Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Các Cấp Độ Nhận Thức

09 Tháng Năm 201906:02(Xem: 5595)
Các Cấp Độ Nhận Thức

Các Cấp Độ Nhận Thức

Thích Trung Định


Các Cấp Độ Nhận Thức


Nhận thức
(tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệmgiác quan, bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.[1] Thông qua nhận thức con người có sự nhận biết, phân biệt và đối xử. Từ đó nảy sinh sự yêu – ghét… đến các sự vật hiện tượng.

Theo Phật giáo, có ba cấp độ nhận thức được Kinh Pháp Môn Căn Bản, thuộc Trung Bộ giới thiệu đó là: tưởng tri, thắng tri và liễu triBa cấp độ nhận thức này đức Phật giới thiệu đi từ thấp lên cao. Cấp độ nhận thức đầu, tưởng tri đó là nhận thức của phàm phu chúng sinh; thắng tri và liễu tri là cấp độ nhận thức của Bồ tát, Phật.

Tưởng tri (sannājānāti): Là sự nhận biết thông qua hình dạng của sự vật.[2] Tưởng tri là cái thấy biết của tri thức thường nghiệm, cái thấy có hạn cuộc, mang đầy ngã tính, nhị nguyênphân biệt chủ thể và đối tượng. Tưởng tri được mô tả là sự nhận thấy “đất như là đất”, vẫn là cái thấy biết thông thường dựa trên hình dạng, tính chất đặc thù của nó (nhậm trì tự tánh quỷ sanh vật giải). Mục đích của thiền tuệ Phật giáo là nhìn nhận sự vật không chỉ đơn thuần dựa trên hình thù và tính chất mà nhìn sâu vào bản chất thật tại của sự vật, bấy giờ ‘đất vẫn là đất’, nhưng đất không phải là một thực thể cố định bất biến. Mà đất là sự hòa hợp của các yếu tố sắc, thậm chí trong đất vẫn có nước, lửa, và gió. Tức thấy bằng tuệ giác duyên sinh, tương tứctương nhập. Các nhà bình luận giải thích rằng, những người thường nắm bắt khi biểu thức thông thường ‘nó là đất’, và áp dụng điều này đến các đối tượng, sự nhận thức này được gọi là ‘nhận thức sai lầm’ (saññāvipallāsa). Vì thật chất của chúng nếu suy xét kỹ thì chúng luôn biến chuyển, thay đổi. Nhưng với tưởng tri thì luôn nghĩ rằng: vô thường là thường, đau khổ là vui, vô ngã cho là ngã, cấu uế bất tịnh như tịnh... [3], đây là nhận thức sai lầm, vọng tưởng do đó dẫn đến khổ đau.

Thắng tri (Abhijānāti): Là sự thấy biết rõ ràng với tuệ giác. Đây là cấp độ thấy biết trực tiếp các sự vật thông qua thiền định, và qua trí tuệ, mà không qua quá trình đối đãi của tư duy, thấy rõ tâm lývật lý là một chuỗi duyên sinh vô ngã. Với nhận thức này không có giới hạn, tách biệt, không chủ thể và đối tượng. Thắng tri còn được giải thích là cái thấy biết đặc biệt, cái biết tận sâu vào bản chất của mọi sự vật hiện tượngvô thường, khổ và vô ngã.[4]

Liễu tri (Parijānāti): Trên cơ sở thắng tri dẫn đến đoạn trừ tham ái, sân hận, si mê không còn vướng mắc với tất cả pháp. Hiểu biết hoàn toàn, trọn vẹn về mọi sự vật; hiểu biết như thật sự vật. Thánh hữu học hành thiền quán vô ngã, vô thường thì có thể cắt đứt 10 kiết sử, đoạn tận các lậu hoặc, thấy rõ được sự thật như thật của các hiện hữu (hữu vivô vi). Với các Thánh vô học, do đoạn tận tham mà liễu tri các pháp; tương tự, do đoạn tận sân, đoạn tận si mà liễu tri các pháp. Chỉ có các bậc A la hán, Bích chi và A la hán Chánh đẳng giác mới liễu tri sự vật.

Với những vị thánh đệ tử được đào luyện cao hơn, đức Phật khuyến khích rằng không nên an trú, bằng lòng với những trạng thái tinh thần mới đạt được. Mà phải thực hành hạnh xả ly, ly thamđoạn diệt. Với thánh quả Dự lưu, do mới đoạn trừ được ba kiết sử đầu là thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Nhưng những kiết sử sâu nặng khác như tham dục, mạn…chỉ có thể được đoạn tận ở đạo quả A la hán, vì vậy thánh hữu học vẫn thường dễ bị chi phối, thoái đọa. Trong khi đó, thắng tri và liễu tri thuộc đạo quả A la hán, vì nó liên quan đến việc loại bỏ hoàn toàn mọi phiền não.[5]

Chư Phật thì đã liễu tri vạn pháp do vì thấy rõ ‘dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu mà sinh khởi lên, và già chết đến với hữu tình’, đã ‘diệt trừ hoàn toàn các ái, hoàn toàn ly tham, hoàn toàn xả ly’ nên đã ‘chân chánh giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác’.

Như vậy, trí tuệ chân thật đó là thắng tri (abhijānāti) và liễu tri (parijānāti). Trí tuệ chân thật được ví như thuyền bát nhã vượt qua đại dương sanh tử luân hồi, là ánh sáng rọi soi vô minh đen tối, là lương dược cho người tật bịnh. Trong Mahāvedalla Sutta cũng định nghĩa về trí tuệ cũng có nghĩa là thắng tri, cũng có nghĩa là liễu tri và cũng có nghĩa là đoạn tận.

Ba cấp độ của Trí tuệ

Có ba cấp độ của trí tuệ đó là: Nhất thiết trí (一切智) của hàng Nhị thừa (Thanh Văn), là trí hiểu biết tất cả những khía cạnh khác biệt của chư phápĐạo chủng trí (道種智) của hàng Bồ Tát, trí biết được những con đường tu tập khác nhau; là trí hiểu biết khía cạnh toàn vẹn của chư pháp và, Nhất thiết chủng trí (一切種智) của chư Phật, trí huệ toàn hảo biết được tất cả khía cạnh của các pháp. Trí thông đạt tất cả những loại trí huệ khác.

Đầu tiên, Nhất thiết trí là sự hiểu biết đúng đắn về danh nghĩa, hoặc bản chất của vũ trụ. Đó là trí tuệ hiểu biết các khía cạnh chung của tất cả những kiếp sống, trí tuệ của hàng Thanh văn. Thứ hai, Đạo chủng trí là trí tuệ hiểu biết một cách chính xác về các sự vật hiện tượng, trí này có thể thấu hiểu tất cả những hiện tượng vô hạn của vũ trụ, là trí nhận biết tất cả các khía cạnh phân biệt đối xử của mọi sự hiện hữu, trí tuệ của Bồ tát. Trí này thấu hiểu được các hiện do đâu phát sinh? Và bằng cách nào để chúng sinh khởi? Và kết quả cuối cùng của nó là gì? Thứ ba Nhất thiết chủng trí là trí tuệ nhận thức đầy đủ và hoàn hảo, trí này hiểu về sự thật của cuộc sống con ngườivũ trụ mà không có sự nghi ngờ nhỏ hoặc lỗi, đó là trí tuệ của chư Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sở hữu tất cả ba loại trí tuệ này, Ngài hoàn toàn hiểu được chân lý của cuộc sống con ngườivạn pháp.[6]

Ba con mắt

Trong Tiểu Bộ Kinh đức Phật dạy có ba con mắt đó là: Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn.[7]

Nhục nhãn là mắt thường của người đời, thấy được màu sắc và hình tướng, như chúng ta thường thấy.

Thiên nhãn (dibba-cakku) là loại mắt thanh tịnh thấy xa, song Thiên nhãn mới chỉ kiến đạo mà chưa đạt đạo.

Huệ nhãn (pãnnã-cakku) là loại mắt vừa thấy đạo vừa đạt đạo.

Cấp độ nhận thức bằng tưởng tri và thức tri là thấy biết bằng nhục nhãn; cấp độ thắng tri và liễu tri đó là pháp nhãnhuệ nhãn. Cái biết của tưởng và thức còn mang nặng ngã tính, vọng tưởng nên cái thấy biết đó dễ đưa đến nhận thức sai lầm, như Duy thức học nói: nhìn dây hóa rắn.

Tuệ nhãn là cái thấy biết đúng như thật, thấy rõ ba pháp ấn: Khổ (dukka), Vô thường (anicca) và Vô ngã (anatta) thể hiện trong cuộc đời không chấp thủ, sai lầm, và sống theo tám chánh đạo (Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định).  Đặc biệt, do đặc tính thâm nhập vào bản chất của các pháp, nên trí tuệ mới có khả năng tấn công vào tận hang ổ cuổi cùng của bản ngã, như lập luận của ngài Acharya Buddharakkhita: ‘Ở đây, nếu có sự sáng suốt hoàn toàn, nhất thiết sẽ đặt cái gọi là ‘Ta’ đó là ánh sáng của những thật tại vô thường, khổ, vô ngã, như vậy mới tỉnh ngộ khỏi những ảo tưởng do sự suy đoán đó tạo ra.’[8] Với cái nhìn trí tuệ, thông qua Thiền Minh Sát (vipassanā) chắc chắn sẽ thấy rõ cái bản chất thật của tự ngã là vô thường, khổ và vô ngã (không có thực thể), do đó thực hiện được giải thoát qua bốn quả vị Niết bàn: Dự lưu, Nhất lai, Bất hoànGiải thoát (Alahan).

Tóm lại, việc giới thiệu các cấp độ nhận thức cho chúng ta thấy rõ tiến trình nhận thức từ phàm phu đến thánh quả. Khi nhìn nhận sự vật mở ra cho hành giả một lối thoát, không vướng kẹt vào các khái niệm phạm trù dẫn đến hoang tưởng, khổ não. Tập nhìn đời bằng con mắt thiên nhãnhuệ nhãn để thấy xa trong rộng, mở mang sự hiểu biết, rộng mở cõi lòng. Chánh niệm trong cái thấy biết của tưởng tri để điều chỉnh nhận thức, an trú trong cái thấy biết của thắng tri và liễu tri để thấy như thật sự vật, tâm trong sáng thuần tịnh, an nhiêntự tại.

Ghi chú: 

[1] Nhận thức, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c

[2] See, Maurice Walshe (trans.), Digha nikāya, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2012, p. 594.

[3] See, Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majhima nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, (2009 fourth ed), p. 1162.

[4] Ibid, pp. 1166-67.

[5] Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majhima Nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, (2009 fourth ed), p. 1167.

[6] Dr. Ch. Venkata Siva Sai, Buddhist Education Theory and Practice, Prashant Publishing House, Delhi, 2014, p. XIX.

[7] Ṭhānissaro  Bhikkhu, Itivuttaka, This Was Said By The Buddha, Printed For Free Distribution, Revised edition, 2013, p. 40.

[8] Acharya Buddharakkhita, Mind Overcoming Its Cankers, Buddhist Publication Society, Kandy Srilanka, 2004, p. 109-10.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13512)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 13844)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13598)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13127)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13216)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13566)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 13986)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14792)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16045)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13788)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15464)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14702)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12296)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13448)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 16893)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14107)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14032)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19467)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19593)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17821)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21392)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20189)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23157)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22411)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17074)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16818)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18793)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23864)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21231)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22270)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24577)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 21905)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15697)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18689)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 16937)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18109)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17526)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17517)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17474)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17360)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16577)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 15915)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18195)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15263)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16268)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16722)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16122)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17660)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15040)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16513)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant