Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

24 Tháng Năm 201913:33(Xem: 5305)
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

Trần Thị Nhật Hưng

 

   Hằng năm trên khắp thế gian không chỉ ở các nước Á Châu mà ngay cả Âu, Mỹ nơi có cộng đồng tị nạn, vào rằm tháng tư âm lịch, những người con Phật không bao giờ quên Đản sanh của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.

   Từ thành phố đến thôn quê, từ chùa lớn đến chùa nhỏ, tuỳ khả năng, hoàn cảnh, đâu đâu mọi người cũng hân hoan tưng bừng tổ chức  để tưởng nhớ Ngài.

   Tại Thụy Sĩ, chùa Viên Minh không ngoại lệ. Tuy nhiên năm nay đặc biệt, một năm không như mọi năm. Tất cả đều đổi mới sau hơn hai năm trùng tu sửa chữa từ một nhà hàng ăn để trở thành một ngôi chùa khang trang tươm tất và đã được chính quyền sở tại cấp giấy phép chính thức sinh hoạt.

Phat Dan Thuy Sy 7

   Giữa một khuôn viên rộng trên sân chùa, điều này thật hiếm hoi trên đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé diện tích chỉ  41.300 cây số vuông. Đó là một phúc duyên may mắn cho cộng đồng Phật tử tại đây để dựng một lều lớn do chính quyền địa phương ủng hộ mới đủ sức chứa số đông Phật tử trên 200 người về tụ tập mừng Đản sanh thay vì phải thuê hội trường xa chùa vừa vất vả vừa tốn kém như mọi năm. Với nhân số tham dự, đối với một nước nhỏ người thưa, sống rải rác đó đây, qui tụ về như thế kể là rất khả quan nếu không muốn nói thật nhiêu khê. Điều đó chứng tỏ lòng tín tâm và ngưỡng vọng của người con Phật về đấng cha lành.

Phat Dan Thuy Sy 6

   Hôm đó là một ngày thật đẹp, thêm một may mắn nữa, trời không mưa như dự báo thời tiết, chỉ se se lạnh với chút nắng hanh vàng vừa đủ để những chiếc áo dài của quí bà, quí cô, cùng các em thiếu nữ như đàn bướm lượn lờ trước gió.

 

   Từ 09 giờ sáng thứ bảy, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong đồng phục màu áo lam xếp hàng dọc trước cổng lều có treo hàng chữ “ Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản” để đón chào quan khách.

 

  Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một lực lượng trẻ được đào tạosinh hoạt Phật giáo từ mấy chục năm tại Thụy Sĩ. Hấp thụ văn hoá và cung cách làm việc phương Tây nên các em làm việc rất khoa học, giỏi giang nhưng vẫn giữ được hồn và nếp sống dân tộc đã trở về chùa sau thời gian dài “mồ côi” không nơi nương tựa ( bấy lâu tự thuê phòng sinh hoạt với nhau). Sự hiện diện của lực lượng GĐPT giúp cho buổi lễ vô cùng trang trọng khởi sắc, đã tạo thêm ấn tượng đẹp cho người bản xứ, nhất là vợ chồng ông bà Regina và Erich Leuenberger, đại diện hội đồng dân biểu của làng Nebikon, nơi chùa đang trực thuộc, cùng với một vài sinh viên, giảng viên đại học Luzern, Zürich đang tìm tòi nghiên cứu về Phật giáo. Niềm ưu ái đó còn khởi nguồn từ non tháng trước khi chùa tổ chức lễ “mở cửa chùa” theo sự yêu cầu và tò mò của, từ các cấp chính quyền đến dân chúng làng Nebikon để được tham quan, muốn biết về “trong chùa có cái gì trong đó„ sau khi chúng ta biến một nhà hàng của họ để trở thành một ngôi chùa khang trang đẹp đẽ cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam về sinh hoạt. Họ đã vô cùng ngạc nhiên lẫn khâm phục về công trình kiến thiết biến những cái hầm tối tăm bừa bãi đồ đạc cũ (Thụy Sĩ vì đất chật nên bất cứ nhà nào dù chung cư vẫn làm nhà hầm đào dưới đất để chứa đồ linh tinh) thành một căn phòng sinh hoạt sáng sủa sạch sẽ, nhiều phòng ngủ tươm tất cho Phật tử ở xa về chùa ngủ qua đêm, một thư viện với nhiều sách báo và đặc biệt nhất là chánh điện với những tôn tượng uy nghi sáng ngời, bài trí hoa đèn thật mỹ thuật đẹp mắt chỉ cần bước vào, chiêm ngưỡng, lòng người cũng rộn lên niềm hân hoan an lạc không tả được. Bên trong đã như vậy, bên ngoài sân chùa với tôn tượng Quan Âm Các ngự trị trên một sân rộng lót gạch sạch sẽ, cảnh quang thông thoáng mát mắt khiến cho người Thụy Sĩ vốn chuộng ngăn nắp rất hài lòng về sự đóng góp và xây dựng tinh thần tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại địa phương thêm phong phú.

 Phat Dan Thuy sy 5

   Đối với người Thuỵ Sĩ vốn trung thực, hiền hoà, tuy Phật giáo không phải là tôn giáo của họ, nhưng từ kiếp nào dường như họ đã hấp thụ tinh thần của Kinh Hoa NghiêmNhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản“ (một là tất cả, tất cả là một) nên họ có cái nhìn cảm thông, bao dung, phóng khoáng, cởi mở để hoà nhập và đón nhận niềm vui từ kẻ khác làm niềm vui cho chính mình. Sự an lành của người khác cũng là sự an lành cho chính mình nói riêng và cho dân làng, đất nước của chính họ nói chung. Mình chính là người, người chính là mình trong cộng đồng chung của xã hội. Mọi người cùng sống cho nhau, nỗ lực cho một công việc chung, ai nấy đều quên mình để nghĩ và sống cho kẻ khác, vì kẻ khác đó cũng chính là mình. Đó là lý do, họ không mang tâm phân biệt, trái lại đã ủng hộ hết mình tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt Phật giáo chúng ta điển hình với sự đóng góp từ tinh thần đến vật lực (dựng lều lớn cho chúng ta) qua buổi lễ tổ chức Đản sanh. Đây một phần cũng do sự khéo léo ngoại giao của chùa Viên Minh tạo cơ hội tiếp kiến gần gũi thân thiện với họ. Người ta vẫn bảo “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhưng ra xứ người  “ngôn ngữ (khéo mồm miệng, biết ngoại giao) mới là cửa...cái của tâm hồn” để mở toang cánh cửa...chính, thênh thang bước đến thành công.

 Phat Dan thuy sy 3

   Theo như lời của Đại Đức Thích Như Tú nói chuyện trong buổi lễ, tương lai, chùa sẽ mở nhiều khóa tu không chỉ là nơi nương tựa tâm linh cho người Việt Nam mà còn mở rộng cho người bản xứ biết về Phật giáo chúng ta qua các buổi thiền tập. Thật là một điều đáng khích lệ và hoan nghênh vô cùng. Hy vọng sẽ sớm thực hiện vào một ngày không xa.

 

  Trong buổi lễ, ngoài các bài diễn văn, cảm tạ, giới thiệu quan khách...không thể thiếu ở bất cứ tổ chức nào, điều tôi quan tâm ở đây là lễ Tắm Phật. Lễ Tắm Phật để nhắc nhớ chúng ta về truyền thuyết khi Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa để Tắm Phật (em bé nào mới sinh ra cũng cần tắm đó mà. Và Phật được tắm đặc biệt như vậy đó). Còn bây giờ chúng ta tắm Phật không có nghĩa là tắm cho Phật được sạch sẽ mát mẻý nghĩa sâu xa của nó là chính tắm gội nội tâm của mỗi chúng ta, tắm để gột rửa bụi phiền não hiển lộ chân tâm để chúng ta tự nhìn lại chính mình biết sám hối và tẩy rửa những tội lỗi trong năm chúng ta đã tạo ra. Có chùa còn giảng rằng, khi cầm gáo nước, dù tắm bên vai phải của Đức Phật tượng trưng gặp điều ưng ý thuận duyên cũng như khi tắm bên vai trái coi như gặp nghịch cảnh lòng ta vẫn thản nhiên, bình tâm đón nhận. Do vậy, khi đối diện với Đức Phật, chúng ta tâm niệm như đứng trước nội tâm chúng ta, và cầu nguyện ý tốt nên phát huy, và niệm xấu thì nay xin chừa! Dội nước cho bao tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến cuốn đi để hiển lộ Phật tánhnhân chi sơ, tính bổn thiệnđạo lý trong Tam Tự Kinh, bắt nguồn từ tư tưởng của đức Khổng Tử, về sau được Mạnh Tử, đệ tử của Ngài truyền đạt rộng rãi.

 Phat Dan Thuy Sy

   Tiếp nối của buổi lễ, sau những nghi thức hành chánh, thả bong bóng bay, dùng trưa,... lúc 14 giờ mở màn chương trình văn nghệ do anh em GĐPT Thiện Trí cùng Phật tử chùa Viên Minh đảm nhiệm. Dù các nghệ sĩ, diễn viên đều là “cây nhà lá vườn„ nhưng cũng đóng góp nhiều tiết mục múa, ca thật đặc sắc tạo cho buổi lễ vui nhộn, gần gũi, thân thiện, ấm cúng. Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 15 giờ 30 phút, thời gian sau đó là Karaoke cho đến 17 giờ theo qui định.

    Nhìn chung buổi lễ thật thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc, hạnh phúc. Riêng tôi, trong chương trình, tôi cho sẽ toàn hảo hơn, nếu thêm một tiếng thuyết giảng truyền tải giáo lý của Đức Phật để Phật tử hiểu đạo hơn. Vì có hiểu, có tin thì Bồ Đề Tâm mới kiên cố, tín tâm càng tăng trưởng. Hy vọng những năm tới ổn định tổ chức đưa vào nề nếp sẽ không thiếu mục quan trọng này. Vì là năm đầu với bề bộn công việc sau khi tu bổ chùa, việc thiếu sót là điều hiển nhiên. Kính mong Quí Phật tử hoan hỉ cho.

 Thân chúc các bạn dồi dào sức khỏean lạc trong mùa Phật Đản 2643 của năm 2019 này.

 

Thân chào các bạn.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15436)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13828)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14647)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15190)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14706)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13881)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13473)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12692)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13900)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13074)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13614)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 12974)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12922)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13191)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14693)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14917)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13047)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15018)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21831)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15138)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14228)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14706)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14283)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17487)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17732)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17743)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13823)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13460)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12707)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14644)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 14967)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15578)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15822)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15430)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13052)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15180)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15588)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16357)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16078)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17165)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15638)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14362)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15339)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17085)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16148)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12659)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14798)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17188)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56166)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15256)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant