Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lợi Ích Của Sự Biết Đủ

09 Tháng Sáu 201907:41(Xem: 5773)
Lợi Ích Của Sự Biết Đủ
LỢI ÍCH CỦA SỰ BIẾT ĐỦ

Sri Dhammananda
Thích Trung Hũu

Người Khách Trọ

Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…, và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay. 

Những tính xấu này mải vây bủa con người là do chúng ta không có khả năng chinh phục tâm trạng và thay thế chúng bằng những đức tính cao đẹp khác như từ bi và tình yêu thương. Trong thực tế, có một từ mà con người thường hay sử dụng trong giao tiếp với nhau, đó là “ghét”, hay “không ưa”. Trong gia đình thì cha mẹ ghét con cái bất hiếu, con cái ghét cha mẹ vì cho rằng cha mẹ đã không cho họ những cái họ cần. Ngoài xã hội thì người này căm ghét người kia bởi họ cảm thấy người kia cản trở công việc hay sự phát triển của mình. Trong mối quan hệ quốc tế thì nước này biểu lộ sự thù hằn đối với nước kia bởi bất kỳ hành động nào mà họ cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ.

Chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị để đón nhận những khó khăn và rắc rối của cuộc sống. Cuộc sống không thể khôngvấn đề này hay vấn đề nọ. Đó là thực tế. Chúng ta quá đắm đuối vào việc hưởng thụ những thú vui dục lạc, và chúng ta phải trả giá cho sự hưởng thụ đó bằng những nỗi đau về thể xác hay tâm hồn hoặc cả hai, trong khi đó chỉ là những thú vui tạm thời và chẳng sớm thì muộn gì chúng sẽ bỏ ta mà đi. Điều này cũng giống như chúng ta phải trả tiền thuê nhà vậy. Chúng ta thuê nhà để ở thì phải trả tiền nhà. 

Cũng vậy, thông qua cơ thể này chúng ta hưởng thụ dục lạc thì chúng ta cũng phải trả giá cho sự hưởng thụ đó. Thế gian này không có gì là miễn phí cả. Cho nên, nếu chúng ta thật sự muốn loại trừ khổ đau về thể chấttinh thần thì chúng ta phải hàng phục những ham muốn vô độ của bản thân. Bao lâu chúng ta còn chịu sự điều khiển của lòng tham dục thì bấy lâu chúng ta còn đau khổ. Chúng ta trở thành nô lệ của con ma tham dục.

Để tránh những khổ đau về thể xác và đạt được hạnh phúc về tinh thần, chúng ta buộc phải lựa chọn một trong hai, hoặc là từ bỏ dục lạc hoặc là phải chịu khổ đau, chứ không thể vừa muốn hưởng thụ dục lạc lại cũng vừa muốn không bị khổ đau. Chúng ta như thế nào là do chính chúng ta chứ không thể đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân bên ngoài nào. Lo lắng và khổ đau là kết quả tất yếu của tham ái và hưởng thụ. Còn nếu vẫn muốn hưởng thụ dục lạc thì chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để chấp nhận mọi hệ quả của nó. Những ai không ý thức về điều này sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và chới với khi hậu quả xảy ra. 

Sự thay đổi của hoàn cảnh, già yếu, bịnh tật có thể cướp đi tất cả niềm vui của chúng ta. Một số người do không chuẩn bị tinh thần trước có thể sẽ bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí tự tử. Chúng ta không thể gán ghép cho rằng Phật giáobi quan chỉ vì tôn giáo này chỉ ra sự thật của cuộc đời. Tất cả những lời dạy của Đức Phật đều là để chỉ cho chúng ta hiểu bản chất của con ngườithiên nhiên nhằm có cuộc sống hạnh phúcý nghĩa.

Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, con người gần như làm chủ thế giới. Con người tin rằng họ có thể biến thế giới này thành thiên đường khi những bí mật của tự nhiên được khám phá và điều khiển. Khát vọng thống trị đất liền, biển cả và không gian thôi thúc con người không ngừng tìm kiếm những lục địa mới. Tuy nhiên, càng chinh phục được thế giới bên ngoài thì con người càng bỏ quên thế giới bên trong họ. Sự phát hiện ra các thế giới bên ngoài vẫn không thể mang con người đến gần hơn với bình yên và hạnh phúc. Thật sự họ chỉ thành công trong việc làm cho đầu óc của họ ngày càng căng thẳngbất mãn

Sự bình yên và hạnh phúc có thể được tìm thấy nếu chúng ta nỗ lực. Nhưng để làm được điều này, trước hết chúng ta phải học nhìn sự vật một cách chánh kiến. Chúng ta chẳng khác gì đang tham gia một trận đánh mà cái kết thất bại đã được biết trước, bởi vì ai rồi cũng sẽ chết. Và trong quá trình diễn tra cuộc chiến đó, thỉnh thoảng chúng ta thắng được một vài trận nhỏ và chúng ta lấy đó làm thỏa mãn, cho đó là thành công, là hạnh phúc. Làm sao có thể hạnh phúc được khi mà trí óc và trái tim ta chưa hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi, căng thẳngbất an.

Niềm vui do các giác quan đem lại chỉ làm cho con người thỏa mãn trong thoáng chốc. Nó rất dễ dàng thay đổi và chuyển thành khổ đau. Cuộc đời này hình như không có niềm vui nào là hoàn toàn và kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tu tập để vượt qua tính ích kỷ và không gây ra tội lỗi cũng như huấn luyện tâm mình cho được định tĩnh thì chúng ta cũng có thể nếm được hương vị của hạnh phúc chân thật. Như chúng ta biết, Mỹ là một nước phát triển nhất thế giới và người Mỹ cũng đã đổ bộ lên mặt trăng cũng như chinh phục không gian vũ trụ. Ấy vậy mà có khoảng 18,7% (tức hơn 1/6) dân số Mỹ mắc phải các vấn đề về tâm lý. Vậy việc họ đổ bộ lên mặt trăng đem lại cho họ lợi ích gì? Việc họ chinh phục vũ trụ có giúp họ thoát khỏi tình trạng rối loạn tâm thần hay già, bịnh và chết, thậm chí chỉ làm cho họ được ổn định tinh thần đôi chút để có thể sống yên bình và chan hòa với những người khác? Cũng may là con người chưa tìm được gì quý trên mặt trăng như vàng hay kim cương, chẳng hạn. Nếu không thì chắc sẽ có những cuộc chiến đẫm máu giữa các quốc gia với nhau để giành quyền thống trị vương quốc chị Hằng.

Những bậc thầy tôn giáo vĩ đại đều khuyên con người rằng hạnh phúc thật sự không thể đạt được bằng cách tìm kiếm các sở hữu vật chất, nhất là bằng các phương tiện ích kỷ, giẫm đạp lên người khác, hay tước đoạt quyền làm người của người khác. Hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi chúng ta biết chia sẻ hạnh phúc của mình với người khác cũng như tùy hỷ với hạnh phúc của người khác. Chúng ta không nên tìm kiếm thành công bằng con đường ích kỷ và thiếu đạo đức.

Giản dị và biết đủ là những thành phần quan trọng của hạnh phúc. Theo Gandhi thì “nhu cầu càng ít thì hạnh phúc càng lớn”. Triết gia Hy Lạp Epicurus nói rằng: “Nếu bạn muốn làm cho ai đó hạnh phúc thì không cần cho anh ta sự giàu có mà chỉ cần lấy bớt của anh ta sự tham muốn”. Cùng ý này, W. Evan Wentz nói: “Ít ham muốn nhưng thỏa mãn với những thứ đơn giản là dấu hiệu của bậc chân nhân”. Nguyên nhân của những rắc rốinhân loại đang phải đối mặt hiện nay đều bắt nguồn từ sự ích kỷ của mỗi người, không sẵn sàng chia sẻ lợi ích và niềm vui với người khác. Trừ khi con người học cách chia sẻ và thanh lọc tâm ý để có thể hiểu mọi thứ không thiên vị và kỳ thị, hòa bình sẽ không thể có được trên trái đất này.

Chuyện kể rằng một ngày nọ, vua Ba-tư-nặc đến gặp Đức Phật và hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn, khi con nhìn chư Tăng, con thấy được sự thanh thản, vui tươi và vẻ rạng rỡ trên mặt của họ. Con được biết rằng chúng Tỷ-kheo chỉ ăn ngày một bữa nhưng tại sao họ lại được như vậy”. Đức Phật trả lời nhà vua rằng: “Đó là vì họ không nuối tiếc quá khứ, không lo lắng cho tương lai. Họ bằng lòng với những gì họ đang có và làm các công đức. Họ không bao giờ nói rằng như thế này hay như thế kia là không đủ đối với họ. Đó là cách họ sống. Và do đó mà họ giữ được trạng thái thanh thản, vui tươi và nét mặt rạng ngời như là kết quả của sự biết đủ”.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có được trạng thái an lạc của chúng Tăng, chỉ cần ta biết đủ và bằng lòng với hiện tại. Tại sao chúng ta lại không thể cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của mình, mặc dù chúng ta có nhiều thứ hơn những gì chúng ta cần? Đó là vì chúng ta không biết đủ. Nếu chúng ta thật sự biết đủ, sẽ không bao giờ nói rằng chúng ta không thỏa mãn với cái này hay cái kia. Chúng ta luôn cảm thấy không thỏa mãn là bởi vì có một sự xung đột giữa một bên là sự ham muốn ích kỷ và bên kia là quy luật vô thường

Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực tập nguyên tắc “Biết đủ là giàu có nhất”. Người giàu có không nhất thiết phải có nhiều tiền. Có nhiều tiền mà lúc nào cũng nghi ngờ, sợ hãi, nghĩ rằng có ai đó đang tìm cách hại mình, đi đâu cũng phải có bảo vệ, nhà cửa thì mấy lớp khóa mà vẫn không thể ngủ ngon giấc, thì giàu như vậy để làm gì. Một người mà biết đủ thì đúng là một người may mắn, bởi anh ta không có những lo lắngsợ hãi như thế. Khi một người biết đủ, họ sẽ nghĩ rằng: “Như thế này là đã đủ cho tôi, cho gia đình tôi và tôi không còn muốn gì thêm nữa”. Nếu ai cũng nghĩ được như vậy thì đâu có vấn đề gì.

Khi chúng ta biết đủ thì không bao giờ có tâm ganh tỵ, và nhờ vậy mà ta cũng cho phép người khác sống vui vẻ. Nếu khôngganh tỵ thì giận dữ cũng không khởi lên. Nếu khônggiận dữ thì bạo lực và đổ máu không xảy ra, và do đó mọi người có thể sống một cách yên bình. Một cuộc sống biết đủ luôn luôn đem đến cho người ta hy vọng và tự tin. Đã hơn 25 thế kỷ trôi qua, những tín đồ Phật giáo, cả xuất giatại gia, đã sống một cách yên bình như thế mà không cần phải sở hữu gì nhiều. Nghĩ xem!

SRI DHAMMANANDA
Thích Trung Hữu
 dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10156)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9342)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10669)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10059)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9258)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10521)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12535)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10182)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10069)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13299)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10635)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 9986)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 8961)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10048)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10513)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 17877)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10840)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10740)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10739)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11696)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12165)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17681)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11783)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 9807)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9424)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14513)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9513)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8675)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 8839)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8840)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 7897)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11687)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10107)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8552)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10168)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10614)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 11716)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8467)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9128)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 9729)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11080)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9558)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9109)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 9896)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 9911)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9139)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 12993)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 9943)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10250)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10705)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant