Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vô Thường Diễn Ra Trước Mắt

23 Tháng Năm 201907:20(Xem: 5936)
Vô Thường Diễn Ra Trước Mắt
VÔ THƯỜNG DIỄN RA TRƯỚC MẮT

Đào Văn Bình


Vô Thường Diễn Ra Trước Mắt

Theo Yahoo News ngày 19/11/2018,  nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ.  (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)

Theo Luật Vô Thường, nước Mỹ ngày nay không còn là nước Mỹ hai mươi năm về trước. Và nước Mỹ hai mươi năm sau sẽ không còn là nước Mỹ ngày hôm nay. Rồi đây tôn giáo, văn hóa, tập tục của Mỹ cũng sẽ phải thay đổi hoặc bị hủy bỏ cho thích hợp với lòng người.Than khóc, tiếc thương, chống đối cũng không chống nổi Luật Vô Thường. Mà Vô Thường là do Tâm người hay lòng người thay đổi.

Chúng ta cứ tưởng “dòng đời trôi lặng lẽ”. Nhưng không, Vô Thường diễn ra từng giây từng phút trước mắt. AFP ngày 29/11/2018 cho biết, “Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật và Trung Tâm Phòng Ngừa và Thống Kê Y Tế Quốc  Gia, hy vọng vào đời sống của Hoa Kỳ đã giảm xuống do những cái chết vì sử dụng quá liều lượng thuốc giảm đau và thuốc an thần- đã lấy đi 70,000 sinh mạng trong năm 2017 và tự tử cũng gia tăng. Sử dụng quá liều lượng tăng 9.6% so với năm 2016, trong khi tự tử leo thang thêm 3.7%. “

Cách đây hai năm, Ô. Obama đi đâu cũng được thế giới nể sợ và tiếp đón long trọng, đặc biệt là tại Việt Nam. Ngày nay, tiếng nói của ông chẳng được lãnh tụ thế giới nào lắng nghe, chẳng được tiếp đón long trọng vì ông không phải là vĩ nhân của thế giới. Tại Hoa Kỳ có chăng chỉ còn một số cử tri Dân Chủ luyến tiếc nhiệm kỳ của ông hay bất mãn với Ô. Trump. Nếu Ô. Obama có trở lại Hà Nội ăn bún chả thì cũng chẳng còn ai háo hức xem ông ăn uống ra sao. Và cũng chẳng có ông đầu bếp nếm thử món ăn để tránh cho ông có thể bị đầu độc. Chén đĩa ông ăn trước đây đã trở thành “báu vật” được chủ quán trưng bày như đồ quý giá của viện bảo tàng, một kiểu câu khách hiếu kỳ.

Cách đây vài tháng Cộng Hòa còn kiểm soát lưỡng viện nhưng nay đã để mất Hạ Viện, nguyên do là vì lòng người thay đổi. Và có thể năm 2020 người dân lại bầu một ông/bà tổng thống khác cho thích nghi với tình thế. Người dân Hoa Kỳ “có tật” hễ không hài lòng thì thay đổi cho dù “con gà mới” chưa chắc đã tốt lành hơn “con gà cũ”, nhưng cứ thay đổi cái đã.  Cho nên khẩu hiệu “Change” là khẩu hiệu rất ăn khách của chiến lược tranh cử tại Hoa Kỳ.
Ôi, Vô Thường, một quyền năng mà không một quyền năng nào chống đỡ nổi! Trái đất này rồi hủy diệt. Hiến pháp, luật lệ, tu chính án rồi cũng theo thời gian biến dạng. Thân xác của chúng ta rồi cũng thối rữa. Mọi hận thù, yêu thương rồi cũng héo tàn. Rồi đàn ông biến thành đàn bà, đàn bà biến thành đàn ông. Hai người đàn bà hay hai người đàn ông lấy nhau cũng gọi Vợ-Chồng. Mọi định chế xã hội rồi cũng đổi thay. Ma túy ở Mỹ dần trở thành hợp pháp và có khi trở thành niềm hãnh diện “chịu chơi”! Tất cả đều lui tới, tuần hoàn, quay đảo qua bốn giai đoạn Thành-Trụ-Hoại-Diệt của Luật Vô Thường hay của cái Tâm quay đảo cũng thế.

Câu hỏi đặt ra là nhân loại mỗi ngày mỗi văn minh, tiến bộ, nhân nghĩađạo đức hơn? Hay nhân loại mỗi lúc mỗi hung bạo, hư đốn và đồi trụy hơn? Không ai có thể trả lời được. Đạo đứcphi đạo đức, nhân nghĩa và bất lương, dâm ô và phẩm hạnh, trí tuệngu si, thật và giả, dân chủ và độc tài…như ngày và đêm lấn đuổi nhau…mãi mãi cho đến ngày tận thế. Đó là cái kiếp của cõi Diêm Phù Đề này.
Cho nên chúng ta đừng quá háo hức với những chuyện dù là “vĩ đại” hay quan trọng đang diễn ra trước mắt. Hãy quán chiếu Luật Vô Thường để có một tâm hồn thanh thản và ổn định theo lời dạy của Phật cho ngài Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cang:

Tất cả các pháp hữu vi.
Như mộng huyễn, như bọt ảnh,
Như sương mai, như chớp.
Nên quán xét đúng như vậy.

Hãy theo con đường Trung Đạo, tâm địa bình ổn, quán chiếu sự vật bằng trí tuệ sáng suốt, bằng trái tim thanh thịnh…bạn sẽ không bị dòng đời cuốn đi như những vật trôi nổi trên sông. Tâm Phật là tâm lắng yên, là tâm đại định là tâm chiếu soi, là tâm tịch tĩnh. Đây chính là Đại Viên Cảnh Trí, là cảnh giới Phật, là Tịnh Độ. Còn tâm chúng sinh thì quay như chong chóng, lui tới, tuần hoàn, nhận lấy bỏ đi (Kinh Viên Giác) rồi ngụp lặn trong sinh tử luân hồi. Chính vì thế mà trong Kinh Viên Giác Đức Phật dạy rằng chúng sinh đang ở trong Viên Giác, đang ở trong cảnh giới Phật mà vì cái tâm u tối đã biến cảnh giới Phật thành thế giới của khổ đau và luân hồi. Thương thay cho chúng sinh!

Mùa Phật Đảnthuận duyên để chúng ta nhìn lại mình “xem mình là ai?” Suy nghĩ xem mình đang làm gì? Đang toan tính gì? Đang ước vọng những gì? Đang theo đuổi những gì? Đang yêu ai và ghét ai? Chỉ cần đặt câu như vậy thôi. Nhưng đó chính là sự TỉnhThức rất cần thiết cho chúng ta giữa dòng đời vô thường, nhiễu loạn, thực mà không thực này.

Đào Văn Bình
( California mùa Phật Đản 2563-TL.2019)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13314)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8227)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10173)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8618)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9726)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10208)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10028)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 8847)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22417)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10189)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 11913)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14114)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11025)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9786)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18806)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10392)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10542)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11679)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10113)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11250)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8832)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12676)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10395)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11004)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17204)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10621)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10112)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11307)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16305)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12493)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16442)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24871)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9139)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11604)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9729)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11390)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9421)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15456)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10644)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14697)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10635)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11311)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8659)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9673)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9444)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10446)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9277)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 10040)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 12002)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10193)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant