Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

24 Tháng Năm 201913:33(Xem: 5325)
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

Trần Thị Nhật Hưng

 

   Hằng năm trên khắp thế gian không chỉ ở các nước Á Châu mà ngay cả Âu, Mỹ nơi có cộng đồng tị nạn, vào rằm tháng tư âm lịch, những người con Phật không bao giờ quên Đản sanh của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.

   Từ thành phố đến thôn quê, từ chùa lớn đến chùa nhỏ, tuỳ khả năng, hoàn cảnh, đâu đâu mọi người cũng hân hoan tưng bừng tổ chức  để tưởng nhớ Ngài.

   Tại Thụy Sĩ, chùa Viên Minh không ngoại lệ. Tuy nhiên năm nay đặc biệt, một năm không như mọi năm. Tất cả đều đổi mới sau hơn hai năm trùng tu sửa chữa từ một nhà hàng ăn để trở thành một ngôi chùa khang trang tươm tất và đã được chính quyền sở tại cấp giấy phép chính thức sinh hoạt.

Phat Dan Thuy Sy 7

   Giữa một khuôn viên rộng trên sân chùa, điều này thật hiếm hoi trên đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé diện tích chỉ  41.300 cây số vuông. Đó là một phúc duyên may mắn cho cộng đồng Phật tử tại đây để dựng một lều lớn do chính quyền địa phương ủng hộ mới đủ sức chứa số đông Phật tử trên 200 người về tụ tập mừng Đản sanh thay vì phải thuê hội trường xa chùa vừa vất vả vừa tốn kém như mọi năm. Với nhân số tham dự, đối với một nước nhỏ người thưa, sống rải rác đó đây, qui tụ về như thế kể là rất khả quan nếu không muốn nói thật nhiêu khê. Điều đó chứng tỏ lòng tín tâm và ngưỡng vọng của người con Phật về đấng cha lành.

Phat Dan Thuy Sy 6

   Hôm đó là một ngày thật đẹp, thêm một may mắn nữa, trời không mưa như dự báo thời tiết, chỉ se se lạnh với chút nắng hanh vàng vừa đủ để những chiếc áo dài của quí bà, quí cô, cùng các em thiếu nữ như đàn bướm lượn lờ trước gió.

 

   Từ 09 giờ sáng thứ bảy, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong đồng phục màu áo lam xếp hàng dọc trước cổng lều có treo hàng chữ “ Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản” để đón chào quan khách.

 

  Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một lực lượng trẻ được đào tạosinh hoạt Phật giáo từ mấy chục năm tại Thụy Sĩ. Hấp thụ văn hoá và cung cách làm việc phương Tây nên các em làm việc rất khoa học, giỏi giang nhưng vẫn giữ được hồn và nếp sống dân tộc đã trở về chùa sau thời gian dài “mồ côi” không nơi nương tựa ( bấy lâu tự thuê phòng sinh hoạt với nhau). Sự hiện diện của lực lượng GĐPT giúp cho buổi lễ vô cùng trang trọng khởi sắc, đã tạo thêm ấn tượng đẹp cho người bản xứ, nhất là vợ chồng ông bà Regina và Erich Leuenberger, đại diện hội đồng dân biểu của làng Nebikon, nơi chùa đang trực thuộc, cùng với một vài sinh viên, giảng viên đại học Luzern, Zürich đang tìm tòi nghiên cứu về Phật giáo. Niềm ưu ái đó còn khởi nguồn từ non tháng trước khi chùa tổ chức lễ “mở cửa chùa” theo sự yêu cầu và tò mò của, từ các cấp chính quyền đến dân chúng làng Nebikon để được tham quan, muốn biết về “trong chùa có cái gì trong đó„ sau khi chúng ta biến một nhà hàng của họ để trở thành một ngôi chùa khang trang đẹp đẽ cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam về sinh hoạt. Họ đã vô cùng ngạc nhiên lẫn khâm phục về công trình kiến thiết biến những cái hầm tối tăm bừa bãi đồ đạc cũ (Thụy Sĩ vì đất chật nên bất cứ nhà nào dù chung cư vẫn làm nhà hầm đào dưới đất để chứa đồ linh tinh) thành một căn phòng sinh hoạt sáng sủa sạch sẽ, nhiều phòng ngủ tươm tất cho Phật tử ở xa về chùa ngủ qua đêm, một thư viện với nhiều sách báo và đặc biệt nhất là chánh điện với những tôn tượng uy nghi sáng ngời, bài trí hoa đèn thật mỹ thuật đẹp mắt chỉ cần bước vào, chiêm ngưỡng, lòng người cũng rộn lên niềm hân hoan an lạc không tả được. Bên trong đã như vậy, bên ngoài sân chùa với tôn tượng Quan Âm Các ngự trị trên một sân rộng lót gạch sạch sẽ, cảnh quang thông thoáng mát mắt khiến cho người Thụy Sĩ vốn chuộng ngăn nắp rất hài lòng về sự đóng góp và xây dựng tinh thần tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại địa phương thêm phong phú.

 Phat Dan Thuy sy 5

   Đối với người Thuỵ Sĩ vốn trung thực, hiền hoà, tuy Phật giáo không phải là tôn giáo của họ, nhưng từ kiếp nào dường như họ đã hấp thụ tinh thần của Kinh Hoa NghiêmNhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản“ (một là tất cả, tất cả là một) nên họ có cái nhìn cảm thông, bao dung, phóng khoáng, cởi mở để hoà nhập và đón nhận niềm vui từ kẻ khác làm niềm vui cho chính mình. Sự an lành của người khác cũng là sự an lành cho chính mình nói riêng và cho dân làng, đất nước của chính họ nói chung. Mình chính là người, người chính là mình trong cộng đồng chung của xã hội. Mọi người cùng sống cho nhau, nỗ lực cho một công việc chung, ai nấy đều quên mình để nghĩ và sống cho kẻ khác, vì kẻ khác đó cũng chính là mình. Đó là lý do, họ không mang tâm phân biệt, trái lại đã ủng hộ hết mình tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt Phật giáo chúng ta điển hình với sự đóng góp từ tinh thần đến vật lực (dựng lều lớn cho chúng ta) qua buổi lễ tổ chức Đản sanh. Đây một phần cũng do sự khéo léo ngoại giao của chùa Viên Minh tạo cơ hội tiếp kiến gần gũi thân thiện với họ. Người ta vẫn bảo “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhưng ra xứ người  “ngôn ngữ (khéo mồm miệng, biết ngoại giao) mới là cửa...cái của tâm hồn” để mở toang cánh cửa...chính, thênh thang bước đến thành công.

 Phat Dan thuy sy 3

   Theo như lời của Đại Đức Thích Như Tú nói chuyện trong buổi lễ, tương lai, chùa sẽ mở nhiều khóa tu không chỉ là nơi nương tựa tâm linh cho người Việt Nam mà còn mở rộng cho người bản xứ biết về Phật giáo chúng ta qua các buổi thiền tập. Thật là một điều đáng khích lệ và hoan nghênh vô cùng. Hy vọng sẽ sớm thực hiện vào một ngày không xa.

 

  Trong buổi lễ, ngoài các bài diễn văn, cảm tạ, giới thiệu quan khách...không thể thiếu ở bất cứ tổ chức nào, điều tôi quan tâm ở đây là lễ Tắm Phật. Lễ Tắm Phật để nhắc nhớ chúng ta về truyền thuyết khi Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa để Tắm Phật (em bé nào mới sinh ra cũng cần tắm đó mà. Và Phật được tắm đặc biệt như vậy đó). Còn bây giờ chúng ta tắm Phật không có nghĩa là tắm cho Phật được sạch sẽ mát mẻý nghĩa sâu xa của nó là chính tắm gội nội tâm của mỗi chúng ta, tắm để gột rửa bụi phiền não hiển lộ chân tâm để chúng ta tự nhìn lại chính mình biết sám hối và tẩy rửa những tội lỗi trong năm chúng ta đã tạo ra. Có chùa còn giảng rằng, khi cầm gáo nước, dù tắm bên vai phải của Đức Phật tượng trưng gặp điều ưng ý thuận duyên cũng như khi tắm bên vai trái coi như gặp nghịch cảnh lòng ta vẫn thản nhiên, bình tâm đón nhận. Do vậy, khi đối diện với Đức Phật, chúng ta tâm niệm như đứng trước nội tâm chúng ta, và cầu nguyện ý tốt nên phát huy, và niệm xấu thì nay xin chừa! Dội nước cho bao tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến cuốn đi để hiển lộ Phật tánhnhân chi sơ, tính bổn thiệnđạo lý trong Tam Tự Kinh, bắt nguồn từ tư tưởng của đức Khổng Tử, về sau được Mạnh Tử, đệ tử của Ngài truyền đạt rộng rãi.

 Phat Dan Thuy Sy

   Tiếp nối của buổi lễ, sau những nghi thức hành chánh, thả bong bóng bay, dùng trưa,... lúc 14 giờ mở màn chương trình văn nghệ do anh em GĐPT Thiện Trí cùng Phật tử chùa Viên Minh đảm nhiệm. Dù các nghệ sĩ, diễn viên đều là “cây nhà lá vườn„ nhưng cũng đóng góp nhiều tiết mục múa, ca thật đặc sắc tạo cho buổi lễ vui nhộn, gần gũi, thân thiện, ấm cúng. Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 15 giờ 30 phút, thời gian sau đó là Karaoke cho đến 17 giờ theo qui định.

    Nhìn chung buổi lễ thật thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc, hạnh phúc. Riêng tôi, trong chương trình, tôi cho sẽ toàn hảo hơn, nếu thêm một tiếng thuyết giảng truyền tải giáo lý của Đức Phật để Phật tử hiểu đạo hơn. Vì có hiểu, có tin thì Bồ Đề Tâm mới kiên cố, tín tâm càng tăng trưởng. Hy vọng những năm tới ổn định tổ chức đưa vào nề nếp sẽ không thiếu mục quan trọng này. Vì là năm đầu với bề bộn công việc sau khi tu bổ chùa, việc thiếu sót là điều hiển nhiên. Kính mong Quí Phật tử hoan hỉ cho.

 Thân chúc các bạn dồi dào sức khỏean lạc trong mùa Phật Đản 2643 của năm 2019 này.

 

Thân chào các bạn.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1531)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1313)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1593)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2093)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1846)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1209)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1396)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1396)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1679)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1447)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1320)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1462)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1402)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1715)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1420)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1370)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1379)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1455)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1634)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1538)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1490)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1354)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1456)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1162)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1918)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1340)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1497)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2844)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1507)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1681)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1556)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1997)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1538)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1737)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1943)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2124)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1597)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2558)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1668)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1844)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1793)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1560)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2309)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1750)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1803)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1671)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2042)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2027)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2172)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1675)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant