Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghèo Thì Làm Sao Để Bố ThíCúng Dường

03 Tháng Sáu 201910:04(Xem: 6058)
Nghèo Thì Làm Sao Để Bố Thí Và Cúng Dường
NGHÈO THÌ LÀM SAO ĐỂ BỐ THÍCÚNG DƯỜNG

Tâm Trí
 
Nghèo Thì Làm Sao Để Bố Thí Và Cúng Dường


Hỏi
: Mỗi khi đến chùa tôi thường nghe quý Tăng Niđồng đạo nhắc đến là phải nên bố thí cúng dường để được phước đức về sau. Nhưng gia cảnh tôi không mấy khá giả làm chỉ vừa đủ ăn thì làm sao mà có tiền để bố thí cúng dường? Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và sau này giàu có hơn. Còn những người nghèo không có tiền đúc chuông, tạo tượng, xây dựng chùa chiền, hay bố thí cho chúng sanh thì phải chịu số phận nghèo mãi hay sao? Như vậy có bất công hay không?

Đáp: Tôi xin phép được trả lời ngay là nếu phước đứcquả báo chỉ dựa trên sự đóng góp bằng tiền của thì đạo Phật rõ ràng là quá thiên vị người giàu, không thể nào gọi là “bình đẳng” được. Câu chuyện của một bà lão ăn mày với gia tài chỉ có 2 xu, nhưng đã thành tâm mua đèn cúng Phật thì ngọn đèn vẫn còn sáng mãi. Trong khi đó những ngọn đèn của các vua quan, của các trưởng giả với bao nhiêu phi dầu cúng Phật cũng điều cạn sạch và dần tắt. Khi đem duyên cớ hỏi Phật thì Phật cho biết vì bà lão đã cúng dường chư Phật với tất cả tấm lòng thành, không mong cầu vụ lợi và một lòng hướng thượng. Tuy là chỉ có 2 xu, nhưng đó là cả gia tài của bà lão. Bố thí như thế gọi là “Bố Thí Vô Trụ Tướng” là “Bố Thí Ba La Mật”, bố thí không có chỗ mong cầu và sở đắc.  Còn cho dù các vua quan cúng thật là nhiều dầu, nhưng tâm còn tham cầu thì không thể so sánh được. Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy được phước đức không phải ở chỗ cúng nhiều hay ít, mà là ở chỗ “tâm thành”.

Đa số chúng ta thường hiểu bố thí hay cúng dường là phải ra tiền của mới gọi là bố thí cúng dường. Nhưng thật ra đấy chỉ là “ngoại tài thí”, một trong 4 cách bố thí. Sơ lược sự khác biệt giữa “bố thí” và “cúng dường”. Bố thí được dùng đối với những chúng sanh hay người bình thường. Còn cúng dường là dùng cho những bậc tôn quý ví dụ như là ông bà cha me, hay là cúng dường chư Phật.

Trong pháp tu Lục Độ của Bồ Tát thì hạnh bố thíđứng đầu tiên trong 6 hạnh. Bố thí được chia ra làm 3 loại:

1.      Tài Thí - Tài thí được chia ra làm hai loại, “Nội Tài” và “Ngoại Tài”. Nội tài là những phần đóng góp bằng công sức. Ngoại tài là phần đóng góp bằng tiền của vật chất bên ngoài. Nếu đem so sánh thì bố thí nội tài phước đức nhiều hơn vì đem tiền của bố thí thì ai làm cũng được. Nhưng chịu bỏ công sức ra thì đấy là một việc khó. Đấy là chưa nói đến có một số người ỷ có tiền đem bố thí cúng dường được chút gì thì lên mặt tự cho mình là đại thí chủ. Phước đức của những hạng người này lại càng kém xa. Người xưa cũng có nói rằng: “của một đồng nhưng công là một nén” cũng để so sánh cái công giá trị gấp ngàn lần cái tiền của bỏ ra.

2.      Pháp Thí - Pháp thínghe được, hiểu được và hành được theo kinh liễu nghĩa, làm được những cái khó tin, khó hiểu, khó làm, đem truyền đạt những lời Phật dạy khuyên chúng sanh hướng thiện, lưu truyền kinh điển của Phật, là mồi đèn nối đuốt, là “tục diện truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

3.      Vô Úy Thí - Vô úy thí là giúp cho chúng sanh được sự an tâm, không sợ hãi. Ví dụ có người sợ già bệnh chết, thì chúng ta nói cho người đó hiểu đó là quy luật tất yếu tất nhiên mà ai cũng phải trải qua giai đoạn đó, không có gì là đáng sợ. Một ví dụ khác là có người đi thuyền sợ sóng thì ta ngồi bên cạnh giúp đỡ trấn an tinh thần, làm cho người đó được an tâm hơn, v.vv..


Trước đây, tôi cứ ngỡ chi một số tiền để ấn tống kinh sách, CD, DVD hay đem kinh ra nói Pháp với một người nào đó là cúng dường Pháp (Pháp Thí). Nhưng thật ra đấy chỉ là một phần rất nhỏ, vẫn chưa phải là Pháp Thí đúng nghĩa mà đức Phật muốn nói. Trong kinh Duy Ma Cật đức Phật dạy rằng:

 

Này thiện nam tử! Ngươi hãy lắng nghe Như Lai sẽ vì ngươi nói rộng về ý nghĩa, người cúng dường pháp phải làm gì. Người cúng dường pháp là người có khả năng nghe những kinh điển giáo lý sâu xa của chư Phật nói ra mà những người thế gian khó tin, khó hiểu, khó tiếp thọ, vì quá ư vi diệu, thanh tịnh tuyệt trần, vô nhiễm, vô vi, vượt ngoài tư duy phân biệt của người thường. Những kinh nhiếp thuộc về pháp tạng của Bồ tát là dấu ấn của Đà la ni. Những thứ kinh đưa con người đến địa vị bất thối chuyển, hoàn thành lục độ, thuận với pháp Bồ đề, trên hết trong các kinh. Những kinh nghĩa dạy cho người tu hành thể nhập đại từ bi, xa lìa các ma sự và các tà kiến. Nghe kinh nghĩa như thế không nghi ngờ sợ hãi, như thuyết tu hành gọi là cúng dường pháp. Lại nữa, người cúng dường pháp là người có khả năng nhận thức chân lý, tùy thuận pháp nhơn duyên sanh, tỏ ngộ chân lý vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ mạng. Thấu triệt nghĩa không, vô tướng, vô tác, vô khởi của vạn pháp, có thể khiến cho chúng sanh ngồi đạo tràngchuyển pháp luân. Chư Thiên, Long thần...tán thán. Có thể khiến cho chúng sanh thể nhập kho tàng pháp bảo của Phật, nắm trọn hết trí tuệ của hiền thánh, nói rõ những đạo lý của Bồ tát làm, y cứ vào nghĩa thực tướng của các pháp. Tuyên rõ nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngãtịch diệt, để cứu hộ những chúng sanh sai phạm giới cấm và những ngoại đạo ma quân, những người nặng nghiệp tham, sân, si sợ sệt răn chừa. Những kinh điển chư Phật ngợi khen, trái đường sanh tử, chỉ nẻo Niết bàn, mười phương chư Phật hộ niệm và nói ra. Nghe kinh điển như thế mà tin sâu, hiểu kỹ, thọ trì, đọc tụng vì các chúng sanh phân biệt giải nói rõ rànggiữ gìn kinh pháp đó. Làm được những điều như thế, gọi đó là cúng dường pháp.

 

Lại nữa, người cúng dường pháp là người đối với các pháp đúng như lời dạy của kinh mà tu hành, tùy thuận pháp nhân duyên, xa lìa tà kiến, chứng nhập pháp nhẫn vô sanh, thể nhập sâu sắc diệu lý vô ngã, vô chúng sanh. Đối với chân lý nhân duyên, nhân quả không nghi ngờ chống trái, xa lìa tất cả ngã sở hữu. Trên đường học đạo tiến tu y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh, y pháp bất y nhân. Người cúng dường pháp còn là người tùy thuận pháp tướng. Đối với các pháp không có tướng sở nhập cũng không có chỗ sở qui. Vì hiểu rằng: vô minh rốt ráo tịch diệt. Khởi quán như thế nhận thấy rõ rằng mười hai nhân duyên không có tướng tận chung, cũng không có tướng khởi thủy. Học pháp như thế, hành những pháp như thế gọi đó là người cúng dường pháp tối thượng.”


Nếu đem so sánh cả 3 loại bố thí trên thì Pháp Thí là đứng hàng đầu. Vì sao thế? Cứ y theo lời Phật dạy thì thực hành được đúng nghĩa của Pháp Thí thì chúng ta sẽ có được giải thoátgiác ngộ, và cũng đồng thời hóa độ cho những chúng sanh khác. Như thế công đức chẳng phải là vô lượng vô biên hay sao?

 

Cùng với tư tưởng này, Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phât dạy rằng:

“Giả sử cúng dường Hằng Sa Thánh.

Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác”.


Nghĩa là giả sử có người đem của báu cúng dường chư Phật nhiều bằng số cát của Sông Hằng, thì Phước Đức cũng không bằng người này tự cầu đạogiải thoát cho chính mình. Vì sao thế? Vì chỉ lo cúng dường ông Phật bên ngoài chỉ là “phương tiện râu ria bìa chéo” mà đã quên mục đích đức Phật ra đời là để độ cho ông “Phật Tâm, Phật Tánh” của chúng sanh. Thế nên, ở bước đầu học đạo thì cần phải bố thí bằng tiền của công sức. Nhưng đấy chỉ là phương tiện ban đầu. Còn mục đích cuối cùng là phải hóa độ cho được ông “Phật Tâm” của mình. Đấy mới chính là Pháp Thí.


Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói rằng:


 “Giả sử vô số kiếp

Của báu cúng dường Phật

Chẳng biết Phật thiệt tướng 

Cũng chẳng gọi cúng dường.” 

 

Ở đoạn này cũng xác định rõ ràng là nếu đem của báu cúng dường chư Phật trong vô số kiếp mà không biết được “thật tướng của Như Lai” thì không được gọi là cúng dường, nghĩa là công đức cũng chẳng có. Đấy là lý luận cao vút kinh kiếp của tư tưởng Đại Thừa. Thông thường thì ai cũng muốn ra tiền của bố thí cúng dường để đổi lấy được phước đức. Nhưng nếu phân tích ra thì anh bố thí để mong cầu được phước đức nghĩa là anh làm bố thí với mục đích vụ lợi, anh muốn ra tiền của ít mà muốn được lợi nhiều về mình. Như vậy là bố thí với mục đích vụ lợi, làm với “lòng tham”. Nói trắng ra là một cuộc mua bán đổi chác. Tôi ra công sức tiền của rồi các ngài phải chấm điểm, phù hộ ban phước đức lại cho tôi. Như vậy trên căng bản là đã đi sai với mục đích của đạo Phật. Thế nên ở các kinh điển Đại Thừa thường hay bát bõ phước đức hay công đức tu hành là ở lý do này. Làm thật nhiều việc phước đức, bố thí thật nhiều công sức và tiền của, giúp đỡ vô lượng vô biên chúng sanh mà không bao giờ được tính công hay là mong cầu được người khác đền trả. Quý vị là Bồ Tát hay phàm phu là xét ở điểm này. Đạo lực của quý vị còn non hay là thâm hậu cũng là xét ở điểm này.

 

Kết Luận:

Như vậy, nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của. Nói như vây không phải là phủi bỏ công đức của những người bố thí bằng tiền của, mà chúng ta phải hiểu là bố thí không phải vì bỏ tiền của ra mới được gọi là bố thí. Cũng đồng thời những người bố thí bằng tiền của cũng đừng cho rằng phước đức của mình vượt trội hơn những người khác rồi sanh tâm ngã mạng làm cho công đức bố thí của mình bị tổn giảm. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9854)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11169)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9696)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9225)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 9965)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10013)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9200)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13149)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10072)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10359)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10815)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 8973)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10169)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10113)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9240)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 10926)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 14963)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11688)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10014)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12569)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10782)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10310)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10654)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10569)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10433)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9904)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9192)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9245)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11167)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9509)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 12963)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12525)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9055)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9464)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9494)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9454)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9027)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8851)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10205)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8495)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8187)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15389)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10651)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10655)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8786)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8863)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8459)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 11977)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10731)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10489)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant