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18625)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10326)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10399)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11602)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 9988)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11102)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8761)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12535)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10317)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 10922)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17088)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10515)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10060)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11244)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16155)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12404)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16311)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24721)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9013)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11514)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9679)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11298)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9281)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15306)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10491)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14577)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10508)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11231)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8541)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9550)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9387)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10324)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9216)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 9922)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 11875)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10080)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
(Xem: 9136)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10589)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14061)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8560)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10088)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 8808)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 8675)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28209)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 15835)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9639)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11360)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant